Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1862:1976

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1862:1976 về Giấy và cactông - Phương pháp xác định độ dài đứt và độ dài giãn tại thời điểm đứt do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1862:1976 về Giấy và cactông - Phương pháp xác định độ dài đứt và độ dài giãn tại thời điểm đứt do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 1862 – 76

GIẤY VÀ CACTÔNG

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ DÀI ĐỨT VÀ ĐỘ DÃN DÀI TẠI THỜI ĐIỂM ĐỨT

Method for the determination of tensile strength and stretch

1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ dài đứt và độ dãn dài tại thời điểm đứt của giấy và cactông.

Việc áp dụng tiêu chuẩn phải được nêu trong các văn bản kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn áp dụng cho từng sản phẩm giấy và cactông.

2. Nguyên tắc

Kéo một băng giấy hoặc cactông có kích thước quy định cho đến khi đứt. Dựa vào kết quả đó mà suy ra độ dài cần thiết của băng mẫu có khối lượng đủ nặng để kéo đứt băng mẫu khi treo lên.

3. Dụng cụ thử

Bình hút ẩm

Kéo hoặc dao cắt mẫu

Máy xác định lực kéo đứt đồng thời có trang bị bộ phận đo giá trị độ dãn dài.

4. Chuẩn bị mẫu

Dùng kéo hoặc dao cắt 10 băng giấy mẫu theo chiều dọc và 10 băng giấy mẫu theo chiều ngang tờ giấy. Chiều dài các băng mẫu phải dài hơn khoảng cách giữa hai má kẹp của máy kéo đứt là 40 mm (khoảng cách giữa hai má kẹp thường là 180 mm). Chiều rộng của băng giấy là 15 mm, đối với cactông chiều rộng 50 mm.

Khi cắt mẫu, phải đeo găng cao su hoặc bằng phương pháp gián tiếp để tránh chạm tay vào mẫu.

Mẫu cắt xong phải thẳng mép, không bị rách mép, không có nếp gấp hoặc nếp nhăn, không bẩn.

Sau đó, đặt mẫu vào bình hút ẩm có độ ẩm 65 ± 5%, nhiệt độ 25 ± 5 °C trong thời gian quy định. Đối với giấy thời gian để trong bình hút ẩm không được ít hơn 12 giờ, đối với cactông – không ít hơn 24 giờ.

5. Tiến hành thử

Điều chỉnh kim chỉ trọng lực của máy về vị trí 0 và điều chỉnh khoảng cách giữa hai má kẹp về 180 mm.

Đặt tải trọng quy định cho từng loại máy, lên máy.

Mở má kẹp và kẹp mẫu vào sao cho băng mẫu không bị tuột ra. Băng mẫu phải phẳng đều, không được lệch, vênh.

Khi kẹp mẫu vào má kẹp không được chạm tay vào phần mẫu để thử.

Sau khi kẹp chặt hai má kẹp trên và hai má kẹp dưới, mở máy cho má kẹp dưới chuyển động, khi đó băng mẫu bị kéo dần ra cho đến khi đứt.

Thời gian kéo đứt của mỗi băng mẫu phải nằm trong khoảng 20 ± 5 giây – tính từ khi bắt đầu có tải trọng.

Kết quả thử của những băng bị đứt vì bị kẹp chặt quá hoặc bị tuột ra khỏi má kẹp, hoặc đứt gần hai bàn kẹp khoảng 15 mm thì không được tính và phải thử lại mẫu khác.

6. Tính kết quả

Độ dài đứt của băng mẫu (Rk) tính bằng mét, theo công thức:

Trong đó:

F – lực kéo đứt đọc được trên máy, tính bằng kG;

m – khối lượng 1 m2 của mẫu giấy hoặc cactông, tính bằng g/m2;

b – chiều rộng băng giấy hoặc cactông, tính bằng mm.

7. Độ dãn dài của băng giấy tại thời điểm đứt nếu băng giấy có chiều dài 180 mm, lấy theo giá trị cho trên thang chia của máy, tính bằng phần trăm.

Khi thử băng giấy có chiều dài khác, phải tính độ dãn dài (D), tính bằng phần trăm theo công thức:

Trong đó:

Δlmax – độ dãn dài tuyệt đối tại thời điểm đứt, tính bằng mm;

l0­ – chiều dài phần làm việc của băng giấy, tính bằng mm.

Hệ số K và F phụ thuộc vào độ ẩm cho trong bảng.

Độ ẩm không khí %

K

F

80

75

70

65

60

55

50

45

40

1,18

1,11

1,04

-

0,97

0,94

0,92

0,90

0,88

0,80

0,87

0,93

-

1,08

1,16

1,25

1,36

1,47

Chú thích. Độ dài đứt và đọ dãn dài tại thời điểm đứt phụ thuộc vào độ ẩm không khí. Nếu trong điều kiện thử mà độ ẩm không đạt theo độ ẩm quy định trên, phải tính độ dài đứt và độ dãn dài tại thời điểm đứt theo các công thức sau:

Độ dài đứt, tính bằng m:

Rk = Rk × K

Độ dãn dài tại thời điểm đứt (D), tính bằng phần trăm, theo công thức

D = D × F

Trong đó:

K và F – hệ số hiệu chỉnh về độ ẩm quy định;

Rk – độ dài đứt, xác định được khi độ ẩm của điều kiện thử khác với quy định, tính bằng m;

D – độ dãn dài tại thời điểm đứt, xác định được khi độ ẩm của điều kiện thử khác với quy định, tính bằng phần trăm.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN1862:1976

Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệu TCVN1862:1976
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 23/12/1976
Ngày hiệu lực ...
Ngày công báo ...
Số công báo Hết hiệu lực
Lĩnh vực Công nghiệp
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1862:1976 về Giấy và cactông - Phương pháp xác định độ dài đứt và độ dài giãn tại thời điểm đứt do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1862:1976 về Giấy và cactông - Phương pháp xác định độ dài đứt và độ dài giãn tại thời điểm đứt do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệu TCVN1862:1976
Cơ quan ban hành Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
Người ký ***
Ngày ban hành 23/12/1976
Ngày hiệu lực ...
Ngày công báo ...
Số công báo Hết hiệu lực
Lĩnh vực Công nghiệp
Tình trạng hiệu lực Không xác định
Cập nhật 17 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản được dẫn chiếu

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản được căn cứ

Văn bản hợp nhất

Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1862:1976 về Giấy và cactông - Phương pháp xác định độ dài đứt và độ dài giãn tại thời điểm đứt do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1862:1976 về Giấy và cactông - Phương pháp xác định độ dài đứt và độ dài giãn tại thời điểm đứt do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

  • 23/12/1976

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực