Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1755:1986

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1755:1986 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định sự thay đổi kích thước sau khi giặt

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1755:1986 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định sự thay đổi kích thước sau khi giặt đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8041:2009 (ISO 5077 : 2007) về Vật liệu dệt - Xác định sự thay đổi kích thước trong quá trình giặt và làm khô .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1755:1986 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định sự thay đổi kích thước sau khi giặt


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1755 - 86

VẢI DỆT THOI - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SỰ THAY ĐỔI KÍCH THƯỚC SAU KHI GIẶT

Woven fabries - Method for determination of dimensional change after washing

Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1755 - 75.

Tiêu chuẩn này quy định sự thay đổi kích thước (co hoặc giãn) sau khi giặt của vải dệt thoi thông dụng.

Chế độ giặt được quy định trong tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật hoặc có sự thỏa thuận giữa các bên hữu quan với mỗi sản phẩm riêng biệt.

1. KHÁI NIỆM CHUNG

Sự thay đổi kích thước của vải là hiệu số kích thước theo hướng sợi dọc, hướng sợi ngang trước và sau khi giặt. Nếu sau khi giặt, kích thước giảm gọi là vải co, kích thước tăng gọi là vải giãn.

2. NGUYÊN TẮC

Giặt mẫu theo chế độ lựa chọn rồi đo lại các khoảng cách đã đánh dấu trên mẫu.

3. PHƯƠNG TIỆN VÀ HÓA CHẤT THỬ

3.1. Máy giặt hình trụ, ở tư thế nằm ngang, có các thông số kỹ thuật sau:

- Vận tốc dài của thùng giặt, m/phút

Từ 50 đến 60;

- Đường kính của thùng giặt, mm . . .

Từ 400 - 600;

- Chiều dài của thùng giặt, mm . . .

Từ 280 - 500;

- Chu kỳ đổi chiều quay của máy, số vòng

Từ 3 đến 10;

- Khoảng điều chỉnh nhiệt độ, oC . . .

Từ 30 đến 90;

- Thời gian tháo hết dung dịch giặt khỏi máy không nhiều hơn, phút . . .

2

Có thể sử dụng loại máy giặt khác, song phải bảo đảm kết quả thí nghiệm tương tự.

3.2. Máy vắt ly tâm, có vận tốc quay từ 1100 đến 1500 vòng/phút.

3.3. Bàn là, có các thông số kỹ thuật sau:

- Khoảng điều chỉnh nhiệt độ, oC ... Từ 100 đến 220;

- Khoảng nhiệt độ dao động cho phép, oC ... ± 15;

- Khối lượng, kg . . . Từ 0,5 đến 1,5.

3.4. Thước thẳng bằng kim loại, có khắc vạch tới 1 mm, với sai số ± 1 mm/m.

3.5. Các phương tiện dùng để đánh dấu mẫu:

- Dưỡng;

- Bút chì;

- Kim khâu;

- Chỉ mầu để đánh dấu.

3.6. Khăn mặt bông hoặc giấy lọc, có kích thước lớn hơn mẫu thử.

3.7. Lưới phơi bằng sợi ny-lông, có kích thước lớn hơn mẫu thử.

3.8. Trường hợp giặt tay phải có thêm:

- Nồi nấu;

- Nhiệt kế đo được đến 100oC;

- Đũa thủy tinh;

- Bếp điện.

3.9. Xà phòng có độ ẩm tối đa không quá 12% và có các chỉ tiêu quy định dựa trên khối lượng khô như sau:

- Hàm lượng natri clorua, tính bằng phần trăm không lớn hơn... 0,45;

- Hàm lượng natri hyđroxyt tính bằng phần trăm không lớn hơn... 0,1;

- Hàm lượng axit béo, tính bằng phần trăm không nhỏ hơn... 75;

- Điểm đông đặc của axit béo tách ra từ xà phòng, tính bằng oC, không nhỏ hơn ...30

3.10. Natri cacbonat khan kỹ thuật (dùng cho trường hợp giặt ở nhiệt độ 90oC).

3.11. Nước sử dụng trong quá trình thử có độ cứng dưới 4o.

4. LẤY MẪU VÀ CHUẨN BỊ MẪU THỬ

4.1. Lấy mẫu ban đầu theo TCVN 1749 - 86. Mẫu lấy từ cuộn hoặc tấm vải có chiều rộng là chiều rộng khổ vải, cắt vuông góc với biên, còn chiều dài lấy 700 mm. Nếu mẫu cắt từ tấm vải, phải cách nếp gấp không ít hơn 75 mm.

4.2. Đánh dấu hướng sợi dọc của mẫu ban đầu rồi để mẫu ở trạng thái tự do trên mặt bàn bằng phẳng trong điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748-86 không ít hơn 24 giờ.

4.3. Đặt dưỡng lên mẫu ban đầu cách biên vải không ít hơn 50mm để lấy kích thước mẫu thử 600X600mm (từ 1 mẫu ban đầu cắt 1 mẫu thử, một cạnh của mẫu phải song song với hướng sợi dọc. Dùng bút chì đánh dấu các khoảng cách quy định qua lỗ dưỡng. Kiểm tra lại các kích thước bằng thước thẳng. Khi kích thước đảm bảo yêu cầu, dùng mực không phai hoặc chỉ màu đánh dấu theo chỉ dẫn trong hình vẽ, sao cho vải không bị nhăn nhúm

Chú thích: Trường hợp vải dễ bị sổ do cắt biên, có thể dùng chỉ viền mép theo biện pháp thích hợp.

5. TIẾN HÀNH THỬ

5.1. Giặt ở nhiệt độ 90oC

5.1.1. Phương pháp giặt máy

5.1.1.1. Giặt xà phòng

Chuẩn bị dung dịch với nồng độ xà phòng 5g/l và natri carbonat 2g/l đến 1/3 đường kính của thùng giặt. Nếu mẫu thử không có đủ trọng lượng, phải sử dụng thêm một số mảnh vải cùng loại hoặc loại vải khác có tính chất tương tự mẫu thử, sao cho tỷ lệ khối lượng giữa vải và nước đạt 1:20.

Nâng nhiệt độ dung dịch lên 40±2oC. Cho rời từng mẫu thử vào máy. Mở máy giặt và tiếp tục nâng nhiệt độ lên 90±2oC trong 10 phút. Giặt 20 phút nữa ở nhiệt độ này. Khi kết thúc giặt, tháo dung dịch khỏi máy không quá 2 phút.

5.1.1.2. Giặt nước

Giặt mẫu 3 lần trên máy giặt bằng nước ở 40oC, mỗi lần 3 phút. Tỷ lệ khối lượng giữa nước và vải là 1:30. Sau mỗi lần giặt đều phải thay nước.

5.1.1.3. Làm khô mẫu.

Dàn đều mẫu trong máy vắt ly tâm, tiến hành vắt trong 5 phút rồi trải mẫu lên lưới nylông phẳng có kích thước lớn hơn mẫu. Phơi hoặc sấy ở nhiệt độ không quá 40oC cho đến khô.

5.1.1.4. Là phẳng mẫu

Trải mẫu lên mặt bàn phẳng có lót chăn chiên hoặc 3 lớp vải mềm rồi đặt một miếng vải phin bông đã vắt kiệt nước lên trên mẫu. Để nhiệt độ bàn là ở 150±15oC là phẳng từng mẫu bằng cách đặt bàn là ở các vị trí bên cạnh nhau không được đẩy bàn là

5.1.2. Phương pháp giặt tay

5.1.2.1. Giặt xà phòng

Xử lý sơ bộ mẫu trong nước ở nhiệt độ 40oC theo tỷ lệ khối lượng giữa mẫu và nước 1 : 50 trong 5 phút. Lấy mẫu ra, dùng tay bóp nhẹ cho ráo nước rồi thả rời từng mẫu vào dung dịch giặt đã được chuẩn bị theo điều 5.1.1.1. với nhiệt độ ban đầu 40±2oC, tỷ lệ khối lượng giữa mẫu và nước 1 : 30. Nâng nhiệt độ dung dịch lên 90±2oC. Tiến hành giặt trong 30 phút. Trong quá trình giặt, dùng đũa thủy tinh lật mẫu nhiều lần và luôn để mẫu ngập trong dung dịch.

5.1.2.2. Giặt nước

Giặt 3 lần bằng nước ở 40oC, tỷ lệ khối lượng giữa mẫu và nước 1 : 50. Mỗi lần giặt 3 phút và dùng tay bóp mẫu 10 lần. Sau đó, gập gọn mẫu theo chiều sợi dọc ở trong nước rồi nâng nhẹ mẫu lên. Ép chặt hai bàn tay vào mẫu cho chảy bớt nước theo chiều của sợi dọc. Sau mỗi lần giặt đều phải thay nước.

5.1.2.3. Làm khô mẫu

Tiến hành theo điều 5.1.1.3. Trường hợp không có máy vắt ly tâm có thể trải mẫu vào giữa các lớp khăn bông hoặc giấy lọc để thấm bớt nước.

5.1.2.4. Là phẳng mẫu theo điều 5.1.1.4.

5.2. Giặt ở nhiệt độ 60oC

5.2.1. Phương pháp giặt mẫu

5.2.1.1. Dung dịch giặt có nồng độ xà phòng 5 g/l được chuẩn bị theo điều 5.1.1.1. sao cho tỷ lệ khối lượng giữa vải và nước đạt 1 : 20.

Nâng nhiệt độ dung dịch lên 40±2oC. Cho rời từng mẫu thử vào máy. Mở máy và tiếp tục nâng nhiệt độ lên 60±2oC trong 10 phút. Giặt 20 phút. Khi kết thúc giặt, tháo dung dịch khỏi máy không quá 2 phút.

5.2.1.2. Giặt nước theo điều 5.1.1.2.

5.2.1.3. Làm khô mẫu theo điều 5.1.1.3.

5.2.1.4. Là phẳng mẫu theo điều 5.1.1.4. Trường hợp thử các loại vải dệt từ xơ sợi hóa học, để nhiệt độ bàn là ở 115±15oC.

5.2.2. Phương pháp giặt tay

5.2.2.1. Giặt xà phòng

Tiến hành xử lý mẫu sơ bộ theo điều 5.1.2.1 rồi thả rời từng mẫu đã xử lý vào dung dịch xà phòng 5 g/l ở nhiệt độ 40±2oC. Tỷ lệ khối lượng giữa mẫu và nước 1 : 30.

Nâng nhiệt độ dung dịch lên 60±2oC. Giặt 30 phút. Trong quá trình giặt, dùng đũa thủy tinh lật mẫu nhiều lần và luôn để cho mẫu ngập trong dung dịch.

5.2.2.2. Giặt nước theo điều 5.1.2.2.

5.2.2.3. Làm khô mẫu theo điều 5.1.2.3.

5.2.2.4. Là phẳng mẫu theo điều 5.2.1.4.

5.3. Giặt ở nhiệt độ 40oC hoặc 25oC

5.3.1. Phương pháp giặt máy

5.3.1.1. Giặt xà phòng

Chuẩn bị dung dịch giặt có nồng độ xà phòng 4 g/l, mọi thao tác đều tiến hành như khi giặt máy ở nhiệt độ 60oC, chỉ khác nhiệt độ giặt phải là 40±2oC (hoặc 25±2oC).

5.3.1.2. Giặt nước

Tiến hành theo điều 5.1.1.2. Đối với trường hợp thử ở 25oC, phải xử lý nước ở 25oC±2oC để giặt lại.

5.3.1.3. Làm khô mẫu theo điều 5.1.1.3.

5.3.1.4. Là phẳng mẫu theo điều 5.2.1.4.

5.3.2. Phương pháp giặt tay

5.3.2.1. Giặt xà phòng

Tiến hành xử lý mẫu sơ bộ theo điều 5.1.2.1 (nếu thử ở 25oC, không phải xử lý sơ bộ). Sau đó thả rời từng mẫu đã xử lý vào dung dịch xà phòng 4 g/l với tỷ lệ khối lượng giữa mẫu và dung dịch 1 : 30. Giặt mẫu ở nhiệt độ 40±2oC (hoặc 25±2oC) trong 30 phút. Trong thời gian giặt, phải dùng tay bóp mẫu 10 lần.

5.3.2.2. Giặt nước

Tiến hành theo điều 5.1.2.2. Đối với trường hợp thử ở 25oC, phải sử dụng nước ở 25±2oC để giặt lại.

5.3.2.3. Làm khô mẫu theo điều 5.1.2.3.

5.3.2.4. Là phẳng mẫu theo điều 5.2.1.4.

5.4. Đo các khoảng cách đánh dấu trên mẫu sau khi giặt.

Sau khi đã làm khô và là phẳng mẫu, trải mẫu lên mặt bàn phẳng trong điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748 – 86 không ít hơn 24 giờ. Đo lại các khoảng cách giữa các điểm đã đánh dấu có độ chính xác đến 1 mm.

6. TÍNH TOÁN KẾT QUẢ

6.1. Mức độ thay đổi kích thước của mẫu thử theo hướng sợi dọc (Y) và hướng sợi ngang (Y), tính bằng phần trăm theo công thức:

Yd =   . 100 = 100 – 0,2 Id,

Y =  . 100 = 100 – 0,2 ,

trong đó:

Id - Giá trị trung bình của khoảng cách giữa các điểm đánh dấu theo hướng sợi dọc sau khi giặt, tính bằng mm;

In - Giá trị trung bình của khoảng cách giữa các điểm đánh dấu theo hướng sợi ngang sau khi giặt, tính bằng mm;

6.2. Khi tính toán lấy số liệu chính xác đến 0,01% và quy tròn đến 0,1%. Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của các kết quả xác định được.

6.3. Mức độ thay đổi kích thước của vải là kết quả trung bình xác định của các mẫu thử.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN1755:1986

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN1755:1986
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcCông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật2 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1755:1986 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định sự thay đổi kích thước sau khi giặt


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản hiện thời

              Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1755:1986 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định sự thay đổi kích thước sau khi giặt
              Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
              Số hiệuTCVN1755:1986
              Cơ quan ban hành***
              Người ký***
              Ngày ban hành...
              Ngày hiệu lực...
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcCông nghiệp
              Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
              Cập nhật2 năm trước

              Văn bản được căn cứ

                Văn bản hợp nhất

                  Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1755:1986 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định sự thay đổi kích thước sau khi giặt

                  Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1755:1986 về Vải dệt thoi - Phương pháp xác định sự thay đổi kích thước sau khi giặt