Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5980:1995

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5980:1995 (ISO 6107-1: 1980) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 1

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5980:1995 (ISO 6107-1: 1980) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 1 đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8184-1:2009 (ISO 6107-1 : 2004) về Chất lượng nước - Thuật ngữ - Phần 1 .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5980:1995 (ISO 6107-1: 1980) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 1


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5980:1995
ISO 6107-1: 1980

CHẤT LƯỢNG NƯỚC. THUẬT NGỮ - PHẦN 1
Water quality. Terminology - Part 1

1. Giới thiệu

Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ dùng để mô tả đặc tính chất lượng nước. Các thuật ngữ trong tiêu chuẩn này có thể giống các thuật ngữ đã được các tổ chức quốc tế khác xuất bản, nhưng định nghĩa có thể khác nhau do chúng được soạn thảo cho các mục đích khác nhau

2. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định các thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực cụ thể về mô tả đặc tính chất lượng nước

Các thuật ngữ và định nghĩa được chia làm hai nhóm chính sau:

1)  Các thuật ngữ liên quan đến các loại nước;

2)  Các thuật ngữ liên quan liên quan đến việc chữa và xử lí nước và nước thải

Các thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp tương ứng cho trong phụ lục A

1. Các thuật ngữ liên quan đến các loại nước

1.1.Nước thô

1.1.1. Nước thô: Nước chưa qua bất cứ xử lí gì hoặc nước được đưa vào nhà máy để xử lí thêm

1.1.2. Tầng  Epilimnion  (Tầng  mặt):  Nước  nằm  phía  trên  tầng  biển  nhiệt  (thermocline, mục 1.1.10) trong một vùng nước (thuỷ vực) bị phân tầng

1.1.3.Nước dưới đất: Nước được lưu giữ trong một kiến tạo ngầm và thông thường có thể được lấy ra từ hoặc thông qua kiến tạo ngầm

1.1.4.Tầng Hypolimnion (tầng đáy): Tầng nước nằm phía dưới tầng biển nhiệt (1.1.10) trong một vùng nước (thuỷ vực) bị phân tầng

1.1.5.Nghèo dinh dưỡng: Mô tả vùng nước (khối nước, thuỷ vực) nghèo chất dinh dưỡng và chứa nhiều loài thuỷ sinh, mà mỗi loài có số lượng tương đối ít. Vùng nước này được đặc trưng bởi độ trong cao, nồng độ ôxi cao trong lớp nước phía trên, chất lắng ở đáy thường có sắc nâu và chỉ chứa một lượng nhỏ các chất hữu cơ

1.1.6. Nước mưa: Nước sinh ra do lắng đọng từ khí quyển và chưa tích tụ các chất hoà tan từ đất

1.1.7. Nước lũ, nước tràn: Nước mặt chảy vào sóng suối do mưa to

1.1.7.1.Nước  cống  lũ:  Hồn  hợp  giữa  nước  cống  và  nước  mặt  sinh  ra  do  mưa  to  hoặc tuyết

1.1.8. Sự phân tầng: Sự tồn tại hoặc hình thành các tầng nước khác biệt nhau trong một vùng nước (thuỷ vực) được phân biệt bởi các đặc tính nhiệt độ hoặc độ mặn bởi sự khác nhau về hàm lượng ôxi hoặc chất dinh dưỡng

1.1.9. Nước mặt: Nước chảy qua hoặc đọng lại trên mặt đất


1.1.10. Tầng nước biến nhiệt: Tầng nước có gradien nhiệt độ lớn nhất trong một  vùng nước (thuỷ vực) phân tầng theo nhiệt độ

1.2. Nước thải

1.2.1. Nước thải: Nước được thải ra sau khi đã sử dụng, hoặc được tạo ra trong một quá

trình công nghệ và không còn có giá trị trực tiếp đối với quá trình đó nữa

1.2.2. Trầm tích đáy, chất lắng đáy: Sự tích tụ các chất lắng trên đáy của sông suối, hồ, hoặc biển, có thể có chứa các chất hữu cơ được sinh ra do các nguyên nhân như xói mòn tự nhiên, các quá trình sinh học hoặc xả nước thải

1.2.3. Vật vụn: Trong sinh học, là những hạt nhỏ các chất hữu cơ. Trong thực tiễn xử lí nước cống là những vụn thô có tỉ trọng lớn hơn nước nhưng có khả năng bị trôi theo dòng nước

1.2.4. Nước thải công nghiệp: Nước được thải ra từ một nhà máy xử lí, nhà máy chế biến công nghiệp hoặc từ một bể dùng để làm sạch nước

1.2.5. Nước thải sinh hoạt, nước cống: Nước thải của một cộng đồng dân cư

1.2.5.1. Nước thải sinh hoạt (nước cống) thô: Nước thải (nước cống) chưa được xử lí

1.2.5.2. Nước thải sinh hoạt (nước cống) đã xử lí: Nước thải (nước cống) sinh hoạt đã được làm sạch một phần hoặc toàn bộ để loại bỏ và để vô cơ hoá các chất hữu cơ và các chất khác

1.2.5.3. Dòng thải nước cống đã xử lí: Nước thải sinh hoạt (nước cống) đã xử lí được thải ra từ các trạm xử lý nước cống

1.2.6. Bùn: Chất rắn tách ra từ những loại nước khác nhau, được lắng và tích tụ do các quá trình tự nhiên hoặc nhân tạo

1.2.6.1. Bùn hoạt hoá: Sinh khối tích tụ (kết tủa) được tạo ra trong xử lí nước thải so sự phát triển của vi khuẩn và vi sinh vật khác khi có ôxi hoà tan

1.3. Nước uống

1.3.1. Nước uống, nước uống được: Nước có chất lượng phù hợp để uống

1.3.2. Nước cấp: Nước, thường đã được xử lí, chuyển vào mạng lưới phân phối hoặc bể  chứa

1.4. Nước dùng trong chế biến công nghiệp

1.4.1. Nước công nghiệp: Tất cả các loại nước được dùng cho, hoặc dùng trong một quá trình công nghiệp

1.4.2. Nước nồi hơi: Nước có chất lượng phù hợp với một nồi hơi, khí nổi đã và đang vận hành

1.4.3. Nước làm lạnh: Nước được dùng để hấp thụ và chuyển nhiệt

2. Các thuật ngữ liên quan đến xử lí, chứa nước và nước thải

2.1. Xử lí bằng bùn hoạt hoá: Quá trình xử lí sinh học nước thải trong đó hỗn hợp nước thải và bùn hoạt hoá (1.2.6.1) được khuấy và sục khí. Sau đó bùn hoạt hoá được tách ra khỏi nước thải vừa được xử lí bằng cách để lắng và được chuyển đi hoặc đưa trở lại quá trình xử lí tuỳ theo yêu cầu

2.2.Xử lí hoá học: Quá trình xử lí có cho thêm các hoá chất để thu được kết quả đã định


2.3.Xử lí hoá lí: Sự phối hợp của xử lí hoá học và lí học để thu được kết quả đã định

2.4.Thổi, sục khí: Sự dẫn không khí vào một chất lỏng

2.5.Hiếu khí: Cần hoặc không bị huỷ diệt do sự có mặt của ôxi tự do

2.6.Kị khí: Cần hoặc không bị huỷ diệt do sự vắng mặt của ôxi tự do

2.7.Lớp vi khuẩn: Xem lớp lọc sinh học (2.8)

2.8.Lớp lọc sinh học, lớp lọc nhỏ giọt, lớp lọc (lọc thấm) : Một lớp các mẩu vật liệu trơ làm cho nước thải thấm qua đó trở nên sạch nhờ một màng sinh học hoạt động trên vật liệu trơ đó

2.9.Sự keo tụ hoá học: Quá trình thêm một chất (chất làm keo tụ) mà nó gây nên sự phávỡ và tụ tập chất keo bị phân tán thành những cụm xốp

2.10.Sự loại không khí: Sự tách từng phần hay toàn bộ không khí hoà tan ra khỏi nước

2.11.Sự loại (sự khử) clo: Sự tách từng phần hay toàn bộ clo còn dư ra khỏi nước bằng quá trình lí học hoặc hoá học

2.12.Sự loại  (sự tách)  khí:  Sự  loại  bỏ từng phần hoặc toàn bộ các  chất  khí đã  hoà  tan, thường bằng quá trình lí học

2.13.Sự loại (sự tách, khử) ion: Sự loại bỏ từng phần hoặc toàn bộ các loại ion, đặc biệt bằng cách sử dụng các nhựa trao đổi ion (2.14;2.17)

2.14.Sự loại (sự tách) khoáng: sự làm giảm hàm lượng các muối hoặc các chất vô cơ hoà

tan trong nước bằng quá trình sinh học, hoá học hoặc lí học (2.13;2.17)

 

2.15.Sự loại (sự tách, sự khử) nitơ: Sự giải phóng nitơ hoặc nitơ ôxít từ các hợp chất nitơ

(đặc biệt là các nitrat và nitrit) trong nước hoặc các vòi nước thải, thường là bằng sự hoạt động của vi khuẩn

2.16.Sự loại ôxi: Sự tách từng phần hoặc toàn bộ ôxi hoà tan ra khỏi nước, do các điều kiện tự nhiên hoặc bằng các quá trình hoá học hoặc lí học

2.17.Sự  loại  muối:  Sự  tách  muối  ra  khỏi  nước,  thông  thường  để  cho  nước  có  thể  uống

được  hoặc  có  thể  sử  dụng  được  như  là  nước  công  nghiệp  hoặc  nước  làm  lạnh

(2.13;2.14)

2.18.Sự tẩy uế nước: Việc xử lí nước nhằm loại bỏ hoặc vô hiệu hoá tất cả các tác nhân gây bệnh

2.19.Sự cất nước: Quá trình làm bay hơi và ngưng tụ được dùng để điều chế nước tinh khiết cao

2.20.Thẩm tách điện:  Quá trình được sử dụng để loại ion của nước, trong đó dưới  ảnh hưởng  của  một  điện  trường  các  ion  được  loại  khỏi  một  khối  nước  này  và  được chuyển sang một khối nước khác qua một màng trao đổi ion

2.21.Lọc: Sự loại bỏ những hạt lơ lửng trong một khối nước bằng cách cho chảy qua một lớp vật liệu xốp hoặc qua một lưới có cỡ mắt thích hợp

2.22.Sự làm nổi: Làm nổi các chất lơ lửng trong nước lên bề mặt, thí dụ bằng sự lôi cuốn của khí

2.23.Kết tủa keo: Những hạt lớn hình thành trong chất lỏng keo do sự keo tụ, thường có thể tách ra bằng trọng lực hoặc làm nổi

2.24. Sự keo tụ: Sự hình thành các hạt lớn có thể tách ra được do sự tập hợp của các hạt nhỏ; quá trình này thường được tăng cường bởi các biện pháp sinh học, hoá học, lí học hoặc cơ học


2.25.Flo hoá: Sự thêm hợp chất chứa flo vào nguồn cung cấp nước uống để duy trì nồng

độ ion florua nằm trong giới hạn được chấp nhận

2.26.Trao đổi ion: Quá trình các anion hoặc cation nào đó trong nước được thay thế bởi các ion khác bằng cách cho nước qua lớp ionit (2.26.1)

2.26.1.  Ionit: Chất có khả năng trao đổi thuận nghịch các ion giữa bản thân nó với một chất lỏng tiếp xúc với nó (mà không làm thay đổi cấu trúc cơ bản)

2.26.2.  Hỗn hợp ionit: Hỗn hợp thích hợp của anionit và cationit

2.26.3.  Sự tái sinh (ionit); Quá trình phục hồi trạng thái hoạt động có hiệu quả của một ionit sau khi đã sử dụng

2.27.Sự nitrat hoá: Sự ôxi hoá các hợp chất nitơ bằng các vi khuẩn. Thông thường, sản phẩm cuối cùng của sự ôxi hoá là các nitrat

2.28.Bể ôxi hoá (bể ổn định): Bể được  sử dụng  để giữ nước  thải  trước  khi  tháo xả lần cuối, trong đó sự ôxi hoá sinh học các chất hữu cơ được thực hiện bởi sự chuyển ôxi

từ không khí vào nước, hoặc do tự nhiên hoặc được thúc đẩy nhân tạo

2.29.Ôzôn hoá: Thêm ôzôn vào nước hoặc nước thải nhằm mục đích như khử trùng, ôxi hoá các chất hữu cơ hoặc để loại mùi và vị khó chịu

2.30.Lớp lọc thấm: Xem lớp lọc sinh học (2.8)

2.31.Chất đa điện li: Các pôlime có các nhóm ion hoá, trong đó có một số loại được dùng

để làm đông tụ các hạt keo hoặc làm kết tủa các chất rắn lơ lửng trong nước

2.32.Clo hoá sơ bộ: Xử lí sơ bộ nước thô bằng clo, thí dụ để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, của thực vật hoặc động vật, để giúp cho việc keo tụ hoặc để khử mùi

2.33.Thẩm thấu ngược: Sự chuyển nước từ dung dịch đậm đặc hơn sang một dung dịch loãng hơn qua một màng nhờ tác dụng lên dung dịch đặc hơn một áp suất lớn hơn hiệu áp suất thẩm thấu giữa hai dung dịch đó

2.34.Sự lắng kết: Quá trình lắng và kết tủa các chất lơ lửng trong nước và nước thải dưới

ảnh hưởng của trọng lực

2.35.Sự tự làm sạch: Các quá trình làm sạch tự nhiên trong vùng nước bị ô nhiễm

2.36.Bể tự hoại: Bể lắng kết kín, trong đó cặn bùn đã lắng tiếp xúc trực tiếp với nước thải chảy qua bể và các chất rắn hữu cơ bị phân huỷ do sự hoạt động của vi khuẩn kị khí

2.37.Sự làm mềm nước: Sự loại phần lớn các ion Ca++  và Mg++  ra khỏi nước

2.38.Sự diệt khuẩn (khử trùng): Quá trình làm vô hiệu hoặc loại đi tất cả các sinh vật (kể

cả các dạng thực vật và bào tử) cũng như các vi rút trong nước

2.39.Lọc nhỏ giọt: Xem lớp lọc sinh học (21.8)

2.40.Xử lí bùn

2.40.1.  Sự  loại  nước:  Quá  trình  làm  giảm  hàm  lượng  nước  trong  bùn  ướt  bằng  phương pháp vật lí thường có các tác nhân đông kết

2.40.1.1.Sự li tâm: Sự loại bỏ một phần nước khỏi cặn bùn nước thải bằng lực li tâm

2.40.1.2.Sự làm đặc (sự nén bùn): Quá trình làm tăng nồng độ của các chất rắn trong việc loại bỏ nước

2.40.2.  Sự chuyển hoá sinh học: Sự ổn định các chất hữu cơ có trong bùn bằng các quátrình sinh học mà thông thường là bằng một quá trình kị khí.

 

Phụ lục A

Các thuật ngữ bằng tiếng Anh và tiếng Pháp tương ứng

 

Số mục trong tiêu chuẩn

 

Tiếng Anh

 

Tiếng Pháp

1.1

1.1.1

1.1.2

1.1.3

1.1.4

1.1.5

1.1.6

1.1.7

 

 

1.1.7.1

1.1.8

1.1.9

1.1.10

1.2

1.2.1

1.2.2

1.2.3

1.2.4

1.2.5

1.2.5.1

1.2.5.2

1.2.5.3

1.2.6

1.2.6.1

1.3

1.3.1

1.3.2

1.4

1.4.1

1.4.2

1.4.3

2.1

Raw water

Raw water

Epillimnion

Ground water

Hypolimnion

Oligotrophic

Rain water

Storm water; storm water run-off

 

 

Storm sewage

Stratification

Surface water

Thermocline

Waste water

Waste water

Benthic deposit

Detritus

Effuent

Sewage

Raw sewage

Treated sewage

Sewage effuent

Sludge

Activated sludge

Dringking water

Dringking water, potable water

Supply water

Industrial process water

Industrial water

Boiler water

Cooling water

Activated sludge treatment

Eau brute

Eau brute

Epillimnion

Eau souterraine

Hypolimnion

Oligotrophe

Eau de pluie

Eau pluviale d’orage; eau de ruissellement

Eau usée pluviale

Stratification

Eau de surface; eau superficielle

Thermocline

Eaux résiduairres

Eaux résiduairres

Dépôt ou sédiment benthique

Détritus

Effuent

Eau usée

Eau usée brute

Eau usée épurée

Effuent d’eau usée

Boue

Boue activée

Eau de boison

Eau de boison; eau potable

Eau de distribution

Eau à usage industriel

Eau indutrielle

Eau de chaudiére

Eau de refroidissement

Traitement par boies activées


 

2.2        Chemical treatment        Traitement chimique

2.3        Physico-chemical treatment       Traiment physico-chimique

2.4        Aeration            Aération

2.5        Aerobic Aérobie

2.6        Anaerobic         Anaérobie

2.7        Bacteria bed     Lit bactérien

2.8        Biological filter; trickling filter;

percolating filter

filtre biologique; lit percolateur

 

2.9        Chemical coagulation    Coagulation chemique

2.10      De-aeration       Désaération

 

2.11      Dechlorination   Déchlorination

2.12      Degasfification Dégazage

2.13      Deionization      Déionisation

2.14      Deminializtion    Deminializtion

2.15      Denitrification    Dénitrification

 

2.16      Deoxygennation            Désoxygénation

2.17      Desalination      Dessalement; dessalage

2.18      Disinfection      Disinfection

2.19      Distilation         Distilation

2.20      Electrodialysis  électrodialyse

2.21      Filtration           Filtration

 

2.22      Floatation; flotation       Flottration

2.23      Floc      Floc

2.24      Flocculation      Floculation

2.25      Fluoridation       Fluoration

 

2.26      Ion exchange    échange d’ion

2.27      Nitrification       Nitrification

 

2.28      Oxidation pond; stabilization pond         étang d’oxydation; étang de

Stabilisation

2.29      Ozonization; ozonation  Ozonisation

2.30      Percolating filter            Filtre percolateur

2.31      Polyelectrolytes            Polyélectrolytes

2.32      Prechlorination  Préchloration

2.33      Reverse osmosis          Osmose inverse

2.34      Sedimenation    Sédimetation

2.35      Self-purification Auto-épuration

2.36      Septic tank        Fosse septique

2.37      Softening          Adoucissement

2.38      Sterilization       Stérilisation

 

 

 

 

2.39

Trickling filter

Lit percolateur

2.40

Treatment of sludge

Traitement dé boues

2.40.1

Dewatering

Déshydratation

2.401.1

Centrifuging

Centrifugation

2.40.1.2

Thickening

épaissisement

2.40.2

Digestion

Digestion

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN5980:1995

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN5980:1995
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN TCVN5980:1995

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5980:1995 (ISO 6107-1: 1980) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 1


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5980:1995 (ISO 6107-1: 1980) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 1
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN5980:1995
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5980:1995 (ISO 6107-1: 1980) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 1

                          Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5980:1995 (ISO 6107-1: 1980) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 1