Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN4873:1989

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4873:1989 (ST SEV 440 - 77) về Bao bì vận chuyển và bao gói - Phương pháp thử độ bền rung do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4873:1989 (ST SEV 440 - 77) về Bao bì vận chuyển và bao gói - Phương pháp thử độ bền rung do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4873 - 89

BAO BÌ VẬN CHUYỂN VÀ BAO GÓI - PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỘ BỀN RUNG

Packaging and transport packages - Vibration test

Tiêu chuẩn này áp dụng cho bao bì và bao gói có kích thước mặt cắt không lớn hơn kích thước của các sàn nâng dùng trong vận chuyển trao đổi quốc tế và qui định phương pháp thử độ bền rung.

Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 440 - 77.

1. NGUYÊN TẮC CỦA PHƯƠNG PHÁP

Dùng các dao động điều hòa với các thông số cho trước tác động lên các mẫu bao bì được đặt trên bàn của dàn rung.

Có thể đặt lên trên các mẫu vật nặng có tác dụng như tác dụng của một chồng.

Có thể tiến hành phép thử độc lập hay là một phần trong chương trình thử nghiệm tổng hợp.

2. THIẾT BỊ

2.1 Dàn rung để thử nghiệm phải đảm bảo:

- Tạo ra các dao động dọc hình sin. Hệ số méo phi tuyến không được vượt quá 25 %;

- Tạo ra và điều chỉnh các tần số và gia tốc. Độ lệch giới hạn của tần số dao động không được quá ± 0,5 Hz và ± 1,0 Hz tương ứng với các tần số từ 1 đến 30 Hz và từ 31 đến 80 Hz.

2.2 Bàn của dàn rung phải có:

- Sức chịu tải trọng không nhỏ hơn tổng khối lượng của mẫu thử và của vật nặng dùng để thay thế một chồng;

- Bề mặt đảm bảo vị trí nằm ngang khi rung động và có độ phẳng sao cho độ lệch của điểm bất kỳ so với mặt phẳng hình học không quá 2 mm;

- Có ngưỡng dọc để giữ không cho các mẫu bao bì và vật nặng đặt trên mẫu xê dịch.

3. CHUẨN BỊ THỬ

3.1 Số lượng mẫu thử phải phù hợp với các tiêu chuẩn cho từng dạng bao bì cụ thể. Nếu trong tiêu chuẩn này các tài liệu pháp quy kỹ thuật khác không quy định thì lấy 3 mẫu trong lô.

3.2 Trên mỗi mẫu phải ghi rõ số thứ tự và bề mặt mẫu phải ký hiệu theo quy định hiện hành.

3.3 Trước khi thử nghiệm, phải bảo ôn mẫu theo qui định hiện hành.

Sự cần thiết phải bảo ôn và các chế độ bảo ôn được qui định trong các tiêu chuẩn hay tài liệu pháp qui kỹ thuật cho từng loại bao bì và bao gói. Nếu không có qui định thì bảo ôn theo qui định hiện hành.

3.4 Trước khi thử nghiệm, xếp đầy sản phẩm được bao gói vào mẫu thử và đóng gói theo các yêu cầu của các tiêu chuẩn về bao gói các sản phẩm cụ thể.

Cho phép thay thế sản phẩm được bao gói bằng những  vật tương đương về kích thước và khối lượng và có các thông số, tính chất tương tự như sản phẩm được bao gói.

4. TIẾN HÀNH THỬ

4.1 Việc thử nghiệm mẫu phải được tiến hành trong điều kiện như khi bảo ôn.

Cho phép thử nghiệm mẫu trong các điều kiện khác điều kiện bảo ôn nếu khoảng thời gian từ khi kết thúc bảo ôn đến khi bắt đầu thử nghiệm không quá 5 phút.

4.2 Số lượng các mẫu được thử đồng thời (trong cùng một chồng) cũng như việc cần sử dụng vật nặng bổ sung được qui định trong các tiêu chuẩn cho từng dạng bao bì và bao gói.

4.3 Mẫu được đặt lên bàn của dàn rung ở vị trí cho trước. Mẫu và vật nặng bổ sung không được gắn chặt cứng với mặt bàn mà có thể dịch chuyển theo mặt phẳng ngang trong khi thử nghiệm không quá 20 mm.

4.4 Vật nặng bổ sung phải tác động lên toàn bộ bề mặt trên của mẫu, trọng tâm của vật nặng phải nằm trên trục thẳng đứng đi qua trọng tâm của mẫu thử hay đi qua tâm hình học của mẫu. Khối lượng vật nặng bổ sung không được sai khác quá 2 % so với khối lượng cho trước.

Mẫu được được đặt lên bàn của dàn rung chịu rung động theo các chế độ và thời gian qui định trong các tiêu chuẩn cho từng loại bao bì và bao gói. Nếu không có qui định thì thử mẫu ở tần số từ 3 đến 4 Hz với gia tốc 0,75 ± 0,25 g trong vòng 1 h.

5. XỬ LÝ KẾT QUẢ

5.1 Mẫu được coi là đạt yêu cầu nếu sau khi thử nghiệm các chỉ tiêu về độ bền rung qui định trong các tiêu chuẩn cho từng loại bao bì và bao gói có sai số nằm trong giới hạn cho phép.

5.2 Kết quả thử được coi là đạt yêu cầu khi số lượng mẫu đạt yêu cầu phù hợp với các qui định trong tiêu chuẩn cho từng loại bao bì và bao gói.

Nếu trong tiêu chuẩn hay tài liệu pháp qui kỹ thuật cho từng loại bao bì và bao gói không qui định phương pháp đánh giá kết quả thử nghiệm thì trong trường hợp 1 trong số mẫu thử không đạt yêu cầu thì tiến hành thử nghiệm lại lô hàng với số mẫu gấp đôi.

Kết quả thử được coi là đạt yêu cầu và bao bì được coi là đạt yêu cầu về độ bền rung khi thử nghiệm lại với số mẫu gấp đôi không có mẫu nào không đạt yêu cầu thử nghiệm.

6. BIÊN BẢN THỬ NGHIỆM

Kết quả thử được ghi thành biên bản. Trong biên bản phải có các nội dung sau:

- Số mẫu thử đồng thời trong cùng một chồng;

- Mô tả đầy đủ về mẫu (kích thước, kết cấu, đặc điểm, vật liệu phụ, giảm chấn, nắp đậy, dây chằng, tên tiêu chuẩn hay tài liệu kỹ thuật về bao bì);

- Mô tả về sản phẩm được bao gói;

- Khối lượng bao bì và sản phẩm được bao gói (kg);

- Độ ẩm tương đối, nhiệt độ và thời gian bảo ôn; nhiệt độ và độ ẩm tương đối trong phòng khi thử nghiệm và các số liệu về sự phù hợp của chúng với các qui định hiện hành;

- Vị trí của mẫu khi thử theo qui định hiện hành;

- Thời gian thử nghiệm, tần số rung và gia tốc tối đa của nó;

- Mô tả vật nặng bổ sung (nếu có), ghi rõ khối lượng (kg) và thời gian sử dụng trong phòng thí nghiệm (phút);

- Loại thiết bị thử nghiệm;

- Số hiệu TCVN này và các sai khác so với phương pháp thử được qui định trong đó;

- Kết luận về kết quả thử từng mẫu và toàn bộ mẫu kèm theo nhận xét kết quả;

- Ngày tiến hành thử nghiệm;

- Chữ ký kiểm nghiệm viên.

 

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ST SEV 436 - 77. Bao bì và bao gói - Phương pháp bảo ôn khi thử nghiệm.

2. ST SEV 441 - 77. Bao bì và bao gói - Ký hiệu qui ước khi thử nghiệm.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN4873:1989

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN4873:1989
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành25/12/1989
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoCòn hiệu lực
Lĩnh vựcCông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4873:1989 (ST SEV 440 - 77) về Bao bì vận chuyển và bao gói - Phương pháp thử độ bền rung do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4873:1989 (ST SEV 440 - 77) về Bao bì vận chuyển và bao gói - Phương pháp thử độ bền rung do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN4873:1989
                Cơ quan ban hànhỦy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
                Người ký***
                Ngày ban hành25/12/1989
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoCòn hiệu lực
                Lĩnh vựcCông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4873:1989 (ST SEV 440 - 77) về Bao bì vận chuyển và bao gói - Phương pháp thử độ bền rung do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

                            Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4873:1989 (ST SEV 440 - 77) về Bao bì vận chuyển và bao gói - Phương pháp thử độ bền rung do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

                            • 25/12/1989

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực