Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6375:1998

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6375:1998 về Xích con lăn chính xác bước kép và đĩa xích dùng cho truyền động và băng tải

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6375:1998 về Xích con lăn chính xác bước kép và đĩa xích dùng cho truyền động và băng tải


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6375 : 1998

XÍCH CON LĂN CHÍNH XÁC BƯỚC KÉP VÀ ĐĨA XÍCH DÙNG CHO TRUYỀN ĐỘNG VÀ BĂNG TẢI

Double pitch precision roller chains and sprockets for transmision and conveyors

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định đặc tính kỹ thuật áp dụng cho xích con lăn chính xác bước kép và đĩa xích tương ứng dùng cho truyền động cơ khí và cho băng truyền tải, bao gồm: kích thước, dung sai, đo chiều dài, tải trọng thử và độ bền kéo nhỏ nhất.

2. Xích truyền động

2.1. Thuật ngữ của xích và các chi tiết hợp thành

Các thuật ngữ của xích và các chi tiết hợp thành của xích được qui định ở các hình 1 và 2. Hình vẽ không qui định kết cấu thực của má xích.

2.2. Kí hiệu

Xích truyền động con lăn chính xác bước kép được ký hiệu như qui định ở cột 1 trong bảng 1. Kí hiệu này được lấy từ ký hiệu xích cơ bản theo TCVN 6374 : 1998, thêm số 2 ở đầu và kèm theo là số hiệu của tiêu chuẩn này.

Ví dụ:

Xích 208B - TCVN 6375:1998

2.3. Kích thước

Các kích thước và thông số của xích được qui định trong bảng 1 và trên hình 3. Các kích thước lớn nhất và nhỏ nhất đã qui định đảm bảo tính lắp lẫn các mắt xích chế tạo ở các cơ sở khác nnau. Dung sai này biểu thị giới hạn lắp lẫn, không phải là dung sai chế tạo.

2.4. Thử kéo

2.4.1 Độ bền kéo nhỏ nhất là độ bền mà mẫu thử phải chịu được khi thử kéo phá hỏng.

Độ bền kéo nhỏ nhất không phải tải trọng làm việc.

Hình 1 - Xích

Chú thích

1) Các kích thước của các má được qui định trong bảng 1

2) Các chi tiết kẹp chặt có thể có kết cấu khác.

Hình 2 - Các dạng mắt xích

2.4.2. Đặt từ từ một lực kéo không bé hơn độ bền kéo nhỏ nhất qui định trong bảng 1 vào hai đầu của chiều dài xích thử bao gồm ít nhất là năm bước xích. Hai đầu của chiều dài xích thử được móc bằng hai móc nối, cho phép chuyển động tự do ở cả hai đầu của đường trục xích, trong mặt phẳng vuông góc với khớp nối.

Sự phá hỏng mẫu xuất hiện tại thời điểm mà độ dãn dài không tăng hơn nữa khi tăng tải trọng, tức là tại đỉnh của biểu đồ lực/ độ giãn dài.

Không công nhận kết quả thử khi vết phá hỏng xuất hiện liền sát với móc nối.

2.4.3. Khi thử kéo phá hỏng mẫu, mặc dù xích không xuất hiện rõ vết phá hỏng khi lực kéo đạt đến độ bền kéo nhỏ nhất, song xích đó cũng phải bỏ đi.

2.5. Tải trọng thử

Toàn bộ xích phải chịu được phép thử với lực kéo bằng 1/3 độ bền kéo nhỏ nhất qui định trong bảng 1.

2.6. Độ chính xác chiều dài

Xích được đo sau khi chịu tải trọng thử và trước khi được bôi trơn.

Chiều dài tiêu chuẩn để đo là:

a) 610 mm cho xích có kí hiệu 208 A đến 210 B;

b) 1220 mm cho xích có ký hiệu 212 A đến 232 B.

và xích phải được kết thúc tại mỗi đầu mút bằng một mắt trong.

Xích được đỡ trên suốt chiều dài toàn bộ của nó và chịu lực đo qui định trong bảng 1. Chiều dài đo được phải là chiều dài danh nghĩa cộng với dung sai là:

Độ chính xác chiều dài của các xích làm việc song song phải ở trong khoảng giới hạn trên, nhưng phải theo thỏa thuận của nhà chế tạo

2.7. Ghi nhãn

Xích được ghi nhãn với nội dung sau:

a) tên hoặc dấu hiệu hàng hóa;

b) ký hiệu xích (như cột 1 của bảng 1).

Chiều sâu đường xích h1 là chiều sâu nhỏ nhất của đường rãnh để xích với con lăn nhỏ đi qua.

Chiều rộng chung của xích kể cả chi tiết kẹp chặt là:

b4 + b7 cho đầu chốt tán và một đầu chốt có chi tiết kẹp chặt;

b4 + 1,6 b7 cho đầu chốt có đầu và một đầu chốt có chi tiết kẹp chặt

b4 + 2b7 cho cả hai đầu chốt đều có chi tiết kẹp chặt

Hình 3 - Xích


Bảng 1 - Kích thước cơ bản, lực đo và độ bền kéo

1) Các con lăn lớn được dùng chủ yếu cho xích băng tải, nhưng đôi khi cũng dùng cho xích truyền động

2) Không nên dùng các mắt khuỷu cho xích làm việc nặng.

3) Các kích thước thật phụ thuộc vào dạng cụ thể của chi tiết kẹp chặt được dùng, song không được lớn hơn giá trị đã cho.


3. Xích băng tải

3.1. Qui định chung

Nếu không có những qui định khác, hình dạng, kích thước, các yêu cầu về thử cho xích và đĩa xích phải phù hợp với các điều 2 và 4 khi thay qui định ở bảng 2 cho bảng 1 ở những cột tương ứng.

Thông thường, xích băng tải có các cạnh bên của má (không thắt) và con lăn lớn có đường kính d7. Các đặc điểm này thể hiện trên hình 4

Hình 4 - Xích băng tải có con lăn lớn

3.2. Thuật ngữ

Các thuật ngữ ở hình 2 được áp dụng cho xích băng tải. Các hình 2 và 4 không qui định kết cấu thực tế của các má xích

3.3. Kí hiệu

Xích con lăn chính xác bước kép dùng cho băng tải được ký hiệu như phần xích truyền động ở điều 2.2, song thêm chữ cái C vào đầu ký hiệu khi má xích có các cạnh bên thẳng (hình 4), như qui định ở cột 1 của bảng 2.

3.4. Kích thước

Khi dùng con lăn kích thước lớn, kích thước d1 được thay bằng d7 trong các công thức đĩa xích. Các kích thước và thông số được qui định trong bảng 2.

3.5. Độ chính xác chiều dài

Chiều dài xích phẳng phải bằng chiều dài danh nghĩa với dung sai là

Chiều dài xích có tấm gá phải bằng chiều dài danh nghĩa với dung sai

3.6. Ghi nhãn

Xích được ghi nhãn với nội dung sau:

- tên nhà máy chế tạo;

- ký hiệu xích như qui định ở cột 1 của bảng 2.

3.7. Các tấm gá

3.7.1. Qui định chung

Nếu không có qui định nào khác, các kích thước và yêu cầu về thử của xích có tấm gá phải phù hợp với điều 2.

3.7.2. Ký hiệu

Tiêu chuẩn qui định hai dạng tấm gá có kích thước cơ bản qui định trong bảng 3.

Kí hiệu được qui định như sau:

K1 - có một lỗ trên tấm gá được bố trí ở tâm mỗi một tấm;

K2 - có hai lỗ trên tấm gá được bố trí theo chiều dọc (hình 5)

3.7.3. Kích thước

Các kích thước của tấm gá được qui định trong bảng 3.

Hình dạng thực của các tấm gá do nhà chế tạo qui định, song kết cấu chung phải đảm bảo sao cho tạo thành một hệ, như đã cho trên hình 5

Chiều dài của các tấm gá cũng do nhà chế tạo qui định, song phải đủ để bố trí hai lỗ dọc trục đối với dạng K2 và không cản trở sự làm việc của mắt nối.


Bảng 2 - Kích thước cơ bản, lực đo và độ bền kéo

Chú thích - Các kích thước cơ bản của xích giống hệt như kích thước trong bảng 1 có bổ sung thêm đường kính con lăn lớn. Thông thường, các cạnh bên của má có kết cấu dạng thẳng

1) Ký hiệu xích được tạo thành từ ký hiệu xích ở bảng 1 khi thêm vào phần đầu chữ cái C (băng tải) và thêm vào cuối chữ (cho con lăn nhỏ) và L (cho con lăn lớn). Xích có độ bền cao hơn và chế độ nặng được ký hiệu bằng chữ H ở cuối.

2) Các kích thước thực phụ thuộc vào dạng chi tiết chặt được dùng, song không được vượt quá kích thước đã cho


Bảng 3 - Kích thước của các tấm gá K (xem hình 5)

Kích thước tính bằng milimét

Ký hiệu xích

Chiều cao tấm gá

Khoảng cách ngang giữa các tấm lỗ

Đường kính lỗ

Khoảng cách dọc giữa các tâm lỗ

C 208A

9,1

25,4

3,3

9,5

C 208B

9,1

25,4

4,3

12,7

C 210A

11,1

31,8

5,1

11,9

C 210B

11,1

31,8

5,1

15,9

C 212A

14,7

42,9

5,1

14,3

C 212A-H

14,7

42,9

5,1

14,3

C 212B

14,7

38,1

6,6

19,1

C 216A

19,1

55,6

6,6

19,1

C 216A-H

19,1

55,6

6,6

19,1

C 216B

19,1

50,8

6,6

25,4

C 220A

23,4

66,6

8,4

23,8

C 220A-H

23,4

66,6

8,4

23,8

C 220B

23,4

63,5

8,4

31,8

C 224A

27,8

79,3

10,5

28,6

C 224A-H

27,8

79,3

10,5

28,6

C 224B

27,8

76,2

10,5

38,1

C 232A-H

36,5

104,7

13,1

38,1

Chú thích - Mỗi tấm gá K2 có 2 lỗ. Các tấm gá K1 cũng như vậy, nhưng chỉ có 1 lỗ

Hình 5 - Các tấm gá K

4. Đĩa xích

4.1. Các kích thước đường kính và dạng răng

4.1.1. Thuật ngữ

Thuật ngữ các kích thước đường kính và dạng răng qui định trên hình 6.

ba - độ vát đầu răng;

p - bước xích;

bt - chiều rộng răng;

ra - bán kính góc lượn vai;

b1 - chiều rộng nhỏ nhất giữa các má trong;

re - bán kính sườn răng;

d - đường kính vòng chia;

ri - bán kính tựa con lăn;

df - đường kính vòng chân;

rx - bán kính cạnh răng;

da - đường kính vòng đỉnh;

z - số răng của đĩa xích;

dg - đường kính vai lớn nhất;

z1 - số răng của đĩa xích kép = 2z

d1 - đường kính con lăn lớn nhất;

a - góc tựa con lăn.

ha - chiều cao răng trên đa giác bước;

 

h2 - chiều rộng lớn nhất của má;

Hình 6 - Các kích thước đường kính và dạng răng

4.1.2. Các kích thước đường kính

4.1.2.1. Đường kính vòng chia, d

Quan hệ giữa số răng z và đường kính vòng chia đơn vị được qui định trong phụ lục A.

4.1.2.2. Đường kính chốt đo

dR = d1

4.1.2.3. Đường kính vòng chân

df = d - d1

với dung sai qui định trong bảng 4.

Bảng 4 - Dung sai đường kính vòng chân

Đường kính vòng chân

df

mm

Sai lệch trên

Sai lệch dưới

df ≤ 127

0

0,25 mm

127 <>f ≤ 250

0

0,30 mm

df > 250

0

h 11

4.1.2.4. Kích thước đo qua chốt MR

MR = d + dRmin cho số răng chắn;

MR = d cos  + dRmin cho số răng lẻ và đĩa xích đơn;

MR = d cos  + dRmin cho số răng lẻ và đĩa xích kép;

d - đường kính vòng chia

dR - đường kính chốt đo;

df - đường kính vòng chân

MR - kích thước đo qua chốt.

p - bước xích

 

Hinh 7 - Kích thước đo qua chốt

Kích thước đo qua chốt cho đĩa có số răng chẵn được đo qua hai chốt đặt trong các rãnh răng đối diện nhau; Kích thước đo qua chốt cho đĩa có số răng lẻ được đo qua hai rãnh đặt gần với đối diện nhất.

Các dung sai của kích thước đo qua chốt giống hoàn toàn như dung sai đường kính vòng chân.

Chú thích - Các đĩa xích dùng cho xích bước kép có thể được chế tạo hoặc với số răng đơn bằng z hoặc là với số răng kép bằng 2z

Khi đĩa xích là đơn, z sẽ là nguyên. Khi đĩa xích là kép, z1 là số nguyên và là số chẵn.

4.1.2.5. Đường kính vòng đỉnh

damax = d + 0,625 p - d1

damin = d + p (0,5 - ) - d1

Chú ý rằng damax và damin có thể được dùng cả hai tùy ý theo dạng rãnh răng lớn nhất và nhỏ nhất, phụ thuộc vào các sai lệch damax của dụng cụ cắt.

Chiều cao răng trên đa giác bước được tính theo công thức sau:

hamax = p (0,3125 + ) - 0,5 d1

hamin = p (0,25 - ) - 0,5 d1

Lưu ý rằng hamax có quan hệ với damax và hamin với damin

4.1.3. Dạng rãnh răng

Dạng rãnh răng thực tế tạo thành bằng phương pháp cắt gọt hoặc bằng phương pháp tương đương có sườn răng nằm giữa bán kính sườn lớn nhất và nhỏ nhất và uốn cong theo đường cong tựa của con lăn đối diện với các góc tương ứng.

4.1.3.1. Dạng nhỏ nhất

re max = 0,12 d1 (z + 2)

rimin = 0,505 d

amax = 140° -

4.1.3.2. Dạng lớn nhất

remin = 0,008 d1 (z2 + 180)

rimax = 0,505 di +0,069

amin = 120° -

4.1.3.3. Chiều rộng răng

bf = 0,95 b1 : dung sai h 14

Chú thích - Cho phép dùng bf = 0,93b1 với dung sai h14 theo thỏa thuận giữa khách hàng và nhà chế tạo.

4.1.3.4. Độ vát đầu răng

badngh = 0,065 p

4.1.3.5. Đường kính vai lớn nhất

dg = p cotg- 1,05 h2 - 1 - 2 ra, mm

4.1.3.6. Bán kính cạnh răng

rxdngh = 0,5 p

4.2. Độ đảo hướng kính

Độ đảo hướng kính sau một vòng quay giữa lỗ và đường kính vòng chân không được vượt quá giá trị 0,008 d1 + 0,08 mm hoặc 0,15 mm đến lớn nhất 0,76 mm.

4.3. Độ đảo hướng trục

Độ đảo hướng trục giữa lỗ và phần phẳng của mặt bên của răng không vượt quá giá trị từ 0,0009 df + 0,08 mm đến lớn nhất 1,14 mm.

Đối với đĩa xích hàn, có bôi trơn cho phép dùng giá trị nhỏ nhất là 0,25 mm nếu công thức trên cho giá trị nhỏ hơn.

4.4. Độ chính xác bước răng đĩa xích

Độ chính xác bước răng đĩa xích do nhà chế tạo qui định.

4.5. Dãy số răng

Dãy số răng đĩa xích được qui định từ 5 đến 75, (số răng trung gian 5 đến 74 ) trong đó dãy ưu tiên dùng là: 7; 9; 10; 11; 13; 19; 27; 38 và 57.

4.6. Dung sai lỗ

Nếu không có thỏa thuận khác giữa nhà chế tạo và khách hàng, dung sai lỗ là H8.

4.7. Ghi nhãn

Đĩa xích được ghi nhãn với nội dung sau:

- tên nhà chế tạo;

- số răng;

- ký hiệu xích.

 

PHỤ LỤC A

(qui định)

ĐƯỜNG KÍNH VÒNG CHIA VÀ SỐ RĂNG

Bảng dưới đây cho quan hệ giữa đường kính vòng chia của đĩa xích lắp với xích có bước đơn vị và số răng của đĩa xích. Đường kính vòng chia của đĩa xích ăn khớp với xích có bước khác được xác định tỉ lệ thuận với bước xích.

Số răng

Đường kính vòng chia, d, cho bước đơn vị 1)

Số răng

Đường kính vòng chia, d, cho bước đơn vị 1)

Số răng

Đường kính vòng chia, d, cho bước đơn vị 1)

Số răng

Đường kính vòng chia, d, cho bước đơn vị 1)

5

1,7013

23

7,3439

41

13,0635

59

18,7892

5,5

1,8497

23,5

7,5026

41,5

13,2225

59,5

18,9483

6

2,0000

24

7,6613

42

13,3815

60

19,1073

6,5

2,1518

24,5

7,8200

42,5

13,5405

60,5

19,2664

7

2,3048

25

7,9787

43

13,6995

61

19,4255

7,5

2,4586

25,5

8,1375

43,5

13,8585

61,5

19,5846

8

2,6131

26

8,2962

44

14,0176

62

19,7437

8,5

2,7682

26,5

8,4550

44,5

14,1766

62,5

19,9028

9

2,9238

27

8,6138

45

14,3356

63

20,0619

9,5

3,0798

27,5

8,7726

45,5

14,4946

63,5

20,2209

10

3,2361

28

8,9314

46

14,6537

64

20,3800

10,5

3,3926

28,5

9,0902

46,5

14,8127

64,5

20,5391

11

3,5495

29

9,2491

47

14,9717

65

20,6982

11,5

3,7065

29,5

9,4079

47,5

15,1308

65,5

20,8573

12

3,8637

30

9,5668

48

15,2898

66

21,0164

12,5

4,0211

30,5

9,7256

48,5

15,4488

66,5

21,1755

13

4,1786

31

9,8845

49

15,6079

67

21,3346

13,5

4,3362

31,5

10,0434

49,5

15,7669

67,5

21,4937

14

4,4940

32

10,2023

50

15,9260

68

21,6528

14,5

4,6518

32,5

10,3612

50,5

16,0850

68,5

21,8119

15

4,8097

33

10,5201

51

16,2441

69

21,9710

15,5

4,9678

33,5

10,6790

51,5

16,4031

69,5

22,1301

16

5,1258

34

10,8380

52

16,5622

70

22,2892

16,5

5,2840

34,5

10,9969

52,5

16,7213

70,5

22,4483

17

5,4422

35

11,1558

53

16,8803

71

22,6074

17,5

5,6005

35,5

11,3148

53,5

17,0394

71,5

22,7665

18

5,7588

36

11,4737

54

17,1984

72

22,9256

18,5

5,9171

36,5

11,6327

54,5

17,3575

72,5

23,0847

19

6,0755

37

11,7916

55

17,5166

73

23,2438

19,5

6,2340

37,5

11,9506

55,5

17,6757

73,5

23,4029

20

6,3925

38

12,1096

56

17,8347

74

23,5620

20,5

6,5510

38,5

12,2686

56,5

17,9938

74,5

23,7211

21

6,7095

39

12,4275

57

18,1529

75

23,8802

21,5

6,8681

39,5

12,5865

57,5

18,3119

 

 

22

7,0267

40

12,7455

58

18,4710

 

 

22,5

7,1853

40,5

12,9045

58,5

18,6301

 

 

1) Thuật ngữ này còn được gọi là “đường kính vòng chia đơn vị”

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN6375:1998

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN6375:1998
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoCòn hiệu lực
Lĩnh vựcCông nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6375:1998 về Xích con lăn chính xác bước kép và đĩa xích dùng cho truyền động và băng tải


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6375:1998 về Xích con lăn chính xác bước kép và đĩa xích dùng cho truyền động và băng tải
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN6375:1998
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoCòn hiệu lực
                Lĩnh vựcCông nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6375:1998 về Xích con lăn chính xác bước kép và đĩa xích dùng cho truyền động và băng tải

                          Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6375:1998 về Xích con lăn chính xác bước kép và đĩa xích dùng cho truyền động và băng tải