Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN8095-446:2010

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8095-446:2010 (IEC 60050-446 : 1983) về Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 446: Rơle điện

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8095-446:2010 (IEC 60050-446 : 1983) về Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 446: Rơle điện


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8095-446 : 2010

IEC 60050-446 : 1983

TỪ VỰNG KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ - PHẦN 446: RƠLE ĐIỆN

International electrotechnical vocabulary - Chapter 446: Electrical relays

Lời nói đu

TCVN 8095-446 : 2010 thay thế TCVN 3787-83;

TCVN 8095-446 : 2010 hoàn toàn tương đương với IEC 60050-446 : 1983;

TCVN 8095-446 : 2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

TCVN 8095-446:2010 (IEC 60050-446:1983) là một phần của bộ Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8095 (IEC 60050).

Bộ tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8095 (IEC 60050) hiện đã có các tiêu chuẩn sau:

1) TCVN 8095-151:2010 (IEC 60050-151:2001), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 151: Thiết bị điện và thiết bị từ

2) TCVN 8095-212:2009 (IEC 60050-212:1990), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 212: Chất rắn, chất lỏng và chất khí cách điện

3) TCVN 8095-221:2010 (IEC 60050-221:1990, amendment 1 : 1993, amendment 2 : 1999 and amendment 3 : 2007), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 221: Vật liệu từ và các thành phần

4) TCVN 8095-300:2010 (IEC 60050-300:2001), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Chương 300: Phép đo và dụng cụ đo điện và điện tử

5) TCVN 8095-411:2010 (IEC 60050-411:1996 and amendment 1:2007), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 411: Máy điện quay

6) TCVN 8095-436:2009 (IEC 60050-436:1990), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 436: Tụ điện công suất

7) TCVN 8095-446:2010 (IEC 60050-446:1983), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 446: Rơle điện

8) TCVN 8095-461:2009 (IEC 60050-461:2008), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 461: Cáp điện

9) TCVN 8095-466:2009 (IEC 60050-466:1990), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 466: Đường dây trên không

10) TCVN 8095-471:2009 (IEC 60050-471:2007), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 471: Cái cách điện

11) TCVN 8095-521:2009 (IEC 60050-521:2002), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 521: Linh kiện bán dẫn và mạch tích hợp

12) TCVN 8095-602:2010 (IEC 60050-602:1983), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 602: Phát, truyền dẫn và phân phối điện - Phát điện

13) TCVN 8095-811:2010 (IEC 60050-811:1991), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 811: Hệ thống kéo bằng điện

14) TCVN 8095-845:2009 (IEC 60050-845:1987), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 845: Chiếu sáng

 

TỪ VỰNG KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ - PHẦN 446: RƠLE ĐIỆN

International electrotechnical vocabulary - Chapter 446: Electrical relays

MỤC 446-11 - THUẬT NGỮ CHUNG

446-11-01

Rơle điện

Thiết bị được thiết kế để tạo ra các thay đổi đột ngột xác định trước trong một hoặc nhiều mạch điện đầu ra khi thỏa mãn một số điều kiện nhất định trong mạch điện đầu vào điều khiển rơle đó.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ rơle chỉ giới hạn cho một rơle có một chức năng chuyển tiếp giữa các mạch đầu vào và các mạch đầu ra của rơle.

CHÚ THÍCH 2: Thuật ngữ rơle bao gồm tất cả các thành phần cần thiết để hoạt động theo quy định.

CHÚ THÍCH 3: Để bảo vệ và điều khiển tự động, tên của chức năng chuyển tiếp duy nhất (xem chú thích 1) phải được bổ sung để định rõ loại rơle. Trong trường hợp này và theo chức năng quy định (được xác định theo tiêu chuẩn hoặc theo nhà chế tạo), rơle có thể bao gồm một rơle phụ.

Ví dụ: các role so lệch, rơle trở kháng, rơle nhả.

446-11-02

Rơle hoặc

Rơle điện được thiết kế để hoặc được cấp điện bằng giá trị đầy đủ của một đại lượng nằm trong dải làm việc của nó hoặc thực sự bằng không.

446-11-03

Rơle đo

Rơle điện được thiết kế để tác động khi đại lượng đặc trưng của nó, với độ chính xác quy định, đạt đến giá trị tác động của nó.

446-11-04

Rơle quy định thời gian

Rơle điện mà một hoặc nhiều thời gian đặc trưng cho rơle (ví dụ thời gian tác động) phải tuân thủ các yêu cầu quy định, đặc biệt là về độ chính xác.

446-11-05

Rơle không quy định thời gian

Rơle điện mà thời gian không phải tuân thủ bất cứ quy định nào về độ chính xác.

446-11-06

Rơle đo có thời gian phụ thuộc

Rơle đo có quy định thời gian trong đó thời gian phụ thuộc vào giá trị của đại lượng đặc trưng, theo cách quy định.

446-11-07

Rơle đo có thời gian độc lập

Rơle đo có quy định thời gian trong đó thời gian này có thể được coi là độc lập, trong giới hạn quy định, với giá trị của đại lượng đặc trưng.

446-11-08

Rơle điện cơ

Rơle điện trong đó sự đáp ứng theo thiết kế được thực hiện bằng di chuyển tương đối của các phần tử cơ dưới tác động của dòng điện trong mạch đầu vào.

446-11-09

Rơle tĩnh

Rơle điện trong đó sự đáp ứng theo thiết kế được thực hiện bằng các thành phần điện tử, từ, quang hoặc các thành phần khác nhưng không có chuyển động cơ học nào.

446-11-10

Rơle tĩnh có tiếp điểm đầu ra

Rơle tĩnh có một tiếp điểm ở một hoặc nhiều mạch điện đầu ra của rơle.

446-11-11

Rơle tĩnh Không có tiếp điểm đầu ra

Rơle tĩnh không có tiếp điểm ở mạch điện đầu ra.

446-11-12

Rơle một trạng thái

Rơle điện đáp ứng với đại lượng cấp điện đầu vào (hoặc đại lượng đặc trưng) và thay đổi trạng thái của nó, trở lại trạng thái trước đó khi đại lượng này không còn nữa.

446-11-13

Rơle hai trạng thái

Rơle điện đáp ứng với đại lượng cấp điện đầu vào (hoặc đại lượng đặc trưng) và thay đổi trạng thái của nó, giữ nguyên ở trạng thái đó sau khi đại lượng này không còn nữa. Để thực hiện thay đổi trạng thái đòi hỏi phải cấp điện lại một cách thích hợp.

446-11-14

Rơle phân cực (điện một chiều)

Rơle điện một chiều mà sự thay đổi trạng thái phụ thuộc vào cực tính của (các) đại lượng cấp điện đầu vào của rơle.

446-11-15

Rơle không phân cực (điện một chiều)

Rơle điện một chiều mà sự thay đổi trạng thái không phụ thuộc vào cực tính của (các) đại lượng cấp điện đầu vào của rơle.

MỤC 446-12 - THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN CẤP ĐIỆN (CẤP ĐIỆN ĐẦU VÀO VÀ CẤP ĐIỆN PHỤ)

446-12-01

Đại lượng cấp điện

Đại lượng điện (dòng điện hoặc điện áp) mà khi bản thân nó hoặc kết hợp với các đại lượng khác đặt vào rơle trong điều kiện quy định sẽ làm cho rơle có khả năng thực hiện được mục tiêu của nó.

446-12-02

Đại lượng cấp điện đầu vào

Đối với rơle hoặc: đại lượng cấp điện mà rơle được thiết kế để đáp ứng khi đại lượng đó được đặt vào trong các điều kiện quy định.

Đối với rơle đo: đại lượng cấp điện mà bản thân đại lượng đó tạo ra đại lượng đặc trưng hoặc được hỗ trợ để tạo ra đại lượng đặc trưng.

446-12-03

Đại lượng cấp điện phụ

Đại lượng cấp điện bất kỳ không phải đại lượng cấp điện đầu vào.

446-12-04

Cấp điện cho rơle

Đặt vào rơle một hoặc nhiều đại lượng cấp điện của rơle.

CHÚ THÍCH: Sự có mặt của một đại lượng cấp điện bất kỳ có thể không đủ để tạo ra chức năng yêu cầu của rơle. Do đó cần phải xác định tất cả các điều kiện cấp điện (phương pháp, biên độ, góc lệch pha, v.v...)

446-12-05

Mạch điện đầu vào

Toàn bộ các bộ phận điện trong một rơle (bao gồm cả những bộ phận được ghép nối chú ý bằng cảm kháng hoặc dung kháng, nếu có) và bộ phận được nối với các đầu nối mà đại lượng cấp điện đầu vào cho trước được đặt vào đó.

446-12-06

Mạch điện phụ

Toàn bộ các bộ phận điện trong một rơle (bao gồm cả những bộ phận được ghép nối chủ ý bằng cảm kháng hoặc dung kháng, nếu có) và bộ phận được nối với các đầu cực mà đại lượng cấp điện phụ cho trước được đặt vào đó.

446-12-07

Giá trị danh nghĩa của đại lượng cấp điện

Giá trị gần đúng thích hợp của một đại lượng cấp điện được dùng để gọi tên hoặc để nhận dạng một rơle.

446-12-08

Giá trị danh định của đại lượng cấp điện

Giá trị của một đại lượng cấp điện được ấn định bằng tiêu chuẩn hoặc bởi nhà chế tạo trong điều kiện quy định.

446-12-09

Giá trị chịu nhiệt liên tục giới hạn của đại lượng cấp điện

Giá trị cao nhất (giá trị hiệu dụng nếu là điện xoay chiều) của đại lượng cấp điện mà một rơle có thể mang liên tục và trong những điều kiện quy định mà vẫn thỏa mãn các yêu cầu về nhiệt độ.

446-12-10

Giá trị chịu nhiệt ngắn hạn giới hạn của đại lượng cấp điện

Giá trị cao nhất (giá trị hiệu dụng nếu là điện xoay chiều) của đại lượng cấp điện mà một rơle có thể chịu được trong thời gian ngắn xác định trong những điều kiện quy định mà không làm suy giảm vĩnh viễn các đặc tính quy định do quá nhiệt.

446-12-11

Giá trị giới hạn động của đại lượng cấp điện

Giá trị cao nhất của đại lượng cấp điện mà một rơle có thể chịu được trong những điều kiện quy định của dạng sóng và thời gian mà không làm suy giảm vĩnh viễn các đặc tính quy định do hiệu ứng động sinh ra.

446-12-12

Dải làm việc của đại lượng cấp điện

Dải giá trị của đại lượng cấp điện cho trước mà trong những điều kiện quy định, rơ le có thể thực hiện được (các) chức năng dự kiến theo các yêu cầu quy định.

CHÚ THÍCH: Đối với các role đo, khi thỏa mãn các yêu cầu về độ chính xác thì xem định nghĩa dải hiệu quả.

446-12-13

Công suất danh định của mạch cấp điện

Phụ tải danh định của mạch cấp điện

Công suất hoặc phụ tải (vôn-ampe nếu là điện xoay chiều) được tiêu thụ bởi một mạch cấp điện cho trước của một rơle trong các điều kiện chuẩn và được xác định trong các điều kiện quy định.

446-12-14

Trở kháng danh định của mạch cấp điện

Giá trị của trở kháng phức của mạch cấp điện cho trước của một rơle, được xác định trong các điều kiện quy định.

MỤC 446-13 - THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN TRẠNG THÁI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT RƠLE

446-13-01

Trạng thái nh

Đối với rơle một trạng thái, trạng thái quy định của rơle khi nó không được cấp điện.

Đối với rơle hai trạng thái, trạng thái quy định, như công bố của nhà chế tạo.

446-13-02

Trạng thái ban đầu

Trạng thái quy định mà rơle rời khỏi để hoàn thành một chức năng ấn định của rơle trong mạch điện đầu ra cho trước.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này được dùng chủ yếu đối với các rơle đo và các rơle có quy định thời gian.

446-13-03

Trạng thái tác động

Đối với rơle một trạng thái, trạng thái quy định của rơle khi rơle được cấp điện theo cách xác định.

Đối với rơle hai trạng thái, trạng thái được nhà chế tạo công bố nhưng không phải trạng thái nhả.

446-13-04

Trạng thái cuối cùng

Trạng thái quy định mà rơ le đạt được để hoàn thành chức năng ấn định của rơle trong mạch điện đầu ra cho trước.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này được dùng chủ yếu đối với các rơle đo và các rơle có quy định thời gian.

446-13-05

Tác động

(đối với một rơle điện)

Thay đổi:

- từ trạng thái nhả sang trạng thái tác động của nó (trường hợp chung),

- hoặc từ trạng thái ban đầu sang trạng thái cuối cùng (trường hợp của một số rơle đo hoặc rơle có quy định thời gian).

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ "tác động" bao gồm cả hai thuật ngữ "khởi động" và "đóng cắt".

446-13-06

Nhả

(đối với rơ le điện)

Thay đổi:

- từ trạng thái tác động sang trạng thái nhả của nó.

- hoặc từ trạng thái cuối cùng về trạng thái ban đầu (trường hợp của một số rơle đo hoặc rơle có quy định thời gian).

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ "nhả" bao gồm cả hai thuật ngữ "nhả khớp" và "đặt lại".

446-13-07

Thay đổi trạng thái

(đối với rơle điện)

Tác động hoặc nhả.

446-13-08

Thực hiện chu trình

(đối với một rơle điện)

Tác động và sau đó nhả hoặc ngược lại.

446-13-09

Khởi động

(đối với rơle điện) (xem Hình 1)

Rời khỏi trạng thái ban đầu hoặc trạng thái nhả.

446-13-10

Đóng cắt

(đối với rơle điện) (xem Hình 1)

Hoàn thành chức năng ấn định trong mạch điện ra cho trước.

446-13-11

Đặt lại

(đối với rơle điện) (xem Hình 1)

Lấy lại trạng thái ban đầu hoặc trạng thái nhả.

446-13-12

Nh khớp

(đối với rơle điện) (xem Hình 1)

Kết thúc chức năng đã thực hiện trước đó trong mạch điện đầu ra cho trước.

446-13-13

Trở về

Đối với kiểu rơle phân cực nhất định (điện một chiều) nhất định đang ở trạng thái tác động, chuyển từ trạng thái này sang trạng thái nhả bằng cách tăng giá trị của đại lượng cấp điện.

Hình 1 - Sơ đồ giải thích một số thuật ngữ

1. Trạng thái nhả

2. Rơle tác động

3. Trạng thái tác động

4. Rơle nhả

5. Trạng thái nhả

6. Đại lượng cấp điện đầu vào

7. Bộ phận chuyển động

8. Tiếp điểm thường mở

9. Tiếp điểm thường đóng

10. Rơle khởi động

11. Rơle đt lại

12. Thời gian nẩy

13. Rơle đóng cắt

14. Rơle nhả ra

15. Thời gian mở của một tiếp điểm thường đóng

16. Thời gian đóng của một tiếp điểm thường mở

17. Thời gian mở của một tiếp điểm thường mở

18. Thời gian đóng của một tiếp điểm thường đóng

19. Thời gian tác động

20. Thời gian nhả

21. Mở

22. Đóng

Hình 2 - Sơ đ giải thích thuật ngữ "trạng thái ban đu" và "trạng thái cuối cùng" với một rơle có cuộn dây tạo chuyn động làm ví dụ

1. Trạng thái ban đầu:

Rơle được cấp điện giá trị trung bình của đại lượng cấp điện.

2. Trạng thái cuối cùng A:

Giá trị của đại lượng cấp điện để làm cho rơle tác động về phía A.

3. Trạng thái cuối cùng B:

Giá trị của đại lượng cấp điện để làm cho rơle tác động về phía B.

446-13-14

Trở về theo chiều ngược lại

Đối với kiểu rơle phân cực nhất định (điện một chiều) đang ở trạng thái nhả do trở về, chuyển từ trạng thái này sang trạng thái tác động bằng cách tăng giá trị của đại lượng cấp điện.

446-13-15

Giá trị tác động

Giá trị của đại lượng cấp điện đầu vào (hoặc đại lượng đặc trưng) mà tại đó rơle tác động trong các điều kiện quy định 1).

446-13-16

Giá trị không tác động

Giá trị của đại lượng cấp điện đầu vào (hoặc đại lượng đặc trưng) mà tại đó rơle không tác động trong các điều kiện quy định 1).

446-13-17

Giá trị nh

Giá trị của đại lượng cấp điện đầu vào (hoặc đại lượng đặc trưng) mà tại đó rơle nhả trong các điều kiện quy định 1).

446-13-18

Giá trị không nhả

Giá trị của đại lượng cấp điện đầu vào (hoặc đại lượng đặc trưng) để rơle không nhả trong các điều kiện quy định

446-13-19

Giá trị trở về theo chiều ngược lại

Đối với một kiểu rơle phân cực nhất định (điện một chiều), giá trị của đại lượng cấp điện đầu vào mà tại đó rơle đang ở trạng thái nhả nhờ được cấp điện thích hợp, tác động khi tăng giá trị của đại lượng cấp điện này trong các điều kiện quy định 1).

446-13-20

Giá trị không trở về theo chiều ngược lại

Đối với một kiểu rơle phân cực nhất định (điện một chiều), giá trị của đại lượng cấp điện đầu vào mà tại đó rơle đang ở trạng thái nhả khi cấp điện thích hợp, không tác động bằng cách tăng giá trị của đại lượng cấp điện này trong các điều kiện quy định 1).

446-13-21

Giá trị trở về

Đối với một kiểu rơle phân cực nhất định (điện một chiều), giá trị của đại lượng cấp điện đầu vào mà tại đó rơle, đang ở trạng thái tác động, sẽ nhả ra khi tăng giá trị của đại lượng cấp điện này trong các điều kiện quy định 1).

446-13-22

Giá trị không trở về

Đối với một kiểu rơle (điện một chiều) phân cực nhất định, giá trị của đại lượng cấp điện đầu vào mà tại đó rơle, đang ở trạng thái tác động, không nhả ra khi tăng giá trị của đại lượng cấp điện này trong các điều kiện quy định 1).

446-13-23

Giá trị khởi động

Giá trị của một đại lượng cấp điện đầu vào (hoặc đại lượng đặc trưng) tại đó rơle khởi động trong các điều kiện quy định 1).

446-13-24

Giá trị đóng cắt

Giá trị của một đại lượng cấp điện đầu vào (hoặc đại lượng đặc trưng) tại đó rơle sẽ đóng cắt trong các điều kiện quy định 1).

446-13-25

Giá trị đặt lại

Giá trị của một đại lượng cấp điện đầu vào (hoặc đại lượng đặc trưng) tại đó rơle đặt lại trong các điều kiện quy định 1).

446-13-26

Giá trị nhả khớp

Giá trị của một đại lượng cấp điện đầu vào (hoặc đại lượng đặc trưng) tại đó rơle nhả khớp trong các điều kiện quy định 1).

446-13-27

Giá trị đúng

Giá trị đo được trên một rơle đã cho, tại một thời điểm đã cho đối với một chức năng quy định. Thuật ngữ này thường được dùng kết hợp với thuật ngữ 446-13-15 và 446-13-26.

446-13-28

Giá trị thử nghiệm

Giá trị cần tuân thủ

Giá trị mà tại đó rơle phải phù hợp với hoạt động cho trước trong thời gian thử nghiệm. Thuật ngữ này được dùng kết hợp với thuật ngữ 446-13-15 và 446-13-26.

MỤC 446 -14 - THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẠI LƯỢNG HOẶC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

446-14-01 [02]

Đại lượng [yếu tố] ảnh hưởng

Bất kỳ đại lượng [yếu tố] nào có khả năng làm thay đổi một trong những đặc tính quy định của một rơle (tác động, nhả, độ chính xác, v.v...)

446-14-03 [04]

Giá trị chuẩn của một đại lượng [yếu tố] ảnh hưởng

Giá trị quy định của một đại lượng [yếu tố] ảnh hưởng được sử dụng để xét các đặc tính của một rơle. Trong trường hợp các rơle đo và các rơle hoặc có quy định thời gian, các đặc tính này chủ yếu bao gồm các sai số và giới hạn của các sai số đó.

446-14-05

Điều kiện chuẩn của các đại lượng và yếu tố ảnh hưởng

Tập hợp các giá trị chuẩn của tất cả những đại lượng và yếu tố ảnh hưởng.

46-14-06 [07]

Dải danh nghĩa của một đại lượng [yếu tố] ảnh hưởng

Dải các giá trị của một đại lượng [yếu tố] ảnh hưởng trong đó, trong điều kiện quy định, rơle đáp ứng những yêu cầu quy định (tác động, trở về, sai số và các biến động, v.v...)

446-14-08 [09]

Dải cực trị của đại lượng [yếu tố] ảnh hưởng

Dải các giá trị của một đại lượng [yếu tố) ảnh hưởng trong đó rơle chỉ chịu sự thay đổi thuận nghịch tự phát trong khi không cần thiết phải thỏa mãn bất kỳ yêu cầu nào khác.

MỤC 446-15 - THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN RƠLE ĐO

446-15-01

Đại lượng đặc trưng (của rơle đo)

Đại lượng điện, hoặc một trong những tham số của nó để đặc trưng cho rơle và các giá trị này phải đáp ứng các yêu cầu về độ chính xác.

Ví dụ:

- Dòng điện đối với một rơle quá dòng hoặc thấp dòng;

- Tần số đối với rơle tần số, đại lượng cấp điện đầu vào của rơle có thể là điện áp;

- Công suất đối với rơle công suất, các đại lượng cấp điện đầu vào của rơle là dòng điện và điện áp.

446-15-02

Giá trị đặt của đại lượng đặc trưng (hoặc của các tham số đặt)

Giá trị ngưỡng của đại lượng đặc trưng ở đó rơle phải tác động trong các điều kiện quy định.

446-15-03

Giá trị giới hạn của đại lượng đặc trưng

Một trong các giá trị giới hạn của đại lượng đặc trưng có thể áp dụng cho rơle, trong các điều kiện quy định, mà không làm thay đổi trạng thái của rơle và không gây hư hại cho rơle.

446-15-04

Dãy giá trị đặt của đại lượng đặc trưng (hoặc tham số của đại lượng đặc trưng)

Dãy các giá trị đặt của đại lượng đặc trưng hoặc của từng tham số đặt của nó (ví dụ điện áp hoặc dòng điện đối với một rơle công suất).

446-15-05

Tỷ số đặt của đại lượng đặc trưng

Tỷ số giữa giá trị đặt cực đại của đại lượng đặc trưng và giá trị cực tiểu tương ứng.

446-15-06

Tỷ số đặt lại

Tỷ số giữa giá trị đặt lại và giá trị tác động.

CHÚ THÍCH: Theo tiêu chuẩn, các giá trị này có thể là giá trị đo được hoặc giá trị thử nghiệm.

446-15-07

Số phần trăm đặt lại

Tỷ số đặt lại được biểu thị bằng phần trăm.

446-15-08

Giá trị nhả khớp của đại lượng đặc trưng

Giá trị ngưỡng của đại lượng đặc trưng tại đó rơle nhả khớp trong các điều kiện quy định.

446-15-09

Tỷ số nhả khớp

Tỷ số giữa giá trị nhả về và giá trị tác động.

446-15-10

Số phần trăm nhả khớp

Tỷ số nhả khớp được biểu thị bằng phần trăm.

446-15-11

Rơle sơ cấp

Rơle được cấp điện trực tiếp bằng dòng điện hoặc điện áp trong mạch điện chính, không dùng biến đổi đo lường hoặc điện trở sun hoặc bộ chuyển đổi trung gian.

446-15-12

Rơle thứ cấp

Rơle được cấp điện bằng dòng điện hoặc điện áp qua máy biến đổi đo lường hoặc bộ chuyển đổi.

446-15-13

Rơle sun

Rơle được cấp điện bằng dòng điện qua một điện trở sun trong mạch điện chính.

446-15-14

Dải hiệu quả

Phần của dải làm việc của đại lượng cấp điện đầu vào (hoặc đại lượng đặc trưng) trong đó thỏa mãn các yêu cầu về độ chính xác.

446-15-15

Góc đặc trưng

Đối với rơle đo, góc giữa các phaso đại diện cho hai trong số các đại lượng cấp điện đầu vào và được dùng để công bố tính năng của rơle.

446-15-16

Rơle điện nhiệt

Rơle đo phụ thuộc thời gian được dùng để bảo vệ thiết bị khỏi bị hư hại điện nhiệt bằng cách đo dòng điện chạy trong thiết bị được bảo vệ và bằng đường cong đặc tính mô phỏng đáp ứng nhiệt của nó.

446-15-17

Đại lượng hiệu chỉnh

Đại lượng để sửa đổi đặc tính của rơle theo cách quy định.

Ví dụ:

Đối với rơle điện nhiệt: nhiệt độ dầu của thiết bị được bảo vệ, nhiệt độ không khí.

MỤC 446-16 - THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU RA CỦA RƠLE (CÓ HOẶC KHÔNG CÓ TIẾP ĐIỂM)

446-16-01

Mạch điện đầu ra

Toàn bộ các phần dẫn điện trong rơle nối với đầu nối mà giữa chúng sinh ra những thay đổi đã định trước (xem 446-11-01).

446-16-02

Mạch tiếp điểm (xem Hình 3)

Mạch điện đầu ra được thực hiện bằng một bộ tiếp điểm.

446-16-03

Bộ tiếp điểm (xem Hình 3)

Một bộ các phần tử tiếp điểm, cùng với cách điện để đóng và mở mạch tiếp điểm bằng sự chuyển động tương đối giữa chúng.

Hình 3 - Ví dụ giải thích các thuật ngữ 446-16-02 đến 446-16-05

1. Bộ tiếp điểm

2. Mạch tiếp điểm

3. Phần tử tiếp điểm

4. Đầu tiếp xúc (hoặc điểm tiếp điểm)

446-16-04

Phần tử tiếp điểm (xem Hình 3)

Phần dẫn điện của một bộ tiếp điểm được cách ly về điện với các phần khác khi mạch tiếp điểm được mở ra.

446-16-05

Đầu tiếp điểm (xem Hình 3)

Điểm tiếp xúc

Phần của phần tử tiếp điểm mà tại đó mạch tiếp điểm thường mở hoặc mở.

446-16-06

Khe hở tiếp điểm

Khe hở giữa đầu tiếp điểm, trong các điều kiện quy định, khi mạch tiếp điểm được mở.

446-16-07

Lực tiếp xúc

Lực mà hai đầu tiếp điểm tác động lên nhau ở vị trí đóng trong các điều kiện quy định.

446-16-08

Dịch chuyển sau tiếp xúc

Dịch chuyển quy định thêm nữa của đầu tiếp điểm khi đang đóng và sau khi chúng vừa tiếp xúc và trong khi chúng chuyển động theo cùng hướng với hướng chuyển động của phần tử tiếp điểm.

446-16-09

Trượt của tiếp điểm

Khi một tiếp điểm đang đóng, chuyển động ma sát tương đối của các đầu tiếp điểm sau khi chúng vừa tiếp xúc nhau.

446-16-10

Lăn của tiếp điểm

Khi một tiếp điểm đang đóng, chuyển động lăn tương đối của các đầu tiếp điểm sau khi chúng vừa tiếp xúc nhau.

446-16-11

Mạch đầu ra dẫn điện hiệu quả

(đối với các rơle không có tiếp điểm đầu ra)

Mạch đầu ra không có tiếp điểm, có điện trở thấp hơn giá trị quy định.

446-16-12

Mạch đầu ra không dẫn hiệu quả

(đối với các rơle không có tiếp điểm đầu ra)

Mạch đầu ra không có tiếp điểm, có điện trở cao hơn giá trị quy định.

446-16-13

Mạch điện đầu ra thường mở

Mạch điện đầu ra mà, khi rơle đang ở trạng thái tác động, thì được đóng lại bởi một tiếp điểm hoặc là dẫn điện hiệu quả, và khi rơle đang ở trạng thái nhả, thì được mở ra bởi một tiếp điểm hoặc là không dẫn hiệu quả.

446-16-14

Mạch đầu ra thường đóng

Mạch điện đầu ra mà, khi rơle đang ở trạng thái tác động, thì được mở ra bởi một tiếp điểm hoặc là ở trạng thái không dẫn hiệu quả và, khi rơle đang ở trạng thái nhả, thì được đóng bởi một tiếp điểm hoặc là dẫn điện hiệu quả.

446-16-15

Tiếp điểm thường mở

Tiếp điểm được đóng khi rơle ở trạng thái tác động và được mở khi rơle ở trạng thái nhả.

446-16-16

Tiếp điểm thường đóng

Tiếp điểm được mở khi rơle ở trạng thái tác động và được đóng khi rơle ở trạng thái nhả.

446-16-17

Dòng điện liên tục giới hạn của mạch điện đầu ra

Giá trị cao nhất của dòng điện (giá trị hiệu dụng nếu là điện xoay chiều) mà mạch đầu ra có thể mang liên tục trong các điều kiện quy định.

446-16-18

Dòng điện ngắn hạn giới hạn của mạch đầu ra

Giá trị cao nhất của dòng điện mà mạch điện của tiếp điểm thường mở trước đó (đầu ra dẫn thông) có thể mang trong thời gian ngắn trong các điều kiện quy định.

446-16-19

Khả năng đóng giới hạn

Giá trị cao nhất của dòng điện mà mạch điện đầu ra có khả năng đóng trong các điều kiện quy định (điện áp, số lần đóng, hệ số công suất, hằng số thời gian, v.v..)

446-16-20

Khả năng cắt giới hạn

Giá trị cao nhất của dòng điện mà mạch điện đầu ra có khả năng cắt trong các điều kiện quy định (điện áp, số lần cắt, hệ số công suất, hằng số thời gian, v.v...)

446-16-21

Khả năng đóng cắt giới hạn

Giá trị cao nhất của dòng điện mà mạch điện đầu ra có khả năng đóng và cắt liên tiếp trong các điều kiện quy định (điện áp, số chu kỳ đóng cắt, hệ số công suất, hằng số thời gian, v.v...)

446-16-22

Lập bập (đối với mạch tiếp điểm)

Hiện tượng có thể xuất hiện khi một mạch tiếp điểm đang đóng hoặc cắt, và hiện tượng này được đặc trưng bằng các đầu tiếp điểm lần lượt tiếp xúc và tách ra trước khi đạt đến trạng thái cuối cùng.

446-16-23

Tiếp điểm chuyển đổi: tiếp điểm hai ngả

Tổ hợp hai mạch tiếp điểm gồm ba phần tử tiếp điểm, một trong ba phần tử đó là chung cho hai mạch tiếp điểm. Khi một trong hai mạch tiếp điểm này mở thì mạch kia đóng và ngược lại.

446-16-24

Tiếp điểm chuyển đổi đóng-trước-cắt

Tiếp điểm bắc cầu

Tiếp điểm chuyển đổi trong đó, một mạch tiếp điểm này đóng trước khi mạch kia cắt.

446-16-25

Tiếp điểm chuyển đổi cắt-trước-đóng

Tiếp điểm không bắc cầu

Tiếp điểm chuyển đổi trong đó, một mạch tiếp điểm này cắt trước khi mạch kia đóng.

446-16-26

Tiếp điểm chuyển đổi có vị trí trung hòa

Tiếp điểm chuyển đổi có vị trí ổn định ở đó hai mạch tiếp điểm của nó đều mở (hoặc đóng).

446-16-27

Tiếp điểm dạng lưỡi

Bộ tiếp điểm có các phần tử tiếp điểm dạng lưỡi mà toàn bộ hoặc một phần được làm bằng vật liệu từ và được chuyển động trực tiếp bằng lực từ.

446-16-28

Tiếp điểm đi qua

Bộ tiếp điểm được dùng để mở hoặc đóng theo cách đi qua mạch tiếp điểm tương ứng khi rơle đổi trạng thái. Sự đi qua này có thể xuất hiện khi rơle tác động hoặc khi rơle nhả hoặc cả khi tác động và nhả.

MỤC 466-17 - THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN THỜI GIAN

446-17-01 [02]

Thời gian mở của tiếp điểm thường đóng [mạch điện đầu ra thường đóng]

Đối với rơle đang ở trạng thái nhả, khoảng thời gian giữa thời điểm giá trị quy định của đại lượng cấp điện đầu vào được đặt vào trong các điều kiện quy định và thời điểm khi tiếp điểm thường đóng [mạch đầu ra thường đóng] mở ra lần thứ nhất.

446-17-03 [04]

Thời gian đóng của tiếp điểm thường mở [của mạch đầu ra thường mở]

Đối với rơle đang ở trạng thái nghỉ, là khoảng thời gian giữa thời điểm giá trị xác định của đại lượng cấp điện đầu vào được đặt vào trong các điều kiện quy định và thời điểm khi tiếp điểm thường mở [mạch đầu ra thường mở] đóng lần thứ nhất.

446-17-05 [06]

Thời gian mở của tiếp điểm thường mở [của mạch đầu ra thường mở]

Đối với rơle đang ở trạng thái làm việc, khoảng thời gian giữa thời điểm đại lượng cấp điện đầu vào được loại ra trong các điều kiện quy định đến thời điểm khi tiếp điểm thường mở [mạch đầu ra thường mở] mở ra lần thứ nhất.

446-17-07 [08]

Thời gian đóng của tiếp điểm thường đóng [mạch đầu ra đóng]

Đối với rơle đang ở trạng thái làm việc, là khoảng thời gian giữa thời điểm đại lượng cấp điện đầu vào được loại ra trong các điều kiện quy định và thời điểm khi tiếp điểm thường đóng [mạch đầu ra đóng] đóng lần thứ nhất.

446-17-09

Thời gian tác động

Đối với một rơ đang ở trạng thái nghỉ (trạng thái ban đầu), khoảng thời gian giữa thời điểm giá trị xác định của đại lượng cấp điện đầu vào (đại lượng đặc trưng) được đặt vào trong các điều kiện quy định và thời điểm khi rơle tác động.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này chỉ dùng khi role có các mạch đầu ra cùng một kiểu và không đòi hỏi độ chính xác đối với sự chênh lệch thời gian tiếp xúc.

446-17-10

Thời gian nhả

Đối với một rơle đang ở trạng thái tác động (trạng thái cuối cùng), khoảng thời gian giữa thời điểm giá trị xác định của đại lượng cấp điện đầu vào (đại lượng đặc trưng) được đặt vào trong các điều kiện quy định và thời điểm khi rơ le đặt lại.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này chỉ dùng khi rơle có các mạch đầu ra cùng một kiểu và không đòi hỏi độ chính xác đối với sự chênh lệch thời gian tiếp xúc.

CHÚ THÍCH 2: Tùy thuộc vào phương pháp đo, thời gian nhả ra có thể lấy làm thời gian nhả.

446-17-11

Thời gian nhả khớp

(đối với một chức năng đã cho)

Khoảng thời gian giữa thời điểm có sự thay đổi quy định trong giá trị của đại lượng cấp điện đầu vào (đại lượng đặc trưng đối với một rơle đo) mà sẽ làm cho rơle nhả ra và thời điểm nó nhả ra.

446-17-12

Thời gian đặt lại

(đối với một chức năng đã cho)

Khoảng thời gian giữa thời điểm có sự thay đổi quy định trong giá trị của đại lượng cấp điện đầu vào (đại lượng đặc trưng đối với rơle đo) mà sẽ làm cho rơle đặt lại và thời điểm rơle đặt lại.

446-17-13

Thời gian lập bập

Đối với một tiếp điểm đang đóng (mở) mạch điện, khoảng thời gian giữa thời điểm khi mạch tiếp điểm lần đầu tiên đóng (mở) và thời điểm khi mạch điện được đóng (được mở) xong.

446-17-14

Thời gian quy định

Khoảng thời gian đặc trưng quy định của một rơle có quy định thời gian.

446-17-15

Chương trình định thời gian

Đối với rơle có quy định thời gian, một trình tự dự kiến của các thao tác mạch đầu ra (đóng và/hoặc cắt) liên quan đến thời gian.

446-17-16

Giá trị đặt của thời gian quy định

Giá trị dự kiến của khoảng thời gian trong các điều kiện quy định.

446-17-17

Giá trị thực sự của thời gian quy định

Giá trị của khoảng thời gian đạt được trong các điều kiện quy định.

446-17-18

Dải giá trị đặt của thời gian quy định

Dải các giá trị đặt của thời gian quy định.

446-17-19

Tỷ số đặt của thời gian quy định

Tỷ số giữa giá trị đặt cực đại của thời gian quy định và giá trị cực tiểu của nó.

446-17-20

Thời gian đặt lại lớn nhất

Đối với một chức năng đã cho, thời gian lớn nhất giữa thời điểm khi các điều kiện cấp điện cho phép rơle đặt lại và thời điểm nó đặt lại.

446-17-21

Thời gian phục hồi

Đối với một chức năng đã cho và trong các điều kiện quy định, thời gian cần thiết để rơle phục hồi từ trạng thái tác động sao cho thời gian tác động tiếp theo nằm trong phạm vi số phần trăm cho trước của thời gian đo trước đó.

446-17-22

Thời gian bắc cầu

Đối với tiếp điểm chuyển đổi đóng-trước-cắt, khoảng thời gian giữa thời điểm một mạch tiếp điểm được đóng đến thời điểm mạch khác mở.

446-17-23

Thời gian chuyển tiếp

Đối với một tiếp điểm chuyển đổi cắt-trước-đóng, khoảng thời trong đó cả hai mạch tiếp điểm đều mở.

446-17-24 [25]

Thời gian đến trạng thái đóng [mở] ổn định

Khoảng thời gian giữa thời điểm khi giá trị quy định của đại lượng cấp điện đầu vào được đặt vào và thời điểm khi tiếp điểm được đóng (mở) và đáp ứng các yêu cầu quy định.

446-17-26

Sự chênh lệch thời gian tiếp xúc

Đối với rơle có nhiều tiếp điểm cùng một kiểu (các tiếp điểm thường mở hoặc các tiếp điểm thường đóng), hiệu số giữa giá trị cực đại của thời gian tác động (nhả) của tiếp điểm chậm hơn và giá trị cực tiểu của thời gian tác động (nhả) của tiếp điểm nhanh hơn.

MỤC 446-18 - THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘ CHÍNH XÁC ÁP DỤNG ĐƯỢC CHO MỘT RƠLE ĐÃ CHO (RƠLE ĐO VÀ RƠLE CÓ QUY ĐỊNH THỜI GIAN)

446-18-01

Sai số tuyệt đối

Hiệu đại số giữa giá trị tác động đo được của đại lượng đặc trưng (hoặc giá trị thực sự của thời gian quy định) và giá trị đặt của đại lượng này.

446-18-02

Sai số qui ước

Tỷ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị qui ước quy định.

446-18-02

Sai số tương đối

Tỷ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị đặt.

446-18-04

Sai số trung bình

Thương số của tổng đại số các giá trị sai số (tuyệt đối, tương đối hoặc qui ước) bởi một số phép đo, đối với một rơle đã cho và đối với số lượng phép đo quy định được thực hiện trong những điều kiện đồng nhất quy định.

446-18-05

Sai số trung bình chuẩn

Sai số trung bình được xác định trong các điều kiện chuẩn.

446-18-06

Sai số giới hạn

Đối với một rơle đã cho, sai số lớn nhất dự kiến xảy ra với một độ tin cậy đã cho trong các điều kiện đồng nhất quy định.

446-18-07

Sai số giới hạn chuẩn

Sai số giới hạn được xác định trong các điều kiện chuẩn.

446-18-08

Độ nhất quán

Đối với một rơle đã cho, giá trị lớn nhất kỳ vọng với mức tin cậy đã cho, của hiệu số giữa hai giá trị bất kỳ xác định được trong những điều kiện quy định đồng nhất.

446-18-09

Độ nhất quán chuẩn

Độ nhất quán được xác định trong các điều kiện chuẩn.

446-18-10

Độ lệch của sai số trung bình

Hiệu đại số giữa một sai số trung bình và sai số trung bình chuẩn. Độ lệch có thể được biểu thị là một giá trị tuyệt đối, giá trị tương đối hoặc phần trăm của một giá trị xác định.

446-18-11

Cấp chính xác

Cấp của các rơle đo được dự định phải thỏa mãn một tập hợp thích hợp các yêu cầu về độ chính xác.

446-18-12

Chỉ số cấp

Cách quy ước để chỉ rõ một cấp chính xác bằng một chữ số hoặc ký hiệu.

446-18-13

Sai số ấn định

Giới hạn của sai số trong đó nhà chế tạo công bố là các rơle thuộc một kiểu đã cho đều làm việc trong các điều kiện quy định.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

Mục 446-11: Thuật ngữ chung

Mục 446-12: Thuật ngữ liên quan đến cấp điện (cấp điện đầu vào và cấp điện phụ)

Mục 446-13: Thuật ngữ liên quan đến trạng thái và hoạt động của một rơle

Mục 446-14: Thuật ngữ liên quan đến đại lượng hoặc yếu tố ảnh hưởng

Mục 446-15: Thuật ngữ liên quan đến rơle đo

Mục 446-16: Thuật ngữ liên quan đến đầu ra của rơle (có hoặc không có tiếp điểm)

Mục 446-17: Thuật ngữ liên quan đến thời gian

Mục 446-18: Thuật ngữ liên quan đến độ chính xác áp dụng được cho một rơle đã cho (rơle đo và rơle có quy định thời gian)



1) Các điều kiện quy định này có thể biểu thị bằng một trong những tính từ định nghĩa trong những điều 446-13-27 tới 446-13-29.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN8095-446:2010

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN8095-446:2010
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoCòn hiệu lực
Lĩnh vựcĐiện - điện tử
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8095-446:2010 (IEC 60050-446 : 1983) về Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 446: Rơle điện


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản hiện thời

              Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8095-446:2010 (IEC 60050-446 : 1983) về Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 446: Rơle điện
              Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
              Số hiệuTCVN8095-446:2010
              Cơ quan ban hành***
              Người ký***
              Ngày ban hành...
              Ngày hiệu lực...
              Ngày công báo...
              Số công báoCòn hiệu lực
              Lĩnh vựcĐiện - điện tử
              Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
              Cập nhật7 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản được dẫn chiếu

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản được căn cứ

                      Văn bản hợp nhất

                        Văn bản gốc Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8095-446:2010 (IEC 60050-446 : 1983) về Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 446: Rơle điện

                        Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8095-446:2010 (IEC 60050-446 : 1983) về Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 446: Rơle điện