Nội dung toàn văn Quyết định số 1809/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông thành phố Cần Thơ
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1809/QĐ-UBND |
Cần Thơ, ngày 23 tháng 7 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20 tháng 01 năm 2003 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001 - 2010;
Căn cứ Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;
Căn cứ Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;
Quyết định số 206/2004/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020;
Quyết định số 344/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển giao thông vận tải vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư 92/2006/NĐ-CP">01/2007/TT-BKH ngày 07 tháng 02 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Cần Thơ đến năm 2025, với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. Tên công trình: Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Cần Thơ đến năm 2025.
II. Phạm vi thực hiện: địa bàn thành phố Cần Thơ.
III. Nội dung chính:
1. Định hướng chung:
Đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông, coi giao thông là một trong những động lực để nền kinh tế phát triển.
Phát triển bền vững và đồng bộ cơ sở hạ tầng giao thông vận tải: đường bộ, đường thủy, cảng biển, hàng không, đường sắt, hệ thống bến tàu - bến xe, hệ thống cảng - bến thủy nội địa,... đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.
2. Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu:
a) Giai đoạn đến năm 2010:
- Về kết cấu hạ tầng:
+ Tập trung hoàn thành xây dựng và nâng cấp mạng lưới đường quốc lộ hiện trạng và quy hoạch đi qua địa bàn thành phố Cần Thơ;
+ Đầu tư xây dựng các tuyến đường vành đai và đường cao tốc liên tỉnh;
+ Hoàn thành các tuyến đường tỉnh đạt quy mô cấp III, IV, V đồng bằng;
+ Thảm bêtông nhựa các trục đường chính, đô thị; nâng cấp, mở rộng các tuyến đường trung tâm quận, huyện phù hợp theo quy hoạch chung;
+ Hoàn thành các tuyến đường huyện đạt quy mô cấp V đồng bằng;
+ Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đường ô tô đến trung tâm phường, xã, phấn đấu đảm bảo 100% các phường, xã có đường xe ô tô đến được trung tâm;
+ Hoàn thành các tuyến liên ấp, khu vực, kiên cố hóa nền bằng vật liệu bền vững, xóa 100% cầu khỉ đảm bảo giao thông liên hoàn, thông suốt;
+ Từng bước nâng cấp các cảng tổng hợp trên địa bàn thành phố và hệ thống cảng trong khu vực;
+ Nạo vét thông thoáng và nâng cấp các tuyến đường thủy nội địa chủ yếu do Trung ương và địa phương quản lý, trang bị hoàn chỉnh hệ thống phao tiêu, biển báo hiệu đường sông;
+ Hoàn thành nâng cấp sân bay Cần Thơ giai đoạn 1;
+ Quy hoạch và xây dựng các bãi đậu xe trong nội ô thành phố và trung tâm quận, huyện để phục vụ phương tiện chở khách du lịch đến thành phố Cần Thơ;
+ Sớm quy hoạch xây dựng tại trung tâm quận, huyện các bến xe, tàu đạt tiêu chuẩn theo quy định chuyên ngành.
- Lĩnh vực vận tải:
+ Kêu gọi đầu tư xe buýt mini phục vụ vận chuyển khách trong nội ô thành phố, đồng thời, hoạt động trên các tuyến trục xương cá ra các tuyến chính, nhằm mục tiêu thay thế dần đi đến xóa bỏ xe lôi, đầu tư xe buýt trên 25 ghế đi các tuyến đường tỉnh đến các vùng sâu, vùng xa nhằm mục tiêu phát triển mạng lưới xe buýt theo định hướng phát triển hệ thống cầu, đường của thành phố;
+ Kêu gọi đầu tư thêm các loại hình taxi để đáp ứng nhu cầu của hành khách trong thời gian tới, đặc biệt khi sân bay Trà Nóc được nâng cấp thành cảng hàng không Cần Thơ đưa vào hoạt động, xe taxi đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng để phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước.
+ Kêu gọi đầu tư loại hình vận tải tàu cao tốc để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách, nâng cao chất lượng phục vụ, văn minh, lịch sự đáp ứng kịp thời thị hiếu của người dân; đồng thời, phục vụ cho khách du lịch có nhu cầu tham quan du lịch, du lịch sinh thái và đến các địa danh như: Đại Ngãi, Kế Sách, Ngã Năm, Trần Đề thuộc tỉnh Sóc Trăng; Chủ Chí thuộc tỉnh Bạc Liêu; thị xã Cà Mau, Thới Bình, Sông Đốc thuộc tỉnh Cà Mau; Cầu Quang thuộc tỉnh Trà Vinh; Vĩnh Thuận thuộc tỉnh Kiên Giang;
+ Kêu gọi đầu tư các loại xe tải nhỏ (loại 500kg - 750kg) để phục vụ vận chuyển hàng hóa cho người dân; đồng thời, khi nội ô thành phố được nâng cấp và mở rộng các hẻm, loại hình phương tiện này đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong thành phố để vận chuyển hàng hóa được thuận lợi và dễ dàng.
- Về hạ tầng đô thị:
+ Phối hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển giao thông và quy hoạch phát triển đô thị của thành phố. Nâng cấp và mở mới các tuyến đường quan trọng phù hợp theo quy hoạch, đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn, hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng của môi trường, quy hoạch và triển khai đồng bộ hệ thống cây xanh tạo cảnh quan đô thị;
+ Nghiên cứu bố trí và phát triển hợp lý các công trình giao thông quan trọng như các đường vành đai, đường trục chính đô thị, các bến xe, bãi đậu xe, cảng sông, cảng biển, bến tàu khách, bến tàu du lịch...;
+ Xác định vị trí và đầu tư xây dựng các bãi trung chuyển rác trong nội ô thành phố, đầu tư dự án xử lý rác thải trên địa bàn thành phố.
b) Giai đoạn đến năm 2025:
- Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015:
+ Tiếp tục nâng cấp các tuyến quốc lộ qua địa bàn thành phố Cần Thơ, đạt quy mô cấp II, III đồng bằng, riêng những đoạn qua nội ô phù hợp theo quy hoạch địa phương;
+ Nâng cấp các tuyến đường tỉnh quan trọng và các tuyến huyện lên đường tỉnh, đầu tư xây dựng đường vành đai, các đường trục chính theo quy hoạch và các trục đường nối từ các khu công nghiệp và các trục giao thông chính tạo sự kết nối tốt hơn với hệ thống quốc lộ;
+ Mở mới các trục đường đô thị theo quy hoạch của thành phố, xây dựng tiếp các trục đường ngang để kết nối với trục dọc, nâng cấp các tuyến đường ở các trung tâm quận, huyện, đạt quy mô đường đô thị theo quy hoạch, thảm bêtông nhựa tất cả các tuyến đường đô thị. Tiếp tục nâng cấp và mở mới các tuyến đường quận, huyện đạt quy mô cấp V đồng bằng;
+ Nâng cấp chiều sâu toàn bộ hệ thống cảng đáp ứng nhu cầu vận tải và phù hợp quy hoạch cảng biển lớn vùng đồng bằng sông Cửu Long;
+ Nâng cấp các tuyến vận tải thủy hiện có để đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật;
+ Nâng cấp sân bay Cần Thơ thành cảng hàng không Cần Thơ để nâng cao năng lực và chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng hành khách và hàng hóa thực tế.
- Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2025:
+ Nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống đường tỉnh đạt quy mô cấp II, III đồng bằng;
+ Tiếp tục nâng cấp hoàn chỉnh các tuyến đường quận, huyện đạt quy mô cấp IV đồng bằng, nâng cấp và nhựa hóa hệ thống giao thông nông thôn;
+ Nâng cấp hoàn chỉnh các bến xe, bến tàu khách đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách và vận chuyển hàng hóa theo thực tế;
+ Triển khai các kế hoạch chuẩn bị cho việc đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đến Cần Thơ và Cần Thơ đi An Giang.
3. Các chỉ tiêu cụ thể:
a) Về vận tải:
- Giai đoạn đến năm 2010:
Giai đoạn này vẫn chưa có đường sắt, đến năm 2008 đưa cảng hàng không Cần Thơ vào khai thác, tiếp tục xây dựng và mở rộng cụm cảng biển Cần Thơ. Như vậy, trong giai đoạn này sẽ có 03 loại hình vận tải (đường bộ, đường thủy nội địa và hàng không), trong đó đường bộ vẫn là loại hình vận tải chính, nhưng đường thủy sẽ tăng do cảng biển phát triển và các công trình đường bộ đang giai đoạn nâng cấp, hoàn thiện.
+ Hàng hóa:
* Đường bộ: đảm nhận khoảng 64% tổng nhu cầu vận tải, tăng trưởng bình quân khoảng 19,3%/năm;
* Đường thủy nội địa: đảm nhận khoảng 34,7% tổng nhu cầu vận tải, tăng trưởng bình quân khoảng 17,9%/năm;
* Hàng không: đảm nhận khoảng 0,2 triệu tấn vào năm 2010, chiếm 1,3% tổng nhu cầu vận tải.
+ Hành khách:
* Đường bộ: đảm nhận khoảng 70% tổng nhu cầu vận tải, tăng trưởng bình quân khoảng 16,8%/năm;
* Đường thủy nội địa: đảm nhận khoảng 29,4% tổng nhu cầu vận tải, tăng trưởng bình quân khoảng 10,9%/năm;
* Hàng không: đảm nhận khoảng 1 triệu hành khách bay nội địa và trong khu vực, chiếm 0,6% tổng nhu cầu vận tải.
- Giai đoạn từ năm 2010 - 2020:
Dự kiến sau năm 2020 mới hoàn thành xong tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ, nâng cấp tiếp sân bay Cần Thơ đạt tiêu chuẩn cảng hàng không quốc tế, tiếp tục xây dựng và mở rộng cụm cảng biển Cần Thơ; như vậy, trên địa bàn thành phố sẽ có 04 loại hình vận tải (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng không và đường sắt), đường sắt dự kiến khai thác sau năm 2020.
+ Hàng hóa:
* Đường bộ: đảm nhận khoảng 65% tổng nhu cầu vận tải, tăng trưởng bình quân khoảng 14,9%/năm;
* Đường thủy nội địa: đảm nhận khoảng 34,2% tổng nhu cầu vận tải, tăng trưởng bình quân khoảng 14,5%/năm;
* Hàng không: đảm nhận khoảng 0,5 triệu tấn vào năm 2020, chiếm 0,8% tổng nhu cầu vận tải, tăng bình quân 9,6%/năm.
+ Hành khách:
* Đường bộ: đảm nhận khoảng 80% tổng nhu cầu vận tải, tăng trưởng bình quân khoảng 11,5%/năm;
* Đường thủy nội địa: đảm nhận khoảng 19,1% tổng nhu cầu vận tải, tăng trưởng bình quân khoảng 5,3%/năm;
* Hàng không: đảm nhận khoảng 4 triệu hành khách bay nội địa, khu vực và quốc tế, chiếm 0,9% tổng nhu cầu vận tải, tăng bình quân 14,9%/năm.
b) Về xây dựng kết cấu hạ tầng:
- Hệ thống giao thông quốc gia được quy hoạch đi qua địa bàn thành phố Cần Thơ:
+ Hệ thống giao thông quốc gia đi qua thành phố Cần Thơ được quy hoạch đến năm 2025 dựa trên:
* Các quy hoạch chuyên ngành (đường bộ, cao tốc, đường sắt, đường sông, cảng biển, hàng không) đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt;
* Quyết định số 206/2004/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020;
* Quyết định số 344/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển giao thông vận tải vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
+ Mạng lưới đường bộ:
* Quốc lộ 1A:
i. Quốc lộ 1A cũ: nâng cấp hoàn chỉnh đạt quy mô chung toàn tuyến cấp III đồng bằng, cầu trên tuyến đạt tải trọng thiết kế H30. Riêng đoạn qua trung tâm thành phố Cần Thơ dài 12,011km có quy mô theo quy hoạch chung thành phố Cần Thơ phê duyệt (lộ giới 40m).
ii. Quốc lộ 1A mới: xây dựng hoàn thành đưa vào khai thác khoảng 10km đường dẫn (lộ giới 80m) và cầu Cần Thơ.
* Quốc lộ 91:
Nâng cấp hoàn chỉnh đạt quy mô chung toàn tuyến cấp III đồng bằng, các cầu trên tuyến đạt tải trọng thiết kế H30. Riêng các đoạn đi qua thành phố Cần Thơ theo quy hoạch chung thành phố Cần Thơ phê duyệt.
* Đường Nam Sông Hậu:
i. Đoạn 1 (quốc lộ 91B): nâng cấp và làm mới đạt tiêu chuẩn cấp II đô thị.
ii. Đoạn 2 (từ đường 3 Tháng 2 đến cảng Cái Cui): xây dựng đạt quy mô chung toàn tuyến cấp III đồng bằng. Các đoạn đi qua đô thị theo quy hoạch chung thành phố Cần Thơ phê duyệt.
* Đường nối quốc lộ 91 - Nam Sông Hậu:
Điểm đầu tại phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn (vị trí giao giữa Quốc lộ 91 với đường tỉnh 922), điểm cuối giao với đường Nam Sông Hậu tại khu vực cảng Cái Cui, với tổng chiều dài tuyến dự kiến khoảng là 37,5km với quy mô theo quy hoạch chung thành phố Cần Thơ phê duyệt.
* Quốc lộ 80:
Nâng cấp đạt quy mô chung toàn tuyến cấp III đồng bằng, các cầu trên tuyến đạt tải trọng thiết kế H30. Các đoạn đi qua đô thị theo quy hoạch chung thành phố Cần Thơ phê duyệt. Do tuyến hiện hữu chạy sát bờ kênh Rạch Sỏi, việc giải phóng mặt bằng phía trong cũng khó khăn, nghiên cứu phương án mở tuyến mới chạy song song và cách tuyến cũ khoảng 600m về phía trong kênh Rạch Sỏi.
* Đường nối thị xã Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) - thành phố Cần Thơ:
Dự kiến trước năm 2010 đầu tư trước một bên (bên phải hướng từ thành phố Cần Thơ đi Hậu Giang) với quy mô đường cấp III đồng bằng. Sau năm 2010 hoàn thành tiếp đạt tiêu chuẩn đường ôtô cao tốc cấp 100 với quy mô 4 làn xe (TCVN 5729-97):
* Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ:
i. Nhánh 1: từ cầu Mỹ Thuận chạy dọc bên phải quốc lộ 1A hiện hữu, nối vào cầu Cần Thơ qua Hưng Phú - thành phố Cần Thơ.
ii. Nhánh 2: từ cầu Mỹ Thuận nối thẳng qua huyện Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp) - nối với phía Bắc thành phố Cần Thơ, vượt sông Hậu theo 02 phương án:
. Phương án 1: vượt sông Hậu tại phía Nam rạch Ô Môn (theo quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
. Phương án 2: vượt sông Hậu tại phía Bắc quận Ô Môn (Nam Cù lao Tân Lộc).
(Việc lựa chọn vị trí vượt sông Hậu sẽ được quyết định trong phạm vi dự án khả thi và phương án tuyến khả thi đi qua tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp).
Dự kiến trước năm 2015: đoạn Trung Lương - Cần Thơ hoàn chỉnh thủ tục để gọi vốn đầu tư sau khi hoàn thành đoạn thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương. Quy mô giai đoạn đầu 4 làn xe. Sau năm 2015: tiếp tục hoàn thiện đạt quy mô 6 đến 8 làn xe.
* Đường cao tốc Cần Thơ - An Giang - Campuchia:
Quy mô theo Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô cao tốc TCVN 5729-97, chiều rộng nền đường 105m theo qui hoạch đô thị được duyệt (qui mô sẽ được chỉnh sửa và quyết định theo dự án khả thi được duyệt).
+ Đường thủy:
* Luồng tàu biển (luồng sông Hậu qua cửa Định An):
Giải quyết ách tắc trở ngại hiện tại ở cửa Định An theo hướng tạo một kênh chạy tàu mới trên đất Trà Vinh phía bờ trái sông Hậu trên cơ sở mở rộng khơi sâu kênh Quan Chánh Bố - Công Giáo - Láng Sắc hiện có nối thông ra biển. Tuyến luồng vòng tránh này có tổng chiều dài khoảng 40km. Tiến trình thực hiện dự kiến khoảng 5 năm, hoàn thành trước năm 2010, hiện dự án đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
* Tuyến thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương:
Đây là một trong hai tuyến đường thủy chính của đồng bằng sông Cửu Long mới được đầu tư cải tạo nâng cấp đồng bộ bằng nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới (WB) đạt tiêu chuẩn cấp III - đường thủy nội địa.
* Tuyến thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau:
Toàn tuyến mới được cải tạo nâng cấp một cách đồng bộ bằng nguồn vốn vay ODA của WB, đạt tiêu chuẩn cấp III - đường thủy nội địa. Đến năm 2010, ngoài yêu cầu cải tạo nâng cấp đoạn tuyến kênh yết hầu Chợ Gạo, cần xây dựng lại, nâng tĩnh không thông thuyền của một số cầu trên đoạn tuyến kéo dài từ Cà Mau đi Năm Căn cho đồng bộ với yêu cầu toàn tuyến (tĩnh không > 7m, khẩu độ > 30m).
* Tuyến rạch Ô Môn - kênh Thị Đội - kênh Thốt Nốt - sông Cái Bé:
Quy hoạch toàn tuyến đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III - đường thủy nội địa. Trước năm 2010 giữ nguyên các cầu bê tông cốt thép hiện trạng, các cầu xây mới qua tuyến phải đạt tĩnh không ≥ 7m và khổ thông thuyền ≥ 30m. Sau năm 2010 tất cả các cầu đi qua tuyến phải đảm bảo tĩnh không ≥ 7m và khổ thông thuyền ≥30m.
+ Cụm cảng biển:
* Khu cảng Hoàng Diệu:
Đến năm 2010 dự kiến xây dựng thêm một bến cho tàu 5.000 DWT đưa tổng chiều dài bến lên 410m. Đầu tư chiều sâu cho hệ thống quản lý cảng và trang thiết bị bốc xếp (chủ yếu đối với hàng container). Năng lực thông qua toàn cảng: 2,3 ¸ 2,4 triệu tấn/năm (kể cả chuyển tải tại phao).
* Khu cảng Cái Cui:
Đến năm 2013 quy mô cảng bao gồm 4 bến cho tàu 1 ¸ 2 vạn DWT. Tổng chiều dài bến 665m và 2 bến phao chuyển tải cho tàu 2 vạn DWT. Năng lực thông qua 2,3 ¸ 2,5 triệu tấn/năm, trong đó có 800 ngàn tấn chở bằng container.
* Khu cảng Trà Nóc:
Đến năm 2010 sẽ hoàn thiện phần hậu phương của cảng chuyên dùng hàng khô Trà Nóc I để đạt công suất 400 ngàn tấn/năm; xây dựng xong cảng chuyên dùng xăng dầu và khí hóa lỏng của Petro Sài Gòn (đang xúc tiến đầu tư) ở hạ lưu rạch Chôm với bến tiếp nhận được tàu trọng tải 10.000 DWT năng lực thông qua 300 ngàn tấn/năm. Đến năm 2010 sẽ xây dựng cảng dầu khí của Sài Gòn Petro tại hạ lưu rạch Chôm với quy mô 1 bến cho tàu chở xăng dầu và khí hóa lỏng trọng tải 10.000 DWT, chiều dài bến 156m, năng lực thông qua 400 ngàn tấn/năm.
Sau 2010 dự kiến xây dựng cảng tổng hợp ở thượng lưu rạch Chôm phục vụ giai đoạn phát triển II của khu chế xuất Trà Nóc - Ô Môn với quy mô 2 bến cho tàu hàng tổng hợp và container trọng tải 5000 ¸ 1 vạn DWT, chiều dài bến 305m, năng lực thông qua 850 900 ngàn tấn/năm, trong đó có 450.000 tấn hàng container.
+ Sân bay Cần Thơ:
Quy mô quy hoạch cảng hàng không Cần Thơ, thuộc cấp sân bay 4E (theo mã chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và sân bay quân sự cấp II; cảng hàng không nội địa có hoạt động bay quốc tế. Nhu cầu vốn đầu tư cho cảng hàng không Cần Thơ hơn 5.694 tỷ đồng, giai đoạn đến 2015 hơn 2.853 tỷ đồng, và giai đoạn đến 2025 hơn 2.841 tỷ đồng. Đến năm 2015, cảng hàng không Cần Thơ sẽ tiếp nhận được máy bay B777, B747 - 400; cao điểm 800 khách/giờ và gần 950.000 lượt khách/năm.
+ Hệ thống đường sắt:
Theo phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển giao thông vận tải vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 344/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2005: đến năm 2020 sẽ tiếp tục xây dựng tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ.
Theo quy hoạch chung xây dựng thành phố Cần Thơ đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 207/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2006: sau năm 2020 sẽ nghiên cứu nối tiếp các tuyến đường sắt từ Cần Thơ đến cảng Cái Cui, đi Cà Mau và đi An Giang.
- Quy hoạch hệ thống giao thông do thành phố quản lý:
+ Mạng lưới đường tỉnh:
* Các trục đường tỉnh:
(1) Đường tỉnh 916: giai đoạn 2010 - 2015, khi nhu cầu vận tải nâng cao cần nghiên cứu xây dựng đoạn nối quốc lộ 80 với quốc lộ 91 đạt tiêu chuẩn đường trục chính đô thị, quy mô theo quy hoạch chung đô thị thành phố Cần Thơ phê duyệt (lộ giới 72m). Sau năm 2015, xây dựng tiếp đoạn từ Quốc lộ 91 đi Cù lao Tân Lộc đạt tiêu chuẩn đường trục chính đô thị.
(2) Đường tỉnh 916B (đường Kênh E):
Từ nay đến năm 2015, nghiên cứu và chuẩn bị đầu tư xây dựng tuyến đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng (nền 9m, mặt láng nhựa 6m). Sau năm 2015, khi nhu cầu vận tải tăng cao sẽ nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.
(3) Đường tỉnh 917 (Trà Nóc - Thới An Đông - Lộ Bức)
. Đoạn Trà Nóc - Thới An Đông: dài 4,3km đã đầu tư nâng cấp đạt quy mô cấp III đồng bằng;
. Đoạn còn lại Thới An Đông - Lộ Bức: dài 4,88km, hiện chưa thông tuyến, chỉ là đường cấp phối và đất. Trước năm 2010 đầu tư xây dựng mới với quy mô cấp III đồng bằng. Sau năm 2015 sẽ mở rộng mặt đường bê tông nhựa 11m.
(4) Đường tỉnh 917B (rạch Trà Nóc - kênh KH8 - đường Bốn Tổng - Một Ngàn): Sau năm 2015, khi nhu cầu vận tải tăng cao sẽ nghiên cứu xây dựng tuyến đạt cấp III đồng bằng, nâng lên thành đường tỉnh do Sở Giao thông vận tải quản lý triển khai.
(5) Đường tỉnh 918 (hương lộ 28 cũ - nối dài đi thị trấn Thới Lai):
. Đoạn hương lộ 28 cũ: tuyến có quy mô quy hoạch đường cấp III (vỉa hè 6m + 12m mặt đường + 6m vỉa hè), tất cả cầu, cống trên tuyến là bê tông cốt thép tải trọng H30 dự kiến hoàn thành trước năm 2015. Đoạn đầu tuyến là đường Bùi Hữu Nghĩa dài 700m, là điểm dân cư đông đúc và nối với quốc lộ 91 (đường Lê Hồng Phong) ngay tại chân cầu Bình Thủy rất dễ gây ách tắc và tai nạn giao thông. Quy hoạch dự kiến mở mới đoạn tránh đường Bùi Hữu Nghĩa dài khoảng 1km, nối với quốc lộ 91 tại điểm cách cầu Bình Thủy về phía Bắc khoảng 300m, có quy mô đồng nhất trên toàn tuyến.
. Đoạn rạch Cầu Nhiếm: tuyến nối tiếp hương lộ 28 cũ tại đường tỉnh 923, theo đường rạch Cầu Nhiếm đến thị trấn Thới Lai, dài khoảng 12km, hiện là đường giao thông nông thôn. Sau năm 2015, khi nhu cầu vận tải tăng cao sẽ nghiên cứu xây dựng đoạn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.
(6) Đường tỉnh 918B (nối tắt hương lộ 28 cũ): sau năm 2015, khi nhu cầu vận chuyển tăng cao sẽ đầu tư xây dựng tuyến đạt quy mô tương đương đường cấp III đồng bằng (vỉa hè 6m + 12m mặt đường + 6m vỉa hè), cầu - cống trên tuyến đều là bê tông cốt thép tải trọng H30.
(7) Đường tỉnh 919 (tuyến Bốn Tổng - Một Ngàn): trước năm 2015 hoàn chỉnh quy hoạch quy mô đường cấp III đồng bằng.
(8) Đường tỉnh 919B (tuyến kênh Thầy Ký - Ranh Hạt - Tám Ngàn): sau năm 2015, khi nhu cầu vận tải tăng cao sẽ nghiên cứu xây dựng tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, nâng lên thành đường tỉnh do Sở Giao thông vận tải quản lý triển khai.
(9) Đường tỉnh 920 (đường tỉnh 934 cũ): tuyến chạy dọc sông Hậu, nối quận Bình Thủy (quốc lộ 91) qua quận Ô Môn đến huyện Thốt Nốt (nối vào quốc lộ 91). Quy hoạch chung toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.
. Đoạn quốc lộ 91 đến rạch Chôm: qua khu công nghiệp Trà Nóc dài khoảng 3km, hiện đã hoàn thiện đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng;
. Đoạn rạch Chôm - Thới An: dài 5km, quy hoạch đường cấp III đồng bằng;
. Đoạn từ phường Thới An (quận Ô Môn) - Qui Thạnh (huyện Thốt Nốt) dài 17km, hiện chưa có đường. Quy mô quy hoạch đường cấp III đồng bằng dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 (2006 - 2010), giai đoạn 2 (sau 2015).
(10) Đường tỉnh 920B (quốc lộ 91 - phường Châu Văn Liêm - Thới An):
. Nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng dự kiến hoàn thành trước năm 2010;
. Khi nhu cầu vận tải nâng cao, tiếp tục nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng (lộ giới 42m).
(11) Đường tỉnh 920C (đường vào Nhà máy Xi măng Hà Tiên II): tuyến nối tiếp quốc lộ 91B tại điểm giao quốc lộ 91 đến Nhà máy Xi măng Hà Tiên II (giao đường tỉnh 920) dài 2,452km, hiện đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng (nền rộng 12m, mặt láng nhựa 7m). Sau năm 2015, khi nhu cầu vận chuyển nâng cao sẽ nâng cấp mặt đường bê tông nhựa rộng 11m, nền rộng 12m.
(12) Đường tỉnh 921 (thị trấn Thốt Nốt - thị trấn Cờ Đỏ - ranh Kiên Giang):
. Đoạn từ Thốt Nốt đến thị trấn Cờ Đỏ: hiện quy mô đường cấp V đồng bằng. Sau năm 2015, khi nhu cầu vận tải nâng cao, tiếp tục nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng. Đoạn đầu tuyến có nhiều đường cong nhỏ không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, sẽ mở mới đoạn Trung Nhất - Trung An dài khoảng 6km;
. Đoạn từ thị trấn Cờ Đỏ chạy dọc theo kênh Thốt Nốt đến ranh Kiên Giang dài 6,9km, hiện là đường đất. Sau năm 2015 đầu tư quy mô đường cấp III đồng bằng.
(13) Đường tỉnh 921B (đường kênh Thắng Lợi): hiện do địa phương quản lý, khai thác. Sau năm 2015, khi nhu cầu vận tải tăng cao sẽ nghiên cứu xây dựng tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng nâng lên thành đường tỉnh do Sở Giao thông vận tải quản lý triển khai.
(14) Đường tỉnh 921C (đường kênh Đòn Dong): sau năm 2015, khi nhu cầu vận tải tăng cao sẽ nghiên cứu xây dựng tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, nâng lên thành đường tỉnh do Sở Giao thông vận tải quản lý triển khai.
(15) Đường tỉnh 921D (đường kênh Thơm Rơm nối thị trấn Cờ Đỏ - quốc lộ 91): hiện do địa phương quản lý, khai thác. Sau năm 2015, khi nhu cầu vận tải tăng cao sẽ nghiên cứu xây dựng tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, nâng lên thành đường tỉnh do Sở Giao thông vận tải quản lý triển khai.
(16) Đường tỉnh 922 (phường Châu Văn Liêm - thị trấn Thới Lai - thị trấn Cờ Đỏ - ranh Kiên Giang)
. Đoạn thị trấn Ô Môn - Thới Lai: tuyến chạy song song kênh Ô Môn đến Thới Lai dài 8,2km, được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ADB đã hoàn thành đưa vào khai thác năm 2003 với quy mô đường cấp IV đồng bằng. Sau năm 2015, khi nhu cầu vận tải nâng cao, tiếp tục nâng cấp đạt cấp III đồng bằng;
. Đoạn Thới Lai - thị trấn Cờ Đỏ: tuyến chạy dọc kênh Đứng từ Thới Lai đến thị trấn Cờ Đỏ dài 14,83km, với quy mô đường cấp V đồng bằng đã đưa vào sử dụng năm 2003. Đến năm 2010 đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.
. Đoạn đường tỉnh 922 nối dài từ thị trấn Cờ Đỏ - ranh Kiên Giang dọc theo kênh Lòng Ông (K.Paul Emry) dài khoảng 7,0km. Hiện chỉ là đường mòn, chưa có tuyến. Sau năm 2015: khi nhu cầu vận tải nâng cao, tiếp tục nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, nâng lên thành đường tỉnh do Sở Giao thông vận tải quản lý triển khai.
(17) Đường tỉnh 922B (kênh Ngang - Nông trường Sông Hậu - đi Thới Long - sông Hậu): trước năm 2015, nâng cấp, mở rộng và làm mới đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng. Sau năm 2015, khi nhu cầu vận tải tăng cao sẽ nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, nâng lên thành đường tỉnh do Sở Giao thông vận tải quản lý triển khai.
(18) Đường tỉnh 922C (ranh phía Nam Nông trường Sông Hậu - sông Hậu): sau năm 2015, khi nhu cầu vận tải tăng cao sẽ xây dựng toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, nâng lên thành đường tỉnh do Sở Giao thông vận tải quản lý triển khai.
(19) Đường tỉnh 922D (kênh Bà Đầm: Thới Lai - Trường Xuân - ranh Kiên Giang): trước năm 2010, hoàn thành và đưa vào khai thác toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp V đồng bằng. Sau năm 2015, khi nhu cầu vận tải tăng cao sẽ nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, nâng lên thành đường tỉnh do Sở Giao thông vận tải quản lý triển khai.
(20) Đường tỉnh 922E (đường kênh Thị Đội): sau năm 2015, khi nhu cầu vận tải tăng cao sẽ xây dựng mới toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, nâng lên thành đường tỉnh do Sở Giao thông vận tải quản lý triển khai.
(21) Đường tỉnh 923 (Cái Răng - Phong Điền - giao quốc lộ 91):
. Đoạn Cái Răng - Phong Điền: đang hoàn thiện với quy mô đường cấp III đồng bằng.
. Đoạn từ Phong Điền - giao quốc lộ 91: đầu tư với quy mô đường cấp III đồng bằng, dự kiến hoàn thành trước năm 2015.
(22) Đường tỉnh 924 (đường kênh Trường Tiền): trước năm 2015, khi nhu cầu vận tải tăng cao sẽ nâng cấp - mở mới toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, nâng lên thành đường tỉnh do Sở Giao thông vận tải quản lý triển khai.
(23) Đường tỉnh 926 cũ (thị trấn Phong Điền - kênh 1.000): sau năm 2015, khi nhu cầu vận tải nâng cao, tiếp tục nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.
(24) Đường tỉnh 932 cũ (dọc kênh Xáng Xà No): sau năm 2015, khi nhu cầu vận tải nâng cao, tiếp tục nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.
* Các trục chính khu trung tâm thành phố:
(1) Trục đường Quang Trung - Mậu Thân - sân bay Trà Nóc: để phát huy khả năng thông tuyến từ khu vực Hưng Phú sang trung tâm thành phố và đi thẳng đến sân bay Trà Nóc, cần mở mới khoảng gần 1,0km kéo dài đoạn Quang Trung - Mậu Thân, nối thông với đường Mậu Thân - sân bay Trà Nóc.
(2) Trục đường Nguyễn Văn Cừ: quy mô toàn tuyến theo quy hoạch chung đô thị phê duyệt (lộ giới 34m). Phân kỳ đầu tư theo hai giai đoạn (đến 2015 và 2015 - 2025).
(3) Trục đường hẻm 91 (quốc lộ 9, phường An Thới - đường tỉnh 918): quy mô theo quy hoạch chung đô thị phê duyệt (lộ giới 40m). Phân kỳ đầu tư theo hai giai đoạn (đến năm 2015 và 2015 - 2025).
(4) Trục đường Huỳnh Phan Hộ: quy mô theo quy hoạch chung đô thị phê duyệt (lộ giới 51m). Phân kỳ đầu tư theo hai giai đoạn (đến năm 2015 và 2015 - 2025).
(5) Trục đường Nguyễn Trãi: đây là tuyến trục dọc nằm trong trung tâm thành phố, nối Ngã 4 Hùng Vương - Trần Phú - Cách Mạng Tháng Tám đến đường Hòa Bình, dài 1,28km. Hiện đã hoàn thiện theo quy hoạch đô thị (lộ giới 21m, nền đường 19,4m, vỉa hè 2 bên x 4m, mặt đường bê tông nhựa rộng 11,4m).
(6) Trục đường Hòa Bình - 30 tháng 4: đây là tuyến trục ngang nằm trong trung tâm thành phố, nối tiếp đường Nguyễn Trãi từ vòng xoay Hòa Bình đến vòng xoay cầu Đầu Sấu, dài 4,75km. Hiện đã hoàn thiện theo quy hoạch đô thị (lộ giới 40m, vỉa hè 2 bên 4 đến 6m, mặt đường bê tông nhựa rộng 28 đến 29,4m).
* Các trục chính Khu công nghiệp Hưng Phú:
(1) Đường Phú An - Thạnh Mỹ: quy hoạch mở mới toàn tuyến theo quy hoạch chung đô thị phê duyệt (lộ giới 50m). Trước năm 2015 mở mới 1,5km đoạn bờ sông Hậu - đường Nam Sông Hậu. Sau năm 2015 làm tiếp đoạn còn lại.
(2) Đường trục 1A:
. Đoạn từ cầu cảng Sông Hậu đến đường Nam Sông Hậu dài 1,33km, hiện đang thi công hoàn thành đạt tiêu chuẩn cấp II (2,5m lề + 2x8m mặt + 2,5m lề);
. Đoạn từ đường Nam Sông Hậu đến đường nối quốc lộ 91 - Nam Sông Hậu, hiện chưa có. Sau năm 2015 sẽ xây dựng mới có quy mô như đoạn đầu.
(3) Đường trục 2B:
. Đoạn từ cầu cảng Sông Hậu đến đường Nam Sông Hậu dài 1,25km, hiện đang thi công hoàn thành đạt tiêu chuẩn cấp II (2,5m lề + 2x8m mặt + 2,5m lề);
. Đoạn từ đường Nam Sông Hậu đến đường nối quốc lộ 91 - Nam Sông Hậu, hiện chưa có. Sau năm 2015 sẽ xây dựng mới có quy mô như đoạn đầu.
(4) Đường trục dọc khu công nghiệp Hưng Phú: quy mô quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường phố chính cấp II theo quy hoạch chung đô thị phê duyệt (lộ giới 47m). Trước năm 2015 mở mới 4km đoạn từ đường vào cầu Cần Thơ. Sau năm 2015 làm tiếp đoạn còn lại.
* Phân cấp quản lý mạng lưới đường tỉnh theo giai đoạn
Để quản lý và đầu tư mạng lưới đường tỉnh quy hoạch có hiệu quả, tránh hiện tượng quản lý quá tải và đầu tư dàn trải, cần phân cấp quản lý theo từng giai đoạn:
(1) Giai đoạn từ nay đến năm 2015:
. Giao Sở Giao thông vận tải quản lý và đầu tư 11 tuyến đường tỉnh quy hoạch nằm trong danh sách các tuyến đường tỉnh ưu tiên đầu tư đến năm 2015 (Phụ lục đính kèm). Tiếp tục quản lý các tuyến đường tỉnh hiện hữu;
. Trước mắt giao các quận, huyện quản lý và đầu tư các tuyến đường tỉnh đã quy hoạch (trong tổng số 24 tuyến đường tỉnh quy hoạch, ngoại trừ các tuyến mà Sở Giao thông vận tải được giao quản lý trong giai đoạn này). Trên cùng một tuyến, đoạn nào qua quận, huyện nào thì do quận, huyện đó quản lý.
(2) Giai đoạn từ 2015 - 2025:
. Các quận, huyện bàn giao lại cho Sở Giao thông vận tải tiếp tục quản lý và đầu tư các tuyến có nhu cầu nâng lên thành đường tỉnh theo quy hoạch mà các quận, huyện đã được giao quản lý trong giai đoạn trước (đến năm 2015).
. Sở Giao thông vận tải tiếp nhận và quản lý toàn bộ mạng lưới đường tỉnh quy hoạch đến năm 2025, tiến hành đầu tư, nâng cấp và làm mới đạt quy mô quy hoạch.
+ Hệ thống bến xe:
* Bến xe liên tỉnh mới Cái Răng: chức năng chủ yếu là bến xe liên tỉnh, kết hợp bãi đậu xe tải phục vụ khu vực Hưng Phú. Dự kiến vị trí tại giao quốc lộ 1A và đường vào cầu Cần Thơ, hoàn thành trong giai đoạn 2015 - 2025 với quy mô bến xe loại I, diện tích 15 đến 20 ha.
* Bến xe Cần Thơ (quốc lộ 91B):
. Đã xây dựng và đưa vào hoạt động bến xe trên quốc lộ 91B với diện tích 3,5 ha và công suất hoạt động > 6.000 lượt khách/ngày. Trước mắt, chuyển dần các tuyến liên tỉnh về bến xe quốc lộ 91B. Khi bến xe liên tỉnh Cái Răng chưa xây dựng, bến xe quốc lộ 91B sẽ đóng vai trò chủ yếu là bến xe liên tỉnh của thành phố. Khi bến xe Cái Răng được xây dựng đưa vào khai thác, bến xe quốc lộ 91B sẽ trở thành bến xe liên tỉnh phụ (một số tuyến ngắn), kết hợp bãi đậu xe tải, bãi đậu xe các loại phục vụ khu vực trung tâm thành phố Cần Thơ;
. Tiếp tục đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng phục vụ, bảo dưỡng - duy tu - sửa chữa thường xuyên.
* Bến xe Hùng Vương (quận Ninh Kiều): trước năm 2015 cần chỉnh trang thành bến xe buýt trung tâm. Sau năm 2015, để tiết kiệm diện tích trong đô thị, cần nghiên cứu xây dựng hiện đại dạng bến xe buýt kết hợp bãi đỗ xe ngầm và tầng phục vụ khu vực trung tâm thành phố. Đây là một vị trí đầu mối giao thông đi lại, là trung tâm thương mại, giao dịch chính của thành phố.
* Bến xe Sân Bay (quận Bình Thủy): trước năm 2015 sẽ xây dựng bến xe Sân Bay trên quốc lộ 91 tại phía Bắc sân bay Trà Nóc (cảng hàng không Cần Thơ), phía Nam rạch Trà Nóc. Bến xe được xây dựng đạt tiêu chuẩn bến xe loại III, chức năng là bến xe buýt và taxi đưa đón khách sân bay và khu vực quận Bình Thủy dự kiến hoàn thành trước năm 2015.
* Bến xe Ô Môn: nâng cấp - mở rộng bến xe đạt tiêu chuẩn bến xe loại II, chức năng là bến xe buýt và kết hợp bãi đậu xe tải phục vụ khu vực Trà Nóc - Ô Môn. Vị trí mở rộng về phía Nam và chiều sâu để phát huy vai trò trung tâm và đón nhận quốc lộ 91C dự kiến hoàn thành trước năm 2015.
* Bến xe Thốt Nốt: bến xe dự kiến đạt loại II, chức năng là bến xe buýt và kết hợp bãi đỗ xe tải phục vụ khu vực Thốt Nốt - Lộ Tẻ. Bến xe sẽ nằm ở phía bờ sông Hậu của quốc lộ 91 để đón khách từ bến tàu dự kiến trên sông Hậu đi lên thuận tiện dự kiến hoàn thành trước năm 2015.
* Bến xe Cờ Đỏ: hiện tại chỉ là bãi đón trả khách tạm. Vị trí bến xe dự kiến nằm gần ranh thị trấn Cờ Đỏ trên đường Bốn Tổng - Một Ngàn, quy mô qui hoạch bến xe loại III, chức năng chủ yếu là bến xe buýt dự kiến hoàn thành trước năm 2015.
* Bến xe Vĩnh Thạnh: hiện tại chỉ là bãi đón trả khách tạm 400m2 tại Thạnh An giáp ranh Kiên Giang. Vị trí bến xe dự kiến chuyển về thị trấn Vĩnh Thạnh, nằm trên đường Quốc lộ 80, diện tích 3.650 m2, quy mô quy hoạch bến xe loại III, chức năng chủ yếu là bến xe buýt dự kiến hoàn thành trước năm 2015.
* Bến xe Phong Điền: hiện tại chưa có, chỉ có các trạm dừng xe buýt. Vị trí bến xe dự kiến xây dựng tại đường tỉnh 923 gần điểm giao đường tỉnh 926 cũ, quy mô quy hoạch bến xe loại III, chức năng chủ yếu là bến xe buýt và bãi đỗ xe các loại phục vụ khu vực Phong Điền, dự kiến hoàn thành trước năm 2015.
+ Phát triển giao thông công cộng bằng xe buýt:
Căn cứ vào cấu trúc mạng lưới tuyến đề xuất và các hành lang vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, mạng lưới tuyến xe buýt quy hoạch được đề xuất đến năm 2025:
* Trung tâm thành phố Cần Thơ (bến xe Hùng Vương) - bến xe Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) và ngược lại;
* Trung tâm thành phố Cần Thơ (bến xe Hùng Vương) - phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn (bến xe Ô Môn) và ngược lại;
* Trung tâm thành phố Cần Thơ (bến xe Hùng Vương) - thị trấn Phong Điền (bến xe Phong Điền) và ngược lại;
* Phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn (bến xe Ô Môn) - thị trấn Cờ Đỏ (bến xe Cờ Đỏ) và ngược lại;
* Phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn (bến xe Ô Môn) - Lộ Tẻ (bến xe Thốt Nốt) và ngược lại;
* Lộ Tẻ (bến xe Thốt Nốt) - thị trấn Vĩnh Thạnh (bến xe Vĩnh Thạnh) và ngược lại.
+ Mạng lưới đường thủy:
* Quy mô quy hoạch:
(1) Tuyến Kênh E: tuyến nối kênh Cái Sắn (tuyến vận tải thủy quốc gia) tại Thạnh An (huyện Vĩnh Thạnh - thành phố Cần Thơ) đi tỉnh An Giang. Đoạn qua thành phố Cần Thơ dài 10,5km, rộng trung bình 30 đến 35m, sâu trung bình 2 đến 2,5m. Qui hoạch đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp V - đường thủy nội địa, nạo vét và duy tu hàng năm.
(2) Tuyến rạch Bò Ót - kênh Thắng Lợi: tuyến nối sông Hậu tại Thới An (huyện Thốt Nốt) qua huyện Vĩnh Thạnh đến kênh Ranh Hạt (ranh Kiên Giang) dài 28km, rộng trung bình 30 đến 35m, sâu trung bình 2 đến 2,5m. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp V - đường thủy nội địa, nạo vét và duy tu hàng năm.
(3) Tuyến rạch Thốt Nốt: tuyến nối sông Hậu tại thị trấn Thốt Nốt qua thị trấn Cờ Đỏ - đến kênh Ranh Hạt (ranh Kiên Giang) dài 33,75km, rộng trung bình 40 đến 45m, sâu trung bình 2 đến 2,5m. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp IV - đường thủy nội địa, đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư nạo vét và duy tu hàng năm.
(4) Tuyến kênh Bốn Tổng: tuyến nối kênh Cái Sắn (đường thủy quốc gia) tại thị trấn Vĩnh Thạnh đến kênh Thốt Nốt tại thị trấn Cờ Đỏ, chiều dài tuyến 15,25km, rộng trung bình 30 đến 40m, sâu trung bình 2 đến 2,5m. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp V - đường thủy nội địa, nạo vét và duy tu hàng năm.
(5) Tuyến kênh Đứng: tuyến nối rạch Thốt Nốt tại thị trấn Cờ Đỏ đến kênh Ô Môn tại thị trấn Thới Lai, chiều dài tuyến 14,5km, rộng trung bình 20 đến 30m, sâu trung bình 2 đến 2,5m. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp V - đường thủy nội địa, nạo vét và duy tu hàng năm.
(6) Tuyến kênh Ngang: tuyến nối kênh Thốt Nốt tại thị trấn Cờ Đỏ đến kênh Thị Đội (đường thủy quốc gia), dài khoảng 10km. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp V - đường thủy nội địa, nạo vét và duy tu hàng năm.
(7) Tuyến kênh Thơm Rơm: tuyến nối sông Hậu tại Tân An (Thuận Hưng, huyện Thốt Nốt) đến kênh Thốt Nốt tại thị trấn Cờ Đỏ dài 22km, rộng trung bình 30 đến 35m, sâu trung bình 2 đến 2,5m. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp V - đường thủy nội địa, nạo vét và duy tu hàng năm.
(8) Tuyến kênh Bà Đầm: tuyến nối rạch Ô Môn tại thị trấn Thới Lai đến kênh Rạch Hạt (ranh Kiên Giang) dài 14,5km, rộng trung bình 30 đến 35m, sâu trung bình 2 đến 2,5m. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp V - đường thủy nội địa, nạo vét và duy tu hàng năm.
(9) Tuyến sông Cần Thơ - rạch Cần Thơ - rạch Tắc Ông Thục: tuyến nối tiếp sông Cần Thơ (đường thủy quốc gia) tại ngã 3 Vàm Xáng Xà No, theo rạch Cần Thơ và rạch Tắc Ông Thục đến rạch Ô Môn (đường thủy quốc gia) tại thị trấn Ô Môn, chiều dài tuyến 15,4km, rộng trung bình 70 đến 90m, sâu trung bình 2 đến 3m. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp V - đường thủy nội địa, nạo vét và duy tu hàng năm.
(10) Tuyến rạch Cầu Nhiếm - kênh Xẻo Sào: tuyến nối sông Cần Thơ tại ngã 3 rạch Cầu Nhiếm (Phong Điền), theo rạch Phong Điền và kênh Xẻo Sao đến thị trấn Thới Lai (Ô Môn), chiều dài tuyến 14,2km, rộng trung bình 30 đến 50m, sâu trung bình 1,5 đến 2,0m. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn kỹ thuật V - đường thủy nội địa, nạo vét và duy tu hàng năm.
(11) Tuyến rạch Trà Nóc - kênh Trà Nóc: tuyến nối sông Hậu tại cầu Trà Nóc (quận Bình Thủy), theo rạch Trà Nóc và kênh Trà Nóc đến rạch Tắc Ông Thục tại Trường Lạc (quận Ô Môn), chiều dài tuyến khoảng 9km, rộng trung bình 30 đến 40m, sâu trung bình 1,5 đến 2,0m. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn kỹ thuật IV - đường thủy nội địa, nạo vét và duy tu hàng năm.
(12) Tuyến rạch Ba Láng: tuyến nối sông Cần Thơ tại Yên Thượng (quận Cái Răng) đến kênh Trầu Hôi (tỉnh Hậu Giang). Đoạn qua quận Cái Răng dài khoảng 4km, rộng trung bình 30 đến 40m, sâu trung bình 1,5 đến 2,0m. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn kỹ thuật IV - đường thủy nội địa, nạo vét và duy tu hàng năm.
(13) Các công trình bảo vệ:
. Trước năm 2015 xây dựng hoàn chỉnh bờ kè sông Hậu và sông Cần Thơ đoạn thuộc trung tâm thành phố, xây dựng hoàn chỉnh bờ kè rạch Cái Khế, bờ kè rạch Ô Môn qua trung tâm quận Ô Môn. Tiếp tục kết hợp với phát triển đô thị để xây dựng hoàn thiện hệ thống bờ kè trên các sông, kênh, rạch thuộc các quận trung tâm: Ninh Kiều, Cái Răng, Ô Môn.
. Sau năm 2015: hoàn thiện tất cả hệ thống bờ kè trên các sông, kênh, rạch qua các trung tâm đô thị: thị trấn Phong Điền, thị trấn Thốt Nốt, thị trấn Vĩnh Thạnh, thị trấn Cờ Đỏ, thị trấn Thới Lai.
* Phân cấp quản lý mạng lưới đường thủy theo giai đoạn:
Để quản lý và đầu tư mạng lưới đường thủy quy hoạch có hiệu quả, tránh hiện tượng quản lý quá tải và đầu tư dàn trải, cần phân cấp quản lý theo từng giai đoạn:
(1) Giai đoạn từ nay đến năm 2015:
i. Giao Sở Giao thông vận tải quản lý và đầu tư 06 tuyến đường thủy nội địa:
. Tuyến rạch Thốt Nốt: dài 33,75km, qua Thốt Nốt - Cờ Đỏ;
. Tuyến kênh Bà Đầm: dài 14,5km, qua Ô Môn - ranh Kiên Giang;
. Tuyến rạch Cầu Nhiếm - kênh Xẻo Sao: dài 14,2km, qua Phong Điền - Ô Môn;
. Tuyến sông Cần Thơ - rạch Cần Thơ - rạch Tắc Ông Thục: dài 15,4km, qua Phong Điền - Ô Môn;
. Tuyến rạch Trà Nóc - kênh Trà Nóc: qua Bình Thủy - Ô Môn, dài 9km;
. Rạch Ba Láng: dài 4,0km, qua Cái Răng - đi Hậu Giang.
ii. Trước mắt giao các quận, huyện quản lý và đầu tư 06 tuyến đường thủy nội địa đã quy hoạch. Trên cùng một tuyến, đoạn nào qua quận, huyện nào thì do quận - huyện đó quản lý:
. Tuyến kênh E: qua Vĩnh Thạnh - đi An Giang, dài 10,5km;
. Tuyến rạch Bò Ót - kênh Thắng Lợi: qua Thốt Nốt - Vĩnh Thạnh đi Kiên Giang, dài 28km;
. Tuyến kênh Bốn Tổng: qua Vĩnh Thạnh - Cờ Đỏ, dài 15,25km;
. Tuyến kênh Đứng: qua Cờ Đỏ - Ô Môn, dài 14,5km;
. Tuyến kênh Ngang: qua Cờ Đỏ đến kênh Thị Đội, dài 10km;
. Tuyến kênh Thơm Rơm: qua Thốt Nốt - Cờ Đỏ, dài 22km.
(2) Giai đoạn từ 2015 - 2025:
i. Các quận, huyện bàn giao lại cho Sở Giao thông vận tải quản lý và đầu tư các tuyến đường thủy quy hoạch mà các quận, huyện được giao quản lý trong giai đoạn trước (đến năm 2015);
ii. Sở Giao thông vận tải tiếp nhận và quản lý toàn bộ mạng lưới đường thủy nội địa quy hoạch đến năm 2025 do thành phố Cần Thơ quản lý (tổng cộng 12 tuyến), tiến hành đầu tư nạo vét, nâng cấp, duy tu hàng năm đạt quy mô quy hoạch.
+ Hệ thống bến, cảng thủy nội địa:
* Cảng khách Cần Thơ: sau khi cầu Cần Thơ hoàn thành vị trí phà Cần Thơ hiện tại sẽ được quy hoạch xây dựng thành cảng khách Cần Thơ, phục vụ vận chuyển khách nội tỉnh, liên tỉnh. Quy mô xây dựng đạt tiêu chuẩn cảng khách cấp I (trên 200.000 hành khách/năm).
* Cảng khách du lịch Ninh Kiều: sau khi bến tàu khách Cần Thơ di dời về bến phà Cần Thơ, sẽ nhường chỗ cho Cảng khách du lịch Ninh Kiều. Trước năm 2015 đầu tư xây dựng Cảng khách du lịch Ninh Kiều với qui mô cảng khách cấp I (trên 200.000 hành khách/năm), với chức năng phục vụ khách du lịch, kinh phí nâng cấp - cải tạo ước tính khoảng 100 tỷ đồng.
* Bến tàu Ô Môn: cải tạo, nâng cấp bến tàu Ô Môn đạt tiêu chuẩn bến thủy nội địa hàng hóa kết hợp vận tải hành khách. Quy mô công suất khoảng 15.000 tấn/năm, 500 hành khách/ngày, diện tích khoảng 1ha, hoàn thành trước 2015.
* Cảng Thốt Nốt: dự kiến xây dựng mới trên sông Hậu (điểm giao rạch Bò Ót), gần bến xe Thốt Nốt dự kiến, với chức năng là cảng hàng hóa phục vụ khu công nghiệp Lộ Tẻ - Thốt Nốt và kết hợp vận chuyển hành khách. Như vậy, sẽ kết hợp giao thông thủy - bộ thuận tiện cho giao lưu hàng hóa và hành khách. Cảng Thốt Nốt dự kiến xây dựng mới đạt tiêu chuẩn cảng hàng hóa cấp IV (công suất khoảng 0,3 triệu tấn/năm), 1.000 hành khách/ngày, diện tích khoảng 5ha, hoàn thành giai đoạn I trước 2015.
* Bến tàu Cái Răng: dự kiến xây dựng mới trên sông Cần Thơ (gần ngã 3 rạch Ba Láng) đạt tiêu chuẩn bến thủy nội địa hàng hóa kết hợp vận tải hành khách. Quy mô công suất dự kiến khoảng 15.000 tấn/năm, 500 hành khách/ngày, diện tích khoảng 1ha, hoàn thành sau năm 2015.
* Bến tàu Vĩnh Thạnh: dự kiến xây dựng mới trên kênh Bốn Tổng - Một Ngàn, cách quốc lộ 80 khoảng 01km, đạt tiêu chuẩn bến thủy nội địa hàng hóa kết hợp vận tải hành khách. Quy mô công suất dự kiến khoảng 15.000 tấn/năm, 500 hành khách/ngày, diện tích khoảng 1ha, hoàn thành sau năm 2015.
* Bến tàu Cờ Đỏ: dự kiến xây dựng mới trên kênh Bốn Tổng - Một Ngàn, gần bến xe Cờ Đỏ dự kiến đạt tiêu chuẩn bến thủy nội địa hàng hóa kết hợp vận tải hành khách. Quy mô công suất dự kiến khoảng 15.000 tấn/năm, 500 hành khách/ngày, diện tích khoảng 01 ha hoàn thành sau năm 2015.
* Bến tàu Phong Điền: dự kiến xây dựng mới trên sông Cần Thơ, gần bến xe Phong Điền dự kiến đạt tiêu chuẩn bến thủy nội địa hàng hóa kết hợp vận tải hành khách. Quy mô công suất dự kiến khoảng 15.000 tấn/năm, 500 hành khách/ngày, diện tích khoảng 1ha, hoàn thành sau năm 2015.
4. Các công trình ưu tiên đầu tư do thành phố quản lý đến năm 2015:
a) Đường bộ:
- Đường tỉnh 917: đầu tư xây dựng hoàn chỉnh tuyến Trà Nóc - Thới An Đông - Lộ Bức đạt quy mô cấp III đồng bằng;
- Đường tỉnh 918: đầu tư nâng cấp tuyến hương lộ 28 cũ đạt tiêu chuẩn đường phố chính cấp III đồng bằng. Những đoạn qua khu quy hoạch phù hợp theo quy hoạch;
- Đường tỉnh 919: đầu tư xây dựng hoàn chỉnh tuyến Bốn Tổng - Một Ngàn đạt quy mô cấp III đồng bằng;
- Đường tỉnh 920 (đường tỉnh 934 cũ): tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh toàn tuyến đạt quy mô đường cấp III đồng bằng;
- Đường tỉnh 920B (Thới An - thị trấn Ô Môn): đầu tư xây dựng tuyến đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng;
- Đường tỉnh 921 (quốc lộ 91 đến thị trấn Cờ Đỏ): đầu tư hoàn chỉnh toàn tuyến đạt quy mô cấp IV đồng bằng (hiện đang triển khai);
- Đường tỉnh 922: tiếp tục đầu tư nâng cấp toàn tuyến đạt quy mô đường cấp IV
đồng bằng (đoạn thị trấn Thới Lai - Cờ Đỏ);
- Đường tỉnh 922B (Nông trường Sông Hậu - Bằng Tăng): nâng cấp, cải tạo và mở mới toàn tuyến đạt quy mô đường cấp IV - V đồng bằng;
- Đường tỉnh 922D (đường kênh Bà Đầm): đầu tư xây dựng toàn tuyến đạt quy mô đường cấp V đồng bằng (đoạn Trường Xuân - ranh Kiên Giang);
- Đường tỉnh 923: đầu tư xây dựng hoàn chỉnh toàn tuyến đạt quy mô cấp III đồng bằng;
- Đường tỉnh 924: đầu tư xây dựng hoàn chỉnh toàn tuyến từ thị trấn Cái Răng - đường Nam Sông Hậu (khu công nghiệp Hưng Phú) đạt quy mô cấp III đồng bằng;
- Đường tỉnh 926 cũ: đầu tư xây dựng hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn cấp V đồng bằng (đang hoàn thiện);
- Đường tỉnh 932 cũ: đầu tư xây dựng hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn cấp V đồng bằng (đang hoàn thiện);
- Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh tuyến Mậu Thân nối dài sân bay Trà Nóc với quy mô đường trục chính;
- Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh đường Nguyễn Văn Cừ nối dài đoạn từ bờ sông Hậu đến quốc lộ 91B với quy mô đường trục chính;
- Đường tỉnh 916: mở mới tuyến tránh quốc lộ 91 qua thị trấn Thốt Nốt từ quốc lộ 80 đến quốc lộ 91 với quy mô đường phố chính (mặt cắt 72m);
- Trục đường hẻm 91: giải phóng mặt bằng (lộ giới 40m) và xây dựng mới một số hạng mục công trình;
- Trục đường Huỳnh Phan Hộ: giải phóng mặt bằng (lộ giới 51m) và xây dựng mới một số hạng mục công trình;
- Trục đường ngang An Phú - Thạnh Mỹ: giải phóng mặt bằng (lộ giới 50m) và xây dựng mới đoạn từ bờ sông Hậu đến đường Nam Sông Hậu;
- Trục đường dọc Khu công nghiệp Hưng Phú: giải phóng mặt bằng (lộ giới 31m) và xây dựng mới đoạn 1 khoảng 4km từ quốc lộ 1A mới (đường vào cầu Cần Thơ).
b) Đường sông:
- Xây dựng hoàn chỉnh bờ kè sông Hậu và sông Cần Thơ các đoạn thuộc trung tâm thành phố, xây dựng hoàn chỉnh bờ kè rạch Cái Khế;
- Duy tu nạo vét hàng năm luồng lạch các tuyến vận tải thủy do thành phố quản lý đạt quy mô đường thủy nội địa cấp IV - V (tuyến kênh Thốt Nốt đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư nạo vét).
c) Hệ thống bến bãi và cảng - bến thủy:
- Đưa dần bến xe liên tỉnh về bến xe quốc lộ 91B, đầu tư chỉnh trang bến xe
Hùng Vương thành bến xe buýt và bãi đỗ xe trung tâm;
- Nâng cấp, mở rộng bến xe Ô Môn đạt tiêu chuẩn loại II;
- Di dời và đầu tư xây mới bến xe Thốt Nốt đạt tiêu chuẩn loại II;
- Đầu tư xây dựng mới các bến xe sân bay (Bình Thủy), bến xe Cờ Đỏ, bến xe Vĩnh Thạnh, bến xe Phong Điền đạt tiêu chuẩn loại III;
- Giải phóng mặt bằng và xây dựng một số hạng mục công trình Bến xe liên tỉnh mới Cái Răng đạt tiêu chuẩn loại I;
(Quy hoạch và xây dựng các bãi đậu xe, dừng xe trong nội ô thành phố Cần Thơ sẽ được quy hoạch chi tiết trong quy hoạch từng quận, huyện).
- Di dời cảng khách Cần Thơ về vị trí Bến phà Cần Thơ hiện hữu khi cầu Cần Thơ xây dựng xong đưa vào khai thác;
- Đầu tư nâng cấp cảng du lịch Ninh Kiều đạt tiêu chuẩn cảng khách cấp I phục vụ khách du lịch;
- Đầu tư nâng cấp bến tàu Ô Môn đạt tiêu chuẩn bến thủy nội địa;
- Đầu tư xây mới giai đoạn I cảng Thốt Nốt đạt tiêu chuẩn cảng hàng hóa cấp IV kết hợp vận chuyển hành khách.
5. Ước tính nhu cầu vốn đầu tư và nguồn vốn:
a) Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng hệ thống giao thông quốc gia đi qua địa bàn thành phố Cần Thơ được tính toán trong phạm vi toàn dự án và quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng vùng đồng bằng sông Cửu Long.
b) Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng hệ thống giao thông do thành phố Cần Thơ quản lý, bao gồm:
- Đầu tư mạng lưới đường bộ và mạng lưới đường thủy chủ yếu nguồn vốn vay, vốn ngân sách thành phố và Trung ương;
- Đầu tư hệ thống bến bãi và các công trình phục vụ giao thông vận tải sẽ chủ yếu kêu gọi vốn đầu tư từ mọi nguồn lực trong và ngoài nước.
Tổng vốn đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải do thành phố Cần Thơ quản lý theo quy hoạch đến năm 2025 ước tính khoảng 14.000 tỷ đồng. Đây chỉ là kinh phí ước tính theo đơn giá chung của các dự án đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt (chưa tính kinh phí đến bù, giải tỏa, tái định cư,…); kinh phí ước tính chỉ cho đầu tư mạng lưới mạng lưới đường bộ, đường thủy, bến, bãi do thành phố quản lý.
- Đến năm 2015: cần khoảng 5.886 tỷ đồng, trung bình mỗi năm 654 tỷ đồng.
- Từ 2015 - 2025: cần khoảng 8.144 tỷ đồng, trung bình mỗi năm 814 tỷ đồng. Trong đó tập trung mọi nguồn vốn (Trung ương và thành phố Cần Thơ) để phát triển mạng lưới đường bộ và đường thủy, tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tư vào mọi lĩnh vực trên địa bàn thành phố.
- Nguồn vốn: ngân sách, huy động trái phiếu, huy động vốn BOT, huy động từ nguồn ứng vốn thi công, huy động từ nguồn vốn viện trợ, huy động vốn bằng phương thức đấu giá quyền sử dụng đất...
c) Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông do các quận - huyện quản lý sẽ được tính toán trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải từng quận - huyện.
6. Các giải pháp chủ yếu:
a) Giải pháp về tổ chức:
- Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án để sớm đưa vào khai thác sử dụng;
- Phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện làm tốt công tác quản lý nhà nước về chuyên ngành và triển khai các dự án trên địa bàn;
- Tập trung quyết liệt việc thực hiện các Nghị quyết.
b) Giải pháp về nguồn nhân lực:
- Trang bị và củng cố kiến thức cho đội ngũ cán bộ công chức qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng;
- Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, trình độ và năng lực để thực hiện tốt những công việc được phân công;
- Áp dụng chính sách ưu đãi trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;
- Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho lực lượng cán bộ chuyên ngành.
c) Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật:
- Nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để xử lý các vấn đề kỹ thuật xuất phát từ điều kiện địa chất thủy văn phức tạp nhằm làm giảm giá thành xây dựng và nâng cao chất lượng công trình;
- Nghiên cứu những công nghệ xây dựng công trình giao thông ứng dụng kết cấu mới, vật liệu mới, các công nghệ xử lý nền, công nghệ quản lý, bảo trì, khai thác có hiệu quả công trình giao thông;
- Đầu tư theo thứ tự ưu tiên để khắc phục vấn đề nguồn vốn có hạn;
- Quan tâm hơn nữa vấn đề duy tu và bảo dưỡng thường xuyên hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông.
d) Giải pháp về nguồn vốn:
- Kết hợp nguồn vốn Trung ương và địa phương thông qua khai thác quỹ đất để xây dựng theo quy hoạch được duyệt;
- Ưu tiên vốn để trả nợ những dự án đã hoàn thành;
- Đối với giao thông nông thôn tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm để tranh thủ nguồn lực trong dân và các tổ chức, doanh nghiệp;
- Tranh thủ nguồn vốn trái phiếu, nguồn vốn ODA, các loại vốn vay, huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
7. Quản lý quy hoạch và tổ chức thực hiện:
a) Sở Giao thông vận tải là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố về công bố và quản lý quy hoạch tổng thể giao thông vận tải của thành phố đến năm 2025 khi được phê duyệt. Trường hợp cần bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, Sở Giao thông vận tải phối hợp với các sở, ngành địa phương liên quan trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
b) Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp quản lý chặt chẽ quỹ đất theo quy định pháp luật nhằm đáp ứng quy hoạch được duyệt.
c) Thông qua quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Cần Thơ đến năm 2025, các cấp lãnh đạo và cán bộ chuyên trách về giao thông thành phố cần phải xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch cụ thể phát triển từng công trình theo từng năm;
- Lập dự án khả thi từng công trình theo kế hoạch trình các cấp thẩm quyền phê duyệt và tiến hành thiết kế kỹ thuật - thi công;
- Chuẩn bị đủ vốn cho từng công trình khi có quyết định thi công;
- Tổ chức thi công và giám sát đảm bảo chất lượng công trình;
- Tổ chức khai thác và bảo quản thường xuyên.
Điều 2. Giao Sở Giao thông vận tải là cơ quan quản lý và công bố quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Cần Thơ đến năm 2025, phối hợp các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.
Giám đốc sở, thủ trưởng cơ quan ban, ngành thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm phối hợp Sở Giao thông vận tải tổ chức thực hiện quy hoạch nhằm bảo đảm sự thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2020 với các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|