Quyết định 2039/QĐ-UBND

Quyết định 2039/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Dự án nâng cao chất lượng giống con nuôi (bò lai sind, heo hướng nạc) tỉnh An Giang giai đoạn 2009-2012

Nội dung toàn văn Quyết định số 2003/QĐ-UBND năm 2009 nâng cao chất lượng giống con nuôi An Giang


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2039/QĐ-UBND

Long Xuyên, ngày 09 tháng 9 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DỰ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỐNG CON NUÔI (BÒ LAI SIND, HEO HƯỚNG NẠC) TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2009-2012

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Quyết định số: 1206/2004/QĐ-UB ngày 05 tháng 7 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành quy định về quản lý giống cây trồng, giống vật nuôi;

Căn cứ Quyết định số 36/2008/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2008 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định về quan lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang;

Căn cứ Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2008 của UBND tỉnh An Giang về việc thực hiện Kế hoạch hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 1169/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2009 của UBND tỉnh An Giang về việc điều chỉnh, bổ sung việc phân công các đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2008 của UBND tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số: 803/TTr-KHĐT và 804/TTr-KHĐT ngày 31 tháng 8 năm 2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án nâng cao chất lượng giống con nuôi (bò lai sind, heo hướng nạc) tỉnh An Giang giai đoạn 2009-2012, với các nội dung cụ thể như sau:

1. Tên dự án: Dự án nâng cao chất lượng giống con nuôi (bò lai sind, heo hướng nạc) tỉnh An Giang giai đoạn 2009-2012.

2. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang.

3. Địa điểm đầu tư:

a) Đối với nâng cao chất lượng giống heo hướng nạc: Thực hiện tại 11 huyện, thị, thành trên địa bàn toàn tỉnh.

b) Đối với nâng cao chất lượng giống bò thịt: Thực hiện tại hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn.

4. Mục tiêu đầu tư:

a). Mục tiêu chung:

- Cải tạo và nâng cao chất lượng đàn heo giống theo hướng nạc đạt trên 90% vào năm 2012.

- Nâng cao chất lượng giống bò thịt tỉnh An Giang nhằm đưa cơ cấu giống bò lai, bò thịt chất lượng cao từ 30,19% năm 2008 lên 40% năm 2012 phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội địa phương.

- Góp phần đẩy mạnh chăn nuôi heo, chăn nuôi bò thịt thành một ngành sản xuất hàng hóa hàng hóa, theo hướng trang trại có năng suất và chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập, góp phần tăng thu nhập cho chăn nuôi heo, bò thịt và giải quyết việc làm ở nông thôn.

- Áp dụng các quy trình chăn nuôi công nghệ tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, kiểm soát được dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng mô hình chăn nuôi heo nái sinh sản, tạo ra được khoảng 15.840 con heo giống tại các huyện, thị, thành trong tỉnh. Cải tạo đàn heo nái tại địa phương với số lượng khoảng 3450 heo nái và tiến hành gieo tinh nhân tạo để tạo ra được khoảng 28.752 heo con thương phẩm. Xây dựng mô hình thực tế chăn nuôi heo đực giống tại ba huyện Tri Tôn, Tịnh biên và An Phú tạo ra khoảng 12.000 liều tinh/năm. Xây dựng 71 tổ chăn nuôi, tổ hợp tác hay hợp tác xã cho những người chăn nuôi heo.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản để đầu tư đực giống tạo ra 948 con bê. Trong đó:

+ Mô hình trang trại (đầu tư khoảng 360 bò cái và 12 con bò đực) : 502 con bê.

+ Hộ chăn nuôi gia đình (đầu tư khoảng 320 bò cái và 8 con bò đực): 446 con bê

- Số bê tạo ra từ gieo tinh nhân tạo: 8.205 con. Đồng thời, nâng cao trình độ kỹ thuật chăn nuôi bò thịt thông qua việc đào tạo, tập huấn và trao đổi tại mô hình cho cán bộ kỹ thuật và người chăn nuôi nhằm sản xuất giống bò thịt phục vụ chăn nuôi thâm canh và bán thâm canh.

5. Nội dung và quy mô thực hiện:

a) Đối với nâng cao chất lượng giống heo hướng nạc:

- Điều tra, khảo sát 350 hộ/11 huyện, thị, thành trước và sau khi xây dựng mô hình, tổ hợp tác và đánh giá hiệu quả kinh tế sau khi dự án kết thúc.

- Đào tạo, tập huấn cho hộ chăn nuôi tham gia xây dựng mô hình là 330 người/11 lớp. Tập huấn nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho cán bộ kỹ thuật tỉnh, huyện, xã là 30 người/lớp/3 ngày trong năm 2009.

- Thành lập 71 tổ hợp tác chăn nuôi tương ứng 284 hộ.

- Xây dựng mô hình thực tế chăn nuôi heo nái sinh sản 22 điểm trình diễn/440 con (trọng lượng 50kg/con). Mỗi huyện chọn 2 điểm trình diễn, mỗi điểm 20 con heo và 22 cán bộ theo dõi mô hình điểm.

- Xây dựng mô hình nuôi heo đực giống. Cải tạo đàn heo địa phương với 6900 liều tinh heo/11 huyện, thị, thành/2010-2012

b) Đối với nâng cao chất lượng giống bò thịt:

- Điều tra, khảo sát 340 hộ/ 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên trước và sau khi xây dựng mô hình, đánh giá hiệu quả kinh tế sau khi dự án kết thúc.

- Tập huấn nâng cao kiến thức cho 08 cán bộ kỹ thuật trong năm 2010 tại Trung tâm huấn luyện chăn nuôi gia súc xã Lai Hưng, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Đào tạo nghề cho 150 nông dân tương ứng với 05 lớp tại Tịnh Biên và Tri Tôn.

- Công tác thụ tinh: Với số lượng tinh là 16.500 liều, việc thụ tinh sẽ tạo ra khoảng 9.153 con bê lai. Trong đó thụ tinh trực tiếp để tạo ra 948 con bê lai và tạo ra 8.205 con bê lai từ thụ tinh nhân tạo thông qua việc chọn con bò cái nền lai sind hay bò cái có tầm vóc lớn (hoặc đã sinh 1-2 lứa) để thụ tinh với tinh của bò Zêbu (Red Sind, Brahman).

- Đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác thụ tinh nhân tạo, bao gồm: 03 bình trữ tinh 35 lít, 08 bình trữ tinh 3 lít, 08 cây súng gieo tinh, 08 cây pell gắp tinh, 16.500 cây dẫn tinh quản, 16.500 đôi găng tay nilon.

- Đầu tư bò đực giống: Đầu tư 12 con đực giống đối với mô hình trang trại, cơ sở chăn nuôi bò cái sinh sản và 08 con bò đực giống đối với hộ chăn nuôi quy mô nhỏ.

- Nghiệm thu bê lai đạt chất lượng cho nông dân giữ làm giống là 4.103 con

6. Sự phù hợp với quy hoạch:

Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020 và Điều chỉnh Nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020

7. Tổng mức đầu tư: 6.038 triệu đồng

Trong đó:

a) Dự án nâng cao chất lượng giống bò thịt : 2.755 triệu đồng

- Điều tra, khảo sát xây dựng mô hình : 19 triệu đồng;

- Tập huấn CBKT, đào tạo và dạy nghề cho nông dân : 60 triệu đồng;

- Hỗ trợ trang trại chăn nuôi bò cái sinh sản : 398 triệu đồng;

- Hỗ trợ chăn nuôi bò cái quy mô nhỏ : 136 triệu đồng;

- Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị : 78 triệu đồng;

- Hỗ trợ công tác thụ tinh nhân tạo : 1.485 triệu đồng;

- Hỗ trợ giữ bê lai làm giống : 410 triệu đồng;

- Hội thảo khoa học : 19 triệu đồng;

- Tổng kết  : 14 triệu đồng;

- Chi khác  : 136 triệu đồng;

b) Dự án nâng cao chất lượng giống heo hướng nạc: 3.283 triệu đồng

- Điều tra, khảo sát xây dựng mô hình, tổ hợp tác : 20 triệu đồng;

- Tập huấn, đào tạo và dạy nghề  : 89 triệu đồng;

- Thành lập tổ hợp tác chăn nuôi : 13 triệu đồng;

- Cải tạo đàn heo địa phương (thụ tinh nhân tạo) : 379 triệu đồng;

- Xây dựng mô hình nuôi heo nái sinh sản : 2.307 triệu đồng;

- Xây dựng mô hình nuôi heo đực giống : 288 triệu đồng;

- Hội thảo khoa học : 19 triệu đồng;

- Tổng kết  : 14 triệu đồng;

- Chi khác  : 154 triệu đồng;

8. Nguồn vốn đầu tư: : 6.038 triệu đồng

Trong đó:

- Nguồn sự nghiệp nông nghiệp : 1.698 triệu đồng;

- Nguồn sự nghiệp nghiên cứu khoa học : 1.193 triệu đồng;

- Doanh nghiệp (SXKD thuốc thú y và TĂGS): 66 triệu đồng;

- Vốn dân  : 3.081 triệu đồng;

Chia ra:

a) Dự án nâng cao chất lượng giống bò thịt : 2.755 triệu đồng

- Nguồn sự nghiệp nông nghiệp : 1.304 triệu đồng;

- Nguồn sự nghiệp nghiên cứu khoa học : 220 triệu đồng;

- Doanh nghiệp (SXKD thuốc thú y và TĂGS): 33 triệu đồng;

- Vốn dân  : 1.198 triệu đồng;

b) Dự án nâng cao chất lượng giống heo hướng nạc: 3.283 triệu đồng

- Nguồn sự nghiệp nông nghiệp : 394 triệu đồng;

- Nguồn sự nghiệp nghiên cứu khoa học : 973 triệu đồng;

- Doanh nghiệp (SXKD thuốc thú y và TĂGS): 33 triệu đồng;

- Vốn dân  : 1.883 triệu đồng;

9. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2009 – 2012.

10. Phương thức thực hiện: Theo quy chế đấu thầu hiện hành

11. Hiệu quả kinh tế - xã hội:

a) Hiệu quả kinh tế:

- Quản lý được dịch bệnh và chất lượng con giống góp phần giảm rủi ro và đảm bảo thu nhập cho người chăn nuôi. Tạo sự ổn định về nhu cầu sản phẩm và đảm bảo cung cấp nguồn sản phẩm thịt chất lượng và an toàn;

- Xây dựng mô hình điểm chăn nuôi bò cái sinh sản 360 con/340 hộ/12 điểm tạo được 9.153 con bê lai. Lợi nhuận (đã trừ chi phí) từ bê lai mang lại khoảng 6.398 triệu đồng/9.153 con.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi 60 con heo đực giống/20 hộ/3 điểm để nhận được và cung cấp 2.000 liều tinh/năm. Lợi nhuận (chênh lệch giá bán đàn heo giống dự án cao giá hộ dân nuôi bình thường: 0,5 triệu đồng/con) của 15.840 con heo giống tương đương là 7,92 tỷ đồng.

b) Hiệu quả xã hội:

- Thực hiện mô hình chăn nuôi bò, nuôi heo bước đầu góp phần tạo ra nguồn sản phẩm chăn nuôi an toàn, vệ sinh thực phẩm và phòng chống dịch bệnh. Hạn chế được ô nhiễm môi trường do chất thải, nước thải trong quá trình sản xuất tạo ra. Hạn chế được dư lượng thuốc kháng sinh, các chất thuốc kích thích tăng trọng tồn dư trong thịt.

- Góp phần chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Hình thành nghề mới chăn nuôi bò thịt, heo hàng hóa chất lượng cao, góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nhất là vùng sâu và có người dân tộc

- Nâng cao trình độ kỹ thuật cho cán bộ, cán bộ thú y địa phương, người chăn nuôi tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật để được đàn bò, heo đạt chất lượng năng suất cao.

Điều 2. Chủ đầu tư có trách nhiệm triển khai thực hiện nội dung Dự án theo đúng Điều 1 của Quyết định này và tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng.

Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, đề nghị chủ đầu tư lưu ý đến mục 2 của công văn số 377/SKHCN-QLCL ngày 21/8/2009 của Sở Khoa học và Công nghệ, các ý kiến đóng góp của các Sở đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp tại công văn số 495/SKHĐT-KT ngày 04/6/2009 và bản góp ý kiến của PGS.TS Võ Ái Quấc (Công ty Afiex). Bổ sung báo cáo phân tích tài chính gởi cho các Sở liên quan trước khi thực hiện dự án.

Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan và Chủ đầu tư chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- TT TU, HĐND tỉnh, TT.UBND tỉnh (để b/c);
- Các Sở: KHĐT, NN và PTNT, KHCN, Công Thương, Tài chính;
- Kho bạc Nhà nước tỉnh;
- UBND huyện, thị, thành phố;
- Chánh, Phó VP.UBND tỉnh,
- Phòng KT, TH, XDCB;
- Lưu VT.

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh Thế Năng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2039/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu2039/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành09/09/2009
Ngày hiệu lực09/09/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2039/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định số 2003/QĐ-UBND năm 2009 nâng cao chất lượng giống con nuôi An Giang


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định số 2003/QĐ-UBND năm 2009 nâng cao chất lượng giống con nuôi An Giang
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu2039/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh An Giang
                Người kýHuỳnh Thế Năng
                Ngày ban hành09/09/2009
                Ngày hiệu lực09/09/2009
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật15 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định số 2003/QĐ-UBND năm 2009 nâng cao chất lượng giống con nuôi An Giang

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định số 2003/QĐ-UBND năm 2009 nâng cao chất lượng giống con nuôi An Giang

                        • 09/09/2009

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 09/09/2009

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực