Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1068:1971

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1068:1971 về oxy kỹ thuật

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1068:1971 về oxy kỹ thuật


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1068:1971

OXY KỸ THUẬT

Tiêu chuẩn này áp dụng cho oxy kỹ thuật ở thể khí, điều chế bằng phương pháp làm lạnh thêm độ không khí, sau đó chưng cất để tách khỏi nitơ.

1. YÊU CẦU KỸ THUẬT

Oxy kỹ thuật được sản xuất thành 3 loại với yêu cầu sau đây:

Loại 99,3 % có hàm lượng oxy không nhỏ hơn 99,3 % tính theo thể tích;

Loại 98,5 % có hàm lượng oxy không nhỏ hơn 98,5 % tính theo thể tích;

Loại 97,5 % có hàm lượng oxy không nhỏ hơn 97,5 % tính theo thể tích.

2.PHƯƠNG PHÁP THỬ

2.1. Để xác nhận hàm lượng oxy trong oxy kỹ thuật, lấy mẫu từ đường ống dẫn oxy ở tháp đi ra hay ở các bình chứa.

2.2. Khi lấy mẫu, phải tuyệt đối tuân theo các quy tắc an toàn khi sử dụng các bình làm viêc có áp xuất cao đã đưọc các cơ quan có thẩm quyền quy định

2.3. Khi lấy mẫu từ đường ống dẫn oxy ở tháp ra, cứ 30 phút thì lấy một lần.

2.4. Khi lấy mẫu từ các bình chứa, lấy từ 5 % số bình của lô nhưng không ít quá 3 bình trong trường hợp số bình ít.

2.5. Trường hợp thử, thấy chất lượng không đạt yêu cầu của tiêu chuẩn này thì phải lấy mẫu với một lượng gấp đôi để thử. Kết quả thử lần này được xem là kết quả cuối cùng.

2.6 Việc thử phải tiến hành ngay sau khi lấy mẫu.

2.7. Xác định hàm lượng oxy

2.7.1. Thuốc thử, vật liệu và dụng cụ

Amoni clorua, tinh khiết để phân tích;

Amoni hydroxyt, 18 % tinh khiết để phân tích;

Nước cất;

Dung dịch hấp thụ, pha chế như sau: hoà tan 750 g amoni clorua vào 1 lít nước và thêm 1 lít dung dịch amoni hydroxit, sau đó lọc;

Giây đồng dạng xoắn, đường kính 0,5 –0,8 mm, xoắn trên 1 giây có đường kính 5 mm và cắt thành các đoạn có chiều dài khoảng 10 mm;

Dụng cụ để xác định hàm lượng oxy ( xem hình vẽ ):

1. Buret dung tích 100 cm3 chia độ từ 0-100, khoảng cách từ 95-100 cm3 chia đến 0,1 cm3;

2. Van hai ngả;

3. Ống dẫn thông với không khí và để dẫn oxy vào buret;

4. Ống nối;

5. Ống nhỏ giọt;

6. Pipet hấp thụ;

7. Gía;

8. Bình thăng bằng;

9. Ống cao su;

2.7.2. Cách tiến hành

Mở van 2 cho pipet 6 thông với buret 1, hạ thấp bình thăng bằng 8 để không khí còn lại trong pipet về hết buret. Mở van 2 cho buret 1 thông ra ngoài khí quyển. Nâng bình thăng bằng 8 để đuổi không khí trong buret ra ngoài khí quyển. Khi dung dịch hấp thụ trong buret lên quá van 2 tràn miệng ống 3, lập tức đóng van 2 cho oxy thông từ ống 3 xuống buret, lúc này dung dịch trong buret hạ xuống khi đến vạch mức số 0, lập tức đóng van 2 và ngắt luồng oxy vào dụng cụ, mở van 2 thông oxy từ buret sang pipet chứa dung dịch có đựng giây đồng để phản ứng hấp thụ oxy được sẩy ra. Muốn phản ứng hấp thụ được nhanh và hoàn toàn, nâng lên hạ xuống bình thăng bằng 8 nhiều lần, khi nào lượng khí còn lại không đổi thì thôi. Hạ bình thăng bằng 8 xuống để khí còn lại trở về hết buret, đóng van 2 cho áp lực trong buret bằng áp lực khí quyển. Thể tích oxy được hấp thụ đọc được trên thang chia độ của buret là hàm lượng oxy trong oxy kỹ thuật, tính bằng % thể tích.

3.ĐÓNG BÌNH, GHI NHÃN, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN

3.1. Oxy kỹ thuật được nạp trong các bình thép chịu áp xuất, không có mối hàn.

3.2. Các bình thép chứa oxy được sơn màu xanh da trời đề rõ chữ oxy màu đen ở khoảng 1/3 thân bình tính từ trên cổ xuống.

3.3. Trên cổ bình đóng các số quy định:

- tháng, năm thử áp xuất;

- thời hạn thử tiếp theo;

- áp xuất nạp của bình ;

- thể tích của bình;

- khối lượng bình không ( không kể van và nắp);

- số hiệu của bình, số kiểm nghiệm;

- dấu cơ quan kiểm tra;

- số hiệu tiêu chuẩn ( nếu có ).

3.4. Các bình quá thời hạn sử dụng phải được thử lại áp suất bằng 1,5 lần áp xuất làm việc của bình.

3.5. Các ống dẫn oxy, van, bình nạp oxy không được dính dầu mỡ hay các tạp chất khác dễ cháy.

Khi làm việc với các bình oxy phải tuân theo các quy tắc an toàn khi sử dụng các bình làm việc có áp xuất cao đã được cơ quan có thẩm quyền quy định.

3.6. Tất cả các bình đã nạp oxy phải dán nhãn hiệu ghi rõ:

- tên nhà máy sản xuất;

- têm sản phẩm;

- ngày nạp khí;

- hàm lượng oxy tính bằng % thể tích;

- áp xuất nạp;

- số hiệu của tiêu chuẩn này.

3.7. Khi vận chuyển và bảo quản, mỗi bình phải có vòng đệm êm để đảm bảo an toàn và tránh hư hỏng.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN1068:1971

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN1068:1971
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoHết hiệu lực
Lĩnh vựcHóa chất
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN TCVN1068:1971

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1068:1971 về oxy kỹ thuật


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1068:1971 về oxy kỹ thuật
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN1068:1971
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoHết hiệu lực
                Lĩnh vựcHóa chất
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1068:1971 về oxy kỹ thuật

                            Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1068:1971 về oxy kỹ thuật