Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7625:2007

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7625:2007 về Kính gương - Phương pháp thử

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7625:2007 về Kính gương - Phương pháp thử


TCVN 7625:2007

KÍNH GƯƠNG - PHƯƠNG PHÁP THỬ

Mirrors - Method of test

 

Lời nói đầu

TCVN 7625:2007 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC160 Thủy tinh trong xây dựng biên soạn trên cơ sở dự thảo đề nghị của Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng (viglacera) - Bộ Xây dựng, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

KÍNH GƯƠNG - PHƯƠNG PHÁP THỬ

Mirrors - Method of test

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp kiểm tra kích thước, khuyết tật ngoại quan, độ biến dạng hình ảnh, độ phản xạ, chiều dày của lớp bạc và lớp đồng, độ bền bám dính của lớp sơn phủ, độ bền nhiệt ẩm và độ bền hơi muối đối với kính gương.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi (nếu có).

TCVN 1272:1986 Thuốc thử và hóa chất tinh khiết đặc biệt - Phương pháp phức chất xác định hàm lượng chất chính.

TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987) Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

TCVN 7219:2002 Kính tấm xây dựng - Phương pháp thử.

3. Kiểm tra kích thước

Theo TCVN 7219:2002 .

4. Kiểm tra khuyết tật ngoại quan

4.1. Kiểm tra các lớp phủ trên mặt sau của tấm kính gương bằng mắt thường trong điều kiện ánh sáng ban ngày hoặc ánh sáng khuếch tán, độ rọi từ 300 lx đến 600 lx, với khoảng cách 1 m và hướng quan sát vuông góc với gương.

Ghi lại các hiện tượng như lớp sơn bị hỏng, bong ra làm lộ lớp đồng hoặc lớp bạc phía trong.

4.2. Kiểm tra độ méo của hình ảnh phản chiếu bằng mắt thường trong điều kiện ánh sáng ban ngày hoặc ánh sáng khuếch tán, độ rọi từ 300 lx đến 600 lx, với khoảng cách 2 m và hướng quan sát vuông góc với gương.

Ghi lại các khuyết tật và các hiện tượng biến dạng trông thấy.

5. Đo độ phản xạ của gương

5.1. Nguyên tắc

Độ phản xạ của gương được xác định bằng tỷ số giữa cường độ ánh sáng phản xạ thu được từ gương theo góc phản xạ 25o± 5ovà cường độ thu được từ nguồn sáng.

5.2. Thiết bị

Thiết bị đo độ phản xạ, mô tả trên Hình 1.

Hình 1 - Mô tả đo độ phản xạ

5.3. Cách tiến hành

Tắt nguồn sáng và điều chỉnh kim đồng hồ về “0” bằng núm bên trái như trong Hình 1.

Bật nguồn sáng và điều chỉnh kim đồng hồ về vạch mức 100 bằng núm hiệu chỉnh bên phải.

Đặt gương mẫu vào vị trí sao cho gương tạo với nguồn sáng góc (θ) 25o± 5oso với pháp tuyến của gương mẫu và di chuyển tế bào quang điện đến vị trí đối xứng với nguồn sáng để hứng tia phản xạ qua gương.

Ghi lại số đọc trên đồng hồ.

5.4. Báo cáo kết quả

Kết quả là giá trị trung bình số đọc của 5 lần đo.

6. Xác định độ dày lớp bạc và lớp đồng

6.1. Nguyên tắc

Xác định độ dày lớp bạc và lớp đồng theo phương pháp gián tiếp, bằng cách hòa tan mẫu trong axit rồi xác định hàm lượng bạc bằng phương pháp kết tủa và hàm lượng đồng bằng phương pháp chuẩn độ.

6.2. Hóa chất và thuốc thử

6.2.1. Hóa chất

Sử dụng hóa chất cấp tinh khiết phân tích sau:

- nước cất, theo TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987) hoặc nước có độ tinh khiết tương đương;

- axit clohydric (HCl), nồng độ 1 M;

- axit sunfuric (H2SO4), đậm đặc;

- axit nitơric (HNO3), đậm đặc;

- complexon III (0,05 M).

6.2.2. Thuốc thử

Sử dụng thuốc thử cấp tinh khiết phân tích sau:

- PAR (4-2-piridin-azo)-rezorain, dung dịch 0,1 %;

- glyxitimola xanh;

- urotropin, (pH = 5 đến 6);

- dung dịch đệm II, (pH = 5,5 đến 6).

6.3. Cách tiến hành

6.3.1. Chuẩn bị dung dịch mẫu

Chuẩn bị mẫu kính gương với diện tích tráng bạc khoảng 0,12 m2.

Nung mẫu ở nhiệt độ 400oC trong 1 giờ để loại bỏ lớp sơn bảo vệ.

Đo và tính chính xác diện tích bề mặt được tráng bạc, sau đó hòa tan lớp màng bạc (hoặc đồng) bằng hỗn hợp axit sunfuric (H2SO4) đậm đặc và axit nitơric (HNO3) đậm đặc theo tỉ lệ 1:1, cuối cùng pha loãng dung dịch đến 100 ml.

6.3.2. Xác định lượng bạc: thêm dần axit clohydric (HCl) 1 M vào dung dịch mẫu và lắc đều cho đến khi không xuất hiện thêm kết tủa trắng. Sau đó tách, rửa kết tủa, sấy khô ở 110oC cho đến khối lượng không đổi.

6.3.3. Xác định lượng đồng: chuẩn bị mẫu theo 6.3.1 và tiến hành thử theo quy trình mô tả trong 4.7 của TCVN 1272:1986 .

6.4. Tính kết quả

Hàm lượng bạc (mAg), tính bằng g/m2, theo công thức:

Hàm lượng đồng (mAg), tính bằng g/m2, theo công thức:

trong đó:

mktkhối lượng kết tủa AgCl3sau khi sấy khô ở 110oC, tính bằng gam (g);

CAgkhối lượng phân tử của bạc, tính bằng gam (g);

CAgCl3khối lượng phân tử của bạc clorua, tính bằng gam (g);

D diện tích bề mặt tráng bạc của mẫu, tính bằng mét vuông (m2);

CCukhối lượng phân tử của đồng, tính bằng gam (g);

CCnồng độ của dung dịch complexon III (0,05 M);

VCthể tích của dung dịch complexon III tiêu thụ khi chuẩn độ (ml);

n số nguyên tử của đồng.

Kết quả là giá trị trung bình của hai kết quả thử song song.

7. Xác định độ bám dính của lớp sơn phủ

Chuẩn bị 4 mẫu kính cho mỗi lần thử, kích thước mỗi mẫu 100 mm x 100 mm.

Sử dụng dụng cụ cắt có 6 lưỡi dao tròn bằng thép cứng, lưỡi dao vát 30ovà dày 0,1 mm. Khoảng cách giữa các lưỡi dao 1 mm.

Vạch dao lên lớp sơn phủ của mẫu thử với một lực đều đều sao cho tạo thành các đường cắt song song. Sau đó, vạch theo hướng vuông góc với các đường cắt song song để tạo thành các ô vuông kích thước 1 mm x 1 mm.

Dùng khí nén áp lực thấp (khoảng 0,1 MPa) để thổi loại bỏ các ô vuông bị bong.

Tính tỷ lệ phần trăm của số ô vuông bị bong trên tổng số ô vuông đã tạo ra.

8. Xác định độ biến dạng hình ảnh

8.1. Nguyên tắc

Dùng máy chiếu và đánh giá khả năng phản chiếu trung thực hình ảnh của gương trên màn hứng.

8.2. Thiết bị và dụng cụ

- máy chiếu: có tiêu cự 85 mm;

- gương mẫu: đặt cách nguồn sáng 5 000 mm, tạo thành góc 45oso với nguồn sáng tới và có thể dịch chuyển ngang dọc theo mặt phẳng gương;

- lưới: có các vạch thẳng đứng cách đều 50 mm ± 2 mm (xem Hình 3).

- màn hứng: được đặt cách gương 5 000 mm để hứng ảnh phản xạ qua gương.

8.3. Cách tiến hành

Nguồn sáng sẽ chiếu qua lưới, đến gương và được phản xạ lên màn hứng các chi tiết của lưới.

Để đánh giá độ biến dạng của các vùng khác nhau của gương, người ta dịch chuyển gương dọc theo mặt phẳng của nó.

Về mặt lý thuyết nếu như lưới là các vạch thẳng song song cách đều thì hình ảnh thu được trên màn hứng cũng là các vạch song song và cánh đều nhau một khoảng L nhất định. Tuy nhiên thực tế thu được hình trên màn hứng như Hình 5, khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vạch liền kề là A, khoảng cách lớn nhất giữa hai vạch liền kề là B. Việc đánh giá độ biến dạng của các vùng khác nhau của gương là đánh giá sự sai khác của khoảng cách thực tế (A và B) giữa hai vạch liền kề so với giá trị lý thuyết (L).

Kích thước tính bằng milimét

Chú giải

1- Máy chiếu

2- Gương mẫu

3- Lưới

4- Màn hứng

Hình 3 - Mô tả xác định độ biến dạng hình ảnh

 

Hình 4 - Lưới Hình

Hình 5 - Ảnh trên màn hứng

9. Xác định độ bền nhiệt ẩm

9.1. Nguyên tắc

Phơi nhiễm mẫu trong môi trường hơi nước bão hòa ở nhiệt độ xác định trong chu kỳ thời gian xác định. Sử dụng kính hiển vi phóng đại quan sát và đánh giá mẫu sau khi thử.

9.2. Thiết bị, dụng cụ

- buồng kín có trang bị thiết bị phun hơi;

- dụng cụ gia nhiệt, đảm bảo duy trì nhiệt thử ổn định.

9.3. Mẫu thử

Chuẩn bị 10 mẫu cho một lần thử, kích thước mỗi mẫu 100 mm x 100 mm và có ít nhất một cạnh là cạnh của tấm kính gương.

9.4. Cách tiến hành

Đặt các mẫu cách nhau ít nhất 5 mm lên các giá đỡ, nghiêng 60o- 75ovà lớp sơn phủ hướng lên trên sao cho các mẫu hoàn toàn phơi nhiễm với hơi nước bão hòa.

Đưa mẫu vào buồng ở nhiệt độ 60oC ± 3oC và phun hơi nước bão hòa. Duy trì mẫu liên tục ở điều kiện thử trong thời gian: 24 giờ - 48 giờ - 96 giờ - 168 giờ - 240 giờ - 480 giờ hoặc 720 giờ tùy theo yêu cầu kỹ thuật.

Kết thúc thời gian thử, xem xét và đánh giá các khuyết tật xuất hiện sau quá trình thử và ghi biên bản.

9.5. Báo cáo kết quả

Mẫu đạt yêu cầu độ bền nhiệt ẩm nếu sau thời gian thử quy định, bề mặt lớp phủ không xuất hiện các khuyết tật trông thấy.

10. Xác định độ bền hơi muối

10.1. Nguyên tắc

Đánh giá tình trạng của gương sau khi thử dưới điều kiện phun hơi muối với nồng độ xác định, trong một thời gian xác định.

10.2. Thiết bị, dụng cụ

- buồng phun hơi;

- thiết bị phun;

- dụng cụ gia nhiệt, đảm bảo duy trì nhiệt thử ổn định;

- thiết bị cung cấp liên tục dung dịch muối;

- thiết bị cung cấp không khí nén sạch;

- thiết bị kiểm tra hơi muối;

- dung dịch muối: pha 45 g muối (NaCl) tinh khiết trong 1 000 ml nước cất. Dung dịch được lọc và kiểm tra nồng độ bằng chuẩn độ. Độ pH phải nằm trong khoảng từ 6,5 đến 7,2.

10.3. Mẫu thử

Chuẩn bị 10 mẫu cho một lần thử, kích thước mỗi mẫu 100 mm x100 mm trong đó mẫu có ít nhất một cạnh là cạnh của tấm kính gương.

10.4. Cách tiến hành

Mẫu được xếp trên dụng cụ cách nhau ít nhất 5 mm, nghiêng 60o- 75ovà lớp sơn phủ hướng lên trên.

Đặt mẫu trong buồng phun hơi ở nhiệt độ 35oC ± 2oC và phun hơi muối liên tục 24 giờ với lưu lượng từ 1 ml/giờ đến 2 ml/giờ trên một diện tích 80 cm2.

Thời gian phơi nhiễm mẫu trong hơi muối, bao gồm: 24 giờ - 48 giờ - 96 giờ - 168 giờ - 240 giờ - 480 giờ hoặc 720 giờ theo yêu cầu kỹ thuật.

Xem xét bằng mắt thường sự xuất hiện của các khuyết tật ngoại quan. Ghi và đo đạc các khuyết tật của mẫu.

10.5. Báo cáo kết quả

Mẫu đạt yêu cầu độ bền hơi muối nếu sau thời gian thử quy định, bề mặt lớp phủ không xuất hiện các khuyết tật có thể nhìn thấy được.

11. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải có đầy đủ các thông tin sau:

- tên và loại kính gương;

- tên, tên viết tắt hoặc nhãn hiệu của cơ sở sản xuất;

- các kết quả kiểm tra và thử nghiệm theo tiêu chuẩn này;

- các thông tin khác có liên quan đến quá trình kiểm tra, thử nghiệm này;

- người tiến hành kiểm tra thử nghiệm;

- ngày, tháng và cơ sở thử nghiệm.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN7625:2007

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN7625:2007
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoCòn hiệu lực
Lĩnh vựcXây dựng
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật4 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7625:2007 về Kính gương - Phương pháp thử


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7625:2007 về Kính gương - Phương pháp thử
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN7625:2007
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoCòn hiệu lực
                Lĩnh vựcXây dựng
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật4 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7625:2007 về Kính gương - Phương pháp thử

                      Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7625:2007 về Kính gương - Phương pháp thử