Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7397:2014

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7397:2014 về Tương ớt

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7397:2014 về Tương ớt


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7397:2014

CODEX STAN 306R-2011

WITH AMENDMENT 2013

TƯƠNG ỚT

Chilli sauce

Lời nói đầu

TCVN 7397:2014 thay thế TCVN 7397:2004 ;

TCVN 1873:2014 hoàn toàn tương đương với CODEX STAN 306R-2011 và sửa đổi 2013;

TCVN 7397:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

TƯƠNG ỚT

Chilli sauce

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tương ớt, như định nghĩa trong Điều 2 và được tiêu thụ trực tiếp, bao gồm cả “cung cấp suất ăn sẵn” hoặc để đóng gói lại, nếu cần.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho sản phẩm được dùng để chế biến tiếp theo.

2. Mô tả

2.1.Đnh nghĩa sản phẩm

Tương ớt là sản phẩm:

a) được sử dụng làm gia vị;

b) được chế biến từ phần ăn được của nguyên liệu lành lặn và sạch theo 3.1 dưới đây, được trộn đềuvà chế biến để thu được sản phẩm có chất lượng và đặc tính mong muốn.

c) được chế biến nhiệt thích hợp, trước hoặc sau khi làm kín bao bì để tránh bị hư hỏng.

2.2.Các dạng sản phẩm

2.2.1.Tương ớt có th thuộc các dạng sau

a) Tương ớt có phần thịt quả và hạt được nghiền đến đồng nhất.

b) Tương ớt có phần thịt quả và hạt được nghiền đến đồng nhất với các phần thịt quả, lớp, miếng nhỏ và hạt phân bố đều trong tương ớt.

c) Tương ớt có phần thịt quả và hạt đã nghiền có tách lớp hoặc phân bố đều.

d) Tương ớt chỉ có phần thịt quả hoặc thịt quả đã nghiền hoặc cả hai.

2.2.2.Các dạng trình bày khác

Cho phép mọi cách trình bày khác, với điều kiện sản phẩm:

a) đủ để phân biệt với các dạng trình bày khác ngoài các dạng quy định trong tiêu chuẩn;

b) đáp ứng tất cả các yêu cầu khác của tiêu chuẩn, khi có thể; và

c) được mô tả đầy đủ trên nhãn để tránh lừa dối hoặc gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.

3. Thành phần chính và các chỉ tiêu chất lượng

3.1.Thành phn

3.1.1.Thành phn cơ bản

Sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này phải bao gồm các thành phần sau:

a) ớt tươi (Capsicum spp.) hoặc ớt chế biến như ớt bột nghiền từ ớt khô, ớt rang, ớt nghiền, ớt ngâm dấm hoặc ngâm nước muối;

b) dấm hoặc axit được phép sử dụng;

c) muối;

d) nước.

3.1.2.Các thành phần cho phép khác

Các thành phần tùy chọn sau có thể được sử dụng trong sản phẩm cụ thể:

a) xoài, đu đủ, quả me và/hoặc các quả khác;

b) cà chua, tỏi, hành, cà rốt, cà chua ngọt, bí ngô và/hoặc các loại rau khác;

c) gia vị và thảo mộc;

d) đường;

e) chất chiết của ớt;

f) các thành phần ăn được khác, thích hợp cho sản phẩm.

3.2.Ch tiêu chất lượng

3.2.1.Yêu cầu chung

Tương ớt phải có màu sắc, hương và vị đặc trưng cho loại nguyên liệu được sử dụng và có trạng thái đặc trưng của sản phẩm.

3.2.2.Định nghĩa khuyết tt

Tạp chất thực vật: có nghĩa là bất kỳ phần nào của thực vật (như cuống, lá, đài và thân) không gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng nhưng có ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của sản phẩm cuối cùng.

3.2.3.Đnh nghĩa khuyết tật và sai s cho phép

Sản phẩm hầu như không có vết đốm đen hoặc chấm đen, hạt bị mất màu hoặc có các mảng bị mất màu khác thường và tạp chất thực vật, trừ các vết đốm đen hoặc chấm đen xuất hiện tự nhiên trong quá trình chế biến tương ớt, ví dụ: xuất hiện trong quá trình rang.

3.3.Xác định hộp khuyết tật

Hộp bị coi là khuyết tật khi không đáp ứng một hoặc một số các yêu cầu chất lượng quy định trong 3.2.

3.4.Chấp nhận lô hàng

Lô hàng được coi là đạt chất lượng như quy định trong 3.2 khi số “khuyết tật" theo định nghĩa trong 3.3 không vượt quá số chấp nhận (c) của phương án lấy mẫu thích hợp với AQL (Mức chất lượng có thể chấp nhận được) bằng 6,5.

4. Phụ gia thực phẩm

Chỉ sử dụng các phụ gia thực phẩm được liệt kê dưới đây, nhằm điều chỉnh công nghệ và có thể sử dụng cho các sản phẩm nêu trong tiêu chuẩn này. Trong mỗi nhóm phụ gia, chỉ sử dụng phụ gia thực phẩm được liệt kê dưới đây hoặc được đề cập đến và chỉ sử dụng đúng chức năng, trong giới hạn quy định.

4.1.Chất điều chỉnh độ axit, chất chống ôxi hóa, phẩm màu, chất tạo hương, chất bảo quản, chất tạo ngọt và chất tạo đông, được sử dụng trong thực phẩm theo Bảng 3 của CODEX STAN 192-1995General standard for food additives (Tiêu chuẩn chung đối với phụ gia thực phẩm).

4.2.Cht điều chỉnh độ axit

Chỉ s INS

Phụgia thực phm

Mức tối đa

334

Axit L(+)-tartaric

5 000 mg/kg, tính theo tartrat
(đơn lẻ hoặc kết hợp)

335(i)

Mononatri tartrat

335(ii)

Natri L(+)-tartrat

336(i)

Monokali tartrat

336(ii)

Dikali tartrat

337

Kali natri L'(+)-tartrat

452(i)

Natri polyphosphat

1 000 mg/kg, tính theo phospho

4.3.Cht chống ôxi hóa

Chỉ số INS

Phụ gia thực phẩm

Mức tối đa

307a

d-alpha-Tocopherol

600 mg/kg (đơn lẻ hoặc kết hợp)

307b

Tocopherol đặc, dạng hỗn hợp

307c

dl-alpha-Tocopherol

320

Butyl hydroxy anisol (BHA)

100 mg/kg

321

Butyl hydroxy toluen (BHT)

100 mg/kg

386

Dinatri ethylendiamintetraacetat (EDTA)

75 mg/kg

4.4.Phmmàu

Chỉ số INS

Phụ gia thực phẩm

Mức tối đa

100(i)

Curcumin

GMP

101(i)

Riboflavin, tổng hợp

350 mg/kg (đơn lẻ hoặc kết hợp)

101 (ii)

Riboflavin, natri 5’-phosphat

102

Tartrazin

100 mg/kg

110

Sunset yellow FCF

300 mg/kg

120

Carmin

50 mg/kg

124

Ponceau (4R) (cochineal red A)

50 mg/kg

127

Erythrosin

50 mg/kg

129

Allura Red AC

300 mg/kg

133

Brilliant blue, FCF

100 mg/kg

141(i)

Phức clorophyl đồng

30 mg/kg [tính theo đồng (Cu)]

150c

Caramen nhóm III - xử lý bằng amoni)

1 500 mg/kg

150d

Caramen nhóm IV - xử lý bằng amoni sulfit

1 500 mg/kg

155

Brown HT

50 mg/kg

160a (ii)

Caroten, beta (thực vật)

2 000 mg/kg

160b(i)

Chất chiết xuất từ annatto, bixin based

10 mg/kg

160d(i)

Lycopen (tổng hợp)

390 mg/kg

4.5. Cht bảo quản

ChsốlNS

Phụ gia thực phẩm

Mức ti đa

210

Axit benzoic

1 000 mg/kg, tính theo axit benzoic(đơn lẻ hoặc kết hợp)

211

Natri benzoat

212

Kali benzoat

213

Canxi benzoat

200

Axit sorbic

1 000 mg/kg, tính theo axit sorbic(đơn lẻ hoặc kết hợp)

201

Natri sorbat

202

Kali sorbat

203

Canxi sorbat

220

Lưu huỳnh dioxit

300 mg/kg, tính theo dư lượng SO2 (đơn lẻ hoặc kết hợp)

221

Natri sulfit

222

Natri hydrosulfit

223

Natri metabisulfit

224

Kali metabi sulfit

225

Kali sulfit

227

Canxi hydrosulfit

228

Kali bisulfit

539

Natri thiosulfat

214

Ethyl para-hydroxybenzoat

1 000 mg/kg

218

Methyl para-hydroxybenzoat

4.6.Chất nhũ hóa

Ch số INS

Phụ gia thực phẩm

Mức ti đa

432

Polyoxyetylen (20) sorbitan monolaurat

5 000 mg/kg
(đơn lẻ hoặc kết hợp)

433

Polyoxyetylen (20) sorbitan monooleat

434

Polyoxyetylen (20) sorbitan monopalmitat

435

Polyoxyethylene (20) sorbitan monoesterat

473

Este của sucrose với các axit béo

5 000 mg/kg

475

Este của polyglycerol với axit béo

10 000 mg/kg

477

Este của glycol propylen với axit béo

20 000 mg/kg

4.7.Chất tạo ngọt

Ch s INS

Phụ gia thực phẩm

Mức ti đa

951

Aspartam

350 mg/kg

950

Kali acesulfam

1 000 mg/kg

955

Sucralose

450 mg/kg

954(i)

Sacarin

150 mg/kg
(đơn lẻ hoặc kết hợp)

954(ii)

Canxi sacarin

954(iii)

Kali sacarin

954(iv)

Natri sacarin

4.8.Chất ổn định

Ch số INS

Phụ gia thực phẩm

Mức tối đa

472e

Este của glycerol với axit diacetyl tactaric và acid béo

10 000 mg/kg

4.9.Cht làm dày

Ch số INS

Phụ gia thực phẩm

Mức tối đa

405

Propylen glycol alginat

8 000 mg/kg

4.10.Cht tạo hương

Chất tạo hương được sử dụng cho sản phẩm của tiêu chuẩn này phải phù hợp với TCVN 6417:2010 (CAC/GL 66-2008) Hướng dẫn sử dụng hương liệu.

5. Chất nhiễm bẩn

5.1.Dư lượng thuốc bảo v thực vật

Sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này phải tuân thủ mức giới hạn tối đa cho phép về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo TCVN 5624 Danh mục giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật và giới hạn dư lượng tối đa thuốc bo vệ thực vật ngoại lai (gồm hai phần).

5.2.Cht nhiễm bẩn khác

Sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này phải tuân thủ giới hạn tối đa cho phép về chất nhiễm bẩn theo CODEX STAN 193-1995General standard for contaminants andtoxins in food and feed (Tiêu chun chung đối với các chất nhiễm bẩn và các độc tố trong thực phm và thức ăn chăn nuôi).

6. Vệ sinh

6.1.Sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này nên được sơ chế và xử lý theo các quyđịnh tương ứng của CAC/RCP 1-1969Code of practice - General principles offood hygiene (Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phm), CAC/RCP 23-1979Recommended international code of hygienic practice for low-acid and acidified low-acid canned foods(Quy phạm thực hành vệ sinh đối với thực phm đóng hộp axit thấp và axit thp đã axit hóa) và các tiêu chuẩn khác có liên quan như quy phạm thực hành, quy phạm thực hành vệ sinh.

6.2.Sản phẩm phải tuân thủ các tiêu chí vi sinh được thiết lập theo TCVN 9632 (CAC/GL 21-1997)Nguyên tắc thiết lập và áp dụng tiêu chí vi sinh đối với thực phm.

7. Khối lượng và phương pháp đo

7.1.Độ đầy của hộp

7.1.1.Độ đầy tối thiểu

a) Hộp phải được nạp đầy sản phẩm, chiếm không nhỏ hơn 90 % dung tích nước của hộp (trừ khoảng trống cần thiết theo thực hành sản xuất tốt). Dung tích nước của hộp chứa là thể tích nước cất ở 20 °C khi hộp được nạp đầy và ghép kín.

b) Hộp chứa bằng chất dẻo cần được nạp càng đầy càng tốt.

7.1.2.Xác định hộp “khuyết tật”

Hộp không đáp ứng được yêu cầu về mức đầy tối thiểu quy định ở 7.1.1 bị coi là hộp “khuyết tật”.

7.1.3.Chấp nhận lô hàng

Lô hàng được coi là đáp ứng được yêu cầu trong 7.1.1 khi số lượng hộp “khuyết tật” xác định trong7.1.2 không vượt quá số chấp nhận (c) của phương án lấy mẫu thích hợp với AQL bằng 6,5.

8. Ghi nhãn

Sản phẩm quy định trong tiêu chuẩn này nên được ghi nhãn theo CODEX STAN 1-1985General standard for the labelling of pre-packaged foods [Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn), cần áp dụng các yêu cầu cụ thể sau:

8.1. Tên sản phẩm

8.1.1.Tên của sản phẩm phải ghi là “tương ớt”, “tương ớt ngọt” hoặc tên gọi khác phù hợp với thành phần vàquy địnhcủa nước bán sản phẩm và sao cho không gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.

8.1.2.Độ cay củaớt(mc độ cay) có thể được công bố cùng với tên hoặc gần sát với tên của sản phẩm sao cho không gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng và có thể được chấp nhận tại nước bán sản phẩm.

8.1.3.Nếu cócác thành phần cho phép khác, như định nghĩa trong 3.1.2 làm thay đổi hương đặc trưng của sản phẩm thì tên của sản phẩm phải kèm theo thuật ngữ thích hợp “có tạo hương X" hoặc “có hương X”.

8.2.Ghi nhãn vật chứa sản phẩm không để bán l

Ngoài tên của sản phẩm, dấu hiệu nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhàsản xuất hoặc nhà đóng gói, nhà phân phối hoặc nhà nhập khẩu, cũng như các hướng dẫn bảo quản phải được ghi trên nhãn thì thông tin đối với các vật chứa sản phẩm không để bán lẻ cũng phải ghi trên nhãn hoặc trong các tài liệu kèm theo. Tuy nhiên, việc nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ nhà sản xuất hoặc nhà đóng gói, nhà phân phối hoặc nhà nhập khẩu có thể thay bằng ký hiệu nhận biết, với điều kiện là ký hiệu đó có thể dễ dàng nhận biết cùng với các tài liệu kèm theo lô hàng.

9. Phương pháp phân tích và lấy mẫu

Ch tiêu

Phương pháp

Nguyên tắc

Loại

pH

AOAC 981.12 pH ofAcidified Foods (pH của thực phẩm axit hóa)

(Tiêu chuẩn Codex về phương pháp phân tích chung đối với rau quả chế biến)

Đo điện thế

III

Độ đầy của hộp chứa (dung tích nước của hộp chứa)

CAC/RM 46-1972 Determination of water capacity of containers (Xác định dung tích nước của hộp chứa)

(Tiêu chuẩn Codex về phương pháp phân tích chung đối với rau quả chế biến)

Cân

I

Lấy mẫu

xem Phụ lục A

 

 

 

PHỤ LỤC A

(Quy định)

PHƯƠNG ÁN LẤY MẪU

Mức kiểm tra thích hợp được lựa chọn như sau:

Mức kiểm tra I - Lấy mẫu thông thường

Mức kiểm tra II - Giải quyết tranh chp (mu làm trọng tài), bắt buộc hoặc cần để đánh giá lô hàng tt hơn.

Phương án lấy mẫu 1

(Mức kiểm tra I, AQL = 6,5)

Khi lượng tnh bằng hoặc nhỏ hơn 1 kg (2,2 Ib)

Cỡ lô (N)

C mẫu (n)

S chấp nhận (c)

nhỏ hơn hoặc bằng 4 800

6

1

từ 4 801 đến 24 000

13

2

từ 24 001 đến 48 000

21

3

từ 48 001 đến 84 000

29

4

từ 84 001 đến 144 000

38

5

từ 144 001 đến 240 000

48

6

Lớn hơn 240 000

60

7

Khối lượng tnh lớn hơn 1 kg (2,2 Ib) nhưng không lớn hơn 4,5 kg (10 Ib)

Cỡ lô (N)

C mẫu (n)

Số chp nhận (c)

nhỏ hơn hoặc bằng 2 400

6

1

từ 2 401 đến 15 000

13

2

từ 15 001 đến 24 000

21

3

từ 24 001 đến 42 000

29

4

từ 42 001 đến 72 000

38

5

từ 72 001 đến 120000

48

6

Lớn hơn 120 000

60

7

Khi lượng tnh lớn hơn 4,5 kg (10 Ib)

C lô (N)

C mẫu (n)

Số chấp nhận (c)

nhỏ hơn hoặc bằng 600

6

1

từ 601 đến 2 000

13

2

từ 2 001 đến 7 200

21

3

từ 7 201 đến 15 000

29

4

từ 15 001 đến 24 000

38

5

từ 24 001 đến 42 000

48

6

Lớn hơn 42 000

60

7

 

Phương án lấy mẫu 2

(Mức kiểm tra II, AQL = 6,5)

Khi lượng tịnh bằng hoặc nhỏ hơn 1 kg (2,2 Ib)

Cỡ lô (N)

C mẫu (n)

Số chấp nhận (c)

nhỏ hơn hoặc bằng 4 800

13

2

từ 4 801 đến 24 000

21

3

từ 24 001 đến 48 000

29

4

từ 48 001 đến 84 000

38

5

từ 84 001 đến 144 000

48

6

từ 144 001 đến 240 000

60

7

Lớn hơn 240 000

72

8

Khối lượng tịnh lớn hơn 1 kg (2,2 Ib) nhưng không lớn hơn 4,5 kg (10 Ib)

C (N)

C mẫu (n)

Số chp nhận (c)

nhỏ hơn hoặc bằng 2 400

13

2

từ 2 401 đến 15 000

21

3

từ 15 001 đến 24 000

29

4

từ 24 001 đến 42 000

38

5

từ 42 001 đến 72 000

48

6

từ 72 001 đến 120 000

60

7

Lớn hơn 120 000

72

8

Khi lượng tịnh lớn hơn 4,5 kg (10 Ib)

C (N)

C mẫu (n)

Số chp nhận (c)

nhỏ hơn hoặc bằng 600

13

2

từ 601 đến 2 000

21

3

từ 2 001 đến 7 200

29

4

từ 7 201 đến 15 000

38

5

từ 15 001 đến 24 000

48

6

từ 24 001 đến 42 000

60

7

Lớn hơn 42 000

72

8

 



CODEX STAN 192-1995 đã được soát xét năm 2009 và được chấp nhận thành TCVN 5660: 2010 (CODEX STAN 192-1995. Rev. 10-2009) Tiêu chun chung đi với phụ gia thc phẩm.

CODEXSTAN 193-1995 đã được soát xét năm 2007 và được chấp nhận thành TCVN 4832:2009 Tu chun chung đi với các cht nhiễm bn và các độc tố trong thc phm và thức ăn cn nuôi, cósửa đổi về biên tập.

CAC/RCP 1-1969 đã được soát xét năm 2003 và được chấp nhận thành TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, Rev. 4-2003) Quy phạm thc hành v nhng nguyên tắc chung đi với vệ sinh thc phm.

CAC/RCP 23-1979 đã được soát xét năm 1993 và được chấp nhận thành TCVN 5542: 2008 (CAC/RCP 23-1979, Rev. 2- 1993) Quy phạm thc hành v sinh đi với thc phẩm đóng hộp axit thấp và axit thấp đã axit hóa.

Đối với các sản phẩm đạt được độ tiệt trùng thương mại tuân theo CAC/RCP 23-1979 thì không cần quy định các tiêu chí vi sinh do các tiêu chí này không đem lại lợi ích cho người tiêu dùng về an toàn thực phẩm và sự thích hợp để sử dụng.

CODEX STAN 1-1985 đãđược soát xét năm 2010 và đã được chấp nhận thành TCVN 7087:2013 Ghi nhãn thực phm bao gói sẵn.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN7397:2014

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN7397:2014
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcCông nghệ- Thực phẩm
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật4 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7397:2014 về Tương ớt


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản hiện thời

              Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7397:2014 về Tương ớt
              Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
              Số hiệuTCVN7397:2014
              Cơ quan ban hành***
              Người ký***
              Ngày ban hành...
              Ngày hiệu lực...
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcCông nghệ- Thực phẩm
              Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
              Cập nhật4 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản được dẫn chiếu

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản được căn cứ

                      Văn bản hợp nhất

                        Văn bản gốc Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7397:2014 về Tương ớt

                        Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7397:2014 về Tương ớt