Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6976:2001

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6976:2001 về phương tiện giao thông đường bộ - đèn sương mù trước trên phương tiện cơ giới - yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu do Bộ Khoa họ c Công nghệ và Môi trường ban hành

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6976:2001 về phương tiện giao thông đường bộ - đèn sương mù trước trên phương tiện cơ giới - yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu do Bộ Khoa họ c Công nghệ và Môi trường ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6976:2001

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - ĐÈN SƯƠNG MÙ TRƯỚC TRÊN PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI - YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG PHÊ DUYỆT KIỂU
Road vehicles - Front fog lamps for power-driven vehicles - Requirements and test methods in type approval

Lời nói đầu

TCVN 6976 : 2001 được biên soạn trên cơ sở ECE 19 - 00/S5.

TCVN 6976 : 2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ và Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu đối với các loại đèn sương mù trước (sau đây gọi chung là đèn) trên phương tiện cơ giới đường bộ (kể cả mô tô, xe máy, sau đây được gọi chung là xe) có thể lắp các kính đèn bằng thuỷ tinh hoặc bằng chất dẻo.

Chú thích - Thuật ngữ "Phê duyệt kiểu" thay thế thuật ngữ "Công nhận kiểu" trong các tiêu chuẩn Việt Nam về công nhận kiểu xe giao thông đường bộ được ban hành trước tiêu chuẩn này. Hai thuật ngữ này được hiểu như nhau.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6973 : 2001 Phương tiện giao thông đường bộ - Đèn sợi đốt trong các loại đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu của phương tiện cơ giới và moóc - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu. ISO 105 Textiles (ISO :105 Vật liệu dệt).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Các thuật ngữ và định nghĩa sau đây được áp dụng trong tiêu chuẩn này:

3.1 Đèn sương mù trước (Front fog lamps): Đèn được lắp trên xe dùng để tăng khả năng chiếu sáng trên đường khi gặp sương mù, tuyết rơi, mưa lớn hoặc lốc bụi.

3.2 Kính đèn (Lens): Bộ phận ngoài cùng của đèn có chức năng truyền ánh sáng qua bề mặt chiếu sáng.

3.3 Lớp phủ (Coating): Một hoặc nhiều chất dùng để phủ một hoặc nhiều lớp lên bề mặt ngoài của kính đèn.

3.4 Kiểu đèn sương mù trước khác nhau (Front fog lamp different types): Các đèn sương mù trước khác nhau về các đặc điểm cơ bản sau:

3.4.1 Tên thương mại hoặc nhãn hiệu.

3.4.2 Đặc tính của hệ thống quang học.

3.4.3 Các bộ phận có khả năng làm thay đổi hiệu quả quang học do phản xạ, khúc xạ, hấp thụ và/hoặc do biến dạng trong quá trình hoạt động.

3.4.4 Loại đèn sợi đốt.

3.4.5 Loại vật liệu chế tạo kính đèn và lớp phủ (nếu có).

4. Tài liệu kỹ thuật và mẫu cho phê duyệt kiểu

4.1 Tài liệu kỹ thuật

4.1.1 Bản tóm tắt đặc tính kỹ thuật: Nếu đèn không phải là loại đèn kín (sealed-beam) thì phải quy định rõ loại đèn sợi đốt; nó phải là loại đèn sợi đốt H1, H2, H3, H4, H7, H8, HB3, HB4, H27 W/1 hoặc H27 W/2 như trong TCVN 6973 : 2001.

4.1.2 Các bản vẽ đủ mức chi tiết, cho phép nhận biết được kiểu đèn và thể hiện được mặt trước của đèn cùng với các đường nét thể hiện gân kính đèn (nếu có), mặt cắt ngang; bản vẽ phải chỉ ra được khoảng trống dành cho dấu phê duyệt.

4.2 Mẫu

4.2.1 Hai mẫu đèn

4.2.2 Đối với thử nghiệm chất dẻo sử dụng để chế tạo kính đèn:

4.2.2.1 Mười ba kính đèn; trong đó:

4.2.2.1.1 Sáu trong số các kính đèn này có thể được thay thế bởi sáu mẫu vật liệu có kích thước nhỏ nhất 60 mm x 80 mm có một bề mặt ngoài phẳng hoặc lồi và một vùng tương đối phẳng (bán kính cong không nhỏ hơn 300 mm) ngay chính giữa có diện tích nhỏ nhất là 15 mm x 15 mm.

4.2.2.1.2 Tất cả các kính đèn hoặc vật liệu mẫu nói trên phải được chế tạo trong điều kiện sản xuất hàng loạt.

4.2.2.2 Một gương phản xạ (pha đèn) mà các kính đèn có thể được lắp vào theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

4.3 Các đặc tính của vật liệu chế tạo kính đèn và lớp phủ (nếu có), phải kèm theo biên bản thử nghiệm nếu các vật liệu và lớp phủ này đã được thử nghiệm.

5. Ghi nhãn

Các mẫu của kiểu đèn xin phê duyệt phải:

5.1 Mang tên thương mại hoặc nhãn hiệu của người xin phê duyệt; nhãn hiệu này phải rõ ràng và không thể tẩy xoá được.

5.2 Trên kính đèn và trên thân chính(1) của đèn phải có khoảng trống thích hợp cho dấu phê duyệt và những ký tự khác, khoảng trống nói trên phải được thể hiện trong các bản vẽ đã nêu trong 4.1.2.

Chú thích - (1) Nếu kính đèn không thể tách khỏi thân đèn, thì khoảng trống trên kính đèn phải đủ kích thước.

6. Yêu cầu kỹ thuật

6.1 Yêu cầu chung

6.1.1 Các mẫu được nộp thử nghiệm như quy định trong 4.2 phải đạt được các đặc tính kỹ thuật được nêu trong 6.2.1 và 6.2.2 của tiêu chuẩn này.

6.1.2 Đèn phải được thiết kế và chế tạo sao cho trong điều kiện sử dụng thông thường nếu có ảnh hưởng của rung động vẫn phải thoả mãn được các yêu cầu kỹ thuật được quy định trong tiêu chuẩn này. Vị trí chính xác của các kính đèn phải được đánh dấu rõ ràng, kính đèn và gương phản xạ phải được siết chặt để chống xoay khi sử dụng. Sự phù hợp với yêu cầu của mục này phải được kiểm tra bằng quan sát và bằng lắp thử (nếu cần thiết).

6.1.2.1 Đèn phải lắp cơ cấu cho phép điều chỉnh được đèn trên xe phù hợp với các quy định áp dụng cho chúng. Cơ cấu này không cần lắp trên đèn mà gương phản xạ và kính đèn khuếch tán không thể tách rời miễn là việc sử dụng các bộ đèn này được hạn chế đối với các xe mà trên đó đèn có thể điều chỉnh bằng các cách khác. Trường hợp một đèn sương mù trước và một đèn phía trước khác (mỗi đèn có riêng một bóng sợi đốt), được tổ hợp với nhau, thì cơ cấu điều chỉnh phải đảm bảo hoàn toàn điều chỉnh được các hệ quang học một cách độc lập.

6.1.2.2 Tuy nhiên, các quy định này không áp dụng cho các cụm đèn phía trước mà các gương phản xạ không thể tách rời. Đối với loại cụm đèn này phải áp dụng các yêu cầu trong 6.2.1.6 của tiêu chuẩn này.

6.1.3 Phải thực hiện các thử nghiệm bổ sung theo yêu cầu của phụ lục D để đảm bảo rằng trong quá trình sử dụng không có sai khác lớn về đặc tính quang học.

6.1.4 Nếu kính đèn làm bằng chất dẻo thì phải thử nghiệm theo yêu cầu của phụ lục E.

6.2 Yêu cầu riêng

6.2.1 Yêu cầu về chiếu sáng

6.2.1.1 Đèn phải được thiết kế để phát ra ánh sáng có độ chói hạn chế.

6.2.1.2 Độ chiếu sáng do đèn phát ra được xác định bằng một màn đo (xem phụ lục C) thẳng đứng, cách 25 m phía trước kính đèn. Điểm HV là giao điểm của đường đi qua tâm đèn vuông góc với màn.

Đường hh là đường nằm ngang đi qua điểm HV.

6.2.1.3 Phải sử dụng các loại đèn sợi đốt chuẩn không màu do nhà sản xuất quy định, được thiết kế cho điện áp danh định 12 V và do chính nhà sản xuất cung cấp.

Khi kiểm tra đèn phải điều chỉnh điện áp tại đầu cực của đèn sợi đốt sao cho đạt được các đặc tính sau: (xem bảng 1).

Bảng 1 - Đặc tính yêu cầu của đèn sợi đốt

Loại đèn sợi đốt

Điện áp cung cấp xấp xỉ khi đo

(V)

Quang thông (lm)

H1

H2

H3

H4

H7

H8

HB3

HB4

H27W / 1

H27W / 2

12

12

12

12

12

12

12

12

12

12

1150

1300

1100

750 (1)

1100

600

1300

825

350

350

Chú thích - (1) Sợi đốt 55 W.

Nếu các yêu cầu quang học được đáp ứng bởi ít nhất một đèn sợi đốt chuẩn 12 V thì đèn được coi như thoả mãn yêu cầu.

6.2.1.4 Chùm ánh sáng phải tạo ra trên màn đo, trên chiều rộng toàn bộ 2,25 m về cả hai phía của đường VV, một đường ranh giới đối xứng đủ gần với đường nằm ngang để giúp điều chỉnh được đèn.

6.2.1.5 Đèn được điều chỉnh hướng sao cho đường ranh giới trên màn đo thấp hơn đường hh 50 cm.

6.2.1.6 Khi điều chỉnh như vậy, đèn phải đạt được các yêu cầu nêu trong 6.2.1.7.

6.2.1.7 Độ rọi được tạo ra trên màn đo (xem phụ lục C) phải thoả mãn các yêu cầu sau: (xem bảng 2).

Bảng 2 - Yêu cầu về độ rọi

Vị trí trên màn đo

Độ rọi yêu cầu (lux)

Vùng

Vùng giới hạn

A

225 cm về cả hai phía đường VV, 75cm phía trên đường hh

≥ 0,15 và ≤ 1

B

1250 cm về cả hai phía của đường VV và 150 cm bên trên đường hh, gồm cả đường hh (trừ vùng A)

≤ 1

C

1250 cm về cả hai phía đường VV và bắt đầu từ 150 cm phía trên đường hh. Cường độ sáng của đèn theo mọi hướng tạo ra góc lớn hơn 150 bên trên đường nằm ngang không được quá 200 cd.

≤ 0,5

D

450 cm về cả hai phía của đường VV và gồm cả khoảng giữa hai đường song song với và nằm dưới đường hh lần lượt là 75 cm và 150 cm.

Trên mỗi đường thẳng đứng trong vùng này có ít nhất một điểm (a,b,c) có độ rọi ≥ 1,5

E

Từ 450 cm đến 1000 cm về cả hai phía của vùng D và gồm cả phần giữa hai đường song song với và nằm dưới đường hh lần lượt là 75 cm và 150 cm.

Trên mỗi đường thẳng đứng trong vùng này có ít nhất một điểm (a,b,c) có độ rọi ≥ 0,5

Chú thích - Các yêu cầu kỹ thuật về chiếu sáng cũng áp dụng cho các đường thẳng làm đường bao các vùng. Yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt nhất phải được áp dụng cho các đường thẳng tiếp giáp giữa hai vùng.

Độ rọi phải được đo hoặc trong ánh sáng trắng hoặc trong ánh sáng màu theo quy định của nhà sản xuất đối với chế độ sử dụng đèn thông thường.

6.2.1.8 Độ rọi trên màn đo theo 6.2.1.7 phải được đo bằng một tế bào quang điện có phạm vi ảnh hưởng trong hình vuông có cạnh bằng 65 mm.

6.2.2 Yêu cầu về màu

Có thể phê duyệt kiểu cho đèn phát ra ánh sáng trắng hoặc vàng (1). Màu (nếu có) của chùm sáng có thể được đo bằng bóng đèn sợi đốt hoặc kính đèn của đèn hoặc bằng cách nào đó phù hợp.

Chú thích - (1) Có cùng định nghĩa đối với màu vàng chọn lọc, nhưng chỉ khác hệ số thuần khiết: giới hạn đối với màu trắng phải là: y ≥ -x + 0,940 và y ≥ 0,440 thay cho y ≥ -x + 0,966, đối với màu vàng chọn lọc. Trong đó x, y là các tọa độ của hệ tọa độ màu.

6.2.3 Xác định độ chói

Độ chói gây khó chịu do đèn phát ra phải được xác định theo chỉ dẫn của Cơ quan có thẩm quyền.

6.3 Xem xét liên quan đến màu

Một đèn được phê duyệt cho ánh sáng trắng cũng có thể được phê duyệt cho ánh sáng mầu vàng chọn lọc theo cùng một số hiệu sau khi phải qua một lần kiểm tra các đặc tính màu của các bộ phận cho phép có được màu này.

7. Sửa đổi và mở rộng phê duyệt kiểu

Các sửa đổi không được gây ra ảnh hưởng bất lợi đáng kể và trong mọi trường hợp đèn vẫn phải phù hợp với yêu cầu được quy định trong tiêu chuẩn này.

8. Sự phù hợp của sản xuất

8.1 Đèn được phê duyệt theo tiêu chuẩn này phải được sản xuất phù hợp với kiểu được phê duyệt, với việc đáp ứng được các yêu cầu nêu trong 6.2.1 và 6.2.2. Ví dụ về mẫu thông báo phê duyệt kiểu và bố trí dấu phê duyệt kiểu được trình bày trong phụ lục tham khảo A, B và G.

8.2 Bảo đảm rằng mỗi kiểu sản phẩm ít nhất phải được tiến hành kiểm tra theo quy định trong phụ lục F.

8.3 Mẫu được chọn ngẫu nhiên để thử tại phòng thí nghiệm của nhà sản xuất, số lượng mẫu tối thiểu có thể được xác định theo kết quả tự kiểm tra của chính nhà sản xuất.

8.4 Loại bỏ các đèn có khuyết tật bên ngoài.

 

PHỤ LỤC A

(tham khảo)

(Ví dụ tham khảo về thông báo phê duyệt kiểu của các nước tham gia hiệp định 1958, ECE, Liên hiệp quốc. Chữ E trong vòng tròn tượng trưng cho phê duyệt kiểu của các nước này)

Thông báo

[Khổ lớn nhất: A4 (210 x 297)]

Cấp bởi: Cơ quan có thẩm quyền

......................................

......................................

......................................

Về2/     Cấp phê duyệt

Cấp phê duyệt mở rộng

Không cấp phê duyệt

Thu hồi phê duyệt

Chấm dứt sản xuất

kiểu đèn theo ECE 19

Số phê duyệt: .........................................          Số phê duyệt mở rộng:.............................................

A.1 Tên thương mại hoặc nhãn hiệu của đèn:

A.2 Đèn sử dụng bóng đèn sợi đốt loại H1, H2, H3, H4, H7, H8, HB3, HB4, H27W /1, H27W/2: (2)

A.3 Tên và địa chỉ của nhà sản xuất:

A.4 Tên và địa chỉ của đại diện nhà sản xuất (nếu có):

A.5 Đệ trình phê duyệt về:

A.6 Phòng thử nghiệm chịu trách nhiệm thực hiện các thử nghiệm phê duyệt:

A.7 Ngày báo cáo thử nghiệm:

A.8 Số báo cáo thử nghiệm:

A.9 Mô tả tóm tắt:

Loại được mô tả bằng các ký hiệu liên quan: (2) B, B/, BPL, B/PL

Số và loại đèn sợi đốt:

Điện áp định mức (nếu là đèn kín):

Màu ánh sáng phát ra: trắng/ vàng (2)

A.10 Vị trí của dấu phê duyệt

A.11 Lý do cấp phê duyệt mở rộng (nếu được thực hiện)

A.12 Cấp phê duyệt/không cấp phê duyệt/Cấp phê duyệt mở rộng/Thu hồi phê duyệt(2)

A.13 Nơi cấp:

A.14 Ngày cấp:

A.15 Chữ ký:

A.16 Danh sách các tài liệu gửi cho Cơ quan có thẩm quyền cấp phê duyệt được bổ sung vào thông báo này và có thể nhận được yêu cầu.

Chú thích - (1) Mã số phân biệt số nước cấp phê duyệt/Cấp phê duyệt mở rộng/Không cấp phê duyệt/ Thu hồi phê duyệt (xem các quy định phê duyệt trong tiêu chuẩn này).

(2) Gạch phần không áp dụng.

 

PHỤ LỤC B

(tham khảo)

(Các ví dụ về sự bố trí dấu hiệu phê duyệt kiểu của các nước tham gia Hiệp định 1958,ECE, Liên hiệp quốc, chữ E trong vòng tròn tượng trưng cho việc phê duyệt kiểu của các nước này)

a = 12mm (nhỏ nhất)

Hình B.1

 

Hình B.2a

Hình B.2b

Đèn mang dấu phê duyệt như trên áp dụng cho đèn phê duyệt ở Hà Lan (E4), giấy chứng nhận số 221, theo ECE 19.

Chữ số ghi gần biểu tượng B chỉ rõ việc phê duyệt được cấp theo các yêu cầu của ECE19 được bổ sung thêm bản sửa đổi lần 2.

Hình B.1 cho thấy đèn có thể chiếu sáng đồng thời với một đèn bất kỳ khác có thể tổ hợp với nó.

Hình B.2a và B.2b cho thấy đèn có kính đèn bằng chất dẻo và không thể sáng đồng thời với một đèn bất kỳ khác có thể tổ hợp với nó.

Chú thích - Số phê duyệt và các ký hiệu thêm vào phải được đặt gần vòng tròn hoặc để trên hoặc dưới chữ E, hoặc đặt bên phải hoặc bên trái chữ E. Các con số ở trên số phê duyệt phải được đặt cùng phía với chữ "E" và theo cùng một hướng. Không được sử dụng chữ số La mã làm số phê duyệt để tránh gây nhầm lẫn với các biểu tượng khác.

Các ví dụ về ghi nhãn cho đèn nhóm, đèn kết hợp, đèn tổ hợp phía trước xe

Các đường thẳng đứng và nằm ngang biểu thị hình dạng của đèn tín hiệu. Các đường thẳng này không phải là thành phần của dấu phê duyệt.

Mẫu A

Mẫu B

Mẫu C

Mẫu D

Hình B.3

Chú thích - Bốn ví dụ trên tương ứng với một loại đèn chứa một dấu phê duyệt bao gồm:

Đèn vị trí trước được phê duyệt theo theo ECE 7 cùng với bản bổ sung lần thứ nhất.

Đèn chiếu sáng trước có chùm sáng chiếu gần được dùng cho cả hệ thống giao thông theo luật bên trái và bên phải và có chùm sáng chiếu xa với cường độ lớn nhất là khoảng từ 86250 đến 101250 cd (được chỉ thị bởi số 30) được phê duyệt theo ECE 20 cùng với bản sửa đổi lần 2 và có các kính đèn bằng chất dẻo.

Đèn sương mù trước được phê duyệt theo ECE 19 cùng với bản sửa đổi lần 2 và có các kính đèn bằng chất dẻo.

Đèn báo rẽ trước loại 1a được phê duyệt theo ECE 6 cùng với bản sửa đổi lần 2.

Đèn tổ hợp với đèn chiếu sáng phía trước

Hình B.4

Các ví dụ trên tương ứng với nhãn của các kính đèn bằng chất dẻo sử dụng trong các loại đèn chiếu sáng phía trước khác nhau, ví dụ:

hoặc: Đèn chiếu sáng phía trước với chùm sáng chiếu gần dùng cho cả hệ thống giao thông theo luật bên trái và bên phải và chùm sáng chiếu xa với cường độ cao nhất khoảng từ 86250 đến 101250 cd, được phê duyệt ở Đức (E1) theo các yêu cầu của ECE 20 cùng với bản sửa đổi lần 2, tổ hợp với đèn được phê duyệt theo ECE 19 cùng với bản sửa đổi lần 2

hoặc: Đèn chiếu sáng phía trước với chùm sáng chiếu gần dùng cho cả hệ thống giao thông theo luật bên trái và bên phải và chùm sáng chiếu xa, được phê duyệt ở Đức (E1) theo các yêu cầu của ECE 1 cùng với bản sửa đổi lần 1, tổ hợp với đèn đã nêu ở trên.

hoặc thậm chí: tất cả các đèn chiếu sáng phía trước đã nêu trên được phê duyệt là đèn đơn. Thân chính của đèn chiếu sáng phía trước chỉ mang một số phê duyệt kiểu nhất định, ví dụ:

Hình B.5

 

PHỤ LỤC C

(quy định)

MÀN ĐO

 

PHỤ LỤC D

(quy định)

THỬ ĐỘ ỔN ĐỊNH ĐẶC TÍNH QUANG HỌC CỦA ĐÈN KHI HOẠT ĐỘNG

Các thử nghiệm trên đèn chiếu sáng phía trước hoàn chỉnh

Các giá trị quang học của đèn chiếu sáng phía trước đã được đo theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này tại điểm chiếu sáng lớn nhất vùng D (Elớn nhất) và ở điểm HV, phải thử nghiệm một mẫu đèn chiếu sáng phía trước hoàn chỉnh về sự ổn định của đặc tính quang học trong khi hoạt động "Đèn chiếu sáng phía trước hoàn chỉnh" được hiểu là một đèn hoàn chỉnh gồm cả các phần thân đèn bao quanh và các đèn khác có ảnh hưởng đến sự tản nhiệt của đèn chiếu sáng phía trước.

D.1 Thử nghiệm về độ ổn định của đặc tính quang học

Các thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện không khí khô và ổn định tại nhiệt độ xung quanh là 230C ± 50C, đèn chiếu sáng phía trước hoàn chỉnh được lắp đặt đúng trên một giá giống như lắp thật trên xe.

D.1.1 Đèn chiếu sáng phía trước sạch

Đèn chiếu sáng phía trước phải hoạt động 12 giờ theo quy định trong D.1.1.1 và được thử nghiệm như quy định trong D.1.1.2 sau:

D.1.1.1 Quy trình thử nghiệm

Đèn phải hoạt động trong thời gian quy định cụ thể để(1):

D.1.1.1.1 (a) Trong trường hợp chỉ phê duyệt đèn, các đèn sợi đốt tương ứng được bật sáng trong thời gian quy định.

(b) Trong trường hợp đèn tổ hợp với chức năng khác:

Nếu theo khai báo của người xin phê duyệt đèn chiếu sáng phía trước được sử dụng có một sợi đốt đơn chiếu sáng(1) riêng biệt, thì thử nghiệm phải được tiến hành theo điều kiện này bằng cách cho lần lượt từng chức năng hoạt động bằng nửa thời gian quy định tại D.1.1.

Trong tất cả các trường hợp khác (1) đèn chiếu sáng phía trước phải được kiểm tra theo quy trình sau cho tới khi đạt được thời gian quy định

15 phút: Sợi đốt của đèn sáng

5 phút: tất cả các sợi đốt sáng (có thể sáng đồng thời)

(c) Trong trường hợp các chức năng chiếu sáng theo nhóm tất cả các chức năng riêng biệt phải được sáng đồng thời trong thời gian quy định cho các chức năng chiếu sáng riêng biệt (a), cũng cần chú ý đến việc sử dụng các chức năng chiếu sáng tổ hợp, theo các quy định của nhà sản xuất.

Chú thích - (1) Nếu có ít nhất hai sợi đốt sáng đồng thời khi nhấp nháy đèn chiếu sáng phía trước, thì không được coi là sử dụng bình thường các sợi đốt một cách đồng thời. Khi đèn chiếu sáng phía trước thử nghiệm được nhóm và/hoặc tổ hợp với đèn tín hiệu, đèn tín hiệu phải phát sáng trong suốt thời gian thử. Trong trường hợp đèn tín hiệu là đèn báo rẽ thì nó phải hoạt động nhấp nháy với tỷ lệ thời gian tắt/mở là một một.

D.1.1.1.2 Điện áp thử

Điện áp đèn sợi đốt phải được điều chỉnh sao cho cung cấp được 90% công suất điện lớn nhất theo quy định cho đèn sợi đốt (TCVN 6973 : 2001).

Công suất tính bằng Oát (W) áp dụng cho mọi trường hợp phải phù hợp với giá trị tương ứng của đèn sợi đốt điện áp danh định 12 V, trừ trường hợp người xin phê duyệt quy định một mức điện áp khác dùng cho đèn chiếu sáng phía trước. Nếu trường hợp sau xảy ra, các thử nghiệm được tiến hành trên đèn sợi đốt có công suất điện cao nhất.

D.1.1.2 Kết quả kiểm tra

D.1.1.2.1 Kiểm tra bằng quan sát

Khi đèn chiếu sáng phía trước đã ổn định trong điều kiện nhiệt độ xung quanh, kính đèn chiếu sáng phía trước và kính bên ngoài (nếu có) phải được lau bằng dẻ vải bông mềm và sạch. Sau đó kiểm tra bằng quan sát phải không bị méo mó, biến dạng, nứt vỡ hoặc thay đổi màu sắc của kính đèn chiếu sáng phía trước hoặc kính bề ngoài.

D.1.1.2.2 Thử nghiệm quang học

Để đáp ứng được yêu cầu của tiêu chuẩn này, các giá trị quang học sau phải được thử nghiệm tại các điểm sau:

HV, và điểm Elớn nhất trong vùng D

Có thể kiểm tra sự biến dạng của đèn chiếu sáng phía trước do nhiệt (sự thay đổi vị trí đường ranh giới được nêu trong D.2 của phụ lục này).

Có thể cho phép sai số 10% giữa các đặc tính quang học và các giá trị đo được trước khi kiểm tra bao gồm cả sai số của phương pháp đo.

D.1.2 Đèn chiếu sáng phía trước được làm bẩn

Sau khi được kiểm tra như quy định nêu tại D.1.1, đèn chiếu sáng phía trước phải hoạt động một giờ như quy định trong D.1.1.1, sau khi được chuẩn bị theo D.1.2.1, và kiểm tra theo D.1.1.2.

D.1.2.1 Chuẩn bị đèn chiếu sáng phía trước

D.1.2.1.1 Hỗn hợp thử

Hỗn hợp thử gồm có nước và các chất gây bẩn được bôi lên đèn chiếu sáng phía trước phải gồm có chín phần (theo khối lượng) cát có cỡ hạt từ 0 μm đến 100 μm, một phần là chất bẩn các bon thực vật có cỡ hạt từ 0 μm đến 100 μm, 0,2 phần là NaCMC(1) và một lượng nước cất phù hợp có độ dẫn điện riêng (điện dẫn suất) nhỏ hơn 1mS/ m.

Hỗn hợp không được để quá 14 ngày.

Chú thích - (1) NaCMC là muối Natri cacboxymetylxenluloza, thường gọi là muối CMC. NaCMC sử dụng trong hỗn hợp bẩn có nồng độ thay thế là 0,6-0,7 và độ nhớt là 200-300cP với dung dịch 2% tại 200C.

D.1.2.1.2 Bôi hỗn hợp thử vào đèn chiếu sáng phía trước

Hỗn hợp thử phải được bôi đồng đều lên toàn bộ bề mặt phát sáng của đèn chiếu sáng phía trước và sau đó để cho khô. Quá trình này phải được lặp lại cho đến khi độ rọi hạ xuống bằng 15% đến 20% của giá trị đo được cho mỗi điểm sau đây trong điều kiện mô tả trong phụ lục này:

Điểm Elớn nhất trong vùng D.

D.1.2.1.3 Thiết bị đo

Thiết bị đo phải phù hợp với các thiết bị dùng trong thử nghiệm phê duyệt đèn chiếu sáng phía trước. Phải dùng một đèn sợi đốt chuẩn để thử nghiệm.

D.2 Kiểm tra sự thay đổi so với vị trí thẳng đứng của đường ranh giới dưới ảnh hưởng của nhiệt Kiểm tra này bao gồm kiểm tra độ lệch theo phương thẳng đứng của đường ranh giới, dưới ảnh hưởng của nhiệt, không vượt quá giá trị quy định cho đèn.

Đèn chiếu sáng phía trước thử nghiệm theo quy định trong D.1 phải được thử theo quy định trong D.2.1 mà không phải tháo hoặc điều chỉnh lại so với đồ gá thử nghiệm của nó.

D.2.1 Thử nghiệm

Việc thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện không khí khô và ổn định với nhiệt độ xung quanh là 230C ± 50C.

Bằng việc sử dụng một bóng đèn sợi đốt sản xuất hàng loạt đã được lão hoá ít nhất một giờ, đèn chiếu sáng phía trước phải hoạt động mà phải tháo hoặc điều chỉnh lại đồ gá thử nghiệm (Vì mục đích thử nghiệm, điện áp cần phải được điều chỉnh như quy định trong D.1.1.1.2). Vị trí của đường ranh giới giữa một điểm đặt tại 2,25 m phía bên trái và một điểm đặt tại 2,25m phía bên phải của đường VV (xem 6.2.1.4 của tiêu chuẩn này) cần phải được kiểm tra lần lượt sau ba phút (r3) và 60 phút (r60) làm việc.

Việc đo sự thay đổi về vị trí đường ranh giới nêu trên phải được tiến hành bằng phương pháp nào đó có độ chính xác chấp nhận được và kết quả có thể lặp lại được.

D.2.2 Kết quả thử nghiệm

D.2.2.1 Kết quả biểu thị bằng miliradian (mrad) được coi là chấp nhận được khi giá trị tuyệt đối ∆rI = |r3 -r60| ghi được đối với đèn chiếu sáng phía trước này không lớn hơn 2 mrad (∆rI ≤ 2 mrad)

D.2.2.2 Tuy nhiên, nếu giá trị này lớn hơn 2 mrad nhưng không quá 3 mrad (2 mrad <>I ≤ 3 mrad) thì phải thử một mẫu đèn chiếu sáng phía trước thứ hai theo quy định trong D.2.1 sau khi thử ba lần liên tiếp theo chu trình được mô tả dưới đây, để ổn định vị trí của các bộ phận cơ khí của đèn chiếu sáng phía trước trên một giá lắp giống như lắp thật trên xe.

Cho đèn hoạt động trong một giờ (điện áp cần phải điều chỉnh như trong quy định trong D.1.1.1.2). Thời gian nghỉ trong một giờ.

Kiểu đèn chiếu sáng phía trước có thể chấp nhận được nếu giá trị trung bình của các giá trị tuyệt đối ∆rI đo được ở mẫu đầu và DrII đo được ở mẫu thứ hai không lớn hơn 2 mrad.

 

PHỤ LỤC E

(quy định)

Yêu cầu đối với các đèn lắp kính đèn bằng chất dẻo – Thử nghiệm kính đèn hoặc mẫu vật liệu và đèn hoàn chỉnh

E.1 Yêu cầu kỹ thuật chung

E.1.1 Các mẫu được cung cấp theo 4.2.2 của tiêu chuẩn này phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật được nêu trong E.2.1 đến E.2.5.

E.1.2 Hai mẫu đèn hoàn chỉnh được cung cấp theo 4.2.1 của tiêu chuẩn này và các kính đèn bằng chất dẻo được lắp vào phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật nêu trong E.2.6 theo vật liệu của kính đèn.

E.1.3 Các mẫu kính đèn làm bằng chất dẻo hoặc các mẫu vật liệu, cùng với gương phản xạ mà chúng được lắp vào (nếu có), phải được đưa vào thử nghiệm phê duyệt theo trình tự được quy định trong bảng E.1.1, phụ lục E1.

E.1.4 Tuy nhiên, nếu nhà sản xuất đèn có thể chứng minh được rằng sản phẩm đã qua được các thử nghiệm theo quy định trong E.2.1 đến E.2.5, hoặc các thử nghiệm tương đương theo các tiêu chuẩn khác, thì các kiểm tra như vậy không cần phải lặp lại; chỉ có các thử nghiệm quy định trong bảng E.1.2, phụ lục E1 là bắt buộc.

E.2 Thử nghiệm

E.2.1 Khả năng chịu ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ

E.2.1.1 Thử nghiệm

Ba mẫu mới (kính đèn) phải được kiểm tra theo năm chu kỳ thay đổi nhiệt độ và độ ẩm tương đối theo quy trình sau:

3 giờ ở 400C ± 20C và độ ẩm tương đối từ 85% đến 95%

1 giờ ở 230C ± 50C và độ ẩm tương đối từ 60% đến 75%

15 giờ ở -300C ± 20C

1 giờ ở 230C ± 50C và độ ẩm tương đối từ 60% đến 75%

3 giờ ở 800C ± 20C

1 giờ ở 230C ± 50C và độ ẩm tương đối từ 60% đến 75%

Trước thử nghiệm này, các mẫu cần được giữ ở 230C ± 50C và độ ẩm tương đối từ 60% đến 75% trong ít nhất bốn giờ.

Chú thích - Khoảng thời gian trong một giờ ở 230C ± 50C phải bao hàm các khoảng thời gian chuyển tiếp từ nhiệt độ này đến nhiệt độ khác để tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.

E.2.1.2 Phép đo các đặc tính quang học

E.2.1.2.1 Phương pháp

Các phép đo đặc tính quang học phải thực hiện trên mẫu trước và sau thử. Các phép đo này sử dụng đèn tiêu chuẩn ở các điểm sau:

HV và Elớn nhất vùng D.

E.2.1.2.2 Kết quả

Độ biến đổi giữa các giá trị quang học đo được trên từng mẫu trước và sau khi thử nghiệm gồm cả các sai số của qui trình đo các đặc tính quang học phải không vượt quá 10%.

E.2.2 Khả năng chịu ảnh hưởng của các tác nhân khí quyển và tác nhân hoá học

E.2.2.1 Khả năng chịu ảnh hưởng các tác nhân khí quyển

Cho ba mẫu mới (kính đèn hoặc mẫu vật liệu) chịu bức xạ từ một nguồn có phân bố năng lượng phổ giống với phân bố năng lượng phổ của một vật thể màu đen ở nhiệt độ từ 5500 K đến 6000 K. Đặt bộ lọc thích hợp giữa nguồn và mẫu để giảm hết mức các bức xạ có bước sóng nhỏ hơn 295 nm hoặc lớn hơn 2500 nm. Các mẫu phải được phơi sáng dưới ánh sáng có năng lượng 1200 W/m2 ± 200 W/m2 trong một khoảng thời gian để năng lượng ánh sáng mà chúng nhận được bằng 4500 MJ/m2 ± 200 MJ/m2. Trong vùng này nhiệt độ đo được trên tấm màu đen đặt ngang bằng với mẫu phải là 500C ± 50C. Để đảm bảo quy định về sự phơi sáng đều, các mẫu phải quay xung quanh nguồn bức xạ với vận tốc từ 1 đến 5 vòng/phút.

Các mẫu phải được phun nước cất với độ dẫn điện riêng nhỏ hơn 1mS/ m tại nhiệt độ 230C ± 50C, theo chu kỳ sau:

Phun nước: 5 phút

Làm khô: 25 phút

E.2.2.2 Khả năng chịu ảnh hưởng của các tác nhân hoá học

Sau khi thử theo E.2.2.1 và thực hiện phép đo theo E.2.2.3.1, bề mặt bên ngoài của ba mẫu đã nêu phải được xử lý theo E.2.2.2.2 với hỗn hợp được quy định trong E.2.2.2.1.

E.2.2.2.1 Hỗn hợp thử

Hỗn hợp thử phải là hỗn hợp gồm 61,5% n-heptan, 12,5% toluen, 7,5% etyl tetraclorua, 12,5% tricloetylen, và 6% xylen (% theo thể tích).

E.2.2.2.2 Bôi hỗn hợp thử vào mẫu thử

Nhúng một miếng vải bông (theo ISO 105) cho đến khi ngấm ướt hỗn hợp như quy định trong E.2.2.2.1 trong vòng 10 giây, bôi hỗn hợp thử lên bề mặt ngoài của mẫu thử trong 10 phút với áp suất 50 N/ cm2, tương ứng với một lực bằng 100 N trên bề mặt thử có kích thước 14 mm x14 mm.

Trong vòng 10 phút, miếng vải phải được nhúng trở lại hỗn hợp sao cho hợp chất lỏng đã bôi đồng đều với hỗn hợp kiểm tra quy định.

Trong suốt quá trình bôi hỗn hợp thử, có thể bù áp suất tác dụng vào mẫu để tránh nứt vỡ.

E.2.2.2.3 Làm sạch

Sau khi bôi hỗn hợp thử, các mẫu phải được phơi khô trong điều kiện không khí thoáng và rửa bằng cách như trong E.2.3 ở 230C ± 50C.

Sau đó các mẫu được rửa sạch cẩn thận bằng nước cất chứa một lượng tạp chất không lớn hơn 0,2% ở 230C ± 50C và lau sạch bằng vải mềm.

E.2.2.3 Kết quả

E.2.2.3.1 Sau khi thử khả năng chịu ảnh hưởng của các tác nhân khí quyển, mặt ngoài của mẫu thử phải không nứt vỡ, trầy xước, sứt mẻ hoặc méo mó, và giá trị trung bình của sai lệch độ truyền sáng là: ∆t = , đo trên ba mẫu, theo phương pháp trong phụ lục E2, không được quá 0,020 (∆tm ≤ 0,020).

E.2.2.3.2 Sau thử nghiệm về khả năng chống các tác nhân hoá học, các mẫu phải không có một dấu vết chất hoá học nào có thể gây ra sai lệch về độ khuếch tán ánh sáng mà sai lệch trung bình của nó là ∆d = , đo trên ba mẫu, theo phương pháp trong phụ lục E2, không được quá 0,020 (∆dm ≤ 0,020).

E.2.3 Khả năng chịu ảnh hưởng các chất tẩy và hydrocacbon

E.2.3.1 Khả năng chịu ảnh hưởng của các chất tẩy

Mặt ngoài của ba mẫu (kính đèn hoặc mẫu vật liệu) phải được làm nóng lên đến nhiệt độ 500C ± 50C, sau đó nhúng vào một hỗn hợp ở 230C ± 50C khoảng năm phút, hỗn hợp đó gồm 99 phần nước cất chứa không quá 0,02% tạp chất và một phần alkyraryl sulphonate.

Sau khi thử, các mẫu phải được làm khô ở 500C ± 50C. Bề mặt của mẫu cần phải được lau bằng dẻ ẩm.

E.2.3.2 Khả năng chịu ảnh hưởng của các hydrocacbon

Bề mặt ngoài của ba mẫu này cần phải được chà nhẹ trong một phút bằng một miếng vải bông nhúng trong hỗn hợp chứa 70% n-heptan và 30% toluen (% theo thể tích), và sau đó được phơi khô ngoài trời.

E.2.3.3 Kết quả

Sau khi thực hiện được hai kiểm tra trên, giá trị trung bình của sai lệch độ truyền sáng là ∆t = , đo trên ba mẫu, theo phương pháp trong phụ lục E2, không được quá 0,010 (∆tm ≤ 0,010).

E.2.4 Khả năng chịu ảnh hưởng của các hư hỏng cơ khí

E.2.4.1 Phương pháp làm hư hỏng cơ khí

Bề mặt ngoài của ba mẫu mới (kính đèn) cần phải được kiểm tra hư hỏng cơ khí một cách đồng đều bằng phương pháp nêu trong phụ lục E.3 của tiêu chuẩn này.

E.2.4.2 Kết quả

Sau kiểm tra này, các sai lệch:

Về sự truyền sáng: ∆t =

Về sự khuếch tán: ∆d =

phải được đo theo quy trình nêu trong phụ lục E2, trong vùng được quy định trong E.2.4.1. Giá trị trung bình của ba mẫu đèn phải là: ∆tm ≤  0,100; ∆dm ≤  0,050

E.2.5 Kiểm tra độ bám dính của lớp phủ (nếu có)

E.2.5.1 Chuẩn bị mẫu

Cắt một bề mặt có kích thước 20 mm x 20 mm của lớp phủ kính đèn bằng một lưỡi dao cạo hoặc một cái kim tạo thành một mặt lưới gồm các hình vuông kích thước khoảng 2 mm x 2 mm. Áp lực đặt lên lưỡi dao cạo hoặc cái kim đủ lớn để cắt được lớp phủ.

E.2.5.2 Mô tả thử nghiệm

Sử dụng một băng dính với lực dính là 2 N/ (cm chiều rộng) ± 20% được đo trong điều kiện tiêu chuẩn nêu trong phụ lục E4. Băng dính, có chiều rộng ít nhất là 25 mm phải được ép ít nhất trong 5 phút lên bề mặt được chuẩn bị như quy định trong E.2.5.1.

Sau đó đầu của băng dính phải được đặt tải sao cho lực dính vào bề mặt được coi là cân bằng với lực vuông góc của bề mặt đó. Ơ giai đoạn này, đoạn băng phải được kéo với vận tốc 1,5 m/ s ± 0,2 m/s.

E.2.5.3 Kết quả

Không được có sự hư hỏng nào trên bề mặt lưới. Cho phép có sự hư hỏng ở giao điểm giữa các hình vuông hoặc tại các cạnh cắt miễn là diện tích hư hỏng không vượt quá 15% diện tích bề mặt lưới.

E.2.6 Thử đèn hoàn chỉnh lắp kính bằng chất dẻo

E.2.6.1 Khả năng chịu sự hư hỏng cơ khí của bề mặt kính đèn

E.2.6.1.1 Thử nghiệm

Kính của đèn mẫu số 1 phải được thử như quy định trong E.2.4.1 ở trên.

E.2.6.1.2 Kết quả

Sau khi thử nghiệm, kết quả của các phép đo đặc tính quang học được thực hiện trên đèn theo tiêu chuẩn này không vượt quá khoảng 30% giá trị lớn nhất quy định trong các vùng A và B.

E.2.6.2 Thử độ bám dính của lớp phủ (nếu có)

Mẫu kính đèn số 2 phải được kiểm tra như quy định trong E.2.5 ở trên.

E.3 Kiểm tra sự phù hợp của sản xuất

E.3.1 Về mặt vật liệu dùng để sản xuất kính đèn, các đèn của một lô được coi là phù hợp với tiêu chuẩn nếu:

E.3.1.1 Sau khi kiểm tra về khả năng chịu các tác nhân hoá học và kiểm tra về khả năng chịu các chất tẩy và hydrocacbon, bề mặt ngoài của các mẫu phải không có các dấu hiệu nứt vỡ, trầy xước, hoặc méo mó mà có thể nhìn thấy bằng mắt thường (xem E.2.2.2, E 2.3.1 và E.2.3.2).

E.3.1.2 Sau thử nghiệm theo E.2.6.1.1 các giá trị quang học ở điểm đo được quy định trong E.2.6.1.2 phải ở trong giới hạn quy định cho sự phù hợp của sản xuất bởi tiêu chuẩn này.

E.3.2 Nếu kết quả kiểm tra không thoả mãn yêu cầu, phải lặp lại kiểm tra trên mẫu đèn chiếu sáng phía trước khác được lựa chọn một cách ngẫu nhiên.

 

PHỤ LỤC E.1

(quy định)

TRÌNH TỰ THỬ NGHIỆM PHÊ DUYỆT

1 Kiểm tra trên vật liệu bằng chất dẻo (kính đèn hoặc mẫu vật liệu theo 4.2.2 của tiêu chuẩn này)

Bảng E.1.1

Mẫu

Thử nghiệm

Kính đèn hoặc mẫu vật liệu

Kính đèn

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

1.1.

 

1.1.1.

 

1.2.

 

1.2.1

1.2.2

1.3.

 

1.3.1.

1.4.

 

1.4.1.

1.5.

 

1.6.

 

1.6.1.

1.7.

 

1.7.1.

1.7.2.

1.8.

Đặc tính quang học giới hạn

(E.2.1.2)

Sự thay đổi nhiệt độ

(E.2.1.1)

Đặc tính quang học giới hạn

(E.2.1.2)

Đo độ truyền sáng

Đo độ khuếch tán ánh sáng

Các tác nhân khí quyển

(E.2.2.1.)

Đo độ truyền sáng

Các tác nhân hoá học

(E.2.2.2)

Đo độ khuếch tán ánh sáng

Các chất tẩy

(E.2.3.1.)

Hydrocacbon

(E.2.3.2.)

Đo độ truyền sáng

Sự hư hỏng cơ khí

(E.2.4.1)

Đo độ truyền sáng

Đo độ khuếch tán ánh sáng

Độ bám dính (E.2.5)

 

 

 

 

 

 

X

X

X

 

X

X

 

X

 

 

 

 

 

 

X

X

X

 

X

X

 

X

 

 

 

 

 

 

X

X

X

 

X

X

 

X

 

 

 

 

 

 

X

 

 

 

 

 

 

 

X

 

X

 

X

 

 

 

 

 

 

X

 

 

 

 

 

 

 

X

 

X

 

X

 

 

 

 

 

 

X

 

 

 

 

 

 

 

X

 

X

 

X

 

 

 

 

 

 

X

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

 

X

X

 

 

 

 

 

 

X

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

 

X

X

 

 

 

 

 

 

X

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

 

X

X

X

 

X

 

X

X

 

X

 

X

X

 

X

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

2 Kiểm tra trên đèn chiếu sáng phía trước hoàn chỉnh (phù hợp với 2.2.3 của tiêu chuẩn này)

Bảng E.1.2

Thử nghiệm

Đèn chiếu sáng phía trước hoàn chỉnh

Mẫu số

1

2

2.1. Hư hỏng cơ khí (E.2.6.1.1)

2.2. Đặc tính quang học (E.2.6.1.2)

2.3. Độ dính (E.2.6.2)

x

x

 

 

x

 

PHỤ LỤC E.2

(quy định)

PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ TRUYỀN VÀ KHUẾCH TÁN ÁNH SÁNG

1. Thiết bị (xem hình E.2.1)

Chùm sáng của ống chuẩn K có một nửa góc phân kỳ là β/2 = 17,4 x 10-4 rd được giới hạn bởi màn chắn DT với khe hở là 6 mm đối diện với giá để mẫu.

Một kính hội tụ không màu L2, sửa lại các sai lệch cầu, nối màn chắn DT với bộ phận thu R; kính L2 phải có đường kính phù hợp để nó không chắn ánh sáng được khuếch tán từ mẫu hình côn có nửa góc đỉnh là β/2 = 140.

Một màn chắn hình khuyên DD có góc α0 /2 = 10 và amax/2 = 120 được đặt tại mặt phẳng tiêu điểm ảnh của kính L2.

Phần tâm không trong suốt ở giữa màn chắn là cần thiết để loại bỏ ánh sáng đến trực tiếp từ nguồn sáng. Có thể dịch chuyển phần giữa của màn chắn từ chùm sáng sao cho nó quay lại đúng vị trí ban đầu.

Khoảng cách L2DT và tiêu cự F2(1) của kính L2 phải được chọn sao cho ảnh của DT bao phủ hoàn toàn máy thu R.

Khi thông lượng ban đầu ngẫu nhiên trên 1000 đơn vị, giá trị chính xác tuyệt đối của mỗi lần đọc sẽ chính xác hơn một đơn vị.

Chú thích - (1) Nên sử dụng kính L2 có tiêu cự khoảng 80 mm.

2 Phép đo

Phải lấy các số đọc sau:

Bảng E.2.1

Giá trị

Với mẫu

Có phần giữa của DD

 

Giá trị đại diện

T1

T2

T3

T4

T5

Không

Có (trước khi thử)

Có (Sau khi thử)

Có (Trước khi thử)

Có (Sau khi thử)

Không

Không

Không

Thông lượng tới tại số đọc ban đầu

Thông lượng được truyền qua vật liệu mới ở 240C

Thông lượng được truyền qua vật liệu thử ở 240C.

Thông lượng khuếch tán qua vật liệu mới.

Thông lượng khuếch tán qua vật liệu thử.

 

Hình E.2.1

 

PHỤ LỤC E.3

(quy định)

PHƯƠNG PHÁP PHUN THỬ NGHIỆM

1. Thiết bị thử nghiệm

1.1 Súng phun

Súng phun được sử dụng phải được lắp với một vòi phun có đường kính lỗ là 1,3 mm cho phép phun được một lưu lượng chất lỏng là 0,24 l/ph ± 0,02 l/ph và áp suất làm việc là  bar .

Trong điều kiện hoạt động này, mẫu hình quạt có đường kính là 170 mm ± 50 mm trên bề mặt được dùng cho thử phá hỏng, đặt cách vòi phun 380 mm ± 10 mm.

1.2 Hỗn hợp thử

Hỗn hợp thử phải bao gồm:

Cát có độ cứng là 7 Mohr, có cỡ hạt ≤ 0,2 mm và có sự phân bố hầu như bình thường, với hệ số góc từ 1,8 đến 2.

Nước cứng có độ cứng không quá 205 g/ m3 dùng cho hỗn hợp thử gồm 25 g cát trộn với một lít nước.

2 Thử nghiệm

Bề mặt ngoài của kính đèn phải được phun dòng cát một lần hoặc nhiều lần như mô tả ở trên. Dòng cát phải được phun vuông góc với bề mặt được thử nghiệm.

Sự hư hỏng phải được xem xét thông qua một hoặc nhiều mẫu thuỷ tinh được đặt làm chuẩn gần kính đèn được thử nghiệm. Hỗn hợp phải được phun cho đến khi sự thay đổi về khuếch tán ánh sáng trên mẫu hoặc các mẫu đã được đo theo phương pháp theo quy định ở phục lục E.2 như sau:

∆d = = 0,0250 ± 0,0025

Có thể dùng vài mẫu chuẩn để kiểm tra toàn bộ bề mặt được thử có hư hỏng đồng đều không.

 

PHỤ LỤC E.4

(quy định)

THỬ ĐỘ DÍNH CỦA BĂNG DÍNH

1 Mục đích

Phương pháp này cho phép xác định lực bám dính tuyến tính của băng dính với tấm thuỷ tinh trong điều kiện tiêu chuẩn.

2 Nguyên lý

Đo lực cần thiết để bóc băng dính ra khỏi tấm thuỷ tinh theo góc 900.

3 Điều kiện không khí quy định

Điều kiện không khí xung quanh phải có nhiệt độ 230C ± 50C và độ ẩm tương đối (RH) 65% ± 15%.

4 Mẫu thử

Trước khi thử, cuộn băng dính mẫu phải để 24 giờ trong điều kiện không khí quy định (xem điều 3 của phụ lục con này).

Thử lần lượt năm mẫu thử, mỗi mẫu dài 400mm. Các mẫu này phải được lấy ra từ cuộn băng dính sau khi loại bỏ ba vòng đầu tiên.

5 Quy trình

Thử nghiệm phải được tiến hành trong điều kiện không khí xung quanh được quy định trong điều 3 ở trên.

Lấy năm mẫu thử bằng cách bóc ra theo hướng kính với vận tốc khoảng 300 mm/s, sau đó dính chúng trong 15 giây theo nguyên tắc sau:

Dính băng dính vào tấm kính theo chiều tiến lên bằng cách dùng ngón tay miết nhẹ theo chiều dọc mà không ép quá mạnh tránh có bọt khí giữa băng dính và tấm kính.

Để tấm kính đã dính băng dính trong điều kiện không khí theo quy định trong 10 phút.

Bóc khoảng 25 mm mẫu thử ra khỏi tấm kính theo mặt phẳng vuông góc với trục của mẫu thử.

Cố định tấm kính và gấp đầu tự do của băng dính một góc 900, tác dụng lực sao cho đường ranh giới giữa tấm băng dính và tấm kính vuông góc với lực này và vuông góc với tấm kính.

Kéo để bóc băng dính ra với vận tốc 300 mm/s ± 30 mm/s và ghi lại lực yêu cầu.

6 Kết quả

Năm giá trị thu được phải được sắp xếp theo một thứ tự và giá trị đứng giữa được coi là kết quả của phép đo. Giá trị này được biểu diễn bằng N/cm chiều rộng băng dính.

 

PHỤ LỤC F

(quy định)

YÊU CẦU TỐI THIỂU ĐỐI VỚI SỰ PHÙ HỢP CỦA SẢN XUẤT

F.1 Yêu cầu chung

F.1.1 Các yêu cầu về sự phù hợp được coi như thoả mãn cả về mặt cơ học và hình học nếu sự sai khác không vượt quá những sai lệch tất nhiên của sản xuất theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

F.1.2 Đối với những đặc tính quang học, sự phù hợp các đèn sản xuất hàng loạt được chấp nhận, nếu khi thử nghiệm đặc tính quang học của bất kỳ một đèn nào được chọn một cách ngẫu nhiên và được lắp với một đèn sợi đốt chuẩn có giá trị độ lệch không thuận lợi đo được khoảng hơn 20% giá trị quy định (Điểm B50 và các góc dưới bên trái và phải của vùng D).

Nếu kết quả thử nghiệm nêu trên không thoả mãn yêu cầu, các thử nghiệm trên đèn phải được thực hiện lại và phải dùng đèn sợi đốt chuẩn khác.

F.1.3 Việc kiểm tra sự thay đổi của vị trí thẳng đứng của đường ranh giới dưới ảnh hưởng của nhiệt, cần thực hiện theo phương pháp sau:

Một trong các mẫu đèn cần phải được kiểm tra theo quy trình quy định trong D.2.1 của phụ lục D sau khi được thử ba lần liên tiếp theo quy trình được quy định trong D.2.2.2 của phụ lục D.

Đèn coi như chấp nhận được nếu ∆r không vượt quá 3,0 mrad.

Nếu giá trị này vượt quá 3,0 mrad nhưng không lớn hơn 4,0 mrad, phải kiểm tra một đèn thứ hai, kết quả trung bình cộng của các giá trị tuyệt đối đo được trên cả hai mẫu không được vượt quá 3,0 mrad.

F.1.4 Hệ toạ độ màu phải phù hợp với khi đèn được lắp một đèn sợi đốt theo nhiệt độ màu tiêu chuẩn A.

Đặc tính quang học của đèn phát ra ánh sáng màu vàng chọn lọc mở rộng khi được lắp bóng đèn sợi đốt không màu phải bằng giá trị trong tiêu chuẩn này nhân với 0,84.

F.2 Yêu cầu tối thiếu đối với kiểm tra sự phù hợp do nhà sản xuất thực hiện

Đối với từng kiểu đèn được phê duyệt phải thực hiện ít nhất các kiểm tra sau đây trong khoảng thời gian thích hợp. Các thử nghiệm phải được thực hiện theo các quy định của tiêu chuẩn này.

Nếu bất kỳ một mẫu nào thể hiện sự không phù hợp đối với kiểu thử nghiệm được đề cập tới thì phải lấy các mẫu khác và thử nghiệm tiếp.

F.2.1 Nội dung thử nghiệm

Các thử nghiệm về sự phù hợp trong tiêu chuẩn này phải bao gồm cả các đặc điểm về đặc tính quang học và kiểm tra việc thay đổi vị trí thẳng đứng của đường ranh giới dưới ảnh hưởng của nhiệt.

F.2.2 Các phương pháp được sử dụng trong các thử nghiệm

F.2.2.1 Các thử nghiệm nói chung phải được thực hiện theo các phương pháp nêu trong tiêu chuẩn này.

F.2.2.2 Trong bất kỳ thử nghiệm nào về sự phù hợp được thực hiện bởi nhà sản xuất, các phương pháp tương đương có thể được sử dụng nếu được sự chấp thuận của các Cơ quan thẩm quyền chịu trách nhiệm việc thử nghiệm phê duyệt. Nhà sản xuất phải chứng minh được rằng các phương pháp áp dụng là tương đương với các phương pháp được nêu trong tiêu chuẩn này.

F.2.2.3 Việc áp dụng mục F.2.2.1 và F.2.2.2 đòi hỏi phải có sự hiệu chuẩn các thiết bị thử nghiệm và tính tương thích đối với các phép đo được thực hiện bởi Cơ quan có thẩm quyền.

F.2.2.4 Trong mọi trường hợp, các phương pháp chuẩn phải là các phương pháp được trình bày trong tiêu chuẩn này, đặc biệt đối với việc kiểm tra và lấy mẫu mang tính chất quản lý.

F.2.3 Phương pháp lấy mẫu

Đèn mẫu phải được chọn ngẫu nhiên trong lô sản phẩm đồng loạt. Lô sản phẩm đồng loạt là một nhóm các đèn có cùng kiểu, được xác định theo phương pháp chế tạo của nhà sản xuất.

Sự đánh giá nói chung phải bao hàm sản xuất hàng loạt từ các nhà máy riêng biệt. Tuy nhiên, có thể gộp các kết quả có liên quan đến cùng một kiểu đèn từ một vài nhà máy lại với nhau, miễn các nhà sản xuất này hoạt động dưới cùng một hệ thống chất lượng và quản lý chất lượng.

F.2.4 Đo và ghi lại các đặc tính quang học

Đèn được lấy mẫu phải được đo đặc tính quang học tại các điểm quy định trong tiêu chuẩn này, giá trị được giới hạn theo các điểm B 50 và góc dưới bên trái và bên phải của vùng D (xem hình trong phụ lục C).

F.2.5 Chuẩn quyết định khả năng chấp nhận

Nhà sản xuất có trách nhiệm thực hiện nghiên cứu thống kê các kết quả thử và xác định chuẩn quyết định khả năng chấp nhận của các sản phẩm để thoả mãn các yêu cầu đặt ra đối với kiểm tra sự phù hợp của sản xuất nêu trong 8.1 của tiêu chuẩn này.

Chuẩn quyết định khả năng chấp nhận phải là chuẩn sao cho, với độ tin cậy bằng 95%, xác suất nhỏ nhất qua được một kiểm tra đột xuất theo phụ lục G có thể bằng 0,95.

 

PHỤ LỤC G

(tham khảo)

YÊU CẦU TỐI THIỂU ĐỐI VỚI VIỆC LẤY MẪU CỦA THANH TRA

G.1 Yêu cầu chung

G.1.1 Các yêu cầu về sự phù hợp được coi là thoả mãn về mặt cơ học và hình học, tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này, nếu bất kỳ sự sai nào khác không vượt quá sự sai lệch tất nhiên của sản xuất.

G.1.2 Đối với đặc tính quang học, sự phù hợp của các đèn được sản xuất hàng loạt không được chấp nhận nếu, khi thử nghiệm đặc tính quang học một đèn bất kỳ được chọn ngẫu nhiên và được lắp với đèn sợi đốt chuẩn không có giá trị nào sai lệch quá 20% so với các giá trị được quy định trong tiêu chuẩn này (điểm B 50 và các góc dưới bên trái và bên phải của vùng D).

G.1.2.1 Nếu các kết quả của thử nghiệm nêu trên không thoả mãn yêu cầu, phải lặp lại các thử nghiệm trên đèn dùng đèn sợi đốt chuẩn khác.

G.1.2.2 Không xét đến đèn có các khuyết tật nhìn thấy được.

G.1.3 Hệ toạ độ màu sắc phải phù hợp khi đèn được lắp một bộ đèn sợi đốt không màu theo tiêu chuẩn nhiệt độ màu A. Đặc tính quang học của đèn phát ra ánh sáng vàng chọn lọc khi được lắp bóng đèn sợi đốt không màu phải có giá trị bằng giá trị trong tiêu chuẩn này nhân với 0,84.

G.2 Lấy mẫu lần đầu

Trong lấy mẫu lần đầu, bốn đèn được chọn ngẫu nhiên, hai mẫu đầu được đánh dấu A, hai mẫu sau đánh dấu B.

G.2.1 Sự phù hợp được chấp nhận

G.2.1.1 Theo quy trình lấy mẫu thể hiện ở hình G.1 trong phụ lục này, sự phù hợp của các đèn sản xuất hàng loạt được chấp nhận nếu độ sai lệch của các giá trị đo được của đèn theo hướng không thuận lợi là:

G.2.1.1.1 Mẫu A

A1:

một đèn

0%

 

một đèn không lớn hơn

20%

A2:

cả hai đèn lớn hơn

0%

nhưng không lớn hơn                 20%.

chuyển qua mẫu B

G.2.1.1.2 Mẫu B

B1:       cả hai đèn                     0%

G.2.2 Sự phù hợp không được chấp nhận

G.2.2.1 Tiếp theo quá trình lấy mẫu trình bày trong hình G.1 của phụ lục này, sự phù hợp của sản xuất đối với đèn được sản xuất hàng loạt phải được xem xét lại nếu sự sai lệch của các giá trị đo được của đèn là:

G.2.2.1.1 Mẫu A

A3:       một đèn không lớn hơn  20%

một đèn lớn hơn                        20%

nhưng không lớn hơn                 30%

G.2.2.1.2 Mẫu B

B2: Trong trường hợp A2

một đèn lớn hơn                        0%

nhưng không lớn hơn                 20%

một đèn không lớn hơn              20%

B3: Trong trường hợp A2:

một đèn                                    0%

một đèn lớn hơn                        20%

nhưng không lớn hơn                 30%

G.2.3 Thu hồi phê duyệt (tham khảo)

Sự phù hợp không được chấp nhận nếu, theo quy trình chọn mẫu ở hình G.1 của tiêu chuẩn này, sự sai lệch của các giá trị đo của đèn là:

G.2.3.1 Mẫu A

A4:       một đèn không lớn hơn  20%

một đèn lớn hơn                        30%

A5:       cả hai đèn lớn hơn         20%

G.2.3.2 Mẫu B

B4:

Trong trường hợp A2:

 

 

một đèn lớn hơn

0%

 

nhưng không lớn hơn

20%

 

một đèn lớn hơn

20%

B5:

Trong trường hợp A2:

 

 

cả hai đèn lớn hơn

20%

B6:

Trong trường hợp A2

 

 

một đèn

0%

 

một đèn lớn hơn

30%

G.3 Lặp lại việc lấy mẫu

Trong trường hợp A3, B2, B3 cần phải lặp lại việc lấy mẫu, mẫu thứ ba C gồm hai đèn và mẫu thứ tư D gồm hai đèn, được chọn từ kho được sản xuất sau khi điều chỉnh, là cần thiết trong khoảng thời gian hai tháng sau khi thông báo.

G.3.1 Sự phù hợp được chấp nhận

G.3.1.1 Tiếp theo quá trình lấy mẫu được trình bày trong hình G.1 của phụ lục này sự phù hợp sản xuất của các đèn được sản xuất hàng loạt không bị nghi ngờ nếu sự sai khác của các giá trị đo được của các đèn là:

G.3.1.1.1 Mẫu C

C1:       một đèn                        0%

 

một đèn không lớn hơn

20%

C2:

cả hai đèn lớn hơn

0%

 

nhưng nhỏ hơn

20%

chuyển tới mẫu D

G.3.1.1.2 Mẫu D

D1: Trong trường hợp C2

cả hai đèn                                 0%

G.3.2 Sự phù hợp không được chấp nhận

G.3.2.1 Tiếp sau quá trình lấy mẫu được trình bày trong hình G.1 của phụ lục này, sự phù hợp sản xuất của những đèn được sản xuất hàng loạt không được chấp nhận và nhà sản xuất được yêu cầu đảm bảo sản phẩm của mình đáp ứng yêu cầu nếu sự sai lệch của những giá trị đo được của những đèn là:

Mẫu D:

D2: Trong trường hợp C2

một đèn lớn hơn                        0%

nhưng không lớn hơn                 20% một đèn

không lớn hơn                           20%

G.3.3 Thu hồi phê duyệt (tham khảo)

Sự phù hợp không được chấp nhận nếu, theo quy trình mẫu ở hình G.1 của phụ lục này, sai số của các giá trị đo được của đèn là:

G.3.3.1 Mẫu C

C3: một đèn không lớn hơn        20%

một đèn lớn hơn                        20%

C4: cả hai đèn lớn hơn               20%.

G.3.3.2 Mẫu D

D3: Trong trường hợp C2

một đèn lớn hơn hoặc bằng        0%

một đèn lớn hơn                        20%

G.4 Sự thay đổi vị trí của đường ranh giới theo phương thẳng đứng

Đối với việc kiểm tra sự thay đổi vị trí của đường ranh giới theo phương thẳng đứng dưới ảnh hưởng của nhiệt, phải thực hiện quy trình sau:

Một trong số các đèn của mẫu A sau quá trình lấy mẫu trong hình G.1 của phụ lục này phải được thử nghiệm theo quy trình quy định trong D.2.1 của phụ lục D, sau ba lần liên tiếp thử theo chu trình quy định trong D.2.2.2 của phụ lục D.

Đèn được chấp nhận nếu ∆r không vượt quá 3,0 mrad.

Nếu giá trị này vượt quá 3,0 mrad nhưng không quá 4,0 mrad, phải thử một đèn thứ hai của mẫu A, sau đó trung bình cộng của các giá trị tuyệt đối ghi được ở cả hai mẫu không được vượt quá 3,0 mrad.

Tuy nhiên, nếu giá trị 3,0 mrad trên mẫu A này không phù hợp với hai đèn của mẫu B thì phải được kiểm tra theo quy trình tương tự và giá trị ∆r của từng mẫu không được vượt quá 3,0 mrad.

Hình G.1. Quy trình lấy mẫu

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN6976:2001

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN6976:2001
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành28/12/2001
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoCòn hiệu lực
Lĩnh vựcGiao thông
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN TCVN6976:2001

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6976:2001 về phương tiện giao thông đường bộ - đèn sương mù trước trên phương tiện cơ giới - yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu do Bộ Khoa họ c Công nghệ và Môi trường ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6976:2001 về phương tiện giao thông đường bộ - đèn sương mù trước trên phương tiện cơ giới - yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu do Bộ Khoa họ c Công nghệ và Môi trường ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN6976:2001
                Cơ quan ban hànhBộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
                Người ký***
                Ngày ban hành28/12/2001
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoCòn hiệu lực
                Lĩnh vựcGiao thông
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6976:2001 về phương tiện giao thông đường bộ - đèn sương mù trước trên phương tiện cơ giới - yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu do Bộ Khoa họ c Công nghệ và Môi trường ban hành

                            Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6976:2001 về phương tiện giao thông đường bộ - đèn sương mù trước trên phương tiện cơ giới - yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu do Bộ Khoa họ c Công nghệ và Môi trường ban hành

                            • 28/12/2001

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực