Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5451:1991

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5451:1991 (ISO 950 – 1979) về ngũ cốc - Lấy mẫu (dạng hạt) do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5451:1991 (ISO 950 – 1979) về ngũ cốc - Lấy mẫu (dạng hạt) do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5451:2008 (ISO 13690:1999) về ngũ cốc, đậu đỗ và sản phẩm nghiền - lấy mẫu từ khối hàng tĩnh .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5451:1991 (ISO 950 – 1979) về ngũ cốc - Lấy mẫu (dạng hạt) do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5451 – 1991

(ISO 950 – 1979)

NGŨ CỐC

LẤY MẪU (DẠNG HẠT)

LỜI NÓI ĐẦU

TCVN 5451-1991 phù hợp với ISO 950-1979.

TCVN 5451-1991 do hội Tiêu chuẩn Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành theo quyết định số 424/QĐ ngày 17 tháng 7 năm 1991.

 

NGŨ CỐC

LẤY MẪU (DẠNG HẠT)

Cereals

Sampling (as grain)

Tiêu chuẩn này qui định các điều kiện chung trong việc lấy mẫu để đánh giá chất lượng của hạt ngũ cốc. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho hạt giống.

Tiêu chuẩn này phù hợp với ISO 950-1979.

1. ĐỊNH NGHĨA

Để phục vụ cho tiêu chuẩn này, áp dụng các định nghĩa sau:

1.1. Lô giao nhận: Lượng hạt được gửi đi hay nhận về vào một thời gian và được đảm bảo bằng một hợp đồng hay tài liệu kèm theo riêng biệt lô giao nhận có thể bao gồm một hoặc nhiều lô.

1.2. Lô: Một lượng hạt nhất định được lấy ra từ lô giao nhận có đặc trưng coi như đồng nhất và cho phép đánh giá được lượng đó.

1.3. Mẫu ban đầu: Một lượng nhỏ hạt được lấy ra từ một vị trí của lô.

Một loạt mẫu ban đầu phải được lấy từ nhiều vị trí khác nhau của lô.

1.4. Mẫu chung: Lượng hạt do được gộp lại và trộn đều tất cả các mẫu ban đầu lấy từ một lô xác định.

1.5. Mẫu thử nghiệm: Lượng hạt được lấy ra từ mẫu chung để tiến hành phân tích hoặc để tiến hành các kiểm tra khác.

2. QUY ĐỊNH CHUNG

2.1. Người lấy mẫu phải do bên bán và bên mua cùng cử ra hoặc hai bên cử ra những người cùng đồng thời lấy mẫu.

2.2. Các mẫu phải đại diện đầy đủ cho các lô được lấy mẫu. Vì thành phần của các lô hiếm khi đồng nhất cho nên phải lấy đủ số lượng mẫu ban đầu, trộn kỹ với nhau sẽ có mẫu chung và bằng cách phân chia tiếp sẽ có mẫu thí nghiệm.

2.3. Đối với lượng hạt đã bị hư hỏng trong vận chuyển theo đường biển hoặc hư hỏng khác trong vận chuyển hoặc điều kiện không tốt cần phải được tách ra khỏi hạt tốt và lấy mẫu riêng. Các mẫu được lấy từ nguyên liệu hỏng không được trộn lẫn với mẫu được lấy từ nguyên liệu tốt.

2.4. Các dụng cụ lấy mẫu phải sạch, khô và không có mùi lạ. Lấy mẫu phải tiến hành sao cho tránh sự nhiễm bẩn từ bên ngoài như mưa, bụi … đối với mẫu, dụng cụ lấy mẫu và chứa mẫu.

3. THIẾT BỊ

Các thiết bị theo yêu cầu sau (xem thí dụ từ hình 1 đến 9).

Chú thích: Sẵn có nhiều loại và dạng biến đổi khác nhau của thiết bị. Kích thước nêu trong các hình vẽ chỉ là hướng dẫn.

3.1. Lấy mẫu từ đống hạt: Xẻng, xẻng nhỏ, ống lấy mẫu hình trụ và dụng cụ lấy định kỳ các mẫu ban đều từ một dòng hạt.

3.2. Lấy mẫu từ bao: Thuốn hoặc xiêu hở.

3.3. Trộn và phân mẫu: Xẻng và các thiết bị phân chia mẫu.

4. NƠI LẤY MẪU

Địa điểm và thời gian lấy mẫu phải do các bên có liên quan cùng qui định. Có thể áp dụng các yêu cầu riêng sau đây đối với việc chất xếp và bốc dỡ hàng.

4.1. Chất xếp hàng: Khi hạt được gửi đi bằng tàu thủy thì phải lấy mẫu trong khi chất xếp hoặc ngay trước khi đưa hàng lên tàu, ở tại nơi bốc hàng.

4.2. Dỡ hàng: Phần lớn số hạt được chuyên chở bằng đường biển hay đường sông. Trong cả hai trường hợp phải tiến hành lấy mẫu trong khi dỡ hàng ra khỏi tàu.

5. PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU TỪ ĐỐNG HẠT ĐỔ RỜI KHI VẬN CHUYỂN

5.1. Chuyên chở bằng đường biển hay đường sông.

5.1.1. Trừ khi có các qui định khác trong hợp đồng, các lô 500 tấn được coi như các lô giao nhận hoặc một phần của nó có thể lập một lô giao nhận riêng.

5.1.2. Khi tiến hành lấy mẫu tại nơi sản phẩm đang chuyển động, các khoản thời gian để lấy các mẫu ban đầu phụ thuộc vào tốc độ dòng hạt.

5.1.3. Khi lấy mẫu hạt đổ đống trong khoang lúc dỡ hàng, mẫu ban đầu được lấy càng nhiều vị trí của đống càng tốt, trừ khi hạt được dỡ chuyển trên băng chuyền, và khoảng lấy mẫu được xác định bởi tốc độ chuyển tải.

5.1.4. Nếu lấy mẫu ở phễu cân thì mẫu ban đầu phải được lấy bằng ống lấy mẫu hình trụ, xẻng hoặc dụng cụ lấy mẫu cơ khí phù hợp với thực tế tại bến cảng.

5.1.5. Thủ tục lấy mẫu trong các silô hoặc kho cần phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể tại chỗ.

5.2. Chuyên chở bằng đường sắt hay đường bộ.

5.2.1. Trừ những qui định khác trong hợp đồng, mỗi một toa tàu hay xe tải chở hàng đều phải được lấy mẫu.

5.2.2. Nếu lấy mẫu ở toa tầu hay xe tải mẫu ban đầu cần được lấy theo toàn bộ độ sâu của đống hạt bằng ống lấy mẫu hình trụ và lấy ở các điểm như sau:

+ Toa hoặc xe chở tới 15 tấn

5 điểm lấy mẫu (điểm giữa và các điểm cách các cạnh khoảng 500mm)

+ Toa chở từ 15 đến 30 tấn

8 điểm lấy mẫu

+ Toa chở từ 30 đến 50 tấn

11 điểm lấy mẫu

5.2.3. Nếu loại toa chở hàng không cho phép lấy mẫu theo phương pháp trên, hoặc theo thỏa thuận giữa bên mua và bán, cần áp dụng theo phương pháp lấy mẫu được mô tả ở mục 5.1.2.

6. LẤY MẪU NGŨ CỐC TRONG BAO

Trừ các qui định khác trong hợp đồng hoặc trừ khi thực tiễn ở cảng có yêu cầu khác, mẫu ban đầu cần được lấy ở những phần khác nhau của bao (ví dụ: trên, giữa và đáy bao) bằng loại xiên lấy mẫu trong bao ở số bao theo qui định trong bảng 1.

Số bao được lấy mẫu

Bảng 1

Cỡ lô giao nhận

Số bao được lấy mẫu

Đến 10 bao

Từ 10 đến 100 bao

Trên 100 bao

Tất cả các bao

10 bao được lấy ngẫu nhiên

Lấy căn bậc 2 (xấp xỉ) của tổng số bao được lấy theo một phương án lấy mẫu phù hợp (+)

+ Xem thí dụ ở phụ lục.

7. MẪU CHUNG

Mẫu chung được lập bằng cách tập trung các mẫu ban đầu và trộn kỹ.

8. MẪU THÍ NGHIỆM

Chia mẫu chung thành nhiều mẫu thí nghiệm theo số lượng yêu cầu bằng các thiết bị đã nêu ở điểm 3. Số lượng mẫu thí nghiệm lấy để phân tích hoặc làm trọng tài được qui định trong hợp đồng hoặc nếu không theo thỏa thuận giữa người mua và người bán.

9. CỠ MẪU

Bảng 2

Mẫu ban đầu

Mẫu chung

Mẫu thí nghiệm

Đến 500 tấn

1 kg (tối đa)

100 kg

5 kg

Trong một số trường hợp, các mẫu thí nghiệm có thể có khối lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn tùy theo yêu cầu thử nghiệm.

10. BAO GÓI VÀ GHI NHÃN MẪU

10.1. Bao gói mẫu

10.1.1. Mẫu thí nghiệm phải được bao gói trong túi vải bông dệt dày, không bóng, không tẩy trắng, không khâu lại (đôi khi có thể sử dụng sợi đay, tuy nhiên nó không phù hợp bằng túi vải bông.

10.1.2. Mẫu dùng để xác định hàm lượng ẩm hoặc cho mục đích thử khác mà cần phải tránh sự hao hụt các chất bay hơi (thí dụ để kiểm tra biểu hiện của việc xử lý hóa chất) phải được đóng gói trong các dụng cụ chứa mẫu kín không khí và cách ẩm, được lắp bằng nút kín không khí và cách ẩm. Các dụng cụ chứa mẫu này phải được đổ đầy hoàn toàn và các nút phải được niêm phong để tránh long ra hoặc sự giả tạo.

10.1.3. Bao hoặc dụng cụ chứa mẫu khác phải được đóng dấu niêm phong riêng của mỗi người lấy mẫu.

10.2. Nhãn của mẫu.

Nếu dùng nhãn giấy, chúng phải có chất lượng cao thích hợp cho mục đích này. Lỗ xâu nhãn phải được viền chắc. Nhãn phải được gắn vào dụng cụ chứa mẫu và mang dấu niêm phong riêng của mỗi người lấy mẫu. Dấu niêm phong này phải được bố trí sao cho đảm bảo được tính không thể xâm phạm của mẫu.

Các thông tin trên nhãn phải bao gồm các nội dung như các nội dung được yêu cầu trong hợp đồng:

1. Tầu thủy hoặc toa tầu

2. Nơi gửi

3. Nơi nhận

4. Ngày tháng hàng đến

5. Số lượng hàng

6. Đống/bao/số

7. Loại hàng

8. Dấu hiệu nhận biết hoặc số hiệu lô

9. Tên người bán

10. Tên người mua

11. Số và ngày ký hợp đồng

12. Ngày lấy mẫu

13. Ngày dỡ hàng cuối cùng

14. Nơi và điểm lấy mẫu

15. Người lấy mẫu

Các thông tin ghi trên nhãn phải bền.

Theo thỏa thuận giữa người bán và người mua thì một bản nhãn sao được đưa vào trong dụng cụ đựng mẫu, trừ khi mẫu dành cho việc xác định hàm lượng ẩm. Cũng theo thỏa thuận giữa bên mua và bán, các thông tin trên cũng có thể được ghi bằng mực bền màu trên bao bì đựng nhãn.

11. CHUYỂN MẪU

Mẫu thí nghiệm phải được chuyển đi càng sớm càng tốt và chỉ trong các hoàn cảnh đặc biệt mới lưu hơn 48 giờ sau khi lấy mẫu xong, không kể những ngày nghỉ.

12. BIÊN BẢN LẤY MẪU

Nếu lập biên bản lấy mẫu, ngoài các thông tin thông thường, cần đề cập tới điều kiện của hạt được lấy mẫu bao gồm cả các hiện tượng xâm nhập của sâu một có thể thấy được trong kho, silô, tàu thủy hoặc các phương tiện vận chuyển khác. Sự xâm nhập này thường không thể hiện rõ ràng trên mẫu trừ khi kiểm tra kỹ lưỡng hoặc rây. Biên bản cũng cần đề cập tới kỹ thuật được áp dụng nếu kỹ thuật đó khác với qui định trong tiêu chuẩn này và tất cả các chi tiết có thể ảnh hưởng tới việc lấy mẫu.

 

PHỤ LỤC

PHƯƠNG ÁN LẤY MẪU ĐỐI VỚI CÁC LÔ GIAO NHẬN TRÊN 100 BAO

Nếu lô giao nhận lớn hơn 100 bao, số bao được lấy mẫu xấp xỉ bằng căn bậc hai của số bao trong lô giao nhận. Lô giao nhận được chia nhẩm thành một số nhóm, mỗi nhóm gồm n bao tương đương với căn bậc hai của số bao trong lô giao nhận (qui tròn lên). Trong bảng 3 đã ghi số n bao có trong một nhóm khi các cỡ N bằng 101… 10.000 bao. Ở mỗi nhóm ta lấy ngẫu nhiên một bao để lấy mẫu.

Sau khi chia lô giao nhận cho n bao mà còn dư thì ta lấy một bao trong số dư này để lấy mẫu.

Để đảm bảo rằng người lấy mẫu phân chia ngẫu nhiên các bao được lấy mẫu trong các nhóm này, nên ghi số từ 1 đến n. Mỗi lần xóa đi một số trước khi chọn ra một nhóm có n bao và lấy mẫu ở bao tương ứng với số được xóa đi.

Ví dụ:

Lô giao nhận gom 200 bao (N). N nằm trong khoảng 197…225, thì cỡ n trong mỗi nhóm là 15 bao, ghi các số 1; 2; 3 … 14, 15, gạch đi một số, ví dụ số 7. Ở nhóm thứ nhất gồm 15 bao lấy bao thứ 7 để lấy mẫu. Gạch đi một số khác, ví dụ số 3, ở nhóm thứ hai gồm 15 bao lấy bao thứ 3 để lấy mẫu … Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi cả 13 nhóm 15 bao (tổng số bằng 195 bao) được lấy mẫu. Nhóm dư có ít hơn 15 bao lấy ngẫu nhiên 1 bao của nhóm này để lấy mẫu. Như vậy tổng số bao cần lấy mẫu của lô giao nhận 200 bao là 14 bao (= n – 1).

Phương án lấy mẫu trong lô giao nhận trên 100 bao

N = số bao trong lô giao nhận

n = số bao trong một nhóm.

N

n

N

n

N

n

101…121

11

1601…1681

41

4901…5041

71

122…144

12

1682…1764

42

5042…5184

72

145…169

13

1765…1849

43

5185…5329

73

170…196

14

1850…1936

44

5330…5476

74

197…225

15

1937…2025

45

5477…5625

75

226…256

16

2026…2116

46

5626…5776

76

257…289

17

2117…2209

47

5777…5929

77

290…324

18

2210…2304

48

5830…6084

78

325…361

19

2305…2401

49

6085…6241

79

362…400

20

2402…2500

50

6242…6400

80

401…441

21

2501…2601

51

6401…6561

81

442…484

22

2602…2704

52

6562…6724

82

485…529

23

2705…2809

53

6725…6889

83

530…576

24

2810…2916

54

6890…7056

84

577…625

25

2917…3025

55

7057…7225

85

628…676

26

3026…3136

56

7226…7396

86

677…729

27

3137…3249

57

7397…7569

87

730…784

28

3250…3364

58

7570…7744

88

785…841

29

3365…3481

59

7745…7921

89

842…900

30

3482…3600

60

7922…8100

90

901…961

31

3601…3721

61

8101…8281

91

962…1024

32

3722…3844

62

8282…8464

92

1025…1089

33

3845…3969

63

8465…8649

93

1090…1158

34

3970…4096

64

8650…8836

94

1157…1225

35

4097…4225

65

8837…9025

95

1226…1296

36

4226…4356

66

9026…9216

96

1297…1369

37

4357…4489

67

9217…9409

97

1370…1444

38

4490…4624

68

9410…9804

98

1445…1521

39

4625…4761

69

9605…9801

99

1522…1600

40

4762…4900

70

9802…10000

100

Đối với lô giao nhận trên 10.000 bao n bằng căn bậc 2 của N, qui tròn lên.

Hình 1 – Thuốn lấy mẫu (xiên hở)

Kích thước bằng mm

Hình 2 – Xẻng nhỏ

Hình 3 – Thuốn lấy mẫu phân đoạn (xiên hở)

Hình 4 - Ống lấy mẫu hình trụ (xiên phân đoạn đẩy)

Hình 5 - Ống chảy (xiên lấy mẫu trong bao)

Hình 6 – Dụng cụ lấy mẫu thành giòng xuống (Kiểu pelican)

Hình 7 – Khung sắt chia tư

Hình 8 – Dụng cụ phân mẫu hình nón (kiểu Boerner)

Hình 9 – Dụng cụ phân mẫu nhiều rãnh

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN5451:1991

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN5451:1991
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành17/07/1991
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoHết hiệu lực
Lĩnh vựcNông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5451:1991 (ISO 950 – 1979) về ngũ cốc - Lấy mẫu (dạng hạt) do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5451:1991 (ISO 950 – 1979) về ngũ cốc - Lấy mẫu (dạng hạt) do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN5451:1991
                Cơ quan ban hànhỦy ban Khoa học Nhà nước
                Người ký***
                Ngày ban hành17/07/1991
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoHết hiệu lực
                Lĩnh vựcNông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản được căn cứ

                      Văn bản hợp nhất

                        Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5451:1991 (ISO 950 – 1979) về ngũ cốc - Lấy mẫu (dạng hạt) do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành

                        Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5451:1991 (ISO 950 – 1979) về ngũ cốc - Lấy mẫu (dạng hạt) do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành