Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5139:1990

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5139:1990 về nông sản thực phẩm - phương pháp lấy mẫu để xác định dư lượng thuốc trừ dịch hại do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5139:1990 về nông sản thực phẩm - phương pháp lấy mẫu để xác định dư lượng thuốc trừ dịch hại do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5139:2008 (CAC/GL 33-1999) về phương pháp khuyến cáo lấy mẫu để xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với các giới hạn dư lượng tối đa (MRL) .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5139:1990 về nông sản thực phẩm - phương pháp lấy mẫu để xác định dư lượng thuốc trừ dịch hại do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5139 – 1990

(CAC/PR5 – 1984)

NÔNG SẢN THỰC PHẨM - PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU ĐỂ XÁC ĐỊNH DƯ LƯỢNG THUỐC TRỪ DỊCH HẠI

Recommended method of sampling for the determination of pestioide resideces

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp lấy mẫu cuối cùng đại diện cho lô sản phẩm để xác định dư lượng thuốc trừ dịch hại trung bình của lô.

Tiêu chuẩn này phù hợp với CAC/PR5 – 1984.

1. ĐỊNH NGHĨA

1.1. Lô

Một lượng xác định hàng hóa được giao nhận trong một thời gian, có hoặc được người lấy mẫu coi như có các thuộc tính chung hoặc các đặc trưng đồng nhất như cùng một xuất xứ, cùng một giống loài, cùng người gửi, người đóng gói, cùng loại bao bì hoặc nhãn hiệu. Một số lô có thể làm thành lô vận chuyển.

1.2. Lô vận chuyển

Một loại hàng hóa thuộc một phiếu vận chuyển hoặc tài liệu vận chuyển biển riêng biệt. Nhiều lô trong cùng một lô vận chuyển có thể được giao nhận vào các thời điểm khác nhau và có thể có mức dư lượng thuốc trừ dịch hại khác nhau.

1.3. Mẫu ban đầu

Một lượng vật liệu lấy từ một vị trí trong lô.

1.4. Mẫu chung

Tổng phối hợp của tất cả các mẫu ban đầu lấy ở cùng một lô.

1.5. Mẫu cuối cùng

Mẫu chung hoặc phần đại diện của mẫu chung được dùng để kiểm tra.

1.6. Mẫu thí nghiệm

Mẫu dành cho phòng thí nghiệm. Có thể dùng toàn bộ hoặc các phần đại diện được chia từ mẫu cuối cùng (mẫu thí nghiệm) nếu luật pháp quốc gia yêu cầu.

2. SỬ DỤNG NHÂN VIÊN LẤY MẪU CÓ THẨM QUYỀN

Mẫu phải do nhân viên được cơ quan có thẩm quyền ủy nhiệm lấy.

3. THỦ TỤC LẤY MẪU

3.1. Vật liệu được lấy mẫu

Mẫu lô kiểm tra phải được lấy mẫu riêng biệt.

3.2. Thận trọng khi lấy mẫu

Trong quá trình lấy mẫu ban đầu và trong tất cả các thao tác tiếp theo phải cẩn thận để tránh không gây nhiễm bẩn mẫu hoặc bất kỳ một sự biến đổi nào khác có thể gây ảnh hưởng bất lợi tới dư lượng hoặc công việc phân tích hay làm cho mẫu thí nghiệm không đại diện cho mẫu chung.

3.3. Mẫu ban đầu

Cố gắng lấy các mẫu ban đầu ở khắp trong lô. Mọi sự khác biệt với yêu cầu này cần được ghi lại (xem điều 6). Cố gắng để các mẫu ban đầu có cỡ đồng đều và tổng các mẫu ban đầu (mẫu chung), không được nhỏ hơn yêu cầu của mẫu cuối cùng, cần lưu ý đến khả năng phân chia tiếp và dự phòng các mẫu thí nghiệm thích hợp, số lượng nhỏ nhất của mẫu ban đầu lấy theo bảng 1.

Bảng 1

Khối lượng lô (kg)

Số lượng nhỏ nhất các mẫu ban đầu cần lấy

≤ 50

51 - 500

501 - 2000

≥ 2000 (1)

3

5

10

15

(1) Đối với ngũ cốc dạng hạt và các vật liệu khác để rời được vận chuyển bằng tầu thủy, những thủ tục lấy mẫu khác có cơ sở vững chắc có thể được áp dụng và cần ghi chép lại (xem điều 5) và đáp ứng các yêu cầu tối thiểu trong 3.6.4.

Đối với các sản phẩm chế biến đóng hộp, chai, gói hoặc các dụng cụ chứa nhỏ khác nhất là khi người lấy mẫu không nắm được khối lượng lô hàng, tiến hành lấy mẫu theo quy định trong bảng 2.

Bảng 2

Số lượng hộp, gói hoặc dụng cụ chứa của lô

Số lượng nhỏ nhất các mẫu ban đầu cần lấy

1 – 25

26 – 100

101 – 250

> 250

1

5

10

15

Đối với các lô đồng nhất, một mẫu đại diện đầy đủ cho lô có thể có được bằng cách lấy bất kỳ mẫu đơn nào.

3.4. Chuẩn bị mẫu chung

Mẫu chung được lập bằng cách gộp và trộn các mẫu ban đầu.

3.5. Chuẩn bị mẫu cuối cùng

3.5.1. Nếu có thể, mẫu chung được chuyển thành mẫu cuối cùng

3.5.2. Nếu mẫu chung quá lớn, có thể lập mẫu cuối cùng từ mẫu chung bằng cách rút gọn mẫu thích hợp. Tuy nhiên trong quá trình rút gọn, không được cắt hoặc phân chia các cá thể của rau, quả.

3.6. Chuẩn bị mẫu thí nghiệm

3.6.1. Nếu có thể, mẫu cuối cùng được chuyển tới phòng thí nghiệm để phân tích.

3.6.2. Nếu mẫu cuối cùng quá lớn, có thể gửi tới phòng thí nghiệm một mẫu phụ đại diện.

3.6.3. Tùy theo luật pháp quốc gia, có thể yêu cầu mẫu cuối cùng được phân thành hai phần hoặc nhiều hơn để làm những phân tích riêng biệt. Mỗi phần phải đại diện cho mẫu cuối cùng. Cần phải tuân theo các điều lưu ý trong 3.2.

3.6.4. Cỡ của mẫu thí nghiệm là lượng tối thiểu vật liệu được gửi tới phòng thí nghiệm, theo qui định trong bảng 3

Bảng 3

Hàng hóa

Thí dụ

Lượng, yêu cầu nhỏ nhất

Các sản phẩm nhỏ hoặc nhẹ, mỗi đơn vị sản phẩm nặng tới khoảng 25 kg

Dâu

Đậu

Oliu

Rau mùi tây

1 kg

Các sản phẩm cỡ trung bình, mỗi đơn vị sản phẩm thường nặng giữa 25 và 250 g

Táo tây

Cam

Cà rốt

Khoai tây

1 kg
(ít nhất 10 đơn vị)

Các sản phẩm cỡ lớn mỗi đơn vị sản phẩm nặng trên 250g

Cải bắp

Dưa gang

Dưa chuột

2 kg
(ít nhất 5 đơn vị)

Các sản phẩm sữa

Sữa nguyên

Phomát

Kem

0,5 kg

Trứng

-

0,5 kg
(10 đơn vị nếu nguyên quả)

Thịt, thịt gia cầm, mỡ cá, các sản phẩm thủy sản và gia súc khác

-

1kg

Dầu thực vật và mỡ

Dầu hạt bông

Maogarin

0,5 kg

Ngũ cốc và các sản phẩm của ngũ cốc

-

1kg

4. BAO GÓI VÀ VẬN CHUYỂN MẪU THÍ NGHIỆM

Mẫu thí nghiệm phải được đựng trong các dụng cụ chứa sạch, trơ để tránh sự nhiễm bẩn từ bên ngoài và tránh làm hư hỏng mẫu trong khi vận chuyển. Dụng cụ chứa mẫu phải được niêm phong sao cho nó có thể phát hiện các trường hợp mở trái phép và gửi ngay tới phòng thí nghiệm càng sớm càng tốt với những biện pháp cần thiết để tránh làm mất hoặc hư hỏng mẫu, ví dụ như thực phẩm đông lạnh phải được giữ trong điều kiện đông lạnh, các mẫu dễ hư hỏng phải được bảo quản mát hoặc đông lạnh.

5. GHI CHÉP

Mỗi mẫu thí nghiệm phải được xác định chính xác và phải kèm theo một phiếu nêu rõ bản chất và xuất xứ của mẫu ngày và nơi lấy mẫu cùng với bất kỳ thông tin nào có thể hỗ trợ cho kiểm nghiệm viên.

6. SỰ SAI KHÁC VỚI THỦ TỤC LẤY MẪU ĐÃ KIẾN NGHỊ

Nếu vì bất cứ một lý do nào dẫn tới sự sai khác với thủ tục đã kiến nghị - đặc biệt là điều 3 – phải ghi chép tỉ mỉ, đầy đủ quá trình thực tế đã áp dụng trong phiếu kèm theo (xem điều 5).

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN5139:1990

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN5139:1990
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành31/12/1990
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoHết hiệu lực
Lĩnh vựcCông nghệ- Thực phẩm
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5139:1990 về nông sản thực phẩm - phương pháp lấy mẫu để xác định dư lượng thuốc trừ dịch hại do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5139:1990 về nông sản thực phẩm - phương pháp lấy mẫu để xác định dư lượng thuốc trừ dịch hại do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN5139:1990
                Cơ quan ban hànhỦy ban Khoa học Nhà nước
                Người ký***
                Ngày ban hành31/12/1990
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoHết hiệu lực
                Lĩnh vựcCông nghệ- Thực phẩm
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5139:1990 về nông sản thực phẩm - phương pháp lấy mẫu để xác định dư lượng thuốc trừ dịch hại do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành

                          Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5139:1990 về nông sản thực phẩm - phương pháp lấy mẫu để xác định dư lượng thuốc trừ dịch hại do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành