Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN8267-6:2009

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8267-6:2009 về Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng - Phương pháp thử - Phần 6: Xác định cường độ bám dính

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8267-6:2009 về Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng - Phương pháp thử - Phần 6: Xác định cường độ bám dính


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8267-6 : 2009

SILICON XẢM KHE CHO KẾT CẤU XÂY DỰNG - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 6: XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ BÁM DÍNH

Structural silicone sealants - Test methods - Part 6: Determination of tensile adhesion properties

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định cường độ bám dính của silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng loại một và nhiều thành phần đóng rắn hóa học.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8267-1 : 2009, Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng - Phần 1: Xác định độ chảy.

3. Nguyên tắc

Xác định cường độ bám dính của mẫu thử kéo được tạo thành bằng cách cho mẫu thử vào khuôn hình chữ nhật kích thước (L x W x H = 50,8 x 9,5 x 12,7) mm được ghép từ hai tấm kính nổi kích thước (6,3 x 25,4 x 76,2) mm có chèn dưới và hai đầu bằng miếng đệm polytetrafluoretylen (teflon). Mu được ổn định các điều kiện quy định, sau đó được kéo với tốc độ 12,7 mm/min.

4. Lấy mẫu

Theo Điu 5 của TCVN 8267-1 : 2009.

5. Thiết bị và dụng cụ

- Máy thử cơ lý vạn năng, độ chính xác của tải trọng là ± 1 %, có thể điều chỉnh được tốc độ 12,7 mm/min;

- Các phụ kiện gá lắp để thử kéo bao gồm:

+ Đầu giữ cố định và đầu giữ di chuyển: dùng để giữ các má kẹp.

+ Hai má kẹp: được thiết kế sao cho giữ chặt hai bộ phận c định mẫu đồng thời loại bỏ sự lệch tâm của tải trọng khi chuyền lên mẫu thử kéo. Tải trọng đặt lên mẫu thử kéo phải vuông góc với b mặt ngang của mẫu thử kéo.

+ Hai bộ phn cố định mẫu: được giữ bởi hai má kẹp và truyền lực kéo đến mẫu thử kéo.

- Dao bay bằng thép.

- Súng xảm mạch.

- 50 tấm kính nổi, trong suốt, không phủ, kích thước (dài x rộng x dày) = (76,2 x 25,4 x 6,3) mm.

- Miếng đệm làm từ teflon hoặc một vật liệu phù hợp không tạo bám dính với silicon xm khe.

- Đũa thủy tinh.

- Dung dịch làm sạch tấm kính nổi (như isopropanol, dùng theo t lệ với nước là 50 : 50).

- Vật liệu lót (nếu cn).

- Tủ sấy có quạt hút, có thể điều chỉnh được nhiệt độ (88 ± 5) °C.

- Tủ lạnh, có thể điều chỉnh được nhiệt độ (-29 ± 2) °C.

- Cân, độ chính xác 0,1 g.

- Nước khử ion hoặc nước cất.

- Máy thử gia tốc thời tiết.

6. Cách tiến hành

6.1. Tạo mẫu thử kéo

- Lau các tấm kính nổi bằng vải không xô sạch, khô, sau đó lau sạch hoàn toàn bằng một dung dịch làm sạch. Trước khi để bay hơi dung dịch làm sạch, lau khô tấm kính nổi bằng vải lanh thô sạch, khô.

- Quét một lớp lót lên bề mặt tấm kính nổi (nếu cần). Sau đó ghép hai tấm kính nổi thành một khuôn có khoảng trống bên trong là hình hộp chữ nhật có kích thước (L x W x H = 50,8 x 9,5 x 12,7) mm có chèn ở dưới và hai đầu bằng miếng đệm teflon (xem Hình 1).

- Mỗi mẫu thử cần 25 mẫu thử kéo.

- Ổn định mẫu thử (hoặc các thành phần của mẫu thử riêng rẽ) còn nguyên trong bao kín tối thiểu 24 h ở điều kiện chuẩn.

- Lấy khoảng 400 g mẫu thử (hoặc mẫu thử đã được trộn đều theo tỉ lệ quy định của nhà sản xuất với độ chính xác 1 % trong vòng 5 min thành một hỗn hợp đng nhất) đổ đầy vào vỏ chứa và lắp vỏ chứa vào súng xm mạch sao cho pittông bị đẩy lùi ra phía sau. Dùng súng xảm mạch cho mẫu thử vào khuôn hình hộp chữ nhật, ngay lập tức dùng đũa thủy tinh lèn đều để mẫu thử điền đầy khuôn và thấm ướt các bề mặt tấm kính nổi. Dùng dao bay tạo phng b mặt mẫu thử ngang bằng với mép trên của cạnh tấm kính nổi. Tiếp tục tiến hành tương tự để tạo các mẫu thử kéo khác. Đánh dấu các mẫu thử kéo theo các ký hiệu riêng.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 1 - Hình dạng và kích thước mẫu thử kéo: hai tm kính nổi và miếng đệm teflon lắp ghép thành khuôn hình hộp chữ nhật (Hình 1 a); mặt cắt ngang mẫu thử kéo sau khi lấy miếng đệm teflon ra (Hình 1 b); mẫu thử kéo sau khi lấy miếng đệm teflon ra (Hình 1 c).

6.2. Ổn định mẫu thử kéo

Ổn định tất c các mẫu thử kéo trong 21 ngày điều kiện chuẩn. Sau đó tháo các miếng đệm hai đầu của các mẫu thử kéo ra trước khi tiến hành các bước tiếp theo.

6.3. Tiến hành thử

- Đặt tốc độ kéo để đo các mẫu thử kéo là 12,7 mm/min.

- Đo và ghi lại chiều dài nhỏ nhất thực tế (L), chiều cao nhỏ nhất thực tế (H) lấy chính xác đến 0,8 mm.

- Ghi lại tải trọng tối đa P (N) ứng với độ giãn dài với sai số 1 N.

6.3.1. Tiến hành đo năm mẫu thử kéo ở điều kiện chuẩn ngay sau 21 ngày dưỡng hộ ở điều kiện chuẩn.

6.3.2. Ngâm năm mẫu thử kéo khác trong nước khử ion hoặc nước cất nhiệt độ chuẩn trong 7 ngày. Lấy mẫu thử kéo ra khỏi nước để điều kiện chuẩn trong 10 min rồi đo ngay.

6.3.3. ổn định năm mẫu thử kéo khác trong t sấy có quạt hút ở nhiệt độ (88 ± 5) °C trong 1 h và tiến hành đo ngay ở điều kiện ổn định.

6.3.4. ổn định năm mẫu thử kéo khác trong tủ lnh ở nhiệt độ (-29 ± 2) °C trong 1 h và tiến hành đo ngay ở điều kiện ổn định.

6.3.5. Đưa năm mẫu thử kéo khác vào máy thử gia tốc thời tiết và duy trì trong 625 chu kỳ (5 000 h). Một chu kỳ thời tiết sẽ có 4 h chiếu tia cực tím ở 60 °C và tiếp theo 4 h nước ngưng ở 40 °C. Đảm bảo là bề mặt bám dính nhận trực tiếp nguồn tia UV. Lấy mẫu thử ra khỏi máy thử gia tốc thời tiết, n định ở điều kiện chuẩn trong 1 h và tiến hành đo ngay ở điều kiện chuẩn.

7. Tính kết quả

- Cường độ bám dính của mẫu thử (T), tính theo kPa, chính xác đến 1 kPa, là giá trị trung bình cộng cường độ bám dính của 5 mẫu thử kéo, được tính theo công thức sau:

trong đó:

P là tải trọng kéo tối đa, tính bằng N;

S = L x H là diện tích bề mặt bám dính thực giữa mẫu thử và bề mặt hai tấm kính nổi, tính bằng mm2.

- Trong 5 giá trị thu được đối với mỗi điều kiện thử, nếu có giá trị nào sai lệch so với giá trị trung bình quá 15 % thì phải tiến hành tạo lại 5 mẫu thử kéo mới và đo lại.

8. Báo cáo thử nghiệm

Theo Điều 9 của TCVN 8267-1 : 2009.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN8267-6:2009

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN8267-6:2009
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoCòn hiệu lực
Lĩnh vựcXây dựng
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật3 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8267-6:2009 về Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng - Phương pháp thử - Phần 6: Xác định cường độ bám dính


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8267-6:2009 về Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng - Phương pháp thử - Phần 6: Xác định cường độ bám dính
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN8267-6:2009
                Cơ quan ban hành***
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoCòn hiệu lực
                Lĩnh vựcXây dựng
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật3 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8267-6:2009 về Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng - Phương pháp thử - Phần 6: Xác định cường độ bám dính

                      Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8267-6:2009 về Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng - Phương pháp thử - Phần 6: Xác định cường độ bám dính