Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN2231:1989

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2231:1989 về vôi canxi cho xây dựng

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2231:1989 về vôi canxi cho xây dựng đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2231:2016 về Vôi canxi cho xây dựng .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2231:1989 về vôi canxi cho xây dựng


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 2231:1989

VÔI CANXI CHO XÂY DỰNG

Calcium lime for construction

Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 2231: 1977.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho vôi canxi xây dựng đóng rắn trong không khí để làm vữa xây dựng, chất kết dính và sản xuất các vật liệu xây dựng khác.

Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với vôi canxi đã được tôi.

1. Phân loại

1.1. Theo đặc tính hình dạng, vôi canxi cho xây dựng được phân thành các dạng sau: Vôi cục bao gồm các hạt vôi chưa qua nghiền hoặc hydrat hóa;

Vôi bột gồm vôi nghiền và vôi hydrat;

Vôi tôi là vôi canxi được tôi với một lượng nước cần thiết.

1.2. Theo tốc độ tôi, vôi canxi cho xây dựng được phân thành ba loại: vôi tôi nhanh, vôi tôi trung bình, vôi tôi chậm.

2. Yêu cầu kĩ thuật

2.1. Nguyên liệu để sản xuất vôi canxi cho xây dựng là đá canxi cacbonat theo TCVN2219:1991.

2.2. Vôi canxi cho xây dựng được phân loại chất lượng theo bảng sau:

2.3. Vôi canxi cho xây dựng khi xuất xưởng phải có giấy chứng nhận ghi rõ:

Tên xí nghiệp sản xuất;

Số hiệu lô sản phẩm;

Ngày tháng sản xuất và xuất xưởng;

Loại vôi;

Tổng hàm lượng (CaO + MgO) hoạt tính;

Tốc độ tôi; Khối lượng lô;

Số hiệu và kí hiệu tiêu chuẩn này.

Tên chỉ tiêu

Vôi cục và vôi bột nghiền

Vôi hydrat

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Loại 1

Loại 2

1

2

3

4

5

6

1. Tốc độ tôi vôi, tính bằng phút:

 

 

 

 

 

a.Tôi nhanh, không lớn hơn

10

10

10

-

-

b.Tôi trung bình, không lớnhơn

20

20

20

-

-

c.Tôi chậm, lớn hơn

20

20

20

-

-

2. Hàm lượng MgO, tính bằng%, không lớn hơn

5

5

5

-

-

3. Tổng hàm lượng (CaO + MgO) hoạt tính, tính bằng %, không nhỏ hơn

88

80

70

67

60

4. Hàm lượng CO2, tính bằng %, không lớn hơn

2

4

6

4

6

5. Hàm lượng mất khi nung, tính bằng %, không lớn hơn

5

7

10

-

-

6. Độ nhuyễn của vôi tôi, tính bằng 1/kg, không nhỏ hơn

2,4

2,0

1,6

-

-

7. Hàm lượng hạt không tôi được của vôi cục, tính bằng %, không lớn hơn

5

7

10

-

 

8. Độ mịn của vôi bột, tính bằng% không lớn hơn

 

 

 

 

 

Trên sàng 0,063

2

2

2

6

8

Trên sàng 0,008

10

10

10

-

-

9. Độ ẩm, tính bằng %, không lớn hơn

-

-

-

6

6

Chú thích: Chỉ tiêu (7) chỉ áp dụng đối với vôi cục và chỉ tiêu (8) chỉ áp dụng với vôi bột.

3. Phương pháp thử

3.1. Vôi canxi cho xây dựng được nghiệm thu theo từng lô, khối lượng mỗi lô không lớn hơn 60 tấn.

3.2. Lấy mẫu

3.2.1. Khối lượng mẫu để kiểm tra chất lượng của mỗi lô lấy không ít hơn 30kg đối với vôi cục và không ít hơn 20kg đối với vôi bột.

3.2.2. Mẫu được lấy ở 10 vị trí rải rác toàn lô với vôi cục và lấy ngẫu nhiên ở 10 bao rải rác toàn lô với vôi bột, sao cho các mẫu lấy ra đại diện cho toàn lô.

3.3. Các mẫu vôi sau khi lấy được đựng trong bao có lớp cách ẩm hoặc hộp kín và bảo quản nơi khô ráo.

3.4. Chuẩn bị mẫu.

3.4.1. Với vôi cục, mẫu được đập nhỏ qua sàng có đường kính lỗ 20 mm. Trộn đều rồi rút gọn bằng phương pháp chia tư lấy ra 5kg để xác định các chỉ tiêu độ nhuyễn, hàm lượng hạt không tôi, khối lượng thể tích vôi tôi.

Lấy tiếp 500g vôi đã qua sàng có kích thước lỗ 20 mm và nghiền lọt qua sàng có kích thước lỗ 0,09mm. Trộn đều rồi bằng phương pháp chia tư lấy ra 100g đem nghiền tiếp lọt qua sàng có kích thước lỗ 0,08mm. Mẫu đã chuẩn bị được bảo quản trong bình thủy tinh kín.

3.4.2. Với vôi bột, trộn đều rồi rút gọn bằng phương pháp chia tư lấy ra 300g cho vào bình thủy tinh kín. Mẫu còn lại đựng trong bao cách ẩm để thí nghiệm độ nhuyễn vôi tôi và hàm lượng hạt không tôi.

3.5. Dụng cụ hóa chất:

Cân có độ chính xác 0,1 g và 0,01 g;

Tủ sấy (150 ± 10°C);

Bếp điện;

Lò điện 1000°C;

Chén Platin;

Bình hút ẩm;

Cối sứ, cối mã não;

Bình tam giác 500ml, 250ml, 150ml;

Cốc thủy tinh 1000ml;

Phễu thủy tinh;

Thùng tôi vôi;

Dụng cụ xác định tốc độ tôi;

Pipet;

Đồng hồ bấm giây;

Nhiệt kế thủy ngân;

Sàng có kích thước lỗ 0,063; 0,09; 0,008; 20 mm;

Axít clohyđríc;

Chỉ thị phênolphtalein.

3.6. Xác định nhiệt độ tôi và tốc độ tôi

3.6.1. Dụng cụ:

Nhiệt kế thủy ngân 150°C; Nút cao su;

Bình cách nhiệt dày 50 - 60 mm;

Bình tam giác 150ml;

Mẫu thí nghiệm.

3.6.2. Tiến hành thử và tính kết quả

Cân 10g mẫu đã được chuẩn bị theo điều 3.4 cho vào bình tam giác đổ tiếp 20ml nước ở nhiệt độ 20°C rồi đậy ngay nút bình có gắn nhiệt kế, sau 30 giây lắc nhẹ bình mẫu, phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ trên nhiệt kế. Cứ 1 phút đọc nhiệtđộ 1 lần cho đến khi trong 3 phút nhiệt độ không tăng quá 1°C thì dừng thínghiệm.

Nhiệt độ tôi là nhiệt độ đạt được thi dừng thí nghiệm.

Tốc độ tôi là thời gian tính bằng phút kể từ khi đổ nước đến lúc nhiệt độ đạt cao nhất.

3.7. Xác định hàm lượng MgO

Theo TCVN 141: 1987. Xi măng, phương pháp phân tích hóa học.

3.8. Xác định hàm lượng (CaO + MgO) hoạt tính khi hàm lượng MgO trong vôi không lớn hơn 5%.

3.8.1. Tiến hành thí nghiệm

Lấy khoảng 4 - 5 g mẫu đã được chuẩn bị theo điều 3.4. dùng cối sứ hoặc cối mãnão nghiền mịn. Cân 1 g mẫu nghiền (với vôi hydrat cần 1 - 1,2 gam).

Cho vào bình tam giác dung tích 250ml, cho tiếp 150ml nước cất và 15 - 20 hạt cườm thủy tinh vào bình rồi đậy bằng phễu thủy tinh và đun nóng trong 5 phút (không được đun sôi). Rửa thành bình và phễu bằng nước cất nóng rồi nhỏ 2 - 3 giọt phenolphtatein 1% vào dung dịch, chuẩn dung dịch bằng axít clohydric 1N tới khi mất màu hồng.

Sau 5 phút, dung dịch không xuất hiện lại màu hồng thì thí nghiệm kết thúc.

3.8.2. Tính kết quả

Tổng hàm lượng (CaO + MgO) hoạt tính trong vôi cục, vôi bột nghiền, tính bằng phần trăm, theo công thức:

Tổng hàm lượng (CaO + MgO) hoạt tính (λ) trong vôi hydrat, tính bằng phần trăm, theo công thức:

Trong đó:

Vo– là thể tích axít clohydric 1N tiêu tốn, tính bằng ml;

K – là hệ số hiệu chỉnh cho độ chuẩn của dung dịch axít clohydric 1N;

M – là khối lượng mẫu thí nghiệm, tính bằng g;

2,084 – là lượng canxi oxit tương ứng với 1 ml dung dịch HCl 1N nhân với 100

w – là độ ẩm của vôi hydrat, tính bằng % (theo điều 3.15).

3.9. Xác định hàm lượng nước thủy hóa của vôi chưa tôi và hàm lượng CO2

3.9.1. Xác định hàm lượng nước thủy hóa

3.9.1.1. Tiến hành thí nghiệm

Cân 1g đã được chuẩn bị theo điều 3.4. cho vào chén sứ hoặc chén platin đãđược sấy khô đến khối lượng không đổi. Nung chén mẫu trong lò điện ở nhiệt độ520 ± 20°C trong 2 giờ. Sau đó lẫy mẫu ra làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ trong phòng rồi cân chén mẫu.

3.9.1.2. Tính kết quả:

Hàm lượng nước thủy hóa (N), tính bằng phần trăm theo công thức

Trong đó:

G1- là khối lượng mẫu trước khi nung, tính bằng gam;

G2- là khối lượng mẫu sau khi nung, tính bằng gam;

3.9.2. Xác định hàm lượng CO2

3.9.2.1. Tiến hành thí nghiệm

Dùng luôn chén mẫu vừa xác định hàm lượng nước thủy hóa ở điều 3.9.1. cho vào lò nung tiếp ởnhiệt độ 975 ± 25°C trong 1 giờ. Mẫu lấy ra làm nguội trong bình hút ẩm tới nhiệt độ trong phòng, rồi cân lại chén mẫu.

3.9.2.2. Tính kết quả:

Trong đó:

G1- là khối lượng mẫu trước khi nung, tính bằng gam;

G2 - là khối lượng mẫu sau khi nung ở 520 ± 20°C, tính bằng g;

3

 
G3- là khối lượng mẫu sau khi nung ở 975 ± 25°C , tính bằng g;

3.10. Xác định lượng mất khi nung

3.10.1. Tiến hành thí nghiệm và tính kết quả

Tiến hành thí nghiệm như điều 3.9 lượng mất khi nung là tổng hàm lượng nước thủy hóa và hàm lượng CO2tính bằng phần trăm theo công thức:

MKN = N + CO2

Trong đó:

N là hàm lượng nước thủy hóa, tính bằng %;

CO2là hàm lượng CO2, tính bằng %;

3.11. Xác định lượng nước cần thiết để tôi và độ nhuyễn của vôi tôi.

3.11.1. Dụng cụ để tôi vôi

Dụng cụ để tôi vôi là một hộp gỗ trong có lót tôn tráng kẽm, đáy hộp tròn có diện tích 1.000 cm2, chiều cao hộp 40 cm. Hộp có nắp đậy và hai quai cầm.

3.11.2. Tiến hành thử và tính kết quả

Cân 5 kg mẫu đã được chuẩn bị theo điều 3.4. rồi rải đều vào đáy hộp tôi vôi. Đổ từ 8 – 12 lít nước vào hộp, dùng thanh gỗ quấy đều và san bằng mặt mẫu.

Sau khi vôi hết sôi, nếu thiếu nước phải đổ thêm để mực nước cao hơn mặt mẫu không ít hơn 2 cm. Đậy nắp hộp lại và để yên 24 giờ, sau đó hút hết nước thừa trên mặt hồ vôi.

Lấy tổng lượng nước đổ vào trừ lượng nước rút ra, ta được lượng nước cần thiết đểtôi.

Đo chiều cao hồ vôi theo phương pháp thẳng đứng bằng thước có vạch sẵn. Mỗi cm chiều cao đo được tương ứng với 1 lít vôi tôi. Chiều cao đo được tính bằng cm chia cho 5 thì được độ nhuyễn của vôi tôi.

Độ nhuyễn vôi tôi là thể tích vôi tôi thu được 1 kg vôi cục.

3.12. Xác định khối lượng thể tích của vôi tôi

Khuấy đều 1 – 2 phút vôi đã tôi ở  điều 3.11. Sau đó cho vào bình có thể tích 1 lít đãđược cân sẵn. Vôi tôi cho vào bình làm 3 lần và sau mỗi lần lắc nhẹ bình để vôi tôiđược phân bố đều. Khi đủ 1 lít thì đem cân cả bình lẫn vôi.

Hiệu số khối lượng bình có vôi và khối lượng bình không là khối lượng thể tích của vôi tôi.

3.13. Xác định hàm lượng hạt không tôi

Khuấy đều 1 – 2 phút vôi đã tôi ở điều 3.11, rồi cân một lượng vôi tương ứng với 1 kg vôi chưa tôi, cho nước vào làm loãng và khuấy đều. Tiếp đó dùng nước rửa vôi tôi trên sàng có kích thước lỗ 0,063 mm đến khi nước qua sàng hết đục. Sấy phần còn lại trên sàng ở nhiệt độ 105 ± 5°C đến khối lượng không đổi.

Hàm lượng hạt không tôi (Kt), tính bằng phần trăm (%), theo công thức:

Trong đó:

G – là khối lượng phần còn lại trên sàng, tính bằng g;

1000 là 1kg vôi chưa tôi, tính bằng g;

3.14. Xác định độ mịn của vôi bột

Cân 50g vôi bột đã được chuẩn bị theo điều 3.4 đã được sấy ở 105 ± 5°C đến khối lượng không đổi. Dùng sàng có kích thước lỗ 0,063mm và 0,008mm sàng mẫu đến khi lượng lọt qua sàng không lớn hơn 0,1g trong 1 phút. Cân phần còn lại trên mỗi sàng.

Độ mịn của vôi bột, tính bằng phần trăm (%), theo công thức:

Trong đó:

G – là khối lượng phần còn lại trên mỗi sàng, tính bằng g;

G1– là khối lượng mẫu đem sàng, tính bằng g.

3.15. Xác định độ ẩm của vôi hydrat

Cân 10 g mẫu đã được chuẩn bị theo điều 3.4, cho vào chén sấy đã được sấy khô đến khối lượng không đổi. Đặt chén vào tủ sấy và sấy ở 105 ± 5°C khoảng 2 giờ đến khối lượng không đổi. Dưới chén đựng mẫu có đặt 1 khay vôi nhuyễn để khử CO2trong không khí. Sau khi sấy đậy chén lại và lấy ra làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ trong phòng rồi cân.

Độ ẩm của vôi hydrat (w) tính bằng phần trăm, theo công thức:

Trong đó:

G – là khối lượng mẫu trước khi sây, tính bằng g;

G1– là khối lượng mẫu sau khi sấy, tính bằng g.

4. Bao gói, vận chuyển và bảo quản

4.1. Vôi phải được bao gói, vận chuyển, bảo quản trong điều kiện không tiếp xúc với môi trường ẩm ướt.

4.2. Vôi cục sau khi ra lò được đánh thành đống hoặc trong kho cao ráo. Cách bảo quản tốt nhất đối với nơi tiêu thụ là tôi ngay vôi cục thành vôi tôi.

4.3. Vôi bột được bao gói trong các bao có lớp cách ẩm hoặc chứa trong các thùng kín.

Trên bao, thùng chứa vôi phải ghi rõ:

Tên xí nghiệp sản xuất;

Loại vôi;

Khối lượng sản phẩm;

Số hiệu và kí hiệu tiêu chuẩn này.

4.4. Thiết bị vận chuyển vôi phải được che mưa và không được chở chung với các loại hóa chất.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN2231:1989

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN2231:1989
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcXây dựng
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật4 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2231:1989 về vôi canxi cho xây dựng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2231:1989 về vôi canxi cho xây dựng
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN2231:1989
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcXây dựng
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật4 năm trước

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản được căn cứ

                      Văn bản hợp nhất

                        Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2231:1989 về vôi canxi cho xây dựng

                        Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2231:1989 về vôi canxi cho xây dựng