Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1827:1976

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1827:1976 về Dây kim loại - Phương pháp thử xoắn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1827:1976 về Dây kim loại - Phương pháp thử xoắn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1827:1993 về Dây kim loại – Phương pháp thử xoắn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1827:1976 về Dây kim loại - Phương pháp thử xoắn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1827 - 76

DÂY KIM LOẠI - PHƯƠNG PHÁP THỬ XOẮN

Wire - Torsion test method

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp thử khả năng biến dạng của dây kim loại khi xoắn theo một hướng hoặc nhiều hướng và thử khuyết tật, tính không đồng đều của dây.

Dây thử có mặt cắt tròn, đường kính từ 0,3 đến 10 mm. Đối với những dây có các mặt cắt khác, đường kính dây là khoảng cách nhỏ nhất giữa hai thanh cặp giữ mẫu.

1. CHỈ DẪN CHUNG

Tùy theo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn về dây có thể tiến hành những phương pháp thử sau đây:

a) Xoắn với hướng xoắn không thay đổi;

b) Xoắn với hướng xoắn thay đổi;

c) Xoắn với hai mẫu song song.

2. LẤY MẪU THỬ

2.1. Số lượng mẫu, phương pháp gia công mẫu được quy định trong các tiêu chuẩn của sản phẩm.

2.2. Chiều dài mẫu phụ thuộc vào độ lớn của đường kính và được qui định trong bảng 1.

Đối với những dây có mặt cắt khác, chiều dài mẫu tương ứng với chiều dài của các mẫu dây tròn có diện tích mặt cắt tương ứng.

Chú thích: cho phép dùng những mẫu có chiều dài khác theo qui định cụ thể trong các tiêu chuẩn sản phẩm.

2.3. Mẫu trước khi thử phải thẳng. Có thể nắn thẳng bằng tay, bằng búa trên bàn kê gỗ, đồng, và bằng máy nắn. Khi nắn mẫu không được làm hư hại bề mặt của mẫu, phải đảm bảo hình dạng mặt cắt và tính chất của mẫu không thay đổi.

Bảng 1

mm

Đường kính dây (d)

Chiều dài mẫu

Lớn hơn hoặc bằng 0,3 đến 1

200 d

Lớn hơn hoặc bằng 1 đến 5

100 d

Lớn hơn hoặc bằng 5

50 d

3. THIẾT BỊ THỬ

3.1. Ngàm máy phải có độ cứng thích hợp (lớn hơn hay bằng 62 HRC). Trên ngàm máy có thể làm các rãnh, khía để đảm bảo mẫu được phá hủy ở ngoài ngàm máy.

3.2. Hai ngàm máy khi thử phải luôn luôn ở trên cùng một trục và không để mẫu bị uốn trong khi xoắn.

3.3. Một đầu ngàm máy có thể quay xung quanh trục dọc, nhưng không được xê dịch theo trục đó; còn đầu ngàm kia có thể xê dịch theo trục dọc.

3.4. Phải có bộ phận điều chỉnh tốc độ xoắn và có bộ phận ghi số lần xoắn.

4. TIẾN HÀNH THỬ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

4.1. Mẫu phải được lắp vào máy sao cho trục của mẫu trùng với trục của ngàm máy. Trong quá trình thử mẫu phải căng.

4.2. Mẫu phải được cặp chặt để khi xoắn không xê dịch được trong ngàm máy. Cần phải đặt một lực kéo làm căng mẫu ban đầu. Lực kéo này không được quá 2 % lực phá hủy mẫu đối với các mẫu dây thép và không quá 5% lực phá hủy đối với những mẫu không có sắt.

4.3. Ngàm máy quay với tốc độ tăng dần tới khi đạt được tốc độ xoắn qui định. Quá trình xoắn được kết thúc khi mẫu gẫy hoặc tới khi đạt được số vòng xoắn quy định.

4.4. Tốc độ xoắn được quy địh ở bảng 2.

Bảng 2

Đường kính dây d (mm)

Tốc độ xoắn (vg/s)

Lớn hơn hoặc bằng 0,3 đến 1

3

Lớn hơn hoặc bằng 1 đến 1,5

1,5

Lớn hơn hoặc bằng 1,5 đến 3

1

Lớn hơn hoặc bằng 3 đến 5

0,5

Lớn hơn hoặc bằng 5

0,25

4.5. Nếu mẫu gãy trong khoảng cách bằng 2 d kể từ đầu ngàm máy hoặc gãy trong ngàm máy khi số vòng quay vẫn chưa đủ yêu cầu thì coi như phép thử chưa đạt và phải tiến hành lại.

4.6. Khi thử xoắn theo nhiều hướng, mẫu cũng được lắp vào ngàm máy như trường hợp theo điều 4.1 và 4.2. Mẫu được xoắn một số vòng nhất định theo một hướng và sau đó lại xoắn ngược lại theo hướng khác:

a) với cùng số vòng quay như hướng trước;

b) tới lúc gẫy;

c) tới một số vòng nhất định và sau đó lại xoắn theo hướng cũ.

Số vòng xoắn theo mỗi hướng mà dây có thể chịu được phải được xác định trước đối với mỗi trường hợp.

5. BIÊN BẢN THỬ

Khi báo cáo kết quả cần ghi rõ:

Ký hiệu mẫu;

Số lượng và phương pháp gia công mẫu;

Đường kính mẫu;

Lực kéo làm căng mẫu;

Số lần xoắn hoàn toàn (Nt) với giá trị trung bình và giá trị riêng lẻ. Nếu cho trước số lần xoắn Nt, mà tới đó mẫu vẫn chưa gãy thì viết là Nt mẫu chưa gãy.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN1827:1976

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN1827:1976
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành04/12/1976
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoHết hiệu lực
Lĩnh vựcCông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1827:1976 về Dây kim loại - Phương pháp thử xoắn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1827:1976 về Dây kim loại - Phương pháp thử xoắn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN1827:1976
                Cơ quan ban hànhỦy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
                Người ký***
                Ngày ban hành04/12/1976
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoHết hiệu lực
                Lĩnh vựcCông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1827:1976 về Dây kim loại - Phương pháp thử xoắn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

                          Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1827:1976 về Dây kim loại - Phương pháp thử xoắn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành