Sắc lệnh 64

Sắc lệnh số 64 về việc thiết lập một Ban thanh tra đặc biệt do Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành

Sắc lệnh 64 thiết lập Ban thanh tra đặc biệt đã được thay thế bởi Sắc lệnh 138B-SL/QD thành lập Ban Thanh tra Chính phủ Thủ tướng phủ bãi bỏ Sắc lệnh 64 .

Nội dung toàn văn Sắc lệnh 64 thiết lập Ban thanh tra đặc biệt


SẮC LỆNH

CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI SỐ 64 NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 1945

CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Chiểu theo lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

Sau khi Hội đồng Chính phủ đã thoả thuận;

RA SẮC LỆNH:

Điều I: Chính phủ sẽ lập ngay một Ban thanh tra đặc biệt, có uỷ nhiệm là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của các Uỷ ban nhân dân và các cơ quan của Chính phủ.

Điều II: Ban thanh tra đặc biệt có toàn quyền:

- Nhận các đơn khiếu nại của nhân dân;

- Điều tra, hỏi chứng, xem xét các tài liệu giấy tờ của các Uỷ ban nhân dân hoặc các cơ quan của Chính phủ cần thiết cho công việc giám sát;

- Đình chức, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong Uỷ ban nhân dân hay của Chính phủ đã phạm lỗi trước khi mang ra Hội đồng Chính phủ hay Toà án đặc biệt xét xử;

- Tịch biên hoặc niêm phong những tang vật và dùng mọi cách điều tra để lập một hồ sơ mang một phạm nhân ra Toà án đặc biệt.

- Ban thanh tra có thể truy tố cả các việc đã xẩy ra trước ngày ban bố Sắc lệnh này.

Ban thanh tra có quyền đề nghị lên Chính phủ những điều cần sửa đổi trong các cơ quan.

Điều III: Sẽ thiết lập ngay, tại Hà Nội một Toà án đặc biệt để xử những nhân viên của các Uỷ ban nhân dân hay các cơ quan của Chính phủ do Ban thanh tra truy tố.

Điều IV: Toà án đặc biệt có ông Chủ tịch Chính phủ lâm thời làm Chánh án và hai ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm hội thẩm.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ là hội thẩm thuyết trình.

Một uỷ viên trong Ban thanh tra đứng buộc tội.

Viên lục sự sẽ do ông Chưởng lý Toà Thượng thẩm Hà Nội chỉ định.

Điều V: Bị cáo có thể tự bào chữa lấy hay nhờ luật sư bênh vực, ông Hội thẩm thuyết trình có thể cử một luật sư ra bào chữ không cho bị cáo.

Điều VI: Toà án đặc biệt có toàn quyền định ấn, có thể tuyên án tử hình.

Những án tuyên lên sẽ thi hành trong 48.

Điều VII: Ban thanh tra và Toà án đặc biệt do sắc lệnh này lập ra chỉ có tính sách tạm thời.

Điều thứ VIII: Các ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp phụ trách thi hành Sắc lệnh này.

 

Hồ Chí Minh

(Đã ký)

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 64

Loại văn bảnSắc lệnh
Số hiệu64
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Thủ tục Tố tụng
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 02/01/1950
Cập nhật5 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 64

Lược đồ Sắc lệnh 64 thiết lập Ban thanh tra đặc biệt


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Sắc lệnh 64 thiết lập Ban thanh tra đặc biệt
                Loại văn bảnSắc lệnh
                Số hiệu64
                Cơ quan ban hànhChủ tịch nước
                Người kýHồ Chí Minh
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Thủ tục Tố tụng
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 02/01/1950
                Cập nhật5 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Sắc lệnh 64 thiết lập Ban thanh tra đặc biệt

                          Lịch sử hiệu lực Sắc lệnh 64 thiết lập Ban thanh tra đặc biệt