Quyết định 1564/QĐ-UBND

Quyết định 1564/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt quy hoạch phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2007 - 2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Phú Yên

Nội dung toàn văn Quyết định số 1564/QĐ-UBND ngày 01/10/2008 của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh về


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1564/QĐ-UBND

Tuy Hòa, ngày 01 tháng 10 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIAI ĐOẠN 2007-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 TỈNH PHÚ YÊN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 1514/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Phú Yên và quy hoạch phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Phú Yên;

Căn cứ Quyết định số 1103/2007/QĐ-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên về việc phân cấp, uỷ quyền và phân giao nhiệm vụ trong quản lý đầu tư xây dựng đối với các dự án do tỉnh Phú Yên quản lý;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (tại Báo cáo số 78/BC- SKHĐT ngày 03 tháng 4 năm 2008 và văn bản số 639/SKH&ĐT-TH ngày 23 tháng 7 năm 2008) và Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (tại Tờ trình số 269/TTr- TTTT ngày 18 tháng 7 năm 2008),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Phú Yên, với các nội dung như sau:

I. TÊN QUY HOẠCH

Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Phú Yên.

II. CHỦ QUY HOẠCH

Sở Thông tin và Truyền thông Phú Yên.

III. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG QUY HOẠCH CÔNG NGHỆ THÔNGTIN

- Đưa công nghệ thông tin (CNTT) trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội.

- Cơ sở hạ tầng CNTT cần được ưu tiên phát triển, bảo đảm công nghệ hiện đại, cho phép quản lý và khai thác hiệu quả, đáp ứng tốt mọi nhu cầu triển khai ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển nguồn nhân lực CNTT là yếu tố quyết định.

- Công nghiệp CNTT là ngành kinh tế cần được chú trọng thu hút đầu tư, hỗ trợ và khuyến khích phát triển theo hướng xã hội hóa.

- Phát triển ứng dụng CNTT có tác động lên các hoạt động của xã hội, thúc đẩy quá trình ứng dụng và phát triển CNTT trong các lĩnh vực khác.

IV. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát:

Quy hoạch tổng thể phát triển CNTT giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Phú Yên nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT trong toàn tỉnh, đưa CNTT trở thành động lực và là ngành kinh tế, kỹ thuật quan trọng, đóng góp đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin trong mọi mặt của đời sống xã hội, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

2. Mục tiêu đến năm 2020:

Đến năm 2020, Phú Yên phải đạt loại khá của cả nước về phát triển và ứng dụng CNTT.

Phát triển và ứng dụng CNTT để xây dựng chính quyền điện tử, công dân điện tử và doanh nghiệp điện tử phấn đấu xây dựng Phú Yên trở thành tỉnh điện tử.

3. Các chỉ tiêu đến năm 2015:

Đối chiếu với các chỉ tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XIV và theo hiện trạng phát triển CNTT của tỉnh, quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Phú Yên đến năm 2015 xây dựng một số chỉ tiêu chính như sau:

a) Hạ tầng CNTT:

- Từ cấp huyện trở lên: phấn đấu đạt chỉ tiêu 100% có mạng cục bộ (LAN), kết nối Internet băng thông rộng và kết nối mạng diện rộng (WAN) với Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Cấp xã: phấn đấu đạt từ 60-70% kết nối mạng LAN, 50% kết nối Internet băng thông rộng;

- Trường đại học, cao đẳng và trường phổ thông trung học đạt 100% có mạng LAN và kết nối Internet;

- Trường phổ thông cơ sở, các cơ sở y tế đạt 50% có mạng LAN và kết nối Internet;

- 60% các cơ quan có hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý chuyên ngành;

b) Ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước:

- Bảo đảm 100% các thông tin chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo từ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỉnh được đưa lên Cổng thông tin điện tử;

- Tỷ lệ cán bộ, công chức sử dụng thư điện tử cho công việc là 100%, trong đó đối với các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa (tới cấp huyện) là 70%;

- Tỷ lệ triển khai sử dụng phần mềm ứng dụng quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh là 100% và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố là 80%;

- Nâng tỷ lệ trung bình sử dụng máy tính/cán bộ, công chức trong tỉnh lên hơn 90%. Đa số máy tính được kết nối mạng. Giảm thiểu việc sử dụng giấy tờ;

c) Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp:

CNTT được ứng dụng phổ biến trong các doanh nghiệp lớn, một bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ và hợp tác xã. Trên 90% doanh nghiệp đầu tư máy tính, ứng dụng các chương trình soạn thảo văn bản, quản lý tài chính và nhân sự. Trên 90% doanh nghiệp kết nối Internet, khai thác thông tin trên mạng và hệ thống thư điện tử. Trên 30% doanh nghiệp có website và khoảng 60% doanh nghiệp tham gia giao dịch thương mại điện tử (TMĐT);

d) Phát triển nguồn nhân lực:

Tỷ lệ cán bộ CNTT có trình độ đại học, cao đẳng CNTT trở lên trên tổng số dân chiếm tỷ lệ 0,1%. Đến năm 2020, tỷ lệ cán bộ CNTT có trình độ đại học, cao đẳng CNTT trở lên trên tổng số dân sẽ chiếm tỷ lệ 0,2%;

e) Phát triển công nghiệp CNTT:

Giành ưu tiên và ưu đãi đầu tư trong các khu công nghiệp tập trung để phát triển khu công nghiệp CNTT là phần cứng, phầm mềm và nội dung số.

V. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN 2015

1. Quy hoạch phát triển hạ tầng công nghệ thông tin:

a) Phát triển mạng LAN, máy tính của các cơ quan sở, ban, ngành:

Tiến hành khảo sát chi tiết hiện trạng, xác định nhu cầu và khả năng đầu tư đối với tất cả các hệ thống mạng LAN, máy tính hiện có tại các cơ quan, ban, ngành. Qua đó, xây dựng phương án và kế hoạch cụ thể cho việc nâng cấp, xây dựng mới tất cả các hệ thống mạng LAN của các cơ quan đơn vị từ huyện, thành phố đến cấp tỉnh. Chú trọng đến các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp và các vùng kinh tế trọng điểm;

b) Xây dựng mạng thông tin chuyên dụng của tỉnh và kết nối Internet:

- Giai đoạn 2007-2010: xây dựng mạng cáp quang kết nối trực tiếp tất cả các cơ quan Đảng, chính quyền cấp tỉnh, thành phố, các sở, ban, ngành. Trong đó, tuyến cáp có thể xây dựng mới hoặc thuê lại của các doanh nghiệp viễn thông;

- Giai đoạn 2011-2015: tiếp tục mở rộng phạm vi mạng chuyên dụng bằng mạng lưới cáp quang đến cấp huyện. Cho phép kết nối tất cả các cơ quan đơn vị từ cấp huyện trực tiếp vào mạng chuyên dụng bằng cáp quang, thay thế một phần các kết nối ADSL;

- Giai đoạn sau năm 2015: tiếp tục phát triển mạng chuyên dụng đến cấp xã phường;

Các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khác sẽ kết nối vào mạng thông tin của tỉnh để khai thác thông tin, sử dụng các dịch vụ công, chủ yếu thông qua đường kết nối ADSL của các nhà cung cấp dịch vụ;

c) Xây dựng và phát triển Cổng thông tin điện tử của tỉnh:

Thông qua Cổng thông tin điện tử cho phép liên kết và khai thác nhiều nguồn dữ liệu từ các cơ quan, ban, ngành, các doanh nghiệp của tỉnh, đồng thời kết nối với mạng thông tin Chính phủ, nhằm mục đích:

- Cung cấp thông tin giới thiệu về tỉnh, kêu gọi đầu tư, mời chào du lịch, thúc đẩy quá trình hội nhập trong nước và quốc tế;

- Đáp ứng các nhu cầu về thông tin công cộng của mọi đối tượng nhân dân. Thực hiện các giao tiếp và giao dịch điện tử với người dân; đẩy mạnh phát triển hệ thống các dịch vụ công tích hợp với Cổng giao tiếp điện tử của tỉnh;

- Đẩy mạnh hoạt động giao dịch điện tử và thương mại điện tử;

Trong đó hệ thống luôn phải đảm bảo tính hợp chuẩn, tính tích hợp xử lý liên ngành, tính mở, khả năng mở rộng quy mô và an ninh, an toàn trong giao dịch.

2. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT:

a) Quy hoạch đào tạo CNTT cho cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước và trong các doanh nghiệp:

- Tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho tất cả cán bộ, công chức về tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của việc ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội;

- Có các chương trình đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng ứng dụng và khai thác CNTT, đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo thông tin (CIO);

- Gửi cán bộ đi đào tạo và thu hút lực lượng kỹ sư CNTT trẻ;

- Đến năm 2015, 100% cơ quan đơn vị từ cấp huyện, thành phố trở lên có đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT;

b) Quy hoạch đào tạo CNTT cho các đối tượng trong xã hội:

- Nâng cao chất lượng đào tạo về CNTT và truyền thông ở bậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Nâng cao chất lượng đào tạo, thúc đẩy các loại hình đào tạo phi chính quy, hướng nghiệp thực hành, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực;

- Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho các hoạt động phổ biến kiến thức CNTT trong toàn xã hội, tạo điều kiện và môi trường hấp dẫn thu hút các tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là con em của tỉnh ở nước ngoài;

c) Quy hoạch nâng cấp và xây dựng hệ thống trường, trung tâm, cơ sở đào tạo CNTT:

- Đề xuất loại bỏ các chương trình đào tạo về CNTT lạc hậu, cập nhật và biên soạn các chương trình đào tạo mới về CNTT, tăng tỷ lệ thực hành ở các môn học CNTT;

- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo CNTT. Xây dựng hệ thống các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích và thu hút các tổ chức, cá nhân trong tỉnh đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực CNTT;

- Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực CNTT;

- Nâng cấp Trung tâm đào tạo CNTT - Sở Thông tin và Truyền thông.

3. Quy hoạch phát triển công nghiệp CNTT:

a) Phát triển công nghiệp phần cứng:

Từ năm 2007 đến 2015, thành lập mới và phát triển khoảng 5 đến 6 doanh nghiệp phần cứng có quy mô lớn. Ngoài việc cung cấp thiết bị và một số dịch vụ bảo dưỡng máy, các doanh nghiệp còn có khả năng cung cấp các dịch vụ về thiết kế mạng cho các sở, ngành và các doanh nghiệp;

b) Phát triển công nghiệp phần mềm:

Đến năm 2015, tỉnh Phú Yên có từ 4 đến 5 doanh nghiệp phần mềm đủ khả năng cung cấp các phần mềm cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, cung cấp phần mềm cho các trường học, cơ quan nhà nước;

c) Phát triển công nghiệp nội dung số:

Khuyến khích thành lập và phát triển một số doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm thông tin số.

4. Phát triển ứng dụng CNTT:

a) Quy hoạch ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng, chính quyền:

Trong giai đoạn 2007-2015, tập trung đẩy mạnh ứng dụng và khai thác CNTT trong cơ quan Đảng và chính quyền với các nội dung trọng điểm sau:

- Tích cực tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức về CNTT và kỹ năng ứng dụng, khai thác CNTT;

- Các sở, ban, ngành sẽ chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ để đảm bảo tính tối ưu trong cập nhật lưu trữ và an ninh an toàn trong quá trình khai thác thông tin;

- Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu;

- Các sở, ban, ngành đều triển khai ứng dụng các chương trình cơ bản cho riêng mình như: chương trình quản lý cán bộ, chương trình quản lý công văn và hồ sơ công việc, website, chương trình tác nghiệp nội bộ;

- Đẩy mạnh phát triển hệ thống các dịch vụ công trong các sở, ban, ngành và các cơ quan quản lý chính quyền, phấn đấu đến 2015 cung cấp các dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp; giải quyết đơn thư khiếu nại qua mạng;

- Xây dựng và phát triển Cổng thông tin điện tử của tỉnh theo các bước: 1. Cung cấp thông tin; 2. Giao tiếp; 3. Giao dịch để có thể tích hợp cung cấp các dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp;

- Đối với các ngành: tham gia thực hiện ứng dụng CNTT vào công việc của mình, đặc biệt là các ngành ngân hàng, tài chính, công nghiệp, thuế, du lịch và dịch vụ, nông lâm nghiệp,...

b) Quy hoạch ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất, kinh doanh và dịch vụ:

Đối với hệ thống các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, hiện nay quy mô, năng lực và sức cạnh tranh còn ở mức độ trung bình và yếu. Bởi vậy phải đầu tư có tính đột phá, mở rộng quy mô, phạm vi quảng bá. CNTT phải là động lực, là cơ sở vững chắc cho đổi mới tư duy, phương pháp quản lý, điều hành và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; nó vừa có tính đột phá vừa có tính bền lâu; cần chú trọng ba nhóm nội dung ứng dụng sau:

- Ứng dụng trong quản lý và tác nghiệp;

- Ứng dụng trong sản xuất;

- Ứng dụng trong quảng bá thương hiệu, sản phẩm và xúc tiến thương mại;

c) Quy hoạch ứng dụng CNTT trong cộng đồng:

- Ứng dụng CNTT nâng cao dân trí và đời sống văn hóa cộng đồng:

Phát triển mạnh mẽ các dịch vụ hỗ trợ giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội, mà đặc biệt là xây dựng hệ thống Trang thông tin điện tử cung cấp thông tin về lao động và việc làm trên mạng:

+ Khuyến khích người lao động khai thác thông tin và tìm kiếm việc làm qua mạng;

+ Cung ứng các ngành nghề và địa chỉ đào tạo nghề;

+ Cung cấp, cập nhật các thông tin phục vụ sản xuất, lao động;

+ Trao đổi trực tuyến về các vấn đề xã hội giữa người dân và các cấp chính quyền;

+ Phát triển rộng rãi các điểm bưu điện văn hóa xã;

- Ứng dụng CNTT trong giáo dục:

Phát triển Trang thông tin điện tử về giáo dục của tỉnh, có tích hợp trang tin của hệ thống các trường và các cơ sở đào tạo khác.

+ Đầu tư phát triển thư viện điện tử và hệ thống giáo dục từ xa;

+ Ứng dụng trong quản lý giáo dục;

+ Ứng dụng hỗ trợ công tác giảng dạy;

+ Ứng dụng phát triển mạng thông tin giáo dục, tăng cường giao tiếp giữa gia đình và nhà trường, giữa xã hội và Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Ứng dụng CNTT trong y tế:

+ Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý;

+ Ứng dụng CNTT trong nghiệp vụ chuyên khoa;

+ Ứng dụng CNTT trong phát triển hệ thống y tế từ xa;

+ Cung cấp trang thiết bị CNTT cho các bệnh viện và trung tâm y tế từ tuyến huyện, đến tuyến tỉnh; đào tạo những kiến thức cơ bản và kỹ năng về ứng dụng, khai thác CNTT cho các đơn vị y tế;

+ Đến năm 2015, đảm bảo 100% bệnh viện và trung tâm y tế huyện ứng dụng CNTT vào các hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp. Trên 80% cán bộ, y bác sỹ trong các bệnh viện tỉnh, trên 60% cán bộ, y bác sỹ trong các bệnh viện và trung tâm y tế huyện được đào tạo cơ bản về tin học, đào tạo nghiệp vụ chung. Đa số bệnh viện có cán bộ được đào tạo chính quy, chuyên sâu và chuyên trách về CNTT. 100% bệnh viện, cơ sở y tế trọng điểm có cán bộ, lãnh đạo được đào tạo về quản lý điều hành các dự án CNTT.

VI. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN 2020

1. Thực hiện Chính phủ điện tử:

Hoàn thành việc xây dựng và triển khai thực hiện diện rộng hệ thống chính quyền điện tử ở các cấp. Đưa lên mạng các dịch vụ công cơ bản.

2. Thực hiện công dân điện tử:

- 100% các xã phường có điểm truy cập Internet băng thông rộng.

- Trên 75% thanh niên trên toàn tỉnh sử dụng máy tính và các tiện ích của Internet.

3. Thực hiện doanh nghiệp điện tử:

Trên 80% các doanh nghiệp vừa và nhỏ có kết nối Internet, 70% sử dụng các phần mềm để quản lý hoạt động. Phát triển thương mại điện tử.

4. Thực hiện trường học điện tử:

80% trường học các cấp có phòng máy tính. Công việc giảng dạy có trợ giúp của CNTT chiếm 50% các tiết học. Môn tin học sẽ dần trở thành môn học chính khóa từ cấp trung học cơ sở.

5. Thực hiện bệnh viện điện tử:

100% bệnh viện từ tuyến huyện và các trung tâm y tế xây dựng được mạng nội bộ và kết nối Internet. Quản lý bệnh nhân, hồ sơ bệnh án điện tử được thực hiện.

6. Các dịch vụ CNTT khác:

- Năm 2020, sẽ hình thành thêm một số sàn giao dịch cho một số các lĩnh vực: thị trường lao động, thị trường thiết bị và dịch vụ khoa học kỹ thuật.

- Các giao dịch truyền thông để tìm việc, tuyển lao động qua website đã trở thành các địa chỉ tin cậy. Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm nhân lực có chất lượng, đúng yêu cầu trên địa bàn tỉnh và mở rộng ra cả nước.

- Thông qua TMĐT, các doanh nghiệp có thể quảng bá các sản phẩm cùng các giải pháp kỹ thuật. Người dùng cũng có thể tìm kiếm những sản phẩm công nghệ phù hợp với điều kiện của mình.

7. Phát triển cơ sở hạ tầng CNTT đến năm 2020:

Trên cơ sở phát triển toàn diện, Phú Yên sẽ có một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) đảm bảo cho việc phát triển các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng.

8. Một số định hướng khác trong giai đoạn 2015-2020:

- Mở rộng tuyến cáp quang kết nối tới phường, xã, thị trấn tùy thuộc vào yêu cầu của người dân với các dịch vụ. 100% xã, phường, thị trấn có mạng LAN.

- Có Trung tâm CNTT mạnh đủ sức phục vụ các nhu cầu phát triển các ứng dụng, quản trị hệ thống.

- Hình thành và phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ với tiềm năng lớn, đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh.

Phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2020:

- Trung tâm CNTT thuộc Sở Thông tin và Truyền thông, các trung tâm, cơ sở đào tạo trên địa bàn là những đơn vị chủ lực trong việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT của tỉnh.

- Thúc đẩy các quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo CNTT, xây dựng các cơ sở đào tạo CNTT đạt trình độ tiên tiến trong nước và khu vực ASEAN.

- Tiếp tục mở rộng sự cộng tác với các đơn vị đào tạo trong và ngoài nước nhằm thu hút và tập hợp các tài nguyên, khả năng, kỹ năng và kiến thức chuyên môn hỗ trợ thực hiện các dự án đào tạo và nghiên cứu triển khai CNTT, đào tạo nguồn nhân lực.

Phát triển công nghiệp CNTT đến năm 2020:

- Công nghiệp CNTT-TT dần trở thành công nghiệp quan trọng, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

- Phát triển công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung phục vụ cho tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội trong nước và xuất khẩu, đẩy mạnh phát triển phần mềm ứng dụng trong các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn và trong các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Hoàn thiện các chính sách thu hút và đãi ngộ phù hợp đối với cán bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là cán bộ về CNTT, thu hút các nhà khoa học đầu ngành của Trung ương, các tỉnh, thành phố trong cả nước về tỉnh làm việc và cộng tác.

VII. CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

STT

Chỉ tiêu

 

2010

2015

2020

Ứng dụng CNTT

1

Số dịch vụ công được cung cấp trên mạng theo cơ chế “một cửa liên thông”

 

4

6-15

20-30

2

Ứng dụng CNTT một cách đồng bộ các quy trình công tác, nghiệp vụ trong hệ thống các cơ quan Đảng và nhà nước của tỉnh

Tới cấp huyện

40-50%

50-60%

65-75%

Tới cấp xã, phường

20-30%

45-55%

60-70%

3

Số trường đưa môn tin học vào giảng dạy chính khoá, thực hiện giáo án điện tử và học từ xa

THPT

100%

100%

100%

THCS

30%

60%

100%

Tiểu học

 

30%

50%

5

Doanh nghiệp tham gia TMĐT

Doanh nghiệp lớn

100%

100%

100%

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

15%

40%

70%

6

Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công

 

5%

20%

50%

7

Tỷ lệ phổ cập tin học và sử dụng Internet trong dân cư

 

20%

40%

80%

Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin

8

Hoàn thiện mạng cục bộ tại các cơ quan Đảng, cơ quan hành chính nhà nước

Cấp huyện

100%

100%

100%

Cấp xã phường

30-40%

60-70%

100%

9

Số hệ thống cơ sở dữ liệu quan trọng tại các cơ quan Đảng và nhà nước của tỉnh được triển khai

 

8

20

30-40

10

Triển khai mạng chuyên dụng kết nối các cơ quan các cấp

Cấp huyện

20%

40%

70%

Cấp xã, phường

10%

30%

40%

11

Cổng thông tin điện tử của tỉnh

 

Thông tin và giao tiếp

Giao dịch

 

12

Số xã có Điểm bưu điện văn hóa và có kết nối Internet

 

100%

100%

100%

Nguồn nhân lực

13

Số cán bộ, công chức biết sử dụng CNTT trong các hoạt động nghiệp vụ

 

100%

100%

100%

14

Số cơ quan hành chính nhà nước có cán bộ chuyên trách CNTT

 

50%

70%

100%

15

Số cơ quan Đảng và nhà nước của tỉnh có cán bộ CNTT

Cấp tỉnh

70%

100%

100%

Cấp huyện

30%

70%

100%

Phát triển công nghiệp CNTT

16

Thu hút đầu tư vào sản xuất gia công phần cứng vào các khu công nghiệp

 

từ 1-2

từ 2-3

trên 3

17

Số doanh nghiệp chuyên gia công sản xuất phần mềm, có đội ngũ lập trình viên trên 20 người

 

từ 1-2

từ 3-4

trên 5

18

Số doanh nghiệp phát triển công nghiệp nội dung và dịch vụ

 

từ 1-2

từ 3-4

trên 5

VIII. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÀ NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Các dự án ưu tiên đầu tư:

Đơn vị tính: tỷ đồng

TT

CÁC DỰ ÁN

Thời gian thực hiện

Ước tính kinh phí

I

Các dự án cơ sở tạo môi trường cho ứng dụng và phát triển CNTT

1

Nghiên cứu kiện toàn tổ chức và xây dựng chính sách về CNTT

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

2007-2015

1,7

Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng Tỉnh uỷ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ

Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan Đảng và nhà nước

2

Chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, các CSDL, thông tin... đảm bảo tối ưu và hợp chuẩn quốc gia

Chủ trì: Văn phòng UBND tỉnh

2007-2015

3

Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê, Sở Nội vụ, Ban chỉ đạo CCHC

Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan

II

Các dự án ứng dụng CNTT

3

Dự án tin học hóa cơ quan Đảng (tiếp tục)

Chủ trì: Văn phòng Tỉnh uỷ

2007-2015

7,7

Phối hợp: Văn phòng các Huyện uỷ, Thành

Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan Đảng

4

Dự án tin học hóa cơ quan quản lý nhà nước

2007-2015

17

5

Tuyên truyền nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng ứng dụng và khai thác CNTT

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

2007-2015

2,3

Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các Trung tâm đào tạo CNTT

Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp

6

Phát triển Trung tâm Tin học và Công báo của tỉnh

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

2007-2015

1,5

Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính, các sở, ban, ngành liên quan

Tham gia triển khai: các cơ quan nhà nước

7

Nâng cấp và phát triển Cổng thông tin điện tử của tỉnh theo công nghệ Portal

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

2007-2015

5

Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính, các sở, ban, ngành liên quan

Tham gia triển khai: các cơ quan nhà nước

III

Các dịch vụ công và cơ sở dữ liệu trọng điểm

8

Các dự án xây dựng 15 dịch vụ công trọng điểm

Chủ trì:

2007-2015

17

Phối hợp: Các đơn vị liên quan

Tham gia triển khai: Các sở, ban, ngành liên quan

9

Các dự án xây dựng cơ sở dữ liệu trọng điểm

Chủ trì:

2007-2015

29

Phối hợp: Các đơn vị liên quan

Tham gia triển khai: Các sở, ban, ngành liên quan

IV

Các dự án phát triển nguồn nhân lực

10

Đầu tư mua sắm trang thiết bị cho Trung tâm CNTT phục vụ công tác đào tạo

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

2007-2015

4,4

Phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Tin học và Công báo - Văn phòng UBND tỉnh

Tham gia triển khai: Văn phòng UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố

11

Đào tạo các chuyên viên kỹ thuật mạng cho các sở, ban, ngành

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

2007-2015

6,5

Phối hợp: Trung tâm CNTT tỉnh, các Trung tâm Tin học, các cơ sở đào tạo

Tham gia triển khai: Các đơn vị liên quan

V

Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng

12

Xây dựng mạng chuyên dụng của tỉnh kết nối các cơ quan Đảng, nhà nước các cấp, các sở, ban, ngành, các khu kinh tế của tỉnh

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

2007-2015

22,5

Phối hợp: Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bưu điện tỉnh

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các đơn vị liên quan

VI

Các dự án ứng dụng CNTT trong phát triển cộng đồng

13

Dự án Internet nông thôn, phổ cập dịch vụ Internet cho cộng đồng, phát triển các điểm văn hoá xã

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

2007-2015

20

Phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tham gia triển khai: Các cơ quan, các địa phương liên quan

14

Triển khai ứng dụng các chương trình quản lý y tế

Chủ trì: Sở Y tế

2007-2015

7

Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ

Tham gia triển khai: Các cơ sở y tế

15

Xây dựng mạng thông tin y tế với trang tin điện tử y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Chủ trì: Sở Y tế

2007-2015

4

Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ

Tham gia triển khai: Các cơ sở y tế

16

Triển khai ứng dụng các chương trình quản lý giáo dục

Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

2007-2015

5

Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ

Tham gia triển khai: Các cơ sở giáo dục đào tạo

17

Bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng CNTT cho giáo viên phổ thông

Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo

2007-2015

5

Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ

Tham gia triển khai: Các cơ sở giáo dục đào tạo

2. Tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện quy hoạch: Tổng số: 603,47 tỷ đồng.

a) Theo nội dung đầu tư:

Đơn vị tính: tỷ đồng

TT

Lĩnh vực

2007-2015

2016-2020

2007-2020

1

Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT

44,59

23,60

68,19

2

Phát triển nguồn nhân lực CNTT

35,41

37,44

72,85

3

Phát triển công nghiệp CNTT

15,11

21,35

36,46

4

Ứng dụng CNTT trong cơ quan Đảng và chính quyền

19,43

22,28

41,71

5

Ứng dụng CNTT trong các sở, ban, ngành, xây dựng CSDL và dịch vụ công

54,85

46,75

101,60

6

Ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh

57,08

61,76

118,84

7

Ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo, y tế và phát triển cộng đồng

88,16

72,01

160,17

8

Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện chính sách CNTT

2,15

1,50

3,65

 

Tổng

316,78

286,69

603,47

b) Theo giai đoạn đầu tư:

- Giai đoạn 2007-2010: 101,74 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2011-2015: 206,04 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2016-2020: 286,69 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2007-2020: 603,47 tỷ đồng.

IX. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

- Nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển hạ tầng CNTT.

- Xây dựng đường lối, cơ chế, chính sách phát triển CNTT.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT.

- Tăng cường quản lý nhà nước về CNTT.

- Giải pháp tổ chức:

Kiện toàn Ban chỉ đạo CNTT do một lãnh đạo tỉnh làm Trưởng ban và lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông làm thư ký. Ban chỉ đạo CNTT tỉnh sẽ đề xuất cho tỉnh các chính sách khuyến khích đầu tư, ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo điều phối đồng bộ các ứng dụng CNTT lớn như Chính phủ điện tử (Cổng thông tin điện tử của tỉnh, cung cấp các dịch vụ công).

- Giải pháp về huy động vốn đầu tư:

+ Vốn từ ngân sách:

Chủ yếu chỉ dành để đầu tư cho phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT, ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT tại các cơ quan sở, ngành, huyện, thành phố, thị trấn, phường, xã, các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

+ Huy động vốn trong các doanh nghiệp:

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ cho ứng dụng CNTT để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phát triển sản xuất có thể tự huy động vốn, vay vốn ngân hàng. Ưu tiên cho các doanh nghiệp CNTT của tỉnh tham gia các dự án CNTT của tỉnh để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư nâng cao trình độ, công nghệ.

+ Huy động vốn trong dân:

Khuyến khích tư nhân trong và ngoài tỉnh, việt kiều ở nước ngoài đầu tư dưới hình thức liên doanh, góp cổ phần hoặc đầu tư trực tiếp để phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh.

+ Huy động vốn đầu tư nước ngoài:

Xây dựng cơ chế thông thoáng để thu hút các dự án đầu tư. Tổ chức hội thảo, giới thiệu và mời chào các doanh nghiệp đầu tư, đặc biệt là đầu tư phát triển công nghiệp CNTT. Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề với mức ưu đãi cao nhất trong khung pháp lý chung của nhà nước, đồng thời thể hiện một số ưu đãi riêng của tỉnh, chú trọng các hình thức đầu tư mới, gắn quyền lợi với trách nhiệm của nhà đầu tư.

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

- Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối triển khai thực hiện quy hoạch. Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, Sở Thông tin và Truyền thông tiến hành việc cập nhật thường xuyên. Nếu có những bất cập phát sinh thì có đề xuất điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Các ngành chức năng, địa phương liên quan của tỉnh phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông để cụ thể hóa quy hoạch công nghệ thông tin, đưa vào kế hoạch 05 năm, hàng năm để tổ chức thực hiện.

Điều 3. Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành./.

 

 

CHỦ TỊCH




Phạm Ngọc Chi

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1564/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1564/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành01/10/2008
Ngày hiệu lực01/10/2008
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcCông nghệ thông tin
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1564/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định số 1564/QĐ-UBND ngày 01/10/2008 của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh về


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định số 1564/QĐ-UBND ngày 01/10/2008 của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh về
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1564/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Phú Yên
                Người kýPhạm Ngọc Chi
                Ngày ban hành01/10/2008
                Ngày hiệu lực01/10/2008
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcCông nghệ thông tin
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định số 1564/QĐ-UBND ngày 01/10/2008 của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh về

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định số 1564/QĐ-UBND ngày 01/10/2008 của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh về

                        • 01/10/2008

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 01/10/2008

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực