Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5263:1990

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5263:1990 về Sản phẩm ong - Phương pháp xác định hàm lượng nước

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5263:1990 về Sản phẩm ong - Phương pháp xác định hàm lượng nước


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5263 : 1990

SẢN PHẨM ONG – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NƯỚC

Bee products – Determination of water content

Lời nói đầu

TCVN 5263:1990 do Công ty Ong Trung ương biên soạn. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm đề nghị. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành;

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

SẢN PHẨM ONG – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NƯỚC

Bee products – Determination of water content

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng nước của mật ong tự nhiên, phấn ong tự nhiên, sữa chúa tự nhiên.

1. Khái niệm: theo TCVN 5260:1990.

2. Lấy mẫu: theo TCVN 5261:1990.

3. Phương pháp xác định

3.1. Phương pháp xác định hàm lượng nước của mật ong tự nhiên

3.1.1. Nguyên tắc

Sự khúc xạ ánh sáng của mật ong tự nhiên phụ thuộc vào hàm lượng nước. Vì vậy qua sự khúc xạ ánh sáng suy ra hàm lượng nước trong mật ong tự nhiên.

3.1.2. Dụng cụ

- Khúc xạ kế chuyên dùng cho mật ong;

- Đũa thủy tinh;

- Nồi cách thủy;

- Cốc thủy tinh.

3.1.3. Chuẩn bị mẫu

- Đối với mẫu có đường kết tinh thì trộn đều mẫu, lấy vài gam mẫu cho vào cốc thủy tinh rồi đặt lên nồi cách thủy, nâng nhiệt độ từ từ lên khoảng 50 °C đến 60 °C và duy trì ở nhiệt độ này cho tới khi tan hết tinh thể đường. Lấy cốc đựng mẫu ra, để nguội tự nhiên đến nhiệt độ phòng, vớt hết bọt và tạp chất nổi trên bề mặt.

- Đối với mẫu không có kết tinh thì trộn đều mẫu, rồi lấy vài gam mẫu cho vào cốc thủy tinh, vớt hết bọt và tạp chất nổi trên bề mặt.

3.1.4. Tiến hành thử

- Dùng đũa thủy tinh sạch, khô nhúng vào mẫu đã được chuẩn bị ở mục 3.1.3 rồi đưa một vài giọt mẫu lên mặt lăng kính của khúc xạ kế. Nhẹ nhàng đậy nắp lăng kính lại sao cho mẫu trải khắp bề mặt của lăng kính, không có bọt khí choán trên bề mặt của lăng kính.

- Hướng lăng kính trực tiếp về phía nguồn sáng, điều chỉnh cho thang chia thật rõ và vạch phân chia sáng – tối thật nét.

- Đọc số đo tại vạch phân chia sáng tối và số hiệu chỉnh theo nhiệt độ.

3.1.5. Tính kết quả

Hàm lượng nước trong mẫu (X1), tính bằng % khối lượng theo công thức sau:

X1 = A + B

trong đó:

A: số đo đọc tại vạch phân chia sáng – tối;

B: số hiệu chỉnh theo nhiệt độ.

Kết quả là trung bình cộng của ít nhất 2 lần đo liên tiếp có sai lệch giá trị không quá 0,1 %.

3.2. Xác định hàm lượng nước của phấn ong tự nhiên

3.2.1. Nguyên tắc

Nước trong mẫu được làm bay hơi triệt để bằng cách sấy. từ lượng nước thoát ra sẽ tính được hàm lượng nước của mẫu.

3.2.2. Dụng cụ

- Tủ sấy;

- Cân phân tích;

- Cốc cân;

- Bình hút ẩm.

3.2.3. Tiến hành thử

Cân 2 gam mẫu chính xác đến 0,0001 g vào cốc cân đã được sấy khô và biết khối lượng. Đặt cốc cân có mẫu vào tủ sấy. Nâng nhiệt độ từ từ lên đến 105 °C ± 1 °C. Duy trì nhiệt độ này trong 4 h. Sau đó lấy ra làm nguội trong bình hút ẩm 30 min rồi cân và sấy tiếp, thời gian mỗi lần sấy tiếp theo là 1 h cho đến khi sai lệch khối lượng giữa 2 lần cân liên tiếp không vượt 0,001 g.

3.2.4. Xử lí kết quả

Hàm lượng nước của mẫu (X2), tính bằng % khối lượng, theo công thức sau:

X2 =

trong đó

m1: khối lượng cốc cân và mẫu trước khi sấy, g;

m2: khối lượng cốc cân và mẫu sau khi sấy, g;

m: khối lượng mẫu, g.

Kết quả là trung bình cộng của ít nhất 2 lần thử đồng thời có sai lệch giá trị không quá 0,01 %.

3.3. Xác định hàm lượng nước của sữa chúa tự nhiên

3.3.1. Nguyên tắc: như mục 3.1.1.

3.3.2. Dụng cụ

- Nhiệt kế;

- Khúc xạ kế;

- Đũa thủy tinh.

3.3.3. Tiến hành thử

Dùng đũa thủy tinh khuấy đều mẫu rồi đưa một vài giọt mẫu lên trên mặt lăng kính của khúc xạ kế. Điều chỉnh khúc xạ kế sao cho vạch phân chia 2 vùng sáng – tối thật nét và thang chia thật rõ. Đọc số đo trên thang chia đồng thời ghi lại nhiệt độ tại thời điểm đó.

3.3.4. Xử lí kết quả

- Hiệu chỉnh hệ số khúc xạ theo công thức sau:

= + Ct

Trong đó

: Chỉ số khúc xạ của mẫu ở 20 °C;

: Chỉ số khúc xạ của mẫu ở nhiệt độ khi tiến hành phép đo;

Ct : hệ số hiệu chỉnh tra được từ Bảng 1.

- Từ chính số khúc xạ đã được hiệu chỉnh suy ra hàm lượng nước trong mẫu (X3) tính bằng % khối lượng bằng cách tra Bảng 2.

- Kết quả là trung bình cộng của ít nhất 2 lần xác định liên tiếp có sai lệch giá trị không quá 0,01 %.

Bảng 1 – Bảng hiệu chỉnh chỉ số khúc xạ theo nhiệt độ

Nhiệt độ, °C

Số hiệu chỉnh (-)

Nhiệt độ, °C

Số hiệu chỉnh (+)

11

0,0012

21

0,0001

12

0,0010

22

0,0003

13

0,0009

23

0,0004

14

0,0008

24

0,0005

15

0,0007

25

0,0007

16

0,0005

26

0,0008

17

0,0004

27

0,0009

18

0,0003

28

0,0010

19

0,0001

29

0,0012

Bảng 2 – Bảng tra hàm lượng nước trong sữa chúa tự nhiên theo chỉ số khúc xạ

Chỉ số khúc xạ,

Hàm lượng nước, %

Chỉ số khúc xạ,

Hàm lượng nước, %

1,4200

50,00

1,4036

58,00

195

25

031

25

189

50

026

50

184

75

021

75

1,4179

51,00

1,4016

59,00

174

25

011

25

169

50

007

50

164

75

002

75

1,4158

52,00

1,3997

60,00

152

25

992

25

147

50

987

50

142

75

982

75

1,4137

53,00

1,3978

61,00

132

25

973

25

127

50

968

50

122

75

963

75

1,4117

54,00

1,3958

62,00

112

25

954

25

107

50

949

50

102

75

944

75

1,4096

55,00

1,3939

63,00

091

25

934

25

086

50

929

50

081

75

924

75

1,4076

56,00

1,3920

64,00

071

25

915

25

066

50

910

50

061

75

906

75

1,4056

57,00

1,3902

65,00

051

25

898

25

046

50

893

50

041

75

888

75

1,3883

66,0

1,3740

74,00

879

25

736

25

874

50

731

50

869

75

728

75

1,3865

67,00

1,3723

75,00

860

25

719

25

856

50

715

50

851

75

711

75

1,3847

68,00

1,3706

76,00

842

25

702

25

838

50

698

50

833

75

694

75

1,3829

69,00

1,3689

77,00

829

25

685

25

820

50

681

50

815

75

676

75

1,3811

70,00

1,3672

78,00

807

25

667

25

802

50

663

50

798

75

659

75

1,3793

71,00

1,3655

79,00

788

25

651

25

784

50

647

50

779

75

643

75

1,3775

72,00

1,3639

80,00

771

25

635

25

767

50

631

60

762

75

626

75

1,3758

73,00

1,3622

81,00

754

25

618

25

749

50

614

50

745

75

610

75

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN5263:1990

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN5263:1990
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoCòn hiệu lực
Lĩnh vựcCông nghệ- Thực phẩm
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5263:1990 về Sản phẩm ong - Phương pháp xác định hàm lượng nước


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5263:1990 về Sản phẩm ong - Phương pháp xác định hàm lượng nước
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN5263:1990
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoCòn hiệu lực
                Lĩnh vựcCông nghệ- Thực phẩm
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5263:1990 về Sản phẩm ong - Phương pháp xác định hàm lượng nước

                      Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5263:1990 về Sản phẩm ong - Phương pháp xác định hàm lượng nước