Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6213:2010

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6213:2010 (CODEX STAN 108-1981, REV.2-2008) về Nước khoáng thiên nhiên đóng chai

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6213:2010 (CODEX STAN 108-1981, REV.2-2008) về Nước khoáng thiên nhiên đóng chai


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6213 : 2010

CODEX STAN 108-1981, REV.2-2008

NƯỚC KHOÁNG THIÊN NHIÊN ĐÓNG CHAI

Natural mineral waters

Lời nói đầu

TCVN 6213 : 2010 thay thế TCVN 6213 : 2004 ;

TCVN 6213 : 2010 hoàn toàn tương đương với CODEX STAN 108-1981, Rev.2-2008;

TCVN 6213 : 2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F9 Đồ uống biên soạn, Tổng cục Tiêu chun Đo lường Cht lượng đề nghi, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

NƯỚC KHOÁNG THIÊN NHIÊN ĐÓNG CHAI

Natural mineral waters

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại nước khoáng thiên nhiên đóng chai (đóng gói sẵn) được dùng để làm đồ uống. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho nước khoáng thiên nhiên được bán hoặc dùng cho các mục đích khác.

2. Mô tả

2.1. Định nghĩa nước khoáng thiên nhiên đóng chai

Nước khoáng thiên nhiên đóng chai (natural mineral water) có thể phân biệt rõ với nước uống thông thường do:

a) được đặc trưng bởi hàm lượng một số muối khoáng nhất định và các tỷ lệ tương đối của chúng, sự có mặt của các nguyên tố vi lượng hoặc các thành phần khác;

b) được lấy trực tiếp từ các nguồn thiên nhiên hoặc giống khoan từ các tầng nước ngầm có các biện pháp phòng ngừa thích hợp trong vành đai bảo vệ để tránh mọi ô nhiễm hoặc ảnh hưởng đến chất lượng lý hóa của nước khoáng thiên nhiên;

c) nguồn nước bền vững về thành phần, ổn định về lưu lượng và nhiệt độ, có tính đến chu kì biến động nhỏ của thiên nhiên;

d) được khai thác trong các điều kiện đảm bảo độ sạch ban đầu về vi sinh vật và thành phần hóa học của các thành phần cơ bản,

e) được đóng chai gần điểm khai thác của nguồn nước với các biện pháp phòng ngừa vệ sinh cụ thể;

f) không sử dụng các biện pháp xử lý nào khác ngoài các biện pháp quy định trong tiêu chuẩn này

2.2. Các định nghĩa bổ sung

2.2.1.

Nước khoáng thiên nhiên chứa cacbonat tự nhiên (naturally carbonated natural mineral water) Nước khoáng thiên nhiên sau khi được xử lý theo 3.1.1, tái hợp khí cacbon dioxit của chính nguồn đó và sau khi đóng chai với dung sai cho phép, có hàm lượng cacbon dioxit tự có và quan sát được trong các điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường giống như hàm lượng cacbon dioxit tại nguồn nước.

2.2.2.

Nước khoáng thiên nhiên không chứa cacbonat (non-carbonated natural mineral water)

Nước khoáng thiên nhiên sau khi được xử lý thích hợp theo 3.1.1 và sau khi đóng chai với dung sai cho phép thì không chứa cacbon dioxit tự do vượt quá lượng cần thiết để duy trì sự hòa tan của các muối hydrocacbonat trong nước.

2.2.3.

Nước khoáng thiên nhiên khử cacbonat (decarbonated natural mineral water)

Nước khoáng thiên nhiên sau khi được xử lý thích hợp theo 3.1.1 và sau khi đóng chai có chứa hàm lượng cacbon dioxit nhỏ hơn hàm lượng cacbon dioxit tại nguồn nước và không tự sinh ra cacbon dioxit trong các điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường.

2.2.4.

Nước khoáng thiên nhiên có bổ sung cacbon dioxit từ nguồn (natural mineral water fortified with carbon dioxide from the source)

Nước khoáng thiên nhiên sau khi được xử lý thích hợp theo 3.1.1 và sau khi đóng chai thì có chứa hàm lượng cacbon dioxit lớn hơn hàm lượng cacbon dioxit tại điểm khai thác.

2.2.5.

Nước khoáng thiên nhiên đi cacbonat hóa (carbonated natural mineral water)

Nước khoáng thiên nhiên sau khi được xử lý thích hợp theo 3.1.1 và trước khi đóng chai được bổ sung cacbon dioxit từ nguồn khác.

2.3. Cấp phép

Việc khai thác và sản xuất nước khoáng thiên nhiên phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

3. Thành phần cơ bản và các yếu tố chất lượng

3.1. Xử lý

3.1.1. Các biện pháp xử lý cho phép bao gồm việc tách các thành phần không ổn định như các hợp chất chứa sắt, mangan, lưu huỳnh hoăc asen bằng phương pháp gạn và/hoặc lọc, được tăng cường bằng quá trình sục khí trước, nếu cần.

3.1.2. Các biện pháp xử lý được áp dụng đối với 2.2.1, 2.2.2, 2.2.3, 2.2.4, 2.2 5 và 3.1.1 chỉ có thể thực hiện trong điều kiện không làm thay đổi hàm lượng chất khoáng đặc trưng của nước.

3.1.3. Nghiêm cấm vận chuyển nước khoáng thiên nhiên trong các vật chứa rời để đóng chai hoặc để tiến hành bất cứ một quá trình nào khác trước khi đóng chai.

3.2. Giới hạn của các chất cụ thể liên quan đến sức khỏe

Nước khoáng thiên nhiên đóng chai không được chứa các chất với hàm lượng lớn hơn các giới hạn dưới đây:

3.2.1

Antimon

0,005 mg/l

3.2.2

Asen

0,01 mg/l, tính theo As tổng số

3.2.3

Bari

0,7 mg/l

3.2.4

Borat

5 mg/l, tính theo B

3.2.5

Cadimi

0,003 mg/l

3.2.6

Crom

0,05 mg/l, tính theo Cr tổng số

3.2.7

Đồng

1 mg/l

3.2.8

Xyanua

0,07 mg/l

3.2.9

Florua

Xem 6.3.2

3.2.10

Chì

0,01 mg/l

3.2.11

Mangan

0,4 mg/l

3.2.12

Thủy ngân

0,001 mg/l

3.2.13

Niken

0,02 mg/l

3.2.14

Nitrat

50 mg/l, tính theo nitrat

3.2.15

Nitrit

0,1 mg/l, tính theo nitrit

3.2.16

Selen

0,01 mg/l

Các chất sau đây phải có hàm lượng nhỏ hơn giới hạn định lượng khi được phân tích theo các phương pháp nêu trong Điều 7:

3.2.17. Chất hoạt động bề mặt

3.2.18. Thuốc bảo vệ thực vật và PCB 3)

3.2.19. Dầu khoáng 3)

3.2.20. Các hydrocacbon thơm đa vòng 3)

4. Vệ sinh

4.1. Các sản phẩm là đối tượng của tiêu chuẩn này cần được xử lý theo các điều khoản thích hợp của TCVN 5603 : 2008 (CAC/RCP 1-1969, Rev.4-2003) Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm và phù hợp với TCVN 6214 : 1996 (CAC/RCP 33-1985) Quy phạm thực hành vệ sinh khai thác, sản xuất và tiêu thụ nước khoáng thiên nhiên.

4.2. Nguồn nước hoặc điểm khai thác phải được bảo vệ khỏi các nguy cơ ô nhiễm.

4.3. Việc lắp đặt để sản xuất nước khoáng thiên nhiên đóng chai phải ngăn chặn được mọi khả năng nhiễm bẩn, cụ thể là:

a) các đường ống và bể chứa được lắp đặt để khai thác phải được làm từ vật liệu thích hợp đối với nước và tránh được sự nhiễm bẩn của các chất ngoại lai vào nước;

b) thiết bị và việc sử dụng thiết bị trong sản xuất, đặc biệt là việc lắp đặt hệ thống rửa và đóng chai phải đáp ứng các yêu cầu vệ sinh;

c) trong quá trính sản xuất, nếu phát hiện nước bị ô nhiễm thì người sản xuất phải dừng tất cả các hệ thống vận hành cho đến khi loại bỏ được nguyên nhân gây ô nhiễm;

d) việc thực hiện các yêu cầu trên phải được kiểm tra định kỳ theo các quy định hiện hành.

4.4. Yêu cầu về vi sinh vật

Trong quá trình tiêu thụ, nước khoáng thiên nhiên:

a) phải đảm bảo chất lượng không gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng (không được có các vi sinh vật gây bệnh);

b) ngoài ra phải tuân thủ các yêu cầu về vi sinh vật sau đây:

Kiểm tra lần thứ nhất

Quyết định

E. coli hoặc coliform chịu nhiệt

1 x 250 ml

Không được phát hiện có trong bất kỳ mẫu nào

Coliform tổng số

1 x 250 ml

Nếu ≥ 1 hoặc ≤ 2 thì tiến hành kiểm tra lần thứ hai;

Nếu > 2 thì loại bỏ.

Liên cầu khuẩn phân (fecal streptococci)

1 x 250 ml

Pseudomonas aeruginosa

1 x 250 ml

Bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit

1 x 50 ml

 

Kiểm tra lần thứ hai

n

c

m

M

Coliform tổng số

4

1

0

2

Liên cầu khuẩn phân (fecal streptococci)

4

1

0

2

Bào tử vi khuẩn kị khí khử sulfit

4

1

0

2

Pseudomonas aeruginosa

4

1

0

2

Kiểm tra lần thứ hai sử dụng cùng thể tích mẫu như đã dùng để kiểm tra lần thứ nhất. Trong đó

n  là số đơn vị mẫu lấy từ lô hàng để kiểm tra theo kế hoạch lấy mẫu.

c  là số lượng mẫu tối đa có thể chấp nhận hoặc số lượng đơn vị mẫu tối đa có thể cho phép vượt quá tiêu chí m về vi sinh vật. Nếu vượt quá số này thì lô hàng bị loại bỏ.

m  là số lượng tối đa hoặc mức tối đa vi khuẩn có trong một gam mẫu; các giá trị trên mức này có thể được chấp nhận hoặc không được chấp nhận.

M  là số lượng được dùng để phân biệt khả năng chấp nhận và không chấp nhận đối với chất lượng thực phẩm. Giá trị bằng M hoặc lớn hơn M trong bất kỳ mẫu nào đều không được chấp nhận vì liên quan đến mối nguy đối với sức khỏe, do chỉ thị vệ sinh hoặc do tiềm ẩn sự hư hỏng thực phẩm.

5. Đóng chai

Nước khoáng thiên nhiên được đóng trong vật chứa kín thích hợp dùng cho bán lẻ để tránh khả năng nhiễm bẩn nước hoặc có khả năng sản phẩm bị làm giả.

6. Ghi nhãn

Ngoài TCVN 7087 : 2008 (CODEX STAN 1-2005) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn, cần áp dụng các quy định sau đây:

6.1. Tên của sản phẩm

6.1.1. Tên của sản phẩm phải là “nước khoáng thiên nhiên”.

6.1.2. Các cụm từ sau đây phải được sử dụng phù hợp với 2.2 và có thể được kèm theo các thuật ngữ mô tả thích hợp (ví dụ “không ga” và “có ga”):

- Nước khoáng thiên nhiên chứa cacbonat tự nhiên;

- Nước khoáng thiên nhiên không chứa cacbonat;

- Nước khoáng thiên nhiên khử cacbonat;

- Nước khoáng thiên nhiên có bổ sung cacbon dioxit từ nguồn;

- Nước khoáng thiên nhiên bổ sung cacbonat.

6.2. Tên và địa chỉ

Địa chỉ và tên của nguồn nước phải được công bố.

6.3. Các yêu cầu ghi nhãn bổ sung

6.3.1. Thành phần hóa học

Các thành phần đặc trưng của sản phẩm phải được công bố trên nhãn.

6.3.2. Nếu sản phẩm chứa hàm lượng florua nhiều hơn 1 mg/l thì phải ghi trên nhãn là “có chứa florua”, như là một phần của tên sản phẩm hoặc đặt gần với tên sản phẩm hoặc tại vị trí nổi bật. Ngoài ra, khi sản phẩm chứa hàm lượng florua nhiều hơn 1,5 mg/l thì phải ghi trên nhãn là “Sản phẩm không thích hợp cho trẻ dưới 7 tuổi”.

6.3.3. Nếu nước khoáng thiên nhiên được xử lý theo quy định trong 3.1.1 thì kết quả xử lý phải được công bố trên nhãn.

6.4. Cấm ghi nhãn

6.4.1. Không được công bố liên quan đến các tác dụng y học (ngăn ngừa, giảm nhẹ hay chữa bệnh) của sản phẩm là đối tượng của tiêu chuẩn này. Không được công bố các tác dụng có lợi khác liên quan đến sức khỏe của người tiêu dùng nếu không đúng sự thật và làm cho người tiêu dùng hiểu nhầm.

6.4.2. Tên địa phương, tên của thôn xóm hoặc địa danh cụ thể mà có thể không tạo thành một phần tên thương mại của sản phẩm, trừ khi nó đề cập đến nguồn nước khoáng thiên nhiên được khai thác tại nguồn có tên thương mại đó.

6.4.3. Không được sử dụng bất kỳ lời công bố hoặc bằng tranh ảnh mà có thể gây nên sự hiểu nhầm hoặc lừa dối người tiêu dùng và bản chất, nguồn gốc, thành phần và các tính chất của nước khoáng thiên nhiên được đưa ra tiêu thụ.

7. Phương pháp thử

Xem CODEX STAN 234 Recommended Methods of Analysis and Sampling (Phương pháp khuyến cáo trong phân tích và lấy mẫu).



Đang tạm quy định cho đến khi có xem xét tiếp theo về bằng chứng khoa học

Được nêu trong các phương pháp thử của ISO có liên quan

Tạm thời được xác nhận cho đến khi có phương pháp phân tích thích hợp.

Các kết quả của các lần kiểm tra thứ nhất và thứ hai.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN6213:2010

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN6213:2010
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoCòn hiệu lực
Lĩnh vựcCông nghệ- Thực phẩm
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật4 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN TCVN6213:2010

Lược đồ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6213:2010 (CODEX STAN 108-1981, REV.2-2008) về Nước khoáng thiên nhiên đóng chai


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản hiện thời

              Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6213:2010 (CODEX STAN 108-1981, REV.2-2008) về Nước khoáng thiên nhiên đóng chai
              Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
              Số hiệuTCVN6213:2010
              Cơ quan ban hành***
              Người ký***
              Ngày ban hành...
              Ngày hiệu lực...
              Ngày công báo...
              Số công báoCòn hiệu lực
              Lĩnh vựcCông nghệ- Thực phẩm
              Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
              Cập nhật4 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6213:2010 (CODEX STAN 108-1981, REV.2-2008) về Nước khoáng thiên nhiên đóng chai

                    Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6213:2010 (CODEX STAN 108-1981, REV.2-2008) về Nước khoáng thiên nhiên đóng chai