Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5985:1995

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5985:1995 (ISO 6107-6: 1986) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 6

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5985:1995 (ISO 6107-6: 1986) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 6 đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8184-6:2009 (ISO 6107-6 : 2004) về Chất lượng nước - Thuật ngữ - Phần 6 .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5985:1995 (ISO 6107-6: 1986) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 6


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5985:1995
ISO 6107-6: 1986

CHẤT LƯỢNG NƯỚC. THUẬT NGỮ  - PHẦN 6
Water quality. Terminology - Part 6

 

1.Mở đầu

Các  thuật  ngữ  trong  tiêu  chuẩn  này  được  xây  dựng  nhằm  cung  cấp  thuật  ngữ  tiêu chuẩn về đặc tính chất lượng nước. Các thuật ngữ trong tiêu chuẩn này có thể giống với các thuật ngữ do các tổ chức quốc tế khác xuất bản, song các định nghĩa có thể khác vì chúng được soạn thảo cho các mục đích khác nhau

2.Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ dùng trong các lĩnh vực đặc tính chất lượng nước. Danh mục  thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp tương đương được cho trong phụ lục A

1.Phân huỷ phi sinh học: Sự phân huỷ của các chất do các quá trình hoá học và lí học, chẳng hạn sự thuỷ phân, quang phân, ôxi hoá khử

2.Sự amoni hoá: Sự chuyển hoá các hợp chất chứa nitơ thành các ion nhờ vi khuẩn

3.Sự  phân  huỷ  bùn  kị  khí:  Quá trình có điều kiện của  sự phân huỷ bù bằng vi  khuẩn trong điều kiện yếm khí có thể được thực hiện ở nhiệt độ môi trường trong khoảng 25 0C và 400C (phân huỷ ở nhiệt độ   trung bình) hoặc trong khoảng 450C và 600C (phân huỷ ở nhiêt độ cao)

4.Bể điều hoà: Bể được thiết kế để làm cân bằng tốc độ của các dòng nước, chẳng hạn nước uống hoặc nước thải, tới các công trình, quá trình xử lí hoặc cống thải

5.Sự tích tụ sinh học: Quá trình tích tụ chất trong các sinh vật hoặc trong các bộ phận của chúng

6.Sự phân di: Quá trình nhờ đó các chất trong môi trường di chuyển đến các phần khác nhau của môi trường xung quanh như nước, không khí, sinh cảnh (biota), đất và trầm tích (xem sự tích tụ sinh học)

7.Độ dẫn, độ dẫn điện: Xem ISO 31/5:5 - 36.1, độ dẫn

8.pH cân bằng: Giá trị pH ổn định về mặt nhiệt động của một dung dịch, hoặc một lưu vực, vùng (khối) nước khi đạt được trạng thái cân bằng không chỉ bên trong bản thân pha nước mà còn giữa pha nước với các pha khác tiếp xúc với nó

9.Chất trợ keo tụ: Chất, thường là đa điện li, được   thêm vào tác nhân đông tụ để tăng cường hiệu quả keo tụ

10.Chu kì phân huỷ: Khoảng thời gian mà nồng độ hay khối lượng của một chất bị phân huỷ hoặc phân rã còn một nửa giá trị ban đầu của nó

11.Trị halometan (THM): Các hợp chất trong đó ba nguyên tử hydro của phân tử mêtan được chế bởi các nguyên tử clo, brom hoặc iot


Chú thích: Các chất đó có thể được hình thành từ các chất hữu cơ trong nước đã được

xử lí hoặc khử trùng bằng các halogen (trừ flo) hoặc bằng các chất ôxi hoá có khả năng giải phóng halogen

12.Dụng cụ đo độ hao: Dụng cụ chứa một lớp hoặc một cột đất dùng để đo sự hao hụt do sự thoát hơi nước, sự thấm và sự rửa trôi trong các điều kiện có  kiểm soát

13.Tầng biển nhiệt (Metalimnion): Xem ISO 6107 - 1, thermocline

14.Sự di trú: Sự di chuyển tự phát hoặc cưỡng bức của các sinh vật, hoặc của các chất tan hoặc không tan trong vùng nước

15.Nguồn phân tán: Nguồn làm ô nhiễm nước mặt hoặc nước ngầm, không xuất phát từ một điểm mà từ một diện rộng, chẳng hạn sự rửa trôi từ đất

16.Tính thẩm thấu: Tính chất   của một màng hoặc vật liệu khác đặc trưng cho khả năng cho phép các chất đi qua chúng một cách chọn lọc

17.Ao: Một vùng nước ngọt trong đất liền, nông và có kích thước nhỏ

18.Phân huỷ bậc 1: Sự phân huỷ cấu trúc phân tử của một chất đến mức độ đủ để loại bỏ một tính chất đặc trưng nào đó

19.Sinh sản bậc 1: Về mặt sinh thái học là tốc độ quang hợp của tảo hoặc thực vật trong một quần thể

20.Bùn thô: Bùn được lấy ra từ các bể lắng sơ bộ, nó có thể bao gồm bùn sơ cấp lắng

đọng cùng với bùn thứ cấp tái sinh

21.Chất dễ phân huỷ sinh học: Chất có thể bị phân huỷ sinh học đến một mức độ nhất định theo các phép thử đã định đối với khả năng phân huỷ sinh học  hoàn toàn

22.Bùn hoạt hoá hoàn lại: Bùn hoạt hoá được tách ra từ hỗn hợp bùn lỏng bằng lắng đọng và được đưa trở lại vào bể sục khí (bể aeroten) để dùng tiếp trong xử lí nước cống

23.Cá salmonid: Cá thuộc họ cá hồi, thí dụ cá hồi Đại Tây Dương, các hồi nước ngọt, các hồi chấm đỏ, thường dùng làm chỉ thị sinh học cho chất lượng nước

24.Lưới  lọc  song  chấn:  Dụng  cụ  để  loại  bỏ  chất  rắn  ra  khỏi  dòng  nước  hay  nước  thải bằng cách giữ chúng trên các lưới, song chắn được điều khiển thủ công hoặc cơ khí hoặc trên các dàn chuyển động, các đĩa quay hoặc tang quay làm bằng lá kim loại có đục lỗ hay dây thép

25.Xử lí bậc 2: Xử lí nước cống bằng   các quá trình sinh học, như lọc và lắng sinh học hay bùn hoạt hoá, khác với xử lí sơ bộ (tách hạt rắn, nghiền...), xử lí bậc một (lắng sơ bộ hoặc lần đầu) và xử lí bậc ba (làm sạch nước thải tiếp tục bằng lọc cát, vi lọc...)

26.Bể trữ nước: Bể chứa nước  đã xử lí trong một hệ thống phân phối

27.Nước cống đã lắng: Nước cống mà các chất rắn cỡ hạt lớn và phần lớn các chất rắn  có thể lắng  của nó đã được loại bỏ bằng cách để lắng

28.Nấm nước cống: Quần thể sinh trưởng kết dính gồm các vi khuẩn dạng sợi (chẳng hạn như Sphaerotilusnatans), nấm (chắng hạn Fusarium) và các loài động vật nguyên sinh khác có thể tồn tại trong các công trình xử lí nước cống hoặc trong các dòng chảy do việc xả nước thải sinh hoạt hoặc công nghiệp chưa được xử lí hoàn toàn

29.Bánh bùn: Bùn đã được loại nước, lấy ra từ máy lọc ép hoặc thiết bị tương tự, thường chứa khoảng 25 đến 35% (m/m) chất rắn khô 30.Điều hoà bùn (hay ổn định bùn): Xử lí lí học và hoá học bùn để dễ loại nước


31.Làm đặc bùn (hay nên bùn): Quá trình trong đó nước được loại ra khỏi bùn bằng cách để lắng kéo dài, có trợ giúp bằng việc khuấy chậm bằng cơ học và thỉnh thoảng có thêm hoá chất, hoặc bằng cách làm nổi các chất rắn hay li tâm

32.Phun khí: Quá trình xử lí trong đó tia mạnh không khí hoặc khí khác qua nước từ ống đầu hở hoặc có lỗ

33.Thông khí bằng phun nước: Quá trình nhờ đó nồng độ ôxi hoà tan trong nước tăng lên bằng cách phun nước vào không khí. Quá trình cũng được dùng để làm sạch nước khỏi các khí không mong muốn

34.Vi khuẩn ăn lưu huỳnh: Vi khuẩn có khả năng ôxi hoá hydrô sunfua thành lưu huỳnh và tạm thời giữ lưu huỳnh trong tế bào, và ôxi hoá lưu huỳnh thành sunfat

35.Sự clo hoá cao: Quá trình liên tục, trong đó những nồng độ tương đối cao của clo được dùng trong giai đoạn cuối của việc xử lí nước; tiếp theo thường là quá trình khử clo. Đôi khi nó cũng được dùng để khử trùng các bể chứa nước (trữ nước), các hệ thống phân phối và đường ống dẫn nước

36.Rốn nước: Chỗ giao nối trực tiếp giữa dòng nước mặt và tầng nước ngầm, sinh ra từ các đặc điểm địa lí của địa phương

37.Nước nóng: Nước của suối nước  nóng hoặc suối nước ấm

38.Sự phân huỷ ở nhiệt độ cao: Sự phân huỷ kị khí của bùn ở nhiệt độ giữa 450C và 600C,

điều đó kích thích sự sinh trưởng của những loài sinh vật phát triển mạnh nhất trong khoảng nhiệt độ này, gọi là các vi sinh vật ưu nhiệt độ cao

39.Nguyên tố lượng vết (phân tích): Nguyên tố tồn tại ở những nồng độ rất thấp

40.Nguyên tố vi lượng (thiết yếu): Nguyên tố hoá học tồn tại ở những nồng độ cực thấp nhưng rất cần thiết do sự  đồng hoá bình thường của người, động vật và thực vật

41.Sự phân huỷ sinh học hoàn toàn: Sự phân huỷ sinh học dẫn đến sự vô cơ hoá hoàn toàn

42.Siêu lọc: Sự dùng các màng siêu xốp (rây phân tử) để tách những phân tử lớn hoặc các hạt rắn rất nhỏ phân tán đều trong nước, thường lọc dưới áp lực khác nhau

Phụ lục A

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG PHÁP TƯƠNG ỨNG

 

 

Số mục trong tiêu chuẩn

 

Tiếng Anh

 

Tiếng Pháp

1

Abiotic degradation; non - biological degradation

Dégradation abiotique;

dégradation non biologique

2

Ammonification

Ammonification

3

Anaerobic sludge digestions

Digestion anaérobie des boues

4

Balancing tank

Bassin de régulation

5

Bioaccumulation

Bioaccumulation

6

Compartmentalization

Compartmentalisation

7

Conductivity; electrical conductivity

Conductivité; conductivité électrique

8

Equilibrium pH

pH d'équilibre

9

Flocculation aid

Adjuvant de floculation


10

Half - life period

Période de demi - vie

11

Haloforms; trihalomethanes (THN)

Haloformes; trihalométhanes (THM)

12

Lysmeter

Lysimètre

13

Metalimnion

Métaliminion

14

Migration

Migration

15

Non-point source; diffuse source

Source non ponctuelle; source diffuse

16

Permeability

Perméabilité

17

Pond

étang

18

Primary degradation

Dégradation primaire

19

Primary production

Production primaire

20

Raw sludge

Boues brutes

21

Readity biodegradable substances

Substances facilement dégradables

22

Returned activated sludge

Boues activées recyclées

23

Solmonid (fish)

Salmonida; poisson salmonnidé

24

Screen

Tamis

25

Secondary treatment

Traitement secondaire

26

Service reservoir

Réservoir de service

27

Settled sewage

Eau usée décantée

28

Sewage fungus

Champignons des eaux résiduaires

29

Sludge cake

Gáteau des boues

30

Sludge conditioning

Conditionnement des boues

31

Sludge thickening

épaississement des boues

32

Sparging

Barbotage

33

Spray aeration

Aération par pulvérisation

34

Sulfur bacteria

Bactéries du soufre

35

Superchlorination

Surchloration

36

Swallow hole; sink hole

Aven; entonnoir

37

Thermal water

Eau thermale

38

Thermophilic digestion (conditioning)

Digestion thermophile; Conditionnement thermophile

39

Trace element

élément trace

40

Trace element; micronutrient

élément trace; oligo - élément

41

Ultimate biodegradation

Biodégration ultime

42

Ultra - filtration

Ultrafitration

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN5985:1995

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN5985:1995
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN TCVN5985:1995

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5985:1995 (ISO 6107-6: 1986) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 6


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5985:1995 (ISO 6107-6: 1986) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 6
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN5985:1995
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5985:1995 (ISO 6107-6: 1986) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 6

                          Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5985:1995 (ISO 6107-6: 1986) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 6