Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1773-16:1999

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-16:1999 (ISO 6097: 1983) về máy kéo và máy nông nghiệp tự hành - phương pháp thử - phần 16: tính năng làm việc của hệ thống sưởi ấm và thông thoáng trong buồng lái kín do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-16:1999 (ISO 6097: 1983) về máy kéo và máy nông nghiệp tự hành - phương pháp thử - phần 16: tính năng làm việc của hệ thống sưởi ấm và thông thoáng trong buồng lái kín do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8019-2:2008 (ISO 14269-2 : 1997) về Máy kéo và máy tự hành dùng trong nông lâm nghiệp - Môi trường buồng lái - Phần 2: Sưởi ấm, thông thoáng và điều hoà không khí - Tính năng và phương pháp thử .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-16:1999 (ISO 6097: 1983) về máy kéo và máy nông nghiệp tự hành - phương pháp thử - phần 16: tính năng làm việc của hệ thống sưởi ấm và thông thoáng trong buồng lái kín do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1773-16:1999

(ISO 6097: 1983)

MÁY KÉO VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP TỰ HÀNH - PHƯƠNG PHÁP THỬ

PHẦN 16: TÍNH NĂNG LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG SƯỞI ẤM VÀ THÔNG THOÁNG TRONG BUỒNG LÁI KÍN

Agricultural tractors and self - propelled machines - Test procedures

Part 16: Performance of heating and ventilation systems in closed cabs

TCVN 1773-16: 1999 phù hợp với ISO 6097: 1983.

TCVN 1773-16: 1999 thay thế cho nội dung thử quy định ở điều 3.6.2 và 5.2.2 TCVN 1773-1991.

TCVN 1773: 1999 gồm có 18 phần.

TCVN 1773-16: 1999 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN / TC 23 Máy kéo và máy dùng trong nông-lâm nghiệp biên soạn. Tổng Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng và Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Phần này của CTVN 1773 qui định phương pháp thử tính năng làm việc của các hệ thống sưởi ấm và thông thoáng trong các buồng lái kín của máy kéo và máy nông nghiệp tự hành.

Phương pháp này dùng để so sánh các hệ thống sưởi ấm và thông thoáng trong buồng lái và để xác định khí hậu bên trong buồng lái đối chiếu với các yêu cầu đã được qui định về nhiệt độ và tốc độ không khí. Công việc này có thể đạt được bằng hai qui trình khác nhau nhưng là tương đương:

a) Thử ở trong buồng lạnh;

b) Thử không có buồng lạnh.

Trong trường hợp sau điều cốt lõi là các yêu cầu đối với tốc độ gió phải được xem xét (xem điều 5) (ví dụ có thể thực hiện bằng cách sử dụng quạt) và các kết quả thử không để bị ảnh hưởng bởi năng lượng bức xạ xung quanh (ví dụ, nắng chiếu trực tiếp).

Hai nguyên tắc cơ bản của hệ thống sưởi ấm cũng cần được cân nhắc là:

a) Sưởi ấm độc lập với động cơ : Trong trường hợp này, hệ thống sưởi ấm phải được điều khiển theo đúng chỉ dẫn của nhà máy chế tạo.

b) Sưởi ấm phụ thuộc vào động cơ: Trong trường hợp này phải thử hệ thống sưởi ấm với động cơ làm việc có tải trong điều kiện đã qui định, (xem điều 5.4.5), tương ứng xấp xỉ mức tải của động cơ máy trong khi kéo một rơ mooc không có tải di chuyển trên đường.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 1773-12 (ISO 2288) Máy kéo và máy nông nghiệp - Qui tắc thử động cơ trên băng thử - Công suất hữu ích.

ISO 3462 Máy kéo và máy móc sử dụng trong nông - lâm nghiệp - Điểm chỉ dẫn chỗ ngồi - Phương pháp xác định.

ISO 3737 Máy kéo và máy tự hành nông nghiệp - Phương pháp thử hệ thống điều áp bao quanh.

3. Thiết bị thí nghiệm

3.1. Các thiết bị đo nhiệt độ từ xa, ví dụ, nhiệt ngẫu, độ chính xác tới ± 0,50C.

3.2. Máy đo tốc độ gió có độ chính xác 10% để đo tốc độ không khí ở trong buồng lạnh và buồng lái.

3.3. áp kế có độ chính xác 10% để đo áp suất trong buồng lái.

3.4. Thiết bị đo lưu lượng nước sao cho độ tụt áp suất không vượt quá 500 Pa, có độ chính xác là 2%.

3.5. Thiết bị đo thời gian, độ chính xác tới 0,5 s.

3.6. Đồng hồ đo tốc độ quay có độ chính xác là 2% để đo tốc độ động cơ.

3.7. Buồng lạnh (không bắt buộc) cần phải đủ rộng để chứa được toàn bộ máy kéo/ máy tự hành và được trang bị thiết bị để cung cấp và duy trì nhiệt độ và tốc độ gió bao quanh buồng lái ở những trị số được qui định ở điều 5.1.

3.8. Trang bị để gây tải cho động cơ (chỉ cần khi thử hệ thống sưởi ấm phụ thuộc vào động cơ).

4. Các vị trí đo

4.1. Đo nhiệt độ xung quanh

4.1.1. Động cơ có quạt hút

Tiến hành các phép đo sau:

a) ở cách phía trước máy kéo hoặc máy tự hành 1 đến 1,5 m và ở độ cao cách sàn xấp xỉ 1,5 m.

b) ở cửa lỗ nạp không khí vào thiết bị sưởi. Trong trường hợp có nhiều cửa nạp không khí thì phải đo nhiệt độ không khí tối thiểu là ở một cửa nạp nào mà chịu ảnh hưởng ít nhất từ nguồn nhiệt bên ngoài.

4.1.2. Động cơ có quạt đẩy

Tiến hành các phép đo sau:

a) ở một vị trí có nhiệt độ tương đương với nhiệt độ qui định trong điều 4.1.1.a);

b) ở cửa nạp không khí vào thiết bị sưởi như được mô tả ở điều 4.1.1.b).

4.2. Đo nhiệt độ động cơ (không bắt buộc)

Nhiệt độ chất làm mát, nếu đo, thì phải đo tại cửa ra của khối xi lanh hoặc tại đỉnh xi lanh trước khi chất làm mát chảy tới bộ điều chỉnh nhiệt.

Trường hợp động cơ làm mát bằng không khí thì tiến hành đo nhiệt độ động cơ ở vị trí do nhà máy chế tạo qui định.

4.3. Đo nhiệt độ thiết bị sưởi và lưu lượng chất làm mát (không bắt buộc)

4.3.1. Nhiệt độ của chất làm mát vào thiết bị sưởi, nếu đo, thì phải đo ở càng gần ống dẫn vào càng tốt. Đối với các hệ thống dùng nhiều thiết bị đốt nóng thì nhiệt độ của chất làm mát phải được đo ở ống dẫn vào thiết bị sưởi đầu tiên nhận dòng chất làm mát.

4.3.2. Nhiệt độ của chất làm mát ra khỏi thiết bị sưởi, nếu đo thì đo ở càng gần sát ống dẫn ra càng tốt. Đối với các hệ thống dùng nhiều thiết bị đốt nóng, nhiệt độ của chất làm mát phải được đo ở ống dẫn ra của thiết bị đốt nóng cuối cùng.

4.3.3. Lưu lượng chất làm mát có thể được đo để tính toán khả năng sưởi ấm. Nếu đo lưu lượng nước thì lưu lượng phải được đo bằng lưu lượng kế (điều 3.4).

4.3.4. Nhiệt độ không khí ra khỏi thiết bị sưởi, nếu đo, thì phải đo ít nhất ở một cửa ra, sâu vào bên trong cửa ra 10 mm. Có thể dùng các phép đo nhiệt độ nhiều lần để nhận được nhiệt độ trung bình ở các cửa ra của thiết bị sưởi lớn.

4.4. Đo nhiệt độ không khí trong buồng lái (xem hình vẽ)

Cần thực hiện các phép đo sau:

a) Tại bên trái: ở cách trên sàn buồng lái 50mm, ở sau tâm bàn đạp li hợp 100 mm và trên đường thẳng với cạnh ngoài bàn đạp li hợp (cho chân trái, xem hình vẽ, vị trí 1);

b) Tại bên phải: Cao cách sàn 50 mm, ở sau tâm bàn đạp phanh bên phải 10 mm và ở trên đường thẳng với cạnh ngoài của bàn đạp phanh bên phải (đối với chân phải xem hình vẽ, vị trí 2);

c) Tại bên trái: Cách điểm chỉ dẫn chỗ ngồi 150 mm về phía trên và 10 mm về phía dưới, cách mặt phẳng dọc tâm của chỗ ngồi 300 mm (đối với hông trái, xem hình vẽ, vị trí 3);

d) Tại bên phải: Cách điểm chỉ dẫn chỗ ngồi 150 mm về phía trên và 100 mm về phía dưới, cách mặt phẳng dọc tâm của chỗ ngồi 300 mm (đối với hông phải xem hình vẽ, vị trí 4);

e) Cách điểm chỉ dẫn chỗ ngồi 760 mm về phía trên và 150 mm về phía sau (đối với đầu người lái, xem hình vẽ, vị trí 5);

f) ở tâm vành tay lái (xem hình vẽ, vị trí 6).

4.5. Đo tốc độ gió trong buồng lái (xem hình vẽ)

Phải đo tốc độ gió theo hướng có tốc độ gió lớn nhất:

a) Cách điểm chỉ dẫn chỗ ngồi 760 mm về phía trên và 150 mm về phía trước (đối với đầu người lái; xem hình vẽ, vị trí 5);

b) Cách điểm chỉ dẫn chỗ ngồi 150 mm về phía trước và 760 mm về phía trên (đối với tầm mắt người lái; xem hình vẽ, vị trí 7).

4.6. Đo tốc độ gió ở ngoài buồng lái

Phải thực hiện các phép đo ở cách máy kéo hoặc máy tự hành 1 đến 1,5 m về phía trước và ở độ cao cách nền 1,5 m.

5. Phương pháp thử

5.1. Tổng quát

Khả năng sưởi ấm phải được thử ở nhiệt độ môi trường xung quanh là -50C hoặc -150C. Nhiệt độ xung quanh này phải được duy trì trong phạm vi sai lệch ± 30C. Việc lựa chọn nhiệt độ môi trường xung quanh nào để tiến hành thử là do người thử quyết định. Tốc độ gió ở phía trước buồng lái phải là 5 ± 1 m/s. Hướng chính của gió được qui định ở ngay phía trước kính chắn gió trước của buồng lái.

5.2. Điều chỉnh ghế ngồi và tay lái

5.2.1. Điểm chỉ dẫn chỗ ngồi

Điểm chỉ dẫn chỗ ngồi phải được xác định phù hợp với ISO 3463. Ghế ngồi phải được điều chỉnh tới vị trí tận cùng phía sau cùng với điều chỉnh theo phương thẳng đứng tại vị trí giữa và cho bộ phận treo chịu tải tại vị trí giữa đó.

5.2.2. Tay lái

Các tay lái có thể điều chỉnh được phải đặt ở vị trí bình thường đối với người ngồi lái.

5.3. Giai đoạn ngâm máy

Máy kéo/ máy tự hành phải được bảo quản. với động cơ không làm việc, ở nhiệt độ thử qui định trong khoảng thời hạn không ít hơn 10 giờ. Thời hạn này có thể giảm xuống nếu như có sẵn các dụng cụ kiểm tra để chứng tỏ rằng chất làm mát và bôi trơn động cơ giữ được ổn định ở nhiệt độ thử qui định.

5.4. Khởi động và gây tải cho động cơ

5.4.1. Sau giai đoạn ngâm máy qui định (xem điều 5.3) có thể khởi động động cơ bằng bất kỳ phương tiện bên ngoài nào.

5.4.2. Khởi động động cơ được coi là sự khởi đầu của giai đoạn kiểm tra.

5.4.3. Trong khoảng 5 phút thử đầu tiên, tốc độ quay của động cơ cần phù hợp với chỉ dẫn của nhà máy nhằm hâm nóng động cơ khi khởi động trong thời tiết lạnh.

5.4.4. Cần điều khiển tốc độ động cơ của người điều khiển phải đặt ở vị trí ở tốc độ động cơ lớn nhất.

5.4.5. Bất kỳ tải trọng bên ngoài nào phù hợp nào mà bằng 20 ± 5% công suất chỉ thị động cơ và được đo theo TCVN 1773 - 12 (ISO 2288), đều có thể sử dụng được.

5.5. Điều chỉnh hệ thống sưởi ấm

5.1.1. Hệ thống sưởi ấm phải được điều chỉnh đạt mức công suất tối đa.

5.5.2. Quạt đốt nóng có thể được mở vào bất kỳ lúc nào trong khi thử.

5.6. Ghi kết quả thử

Tất cả nhiệt độ phải được ghi lại liên tục hoặc cách quãng không quá 5 phút. Vào cuối giai đoạn thử, tiến hành đo áp suất trong buồng lái theo ISO 3737.

Có thể đo tốc độ gió sau khi thử trong những điều kiện giống như khi thử.

5.7. Thời gian thử

Việc thử sẽ phải dừng lại khi ít nhất một trong những điều kiện sau đây đã được thực hiện:

a) Nhiệt độ không khí cao nhất đo được ở trong buồng lái tăng chỉ dưới 10C trong vòng 5 phút;

b) Đã được 60 phút từ lúc bắt đầu thử.

6. Báo cáo kết quả thử

Báo cáo kết quả thử sẽ bao gồm các thông tin sau, nếu không sử dụng mẫu báo cáo thử trong phụ lục:

a) Nhãn hiệu và kiểu máy kéo - máy tự hành (cần ghi rõ: rèm che bộ tản nhiệt, quạt hoặc bộ phận khoá bộ tản nhiệt có được sử dụng để tăng nhiệt độ chất làm mát không);

b) Nhiệt độ mở van hằng nhiệt của động cơ máy kéo/ máy tự hành;

c) Nhãn hiệu và kiểu buồng lái;

d) Nhãn hiệu và kiểu hệ thống sưởi ấm và thông thoáng;

e) Nhiệt độ không khí xung quanh;

f) Biểu đồ biểu thị nhiệt độ trung bình trong buồng lái dạng hàm số theo thời gian;

g) Nhiệt độ ổn định tại tất cả các vị trí đo bên trong buồng lái và thời gian khi điều kiện ổn định đã đạt được;

h) Sự chênh lệch nhiệt độ ổn định giữa chân phải và chân trái (vị trí 1 và 2 ) và sự chênh lệch lớn nhất giữa mức chân và đầu (vị trí 1 hoặc 2 và vị trí 5);

j) Tốc độ gió ở hai vị trí đo trong buồng lái ;

k) áp suất trong buồng lái ;

m) ở nơi có thể áp dụng được, đo nhiệt độ chất làm mát động cơ lúc kết thúc thử nghiệm ;

n) ở nơi có thể áp dụng được, đo lưu lượng (điều 4.3.3) và nhiệt độ bộ phận sưởi ấm ở cửa vào và cửa ra (điều 4.3.1 và 4.3.2).

 

PHỤ LỤC A

(Qui định)

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỬ

1. Số thử nghiệm: …………………… Ngày tháng

2. Người đăng ký thử nghiệm:

3. Nhãn hiệu và kiểu máy kéo[1][1]/ máy tự hành:

Nhiệt độ hoạt động của bộ điều nhiệt: .................................................................................. oC

Các đặc điểm riêng:

Ghi rõ: Rèm che bộ tản nhiệt, quạt hoặc bộ phận khoá lọc tản nhiệt có được sử dụng trong khi thử không:

4. Nhãn hiệu và kiểu buồng lái:

Mô tả (lớp bọc):

5. Nhãn hiệu và kiểu hệ thống sưởi ấm:

6. Nhiệt độ không khí xung quanh trong khi thử: ................................................................... oC

7. Nhiệt độ trung bình trong buồng lái (trình bày đồ thị dạng hàm số theo thời gian)….

Chú thích: Nhiệt độ trung bình là giá trị trung bình của 6 vị trí được thống kê trong điều 8 dưới đây:

Thời gian, phút

8. Nhiệt độ ổn định trong buồng lái:

Bàn chân trái ……..………….oC đã đạt được sau……………. phút

Bàn chân phải ……..……….. .oC đã đạt được sau……………. phút

Hông trái ……..……………....oC đã đạt được sau……………. phút

Hông phải ……..……………..oC đã đạt được sau……………. phút

Mức ngang đầu ……..………..oC đã đạt được sau……………. phút

Mức ngang bàn tay…..………..oC đã đạt được sau……………. phút

9. Biến đổi nhiệt độ đã ổn định trong phạm vi buồng lái

Chênh lệch nhiệt độ giữa chân phải và chân trái: ……………oC

Chênh lệch nhiệt độ giữa chân trái/phải[2][2] và mức ngang đầu:…………oC

10. Tốc độ gió trong buồng lái:

Mức ngang mắt ........................................................................................................... m/s

Mức ngang đầu ........................................................................................................... m/s

11. áp suất trong buồng lái: ........................................................................................... Pa

12. Nhiệt độ chất làm mát động cơ: ............................................................................... oC

13. Khả năng của bộ phận sưởi ấm

Nhiệt độ chất làm mát khi vào bộ phận sưởi ấm: ............................................................ oC

Nhiệt độ chất làm mát ra khỏi bộ phận sưởi ấm: ............................................................ oC

Lưu lượng chất làm mát đi qua bộ phận sưởi ấm:………………. dm3/s

Chú thích: Nếu chất làm mát là không khí thì sử dụng đơn vị đo là mét khối trên giờ sẽ thích hợp hơn.



[1][1] Gạch bỏ chữ không sử dụng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN1773-16:1999

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN1773-16:1999
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoHết hiệu lực
Lĩnh vựcNông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN TCVN1773-16:1999

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-16:1999 (ISO 6097: 1983) về máy kéo và máy nông nghiệp tự hành - phương pháp thử - phần 16: tính năng làm việc của hệ thống sưởi ấm và thông thoáng trong buồng lái kín do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-16:1999 (ISO 6097: 1983) về máy kéo và máy nông nghiệp tự hành - phương pháp thử - phần 16: tính năng làm việc của hệ thống sưởi ấm và thông thoáng trong buồng lái kín do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN1773-16:1999
                Cơ quan ban hànhBộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoHết hiệu lực
                Lĩnh vựcNông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-16:1999 (ISO 6097: 1983) về máy kéo và máy nông nghiệp tự hành - phương pháp thử - phần 16: tính năng làm việc của hệ thống sưởi ấm và thông thoáng trong buồng lái kín do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

                    Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-16:1999 (ISO 6097: 1983) về máy kéo và máy nông nghiệp tự hành - phương pháp thử - phần 16: tính năng làm việc của hệ thống sưởi ấm và thông thoáng trong buồng lái kín do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành