Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6149-1:2007 (ISO 1167 – 1 : 2006) về Ống, phụ tùng và hệ thống phụ tùng bằng nhựa nhiệt dẻo dùng để vận chuyển chất lỏng - Xác định độ bền với áp suất bên trong - Phần 1: Phương pháp thử chung
Chiều dày thành emin mm | Thời gian điều hòa tối thiểu
h |
emin < 3 3 ≤ emin < 8 8 ≤ emin ≤ 16 16 ≤ emin < 32 32 ≤ emin | 1 3 6 10 16 |
CHÚ THÍCH Thời gian điều hòa vượt quá quy định trong bảng 1 có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả thử.
Ghi lại thời gian thực tế điều hòa mẫu thử.
Không được thử các mẫu thử trong khoảng thời gian nhà sản xuất đưa ra theo quy định trong tiêu chuẩn viện dẫn. Nếu không có quy định, thực hiện thử sau khi sản xuất ít nhất 24 h.
10. Cách tiến hành thử
10.1. Chọn kiểu thử, tức là kiểu “nước trong nước”, “nước trong không khí”, hoặc “nước trong chất lỏng” như được quy định trong tiêu chuẩn viện dẫn.
Đo và ghi lại thời gian tạo áp suất mẫu thử như sau:
Nối các mẫu thử với thiết bị tạo áp suất (5.4) và xả khí. Sau khi điều hòa, tăng áp suất từ từ đến áp suất thử được tính toán theo điều 7, trong thời gian ngắn nhất có thể giữa 30 s và 1 h, tùy thuộc vào vật liệu, kích cỡ mẫu thử và khả năng của thiết bị tạo áp suất.
Khi đạt đến áp suất thử, ghi lại thời gian hoặc đặt lại đồng hồ đo thời gian cần thiết để bắt đầu đo khoảng thời gian mà áp suất quy định được duy trì trên mẫu thử.
10.2. Giữ các mẫu thử bằng cách treo trong một môi trường được kiểm soát về nhiệt. Duy trì nhiệt độ không đổi (xem tiêu chuẩn viện dẫn hoặc quy định) và quan sát dung sai nhiệt độ như quy định ở 5.2 cho đến khi kết thúc phép thử theo 10.3 hoặc 10.4.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu xuất hiện sự phá hủy thì phải ghi lại kiểu phá hủy, ví dụ là kiểu gãy giòn hay chảy dẻo hay kiểu phá hủy khác.
CHÚ THÍCH Sự phá hủy là kiểu “gãy giòn” nếu không nhìn thấy có biến dạng dẻo ở vùng bị phá hủy. Nếu sự phá hủy có kèm theo biến dạng dẻo ở vùng bị phá hủy, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, thì đó là kiểu “chảy dẻo”. Đối với một số vật liệu, kiểu phá hủy gãy giòn có thể xác định được bằng sự rò rỉ nước trên bề mặt ống.
Khi có sự cố hỏng hóc thiết bị thì các thử nghiệm đang trong quá trình đã thực hiện được từ 500 h đến 1 000 h có thể được tiếp tục, nếu thiết bị được phục hồi trong vòng một ngày. Đối với các thử nghiệm đang trong quá trình thực hiện được hơn 1 000 h thì thử nghiệm có thể được tiếp tục nếu thiết bị được phục hồi trong vòng ba ngày. Thời gian thiết bị không thể hoạt động bình thường sẽ không được tính vào thời gian thử.
Sự gián đoạn các phép thử phải được ghi trong báo cáo thử nghiệm.
10.4. Nếu sự phá hủy xảy ra trên mẫu thử ở khoảng cách nhỏ hơn 0,1 l0 tính từ một đầu bịt thì hủy bỏ kết quả và tiến hành thử lại với mẫu thử khác [l0 là chiều dài tự do mẫu của mẫu thử, xem TCVN 6149 – 1 : 2007 (ISO 1167 – 2: 2006) hoặc ISO 1167 - 4].
Khi thử các chi tiết, nếu có sự rò rỉ không phải chính do chi tiết đó (hỏng do giăng hoặc nổ ống), hoặc một số các phá hủy kết hợp với các rãnh được gia công và cách sắp xếp các rãnh không hợp lý và/hoặc các điều kiện gia công, thì lặp lại phép thử - nếu cần, phải sử dụng các chi tiết khác – sao cho tổ hợp lắp ghép giữ được độ kín nước trong thời gian quy định nhỏ nhất của phép thử.
11. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn khác liên quan;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) loại vật liệu hoặc vật liệu của từng chi tiết mẫu thử;
d) kích thước danh nghĩa của từng chi tiết mẫu thử;
e) kích thước đo được của các mẫu thử, ví dụ chiều dày thành nhỏ nhất, của từng chi tiết mẫu thử và chiều dài tự do của ống;
f) điều kiện để chuẩn bị mẫu thử (ví dụ điều kiện nung chảy), đối với mẫu thử được tạo hình bằng ép phun; từng chi tiết của mọi tình trạng của vật liệu trước khi tạo hình, của máy ép phun được sử dụng và của điều kiện tạo hình;
g) nhiệt độ thử và độ chính xác của phép đo;
h) ứng suất và/hoặc áp suất được sử dụng;
i) bản chất của môi trường (không khí, nước hoặc chất lỏng và chất lỏng được sử dụng trong trường hợp sau cùng);
j) kiểu đầu bịt được sử dụng (xem 5.1) và trong trường hợp là các chi tiết, cơ cấu làm kín áp suất;
k) số lượng mẫu được thử;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
m) thời gian thử tại áp suất thử (xem 10.1 và 10.3);
n) trường hợp phá hủy, loại phá hủy;
o) những điều quan sát thấy trong và sau khi thử;
p) bất kỳ các yếu tố nào có ảnh hưởng đến kết quả, chẳng hạn như một số các tình huống ngẫu nhiên, sự gián đoạn phép thử hoặc một số thao tác không được quy định trong tiêu chuẩn này;
q) sự nhận dạng của từng chi tiết thử;
r) ngày thử hoặc số ngày từ khi bắt đầu thử đến khi kết thúc.