Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6369:1998

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6369:1998 về Cáp thép thông dụng - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6369:1998 về Cáp thép thông dụng - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6369 : 1998

CÁP THÉP THÔNG DỤNG - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Steel wire ropes for general purposes - Technical requirement

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định các dạng, tải trọng làm việc giới hạn, chế tạo và lắp ráp bộ nối cáp thông dụng.

Các bộ nối cáp nhiều móc qui định trong tiêu chuẩn này là loại móc có chiều dài danh nghĩa bằng nhau.

Chú thích - Kết cấu chung của bộ nối cáp có chiều dài móc khác nhau theo qui định của tiêu chuẩn này, nhưng giới hạn tải trọng làm việc của loại nối cáp này phải do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

2 Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 2408 : 1985 Dây cáp thép thông dụng - Đặc tính chung.

3 Định nghĩa

3.1 Tải trọng làm việc giới hạn (WLL): Tải trọng lớn nhất do bộ nối cáp nâng lên hạ xuống hoặc treo lơ lửng.

Khi bộ nối có một móc, tải trọng này theo phương thẳng đứng: Khi bộ nối có nhiều móc, tải trọng này đạt lớn nhất tại vị trí góc 90o hoặc 120o (xem điều 5).

4 Bộ nối móc

4.1 Các dạng bộ nối

Các dạng bộ nối một móc được qui định trong hình 1 có thể nối hoặc không nối thêm phần nối phụ như vòng nối hoặc móc nối. Khi dùng phần nối phụ, vòng nối sẽ được lắp vào đầu cáp.

Hình 1 - Các dạng bộ nối một móc

4.2 Chiều dài danh nghĩa của bộ nối

Chiều dài danh nghĩa của bộ nối một móc là chiều dài giữa các điểm giữ của hai đầu nối ngoài cùng, đó là các đầu nối mềm, đầu cáp, móc nối hoặc vòng nối. (xem hình 1 và hình 2). Dung sai chiều dài không lớn hơn ± 2 lần đường kính dây cáp hoặc ± 0,5 % chiều dài danh nghĩa.

Chiều dài được đo khi dây không chịu tải trọng.

Hình 2 - Chiều dài của bộ nối một móc của hai phần nối ngoài cùng

4.3 Ký hiệu bộ nối

Bộ nối một móc được kí hiệu như sau:

a) dạng bộ nối (xem hình 1) ;

b) chiều dài danh nghĩa, mét (xem hình 2);

c) các phần nối ngoài cùng tại mỗi một đầu (xem điều 4.7);

d) tải trọng lớn nhất có thể nâng được (cũng là tải trọng lớn nhất đặt vào bộ nối);

e) phương pháp nối;

f) dạng dây cáp;

g) số hiệu của tiêu chuẩn này.

Chú thích - Phương pháp nối đầu cáp ảnh hưởng đáng kể đến giới hạn tải trọng làm việc giới hạn của bộ nối.

4.4 Tải trọng làm việc giới hạn (WLL)

Tải trọng làm việc giới hạn được tính theo công thức sau:

WLL =

trong đó

WLL là hạn tải trọng làm việc giới hạn của bộ nồi, tấn;

Fo là lực phá hỏng nhỏ nhất của dây cáp, kN, theo ISO 2408:1995;

ke là hệ số phụ thuộc đến dạng nối đầu dây (nối chập đầu hoặc nối đai kẹp);

ku là hệ số phụ thuộc đến cách dùng cụ thể;

km là hệ số liên hệ khối lượng với lực.

Trong phạm vi của tiêu chuẩn này, các hệ số trên được qui định như sau:

ke = 0,8

ku = 5

km = 10

Theo thỏa thuận với khách hàng, các hệ số ku và ke có thể lấy khác qui định trên.

Khi đó, khách hàng phải thông báo cho nhà sản xuất giá trị chính xác của các hệ số, song giá trị của ku không được nhỏ hơn 5.

Chú thích - Có thể sử dụng dạng kết cấu cáp khác nhau và các hệ số ke và ku khác qui định trên, song tải trọng làm việc giới hạn của bộ nối một móc phải theo qui định trong bảng 1.

Bảng 1 - Tải trọng làm việc giới hạn của bộ nối một móc

Đường kính cáp

mm

WLL*

t

9

0,7

10

0,9

11

1,1

12

1,3

13

1,5

14

1,8

16

2,4

18

3

20

3,7

22

4,5

24

5,4

26

6,3

28

7,3

32

9,6

36

12,1

40

15

44

18,1

48

21,6

52

25,5

56

29,3

60

33,5

*) Giá trị của WLL xác định theo công thức trong điều 4.4.

4.5 Các dạng cáp

Các dạng cáp được dùng thông thường là cáp có lõi sợi tự nhiên, lõi chất dẻo và lõi thép có hệ số khối lượng nhỏ nhất (km) như sau:

0,36 cho cáp lõi sợi tự nhiên;

0,35 cho cáp lõi chất dẻo;

0,40 cho cáp lõi thép,

nhưng không kể cáp có nhiều dảnh dây.

Giới hạn kéo của dây cáp là 1.770 N/mm2 (1770 MPa).

4.6 Phương pháp chế tạo các vòng ngoài cùng

4.6.1 Nguyên lý chung

Thông thường, các vòng của móc bộ nối được chế tạo bằng đai kẹp chắc chắn.

Chú thích - Nếu cần chế tạo bằng cách nối chập đầu, cần phải có đề nghị riêng.

4.6.2 Vòng đai kẹp

Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai đầu trong của vòng đai kẹp bằng 10 lần đường kính danh nghĩa của cáp.

4.6.3 Vòng nối chập

Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai đầu mút của đoạn nối chập tại mỗi đầu của bộ nối bằng 10 lần đường kính danh nghĩa của cáp.

4.7 Móc nối và vòng nối

Tải trọng làm việc giới hạn của móc nối hoặc vòng nối tối thiểu bằng tải trọng được nâng của bộ nối cáp.

5 Bộ nối nhiều móc

5.1 Cách lắp bộ nối

Bộ nối được lắp gồm có hai, ba hoặc bốn bộ nối một móc như đã qui định ở hình 3.

Đầu trên của bộ nối ba hoặc bốn móc được nối với nhau bằng vòng nối (xem hình 3a và 4b).

Đầu trên của bộ nối bốn móc được nối từng cặp qua vòng nối trung gian, nối với vòng nối lớn (xem hình 3c).

Nếu dùng phần nối ngoài cùng, vòng nối sẽ được lắp vào đầu cáp.

Chú thích - Chiều dài lắp của bộ nối được đo theo chỉ dẫn ở hình 2.

5.2 Dung sai chiều dài lắp bộ nối

Sai lệch chiều dài giữa các dây móc của bộ nối nhiều móc khi không tải không được lớn hơn ± 2 lần đường kính cáp hoặc ± 0,5 % chiều dài danh nghĩa.

Hình 3 - Cách lắp điển hình bộ nối nhiều móc

5.3 Kí hiệu bộ nối

Bộ nối nhiều móc được kí hiệu như sau:

a) dạng của bộ nối một móc (xem hình 1);

b) số lượng móc (xem hình 3);

c) chiều dài danh nghĩa của móc, mét (xem hình 3);

d) phần nối tại đầu dưới;

e) tải trọng lớn nhất được nâng ở góc sử dụng lớn nhất a hoặc b (xem hình 4 và bảng 2);

f )dạng của cáp;

g) số hiệu tiêu chuẩn này.

5.4 Tải trọng làm việc giới hạn của bộ nối nhiều móc

Tải trọng giới hạn được tính bằng cách nhân tải trọng làm việc giới hạn của loại một móc cho trong bảng 1 với các hệ số cho trong bảng 2.

Hình 4 - Độ nghiêng của các móc nối

Trong mọi trường hợp, góc b không được vượt quá 60o và góc a không được vượt quá 120o.

Chú thích

1) Các hệ số và giá trị WLL được đưa ra trong bảng 2 và bảng 3 chỉ đúng nếu tải trọng phân bố đều giữa toàn bộ dây móc.

2) Các vòng nối lớn và trung gian được thiết kế để chịu được tải trọng ghi ở bộ nối chỉ trong phạm vi góc đã định tức là từ 0o đến 90o; Chúng không được thiết kế để chịu những tải trọng lớn hơn ở những góc nhỏ hơn 90o.

Bảng 2 - Các hệ số để tính WLL

Góca1)

Góc nghiêng

b

Hệ số

Số móc

hai

ba

bốn

a£ 90o

b£ 45o

1,4

2,1

2,1

90o < a£ 120o

45o < b£ 60o

1

1,5

1,5

1) Không áp dụng cho loại ba móc

5.5 Móc và vòng nối

Tải trọng làm việc giới hạn nhỏ nhất của mỗi một móc phải bằng tải trọng do móc nâng lên.

Tải trọng làm việc giới hạn nhỏ nhất của vòng nối lớn phải bằng tải trọng làm việc giới hạn của bộ nối.

Bảng 3 - Tải trọng làm việc giới hạn của bộ nối nhiều móc

Kích thước tính bằng milimét

Đường kính cáp

Giới hạn tải trọng làm việc (WLL)

Bộ nối hai móc

Bộ nối ba và bốn móc

mm

a < 90o

b < 45o

90o<a<120o

45o<b<60o

a1)<90o

b < 45o

90o<a1)<120o

45o<b<60o

9

1

0,7

1,5

1

10

1,25

0,9

1,9

1,3

11

1,5

1,1

2,3

1,6

12

1,8

1,3

2,7

1,9

13

2,1

1,5

3,1

2,2

14

2,5

1,8

3,8

2,7

16

3,3

2,4

5

3,6

18

4,2

3

6,3

4,5

20

5,2

3,7

7,8

5,6

22

6,3

4,5

9,4

6,7

24

7,5

5,4

11,3

8,1

26

8,8

6,3

13,2

9,4

28

10,2

7,3

15,3

10,9

32

13,4

9,6

20,1

14,4

36

16,9

12,1

25,4

18,1

40

21

15

31,5

22,5

44

25,3

18,1

38

27,1

48

30,2

21,6

45,3

32,4

52

35,7

25,5

53,5

38,2

56

41

29,3

61,5

43,9

60

46,9

33,5

70,3

50,2

1) Không dùng cho bộ nối ba móc.

6 Tiến hành thử

Dây cáp, móc nối và các phần nối ngoài khác phải được thử theo các tiêu chuẩn đã được duyệt đúng thủ tục qui định.

Chú thích - Tải trọng thử bộ nối cáp đạt lớn hơn 40 % tải trọng phá hỏng nhỏ nhất có thể sẽ gây ra hỏng hóc và biến dạng cho bộ nối.

7 Ghi nhãn

7.1 Nhãn được gắn chắc chắn bền lâu vào một trong các vị trí sau:

a) bộ nối;

b) phần đai kẹp bộ nối;

c) vòng nối lớn.

7.2 Nội dung nhãn của bộ nối một móc bao gồm:

a) nơi sản xuất;

b) ký hiệu bộ nối bằng số hoặc chữ;

c) tải trọng làm việc giới hạn.

7.3 Nội dung nhãn của bộ nối nhiều móc bao gồm:

a) nơi sản xuất;

b) ký hiệu cho bộ nối bằng số hoặc chữ;

c) các tải trọng làm việc giới hạn và các góc tương ứng; tức là WLL ở tại góc 0o đến 90o;

d) WLL tại góc 90o đến 120o (nếu có thể ghi được).

7.4 Ghi nhãn được thực hiện ở trên đai kẹp chịu tải hoặc trên vòng nối lớn, phải đảm bảo sao cho cơ tính của đai kẹp và vòng nối không bị giảm sút.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN6369:1998

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN6369:1998
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoCòn hiệu lực
Lĩnh vựcCông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật4 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6369:1998 về Cáp thép thông dụng - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6369:1998 về Cáp thép thông dụng - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN6369:1998
                Cơ quan ban hànhBộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoCòn hiệu lực
                Lĩnh vựcCông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật4 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6369:1998 về Cáp thép thông dụng - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

                            Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6369:1998 về Cáp thép thông dụng - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành