Nội dung toàn văn Sắc lệnh 91 cho Đỗ Long Giang khai khẩn mỏ than đá giáp khẩu
SẮC LỆNH
CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 91 NGÀY 30 THÁNG 5 NĂM 1946
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Chiểu những luật lệ hiện hành về khai mỏ,
Chiểu đơn xin của ông Do Long Giang, Chủ mỏ, gửi ngày 11 tháng giêng năm 1946,
Chiểu theo lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc dân kinh tế,
Sau khi Hội đồng Chính phủ thoả thuận,
RA SẮC LỆNH:
Điều thứ nhất
Ông Đỗ Long Giang, Chủ mỏ, ngụ ở số 51 phó Lê Thái Tổ, Hà Nội, được hưởng đặc quyền tìm mỏ và khai khẩn than đá trong một khu đất lấy tên là Giáp khẩu, hình chữ nhất, giáp giới có:
Những đường kinh tuyến - 116g3640 và - 116g4000
và những đường vĩ tuyến - 23g3000 và - 23g3251
(Bản đồ Đông Dương, tờ Hải Phòng số 50)
Diện tích khu này là 900 mẫu tây (hectares).
Trong khu đó phải trữ ra những ngượng địa đặt ra từ trước, nhất là mỏ (Antonin) của Sở than A-Long và Đồng Đăng và những khu mỏ thuộc d dịa phận Sở than Hòn Gay (S.F.C.T). Quyền lợi có từ trước của những nhượng địa phải được tôn trọng. Các điều kiện mà ông Đỗ Long Giang phải theo đều định trong tờ phụ bản đính theo Sắc lệnh này.
Điều thứ hai
Ông Bộ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế và ông Bộ trưởng Bộ Xã hội có nhiệm vụ thi hành Sắc lệnh này.
PHỤ BẢN
Đính theo Sắc lệnh số 91 ngày 30 tháng 5 năm 1946
Ông Đỗ Long Giang phải theo các điều kiện sau này trong khi tìm và khai thác than đá ở mỏ "Giáp khẩu":
I- Ông Đỗ Long Giang phải theo dung các luật lệ về mỏ hiện hành trong nước Việt Nam.
II- Ông Đỗ Long Giang phải giả cho công quỹ hai thứ tiền đặc biệt sau này:
1- Trong ba tháng sau ngày nhận được giấy phép này, một món tiền là chín nghìn đồng bạc (9.000đ00) giả ngay một lúc;
2- Hai đồng bạc (2đ00) một tấn than trả vào hồi đầu năm dương lịch tuỳ theo số than đá sản xuất được trong năm trước.
Hai thứ tiền này đánh thêm vào các thứ thuế khác đã đặt ra theo luật lệ mở vẫn thi hành, và số 2đ00 một tấn than có thể sửa đổi lại theo lời đề nghị của Bộ trởng Bộ Quốc dân kinh tế.
III- Ông Đỗ Long Giang phải sản xuất hàng năm ít nhất hai vạn tấn than. Nếu không sản xuất được tới số than nói trên thì ông Đỗ Long Giang cũng phải trả tiền tỷ lệ theo số ấy.
IV- Ông Đỗ Long Giang phải bắt đầu khai thác ngay sau khi nhận được giấy phép. Nếu bốn tháng sau khi nhận được giấy phép ông chưa khai thác thời giấy phép này sẽ huỷ bỏ đi và ông sẽ mất 9.000đ00 nói ở đoạn II trên.
V- Ông Đỗ Long Giang được quyền khai thác trong ba mươi (30) năm. Hết hạn ba mươi năm ấy Chính phủ có thể cho phép ông Đỗ Long Giang lưu trưng một hạn khác với những điều kiện mới sẽ định sau.
VI- Song lẽ trong thời hạn ba mươi năm này nếu có những việc cần thiết cho quốc gia về mặt quân sự hoặc kinh tế, Chính phủ giữ quyền sửa đổi hay bổ sung sắc lệnh số 91 ngày 30 tháng 5 năm 1946. Nếu vì lẽ quân sự thì ông Đỗ Long Giang sẽ không được đòi bồi thường gì, nhưng sẽ được báo trước ít nhất là sáu tháng. Nếu vì lẽ kinh tế thời Chính phủ sẽ bồi thường cho ông Đỗ Long Giang các phí tổn về công cuộc kiến thiết Mỏ "Giáp Khẩu" theo thời giá lúc bấy giờ.
VII- Chính phủ giữ quyền kiểm soát cả sự sản xuất lẫn sự bán than. Ngoài chương trình của Chính phủ về việc tiếp tế than ra mà ông Đỗ Long Giang phải tuân theo, ông Đỗ Long Giang được tự do bán than trong nội địa nước Việt Nam. Nhưng về việc xuất cảng than ra ngoại quốc thì ông Đỗ Long Giang phải được phép riêng của Chính phủ trước khi điều đình với người mua và trước khi cho tải than đi.
VIII- Ông Đỗ Long Giang còn phải tuân theo cả các luật lệ về lao động.
| Hồ Chí Minh (Đã ký)
|