Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6446:1998

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6446:1998 (ISO 1585 : 1992) về phương tiện giao thông đường bộ -quy tắc thử động cơ - công suất hữu ích do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6446:1998 (ISO 1585 : 1992) về phương tiện giao thông đường bộ -quy tắc thử động cơ - công suất hữu ích do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6446 : 1998

ISO 1585 : 1992

 

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ -

QUY TẮC THỬ ĐỘNG CƠ - CÔNG SUẤT HỮU ÍCH

Road vehicles – Engine test code – Net power

1 Phạm vi

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử các động cơ được thiết kế cho ôtô, để đánh giá tính năng làm việc của chúng về các đuờng cong công suất - suất tiêu thụ nhiên liệu ở chế độ toàn tải là hàm số của vận tốc động cơ.

Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng để đánh giá công suất hữu ích

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các động cơ đốt trong láp trên ôtô khách và các ôtô khác, trừ môtô, xe gắn máy và máy kéo nông nghiệp, đi lại trên các đường giao thông thông thường và thuộc vào một trong các loại sau:

- động cơ đốt trong kiểu pittông (mồi bằng tia lửa hoặc bốc cháy do nén), trừ động cơ pittông tự do;

- động cơ pittông quay.

Các động cơ này có thể là loại không có tăng áp hoặc có tăng áp, có dùng thiết bị tăng áp kiểu cơ khí hoặc kiểu tuabô.

2 Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 2710: 1978 động cơ đốt trong kiểu pittông - Từ vựng

ISO 3104: 1976 Sản phẩm dầu mỏ - Chất lỏng trong suốt và không trong suốt - Xác định độ nhớt động học và tính toán độ nhớt động lực.

TCVN 6210: 1996 (ISO 3173: 1974) Phương tiện giao thông đường bộ - Thiết bị đô độ khói khí xả từ động cơ diezen làm việc ở điều kiện ổn định.

ISO 3675: 1976 Sản phẩm dầu thô và sản phẩm dầu lỏng - Xác định trong phòng thí nghiệm tỷ trọng hoặc tỷ trọng tương đối - Phương pháp tỷ trọng kế.

ISO 5163: 1990 Nhiên liệu động cơ và nhiên liệu động cơ máy bay - Xác định các đặc tính va chạm - Phương pháp dùng động cơ

ISO 5164: 1990 Nhiên liệu động cơ - Xác định các đặc tính va chạm phương pháp nghiên cứu. ISO 5165: 1992 Nhiên liệu diezen - Xác định chất lượng đánh lửa - Phương pháp xêtan

ISO 7967-1: 1987 Động cơ đốt trong kiểu pittông - Từ vựng về các bộ phận và hệ thống - Phần 1: Cấu trúc và bao che bên ngoài.

ISO 7967-2: 1987 Động cơ đốt trong kiểu pittông - Từ vựng về các bộ phận và hệ thống - Phần 2: Cơ cấu di động chính

ISO 7967-3: 1987 Động cơ đốt trong kiểu pittông - Từ vựng về các bộ phận và hệ thống - Phần 3: Van, truyền động trục cam và các cơ cấu dẫn động

ISO 7967-4: 1987 Động cơ đốt trong kiểu pittông - Từ vựng về các bộ phận và hệ thống - Phần 4: hệ thống tăng áp và hệ thống dẫn không khí - khí xả.

ISO 7967-5: 1987 Động cơ đốt trong kiểu pittông - Từ vựng về các bộ phận và hệ thống - Phần 5: Hệ thống làm mát

ISO 7967-8: 1987 Động cơ đốt trong kiểu pittông - Từ vựng về các bộ phận và hệ thống - Phần 8: hệ thống khởi động

ASTMD 240: 1987 Phương pháp thử tiêu chuẩn về nhiệt của sự cháy các nhiên liệu hydrocacbon lỏng bằng nhiệt lượng kế kiểu bình kín.

ASTMD 3338:1988 Phương pháp thử tiêu chuẩn để đánh giá nhiệt của sự cháy các nhiên liệu động cơ máy bay.

3 Định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các định nghĩa trong ISO 2710, ISO 7967-1, ISO 7967-2, ISO 7967-3, ISO 7967-4, ISO 7967-5, ISO 7967-8 và các định nghĩa sau:

3.1 Công suất hữu ích

Công suất thu được trên một băng thử tại đầu mút của trục khuỷu hoặc bộ phận tương đương với trục khuỷu 1) ở vận tốc thích hợp của động cơ được trang bị thiết bị và thiết bị phụ như đã kê trong bảng 1.

3.2 Thiết bị sản xuất tiêu chuẩn:

Thiết bị do cơ sơ chế tạo cung cấp để sử dụng động cơ vào từng điều kiện cụ thể.

4 Độ chính xác của thiết bị và dụng cụ đo

4.1 Momen xoắn

Hệ thống momen xoắn dùng lực kế phải có độ chính xác trong khoảng ±1% trong phạm vi các giá trị của thang đo cần cho phép thử.

4.2 Vận tốc động cơ (tần số quay)

Hệ thống đo vận tốc động cơ (tần số quay) phải có độ chính xác ± 0,5%

4.3 Lưu lượng nhiên liệu

Hệ thống đo lưu lượng nhiên liệu phải có độ chính xác ±1%

4.4 Nhiệt độ nhiên liệu

Hệ thống đo nhiệt độ nhiên liệu phải có độ chính xác ±2K

4.5 Nhiệt độ không khí

Hệ thống đo nhiệt độ không khí phải có độ chính xác ±2K

4.6 áp suất khí áp

Hệ thống đo áp suất khí áp phải có độ chính xác ±100Pa2)

4.7 áp suất ngược trong hệ thống xả

Hệ thống đo áp suất ngược trong hệ thống xả phải có độ chính xác ±200Pa

Việc đo phải được thực hiện theo chú thích 1b) của bảng 1.

4.8 Độ giảm áp trong hệ thống nạp

Hệ thống đo độ giảm áp trong hệ thống nạp phải có độ chính xác ± 50Pa

Việc đo phải được thực hiện theo chú thích 1a) của bảng 1.

4.9 áp suất tuyệt đối trong ống nạp

Hệ thống đo áp suất tuyệt đối trong ống nạp phải có độ chính xác ±2% áp suất đo được

_________________

1) nếu việc đo công suất chỉ có thể được thực hiện với một hộp số thì công suất mất mát trên hộp số phải được cộng vào công suất đo được để ra công suất động cơ

2) 1Pa = 1N/m2

Bảng 1 - Lắp đặt các thiết bị và thiết bị phụ trong quá trình thử

TT

Thiết bị phụ

Được lắp để thử công suất hữu ích

1

Hệ thống nạp ống nạp

Hệ thống kiểm soát khí thải hộp caote

Thiết bị điều khiển hệ thống cảm ứng kéo cùa ống nạp

Khí cụ đo lưu lượng không khí. đường ống dẫn không khí nạp1a)

Bộ lọc không khí 1a)

Giảm thanh ống nạp 1a)

Thiết bị hạn chế tốc độ 1a)

Có thiết bị sản xuất chuẩn

2

Thiết bị nung nóng cảm ứng của ống nạp

Có thiết bị sản xuất chuẩn nếu có thể được đặt ở vị trí thuận lợi nhất

3

Hệ thống xả. Bộ lọc khí xả

ống xả

Thiết bị tăng áp

ống nối 1B)

Giảm thanh 1b)

ống đuôi 1b)

Bộ hãm khí xả 2)

Có thiết bị sản xuất chuẩn

4

Bơm nhiên liệu 3)

Có thiết bị sản xuất chuẩn

5

Thiết bị chế hòa khí Bộ chế hòa khí

Hệ thống điều khiển điện tử, khí cụ đo lưu lượng không khí, v.v...

Thiết bị đo động cơ ga

Bộ giảm áp

Bộ bốc hơi

Bộ trộn

Có thiết bị sản xuất chuẩn

6

Thiết bị phun nhiên liệu [mồi bằng tia lửa và bốc cháy do nén (diezen)]

Bộ lọc thô

Bộ lọc tinh

Bơm

ống cao áp vòi phun

Van nạp không khí 4)

Hệ thống điều khiển điện tử v.v

Hệ thống điều khiển/kiểm tra-dừng toàn tải tự động để kiểm tra tùy theo điều kiện khí quyển

Có thiết bị sản xuất chuẩn

7

Thiết bị làm mát bằng chất lỏng

Bộ tản nhiệt. Quạt 5) 6).

Nắp quạt

Bơm nước

Bộ ổn nhiệt 7)

Có,5) thiết bị sản xuất chuẩn

8

Làm mát bằng không khí

Nắp

Quạt

Thiết bị điều chỉnh nhiệt độ

Có thiết bị sản xuất chuẩn

9

Thiết bị đánh lửa điện hoặc điện tử

Máy phát8)

Hệ thống phân phối đánh lửa

Cuộn dây

Đường dây

Bugi

Hệ thống điều khiển điện tử bao gồm cảm biến/hệ thống đánh lửa muộn 11)

Có thiết bị sản xuất chuẩn

10

Thiết bị tăng áp (nếu được lắp)

Máy nén được dẫn động trực tiếp từ động cơ và /hoặc bằng khí xả

Bộ điều khiển tăng áp 12)

Bộ làm mát 5) 6) không khí nạp

Bơm hoặc quạt làm mát (được đẫn động từ động cơ)

Thiết bị điều khiển lưu lượng chất làm mát

Có thiết bị sản xuất chuẩn

11

Quạt phụ của băng thử

Có, nếu cần

12

Thiết bị chống ô nhiễm 10)

Có, thiết bị sản xuất chuẩn

Chú thích

1a) Trừ trường hợp có rủi ro gây ảnh hưởng đáng kể đến công suất động cơ, có thể dùng một hệ thống tương đương. Trong trường hợp này cần kiểm tra để bảo đảm độ giảm áp đường nạp không sai lệch lớn hơn 100Pa so với giới hạn do cơ sở chế tạo quy định đối với bộ lọc không khí sạch.

1b) Trừ trường hợp có rủi ro gây ảnh hưởng đáng kể đến công suất động cơ, có thể dùng một hệ thống tương đương. Trong trường hợp này cần kiểm tra để bảo đảm áp suất ngược trong hệ thống xả của động cơ không sai lệch lớn hơn 1000Pa so với giá trị do cơ sở chế tạo quy định.

2) Nếu trong động cơ có bố trí bộ hãm khi xả thì van tiết lưu phải được cố định ở vị trí mở hoàn toàn

3) áp suất của nhiên liệu có thể được điều chỉnh, nếu cần, để tạo ra các điều kiện áp suất của bơm thích hợp với sử dụng cụ thể của động cơ (đặc biệt là khi sử dụng hệ thống "hồi nhiên liệu" về bình chứa hoặc bộ lọc).

4) Van nạp không khí là van điều khiển cho bộ điều chỉnh bằng khí nén của bơm phun. Bộ điều chỉnh của thiết bị phun nhiên liệu có thể bao gồm các cơ cấu khác có ảnh hưởng tới lượng nhiên liệu được phun.

5) Bộ tản nhiệt, quạt, nắp quạt, bơm nước và bộ ổn nhiệt phải được đạt trên băng thử tại các vị trí tương tự như các vị trí của chúng trên ôtô. Sự tuần hoàn của chất lỏng làm mát chỉ được thực hiện bằng bơm nước.

Việc làm mát chất lỏng có thể được thực hiện bằng bộ tản nhiệt của động cơ hoặc bằng một hệ thống làm mát ở bên ngoài, bảo đảm cho tổn thất áp suất của hệ thống này và áp suất của bơm về cơ bản giữ nguyên các giá trị tương tự như các giá trị của hệ thống làm mát động cơ. Cửa chắn của bộ tản nhiệt, nếu có, phải ở vị trí mở.

Khi hệ thống quạt, bộ tản nhiệt, nắp thông gió không thể lắp được cho thích hợp với động cơ thì công suất hấp thụ bởi quạt khi được lắp ở vị trí đúng của nó so với bộ tản nhiệt và nắp (nếu dùng) phải được xác định ở các vận tốc tương ứng với các vận tốc động cơ dùng để đo công suất động cơ hoặc bằng tính toán từ các đặc tính chuẩn bằng các phép thử thực tế.

Công suất của quạt đã điều chỉnh theo các điều kiện chuẩn của khí quyển được xác định trong 6.2 phải được loại trừ đi khỏi công suất điều chỉnh của động cơ.

6) Khi động cơ có lắp một quạt có thể tháo rời hoặc quạt có nhiều cấp thì phép thử phải được thực hiện với quạt có thể tháo rời được lắp vào động cơ hoặc với quạt nhiều cấp chạy ở cấp lớn nhất.

7) Bộ ổn nhiệt có thể được cố định ở vị trí mở hoàn toàn.

8) Công suất nhỏ nhất của máy phát: công suất của máy phát phải được hạn chế ở mức cần cho hoạt động của các thiết bị phụ không thể thiếu được đối với hoạt động của động cơ. Nếu cần phải mắc một bộ ắc quy, phải dùng bộ acqui đã được nạp đầy đủ.

9) Động cơ có làm mát không khí nạp phải được thử đầy đủ với hệ thống làm mát không khí nạp hoặc bằng chất lỏng, hoặc bằng không khí, nhưng nếu cơ sở chế tạo động cơ yêu cầu, một hệ thống băng thử có thể thay cho thiết bị làm mát bằng khí. Trong mỗi trường hợp việc đo công suất ở mỗi vận tốc phải được thực hiện với độ giảm áp và giảm nhiệt độ của không khí trong động cơ đi qua thiết bị làm mát không khí nạp lên băng thử tương tự như các giá trị mà cơ sở chế tạo đã quy định đối với hệ thống trên ôtô hoàn chỉnh.

Nếu một hệ thống băng thử được dùng cho một động cơ đốt trong nén cháy, không có cửa thải hoặc

có cửa thải nhưng không hoạt động thì phải dùng hệ số điều chỉnh được cho trong 6.3.2.1 b). Nếu có cửa thải hoạt động thì phải dùng hệ số điều chỉnh được cho trong 6.3.2.1a).

11) Sự đánh lửa sớm phải được sử dụng với nhiên liệu có độ ôctan nhỏ nhất do cơ sở chế tạo đề nghị.

12) Đối với các động cơ được cường hoá và sự cường hóa có thể thay đổi được như là một hàm của nhiệt độ không khí tăng áp hoặc nhiệt độ không khí nạp thì trị số danh nghĩa của độ ôcta/hoặc vận tốc dộng cơ, áp suất cường hoá phải được dùng phù hợp với nhiên liệu có độ ôctan nhỏ nhất do cơ sở chế tạo đề nghị.

5 Thử

5.1 Thiết bị phụ

5.1.1 Các thiết bị phụ phải được lắp

Trong quá trình thử, các thiết bị phụ cần thiết cho động cơ để đáp ứng được yêu cầu sử dụng (như đã kể trong bảng 1) phải được lắp trên băng thử ở các vị trí đúng như các vị trí của chúng trong quá trình làm việc của động cơ.

5.1.2 Các thiết bị phụ phải được tháo ra

Một số thiết bị phụ của ôtô chỉ cần cho hoạt động của ôtô và chúng có thể đuợc lắp trên động cơ, phải được tháo ra khi thử. Danh mục không đầy đủ của các thiết bị này được cho dưới đây:

- máy nén khí cho phanh;

- bơm trợ lực tay lái;

- máy nén của hệ thống treo;

- hệ thống điều hòa không khí.

Khi không thể tháo ra được các thiết bị phụ này, cần xác định công suất do chúng hấp thụ ở điều kiện không chất tải và cộng công suất này vào công suất đo đựoc của động cơ.

5.1.3 Các thiết bị phụ của động cơ khởi động bằng nén cháy

Đối với các thiết bị phụ dùng cho động cơ khởi động bằng nén cháy, cần quan tâm đến hai trường hợp sau:

a) khởi động điện. Máy phát được lắp và cung cấp điện cho các linh kiện cần thiết cho hoạt động của động cơ.

b) khởi động bằng các phương tiện khác điện.Nếu có một số linh kiện dùng điện không thể thiếu được cho hoạt động của động cơ thì phải lắp máy phát để cung cấp điện cho các linh kiện này. Trong trường hợp ngược lại, máy phát thải được tháo ra.

Trong cả hai trường hợp, hệ thống tạo ra và tích tụ năng lượng cần cho khởi động động cơ được lắp và làm việc ở điều kiện không chất tải.

5.2 Điều kiện chỉnh định

Các điều kiện chỉnh định để thử xác định công suất hữu ích được nêu trong bảng 2.

Bảng 2 - Các điều kiện chỉnh định

1

Chỉnh định bộ chế hòa khí

Phù hợp với đặc tính kỹ thuật sản xuất của cơ sở chế tạo và được dùng khi không có sự thay đổi nào khác trong sử dụng

2

Chỉnh định hệ thống bơm phun cung cấp nhiên liệu

3

Chỉnh định thời điểm đánh lửa hoặc phun (đường cong chỉnh thời điểm đánh lửa)

4

Chỉnh định các bộ phận điều khiển

5

Thiết bị chống ô nhiễm

6

Điều khiển sự cường hóa

5.3 Điều kiện thử

5.3.1 Thử công suất hữu ích bao gồm việc cho chạy động cơ (mồi bằng) tia lửa (động cơ xăng) ở chế độ van tiết lưu (bướu ga) mở hoàn toàn và động cơ (mồi bằng) nén cháy (động cơ diezen) ở chế độ bơm phun nhiên liệu toàn tải, động cơ được trang bị theo quy định trong bảng 1.

5.3.2 Các số liệu về tính năng làm việc của động cơ phải được lấy ở điều kiện làm việc ổn định và động cơ được cung cấp đủ không khí sạch. Các động cơ phải được chạy, khởi động và làm nóng lên theo chỉ dẫn của cơ sở chế tạo. Các buồng đốt có thể chứa các chất đóng cặn nhưng với số lượng hạn chế. Các điều kiện thử như nhiệt độ không khí nạp phải được chọn gần với điều kiện chuẩn trong chứng mực có thể để giảm tới mức nhỏ nhất giá trị của hệ số điều chỉnh.

5.3.3 Nhiệt độ không khí nạp vào động cơ (không khí môi trường xung quanh) phải được đo ở vị trí cách động cơ 0,15m tại đầu dòng của đường ống dẫn không khí nạp.

Nhiệt kế hoặc cặp nhiệt mẫu phải được che bảo vệ chống bức xạ nhiệt và đuợc đặt trực tiếp trog dòng không khí. Các dụng cụ này cũng phải được che bảo vệ chống bụi sương, nhiên liệu. Số vị trí đặt dụng cụ đo nhiệt độ phải đủ để xác định được hợp lý nhiệt độ trung bình của không khí nạp.

5.3.4 Độ giảm áp đường nạp phải được đo ở cuối dòng của ống dẫn không khí nạp, bộ lọc không khí, âm thanh ống nạp, thiết bị hạn chế tốc độ (nếu chúng được lắp) hoặc các bộ phận tương đương.

5.3.5 áp suất tuyệt đối ở đường nạp vào động cơ, ở phía cuối dòng của máy nén và bộ trao đổi nhiệt nếu chúng được lắp, phải được đo trong ống nạp và tại một điểm khác nào đó mà áp suất phải được đo để tính hệ số điều chỉnh.

5.3.6 áp suất ngược trên đường xả phải được đo tại một điểm cách mép ra của ống xả một khoảng tối thiểu bằng 3 lần đường kính ống và ở cuối dòng của thiết bị nạp, nếu được lắp. Vị trí của điểm đo phải được quy định.

5.3.7 Không lấy các số liệu đo khi momen xoắn, vận tốc và nhiệt độ đã được duy trì ổn định, không thay đổi trong khoảng thời gian tối thiểu 1 phút.

5.3.8 Vận tốc của động cơ trong một lần chạy hoặc số chỉ thị vận tốc không được sai lệch với vận tốc đã lựa chọn lớn hơn ±1% hoặc ±10ph-1, chọn giá trị lớn hơn trong hai giá trị trên.

5.3.9 Các số liệu về tải trọng phanh, lưu lượng nhiên liệu và nhiệt độ không khí nạp phải đựoc lấy hầu như đồng thời và trong mỗi trường hợp phải là giá trị trung bình của hai chỉ thị liên tiếp, đã ổn định, sai khác nhau không quá 2% đối với tải trọng phanh và tiêu thụ nhiên liệu. Số chỉ thị thứ hai phải được xác định không có bất kỳ sự điều chỉnh nào đối với động cơ sau số chỉ thị thứ nhất khoảng 1 phút.

5.3.10 Nhiệt độ chất làm mát tại đuờng ra khỏi động cơ phải được giữ trong khoảng ±5K so với nhiệt độ giới hạn trên được điều khiển bởi bộ ổn nhiệt do cơ sở chế tạo quy định. Nếu không quy định nhiệt độ này thì nhiệt độ chất làm mát phải là 353K ±5K.

Đối với các động cơ làm mát bằng không khí, nhiệt độ tại một điểm do cơ sở chế tạo chỉ định phải giữ trong khoảng  so với giá trị lớn nhất do cơ sở chế tạo quy định trong điều kiện chuẩn.

5.3.11 Nhiệt độ nhiên liệu phải như sau:

a) Đối với động cơ (mồi bằng) tia lửa (động cơ xăng) nhiệt độ nhiên liệu phải đuợc đo càng gần càng tốt với cửa vào bộ chế hòa khí hoặc bộ phận phun nhiên liệu. Nhiệt độ nhiên liệu phải được duy trì trong khoảng ±5K so với nhiệt độ do cơ sở chế tạo quy định. Tuy nhiên, nhiệt độ nhỏ nhất của nhiên liệu thử phải bằng nhiệt độ không khí môi trường xung quanh. nếu cơ sở chế tạo không quy định nhiệt độ của nhiên liệu thử thì nhiệt độ này phải là 298K ±5K.

b) Đối với động cơ (mồi bằng) nén cháy (động cơ diezen) nhiệt độ nhiên liệu phải được đo tại cửa vào bơm phun nhiên liệu. Theo đề nghị của Sở chế tạo việc đo nhiệt độ nhiên liệu có thể được thực hiện tại một điểm khác trong bơm đại diện cho điều kiện làm việc của động cơ. Nhiệt độ nhiênliệu phải được duy trì trong khoảng ±3K so với nhiệt độ do cơ sở chế tạo quy định

Trong mọi trường hợp, nhiệt độ nhiên liệu nhỏ nhất cho phép tại cửa vào của bơm là 303K. Nếu cơ sở chế tạo không quy định nhiệt độ nhiên liệu thử thì nhiệt độ này phải là 313K ±3K.

5.3.12 Nhiệt độ dầu bôi trơn phải được đo tại cửa đầu vào hoặc cửa ra bộ làm mát dầu, nếu được lắp,

trừ khi cơ sở chế tạo có quy định một số vị trí khác để đo. Nhiệt độ phải được duy trì trong phạm vi các giới hạn do cơ sở chế tạo quy định.

5.3.13 Nếu cần thiế, có thể sử dụng một hệ thống điều chỉnh phụ để duy trì nhiệt độ trong các giới hạn được quy định trong 5.3.10 và 5.3.12.

5.3.14 Danh sách không đầy đủ các nhiên liệu chẩn được dùng như sau:

CEC RF -01-A-801)

CEC RF-08-A-85

CEC RF-03-A-84

JIS K 2202 2)

JIS K 2204

40CFR, phần 86.113-87 3) đối với động cơ xăng

40CFR, phần 86.1313-87 đối với động cơ diezen

Có thể dùng nhiên liệu lưu thông trên thị trường với các đặc tính đựoc quy định trong 8.3, nhưng nhiên liệu này không được chứa các chất phụ gia hoặc các chất làm giảm khói.

_________________

1) ủy ban hợp tác Châu âu về phát triển các phép thử tính năng kinh tế của dầu bôi trơn và nhiên liệu động cơ
2) Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật bản

5.4 Tiến hành thử

Các phép đo phải được tiến hành với một số lượng đủ các vận tốc động cơ để xác định hoàn toàn đường cong công suất ứng với các vận tốc thấp nhất và cao nhất của động cơ do cơ sở chế tạo đề nghị. Phạm vi các vận tốc này phải bao gồm vận tốc quay tại đó động cơ sản ra công suất lớn nhất

5.5 Các số liệu phải ghi

Các số liệu phải ghi phải là các số liệu được chế định trong điều 8.

6 Các hệ số điều chỉnh công suất

6.1 định nghĩa về hệ số điều chỉnh công suất α

Hệ số được nhân với công suất quan sát được để xác định công suất động cơ ở các điều kiện khí quyển chẩn được quy định trong 6.2. Công suất điều chỉnh (nghĩa là công suất ở các điều kiện chuẩn), Pref được tính:

Pref = αPy

trong đó

α là hệ số điều chỉnh (αa là hệ số điều chỉnh đối với động cơ xăng, αalà hệ số điều chỉnh đối với động cơ diezen):3)

Py là công suất đo (quan sát) được.

6.2 Các điều kiện khí quyển

6.2.1 Các điều kiện khí quyển chuẩn

Các điều kiện khí quyển chuẩn được cho trong 6.2.1.1 và 6.2.1.2

6.2.1.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ chuẩn là 298K (250C)

6.2.1.2 áp suất khô

áp suất khô tiêu chuẩn Pd,ref là 99 kPa.

Chú thích - áp suất khô dựa trên áp suất tổng 100kPa và áp suất hơi nước 1kPa.

6.2. Các điều kiện khí quyển thử

Các điều kiện khí quyển thử phải ở trong các giá trị đã cho trong 6.2.2.1 và 6.2.2.2 trong quá  rình thử.

6.2.2.1 Nhiệt độ, T

- đối với động cơ xăng

288K ≤ T ≤ 308K

- đối với động cơ diezen

283K ≤ T ≤ 313K

6.2.2.2 áp suất khô, Pd

Đối với tất cả các loại động cơ

80kPa ≤ Pd ≤ 110kPa

6.3 Xác định các hệ số điều chỉnh công suất

Phép thử có thể được thử hiện trong phòng thử có điều hòa không khí, ở đó các điều kiện khí quyển được điều khiển tới các giá trị bằng các giá trị của điều kiện chuẩn.

Khi một thông số ảnh hưởng được điều khiển bằng một thiết bị tự động bảo đảm cho giá trị thích hợp của thông số ở trong phạm vi thích hợp của thiết bị thì không cần có sự điều chỉnh công suát đối với thông số này. Nội dung này được áp dụng cho:

a) thiết bị điều khiển tự động nhiệt độ không khí làm việc ở 250C.

b) bộ phận điều khiển tự động sự tăng áp độc lập với áp suất khí quyển, khí áp suất khí quyển không thay đổi bộ phận điều khiển tăng áp vẫn làm việc.

c) bộ phận điều khiển tự động nhiên liệu thực hiện việc điều chỉnh lưu lượng nhiên liệu để công suất ra không thay đổi (bằng cách bù trừ đối với ảnh hưởng của nhiệt độ và áp suất môi trường xung quanh).

Tuy nhiên, trong trường hợp a) nếu thiết bị điều khiển tự động nhiệt độ không khí được đóng hoàn toàn với toàn tải ở 250C (không có không khí nóng bổ xung vào không khí nạp), phép thử phải được thực hiện với thiết bị được đóng hoàn toàn và hệ số điều chỉnh thông thường vẫn được áp dụng. Trong trường hợp c) lưu lượng nhiên liệu đối với các động cơ diezen phải được điều chỉnh bởi số nghịch đảo của hệ số điều chỉnh công suất.

6.3.1 Động cơ xăng không tăng áp (hút gió tự nhiên) và tăng áp . Hệ số αa

______________

3) Mục 40, quy tắc toàn liên bang Mỹ (USA)

Hệ số điều chỉnh αa đối với động cơ xăng phải được tính theo công thức

trong đó

T là nhiệt độ tuyệt đối, K, tại cửa không khí vào động cơ;

Pd là áp suất khí quyển khô, kPa, nghĩa là áp suất khí áp tổng trừ đi áp suất hơi nước

Công thức này áp dụng cho các động cơ chế hòa khí và các động cơ khác có hệ thống điều khiển được thiết kế đẻ duy trì hằng số tương đối: tỷ số nhiên liệu/không khí khi điều kiện môi trường xung quanh thay đổi. Đối với các kiểu động cơ khác, xem 6.3.3 công thức này chỉ áp dụng nếu

0,93 ≤ αa ≤ 1,07

Nếu các giới hạn này bị vượt quá, phải cho giá trị điều chỉnh và các điều kiện thử (nhiệt độ và áp suất) cần được giới thiệu chính xác trong báo cáo thử

6.3.2 Động cơ diezen - Hệ số αa

c

 
Hệ số điều chỉnh công suất αa đối với động cơ diezen ở vị trí chỉnh định lượng cấp nhiên liệu không đỏi được tính theo công thức

α

c

 
c = (fa) fm

trong đó

fa là hệ số khí quyển (xem 6.3.2.1)

fm là thông số đặc trưng cho mỗi kiểu động cơ và sự điều chỉnh (xem 6.3.2.2)

6.3.2.1 Hệ số khí quyển, ta chỉ thị ảnh hưởng của các điều kiện môi trường (áp suất, nhiệt độ và độ ẩm) không khí vào động cơ và đuợc tính từ công thức trong a), b) hoặc c):

a) động cơ không tăng áp (hút gió tự nhiên), động cơ tăng áp cơ khí và động cơ tăng áp tuabô có cửa xả hoạt động.

b) động cơ tăng áp tuabô không làm mát không khí nắp hoặc làm mát không khí nạp bằng bộ làm mát bằng không khí

c) động cơ tăng áp tuabô có làm mát không khí nạp bằng chất làm mát động cơ

trong đó T và Pd được xác định trong 6.3.1

6.3.2.2 Hệ số động cơ , fm

Trong phạm vi các giới hạn được xác lập cho a trong 6.3.2, hệ số động cơ fm là một hàm số của lượng cấp nhiên liệu điều chỉnh qc và được tính theo công thức

fm = 0,036qc - 1,14

trong đó

q là lượng cấp nhiên liệu, tính theo miligam trên chu kỳ và trên lít dung tích làm việc động cơ [mg/(I. chu kỳ)] và bằng

(Z) x (lưu lượng nhiên liệu theo g/s)

(dung tích làm việc theo I) x (vận tốc động cơ theo ph-1)

trong đó

Z là 120000 dối với động cơ 4 kỳ và Z = 60000 đối với động cơ 2 kỳ

r là tỷ số giữa áp suất tĩnh tuyệt đối tại cửa ra của thiết bị tăng áp hoặc bộ làm mát không khí nạp nếu được lắp, và áp suất môi trường xung quanh [r = 1 đối với động cơ không tăng áp (hút gió tự nhiên)]

Công thức đối với hệ số động cơ fm chỉ có giá trị 37,2mg/(I.chu kỳ) ≤ qc ≤ 65 mg/(I.chu kỳ). đối với các giá trị qc nhỏ hơn 37,2 mg(I. chu kỳ), lấy fm = 0,2 còn đối với các giá trị qc lớn hhơn 65 mg/(I.chu kỳ) lấy fm = 1,2 (xem hình 1).

Hình 1 - hệ số động cơ fm là hàm số của lượng cấp nhiên liệu điều chỉnh qc

6.3.2.3 Giới hạn sử dụng của công thức điều chỉnh

Công thức đièu chỉnh này chỉ áp dụng nếu

0,93 ≤ αa ≤ 1,1

nếu các giới hạn này bị vượt quá , phải cho giá trị điều chỉnh và các điều kiện thử (nhiệt độ và áp suất) cần được giới thiệu chính xác trong báo cáo thử.

6.3.3 Các kiểu động cơ khác

Đối với các động cơ không thuộc vào các kiểu đã nêu trong 6.3.1 và 6.3.2 phải áp dụng hệ số điều chỉnh bằng 1 khi tỷ trọng không khí môi trường xung quanh không sai khác với tỷ trọng không khí môi trường chuẩn (298K và 99 kPa) lớn hơn ±2%. Khi tỷ trọng không khí môi trường xung quanh nằm trong các giới hạn này thì không cần phải điều chỉnh nhưng các điều kiện thử phải được trình bày trong báo cáo thử.

7 Đo và điều chỉnh độ khói cảu động cơ điêzen

Giá trị độ khói phải được đo và ghi lại tại mỗi điểm thử. Khói kế và việc lắp đặt khói kế phải đáp ứng các yêu cầu của ISO 3173 (TCVN 6210 : 1996).

7.1 Hệ số điều chỉnh cho hệ số hấp thụ ánh sáng của khói

Hệ số được nhân với hệ số hấp thụ ánh sáng của khói Sr (đơn vị m-1) để xác định hệ số hấp thụ ánh sáng của khói động cơ ở điều kiện khí quyển chuẩn đã qui định trong 6.2.1.

Sr = αs S

trong đó

α là hệ số điều chỉnh (xem 7.2)

S là hệ số hấp thụ ánh sáng đo được của khói, m-1.

7.2 Xác định hệ số điều chỉnh cho hệ số hấp thụ ánh áng của khói

Hệ số điều chỉnh αs đối với động cơ diezen ở vị trí chỉnh định luợng cấp nhiên liệu không đổi được tính theo công thức sau:

αa = 1-5(fa - 1)

trong đó fa là hệ số khí quyển (xem 6.3.2.1)

7.3 Các giới hạn áp dụng

Hệ số điều chỉnh này chỉ áp dụng cho mục đích chứng nhận

0,92 ≤ fa ≤ 1,08

282 K ≤ T ≤ 313K

80kPa ≤ Pd ≤ 110 kPa

8 Báo cáo thử

8.1 Động cơ nén cháy (động cơ điêzen) đặc tính chủ yếu 1)

8.1.1 Mô tả động cơ

Dạng: ...............................................................................................................................................

Kiểu:..................................................................................................................................................

Chu kỳ: bốn kỳ/hai kỳ2)

Đường kính xy lanh....................................................................................................................mm

Hành trình pittông: .....................................................................................................................mm

Số xy lanh: ......................................................................................................................................

Bố trí các xy lanh: ................................................... Thứ tự đánh lửa.............................................

Dung tích làm việc động cơ: ....................................................................................................... lít

Tỷ số nén 3) ....................................................................................................................................

Hệ thống làm mát

a) Bằng chất lỏng

Tính chất của chất lỏng: .................................................................................................................

Bơm tuần hoàn: có/không2)............................................................................................................

Đặc tính hoặc dạng: .............................................................. Kiểu:................................................

Tỷ số truyền động: .........................................................................................................................

Bộ ổn nhiệt: chỉnh đặt:.....................................................................................................................

Bộ tản nhiệt: hình vẽ hoặc dạng: ........................................... Kiểu:................................................

Van an toàn:.....................................................................................................................................

Quạt: đặc tính hoặc dạng: ....................................................... Kiểu:..............................................

Hệ thống truyền động của quạt: ......................................................................................................

Tỷ số truyền động: ..........................................................................................................................

Nắp quạt: ........................................................................................................................................

b) Bằng không khí

Quạt: đặc tính hoặc dạng: ......................................................... Kiểu..............................................

Tỷ số truyền động: ..........................................................................................................................

ống dẫn không khí (sản phẩm tiêu chuẩn): ....................................................................................

Hệ thống điều chỉnh nhiệt độ:có/không 4)

Mô tả tóm tắt: .................................................................................................................................

Nhiệt độ do cơ sở chế tạo quy định

Làm mát bằng chất lỏng

Nhiệt độ lớn nhất tại cửa ra:..........................................................................................................K

Làm mát bằng không khí

Điểm chuẩn (mô tả).........................................................................................................................

Nhiệt độ lớn nhất tại điểm chuẩn: .................................................................................................K

Nhiệt độ lớn nhất của khí xả: ........................................................................................................K

Nhiệt độ nhiên liệu: min .................................................. K max:..................................................K

Nhiệt độ dầu bôi trơn: ...................................................................................................................K

Thiết bị tăng áp: có /không 2)

Mô tả hệ thống: ...............................................................................................................................

Dạng: ........................................................................... Kiểu:..........................................................

Hệ thống nén: Dạng: ......................................................Kiểu:........................................................

Hệ thống làm mát không khí nạp:

Dạng: ............................................................................Kiểu:..........................................................

Hệ thống nạp

Mô tả và sơ đồ các cửa nạp không khí và các thiết bị phụ của chúng (thiết bị nung nóng, bộ giảm thanh đường nạp v.v): ....................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

ống nạp: ....................................................................... Mô tả:........................................................

Bộ lọc không khí: ............................................................................................................................

Dạng: .........................................................................Kiểu:.............................................................

Bộ giảm thanh đường nạp: .............................................................................................................

Dạng: .........................................................................Kiểu:.............................................................

8.1.2 Thiết bị điều khiển khói (nếu có)

Mô tả và sơ đồ:................................................................................................................................

8.1.3 Hệ thống cung cấp nhiên liệu

Sự cấp nhiên liệu:............................................................................................................................

Bơm cấp nhiên liệu

áp suất: ............................................................................kPa3).......................................................

hoặc đồ thị đặc tính 2) ......................................................................................................................

Hệ thống phun:.................................................................................................................................

Bơm

Dạng: ..............................................................................................................................................

Kiểu:.................................................................................................................................................

Lượng cung cấp.......................................m3/ hành trình......................................... ở vận tốc bơm

..................................................phút -1 3), 4).................................................................lúc phun hoàn toàn hoặc đồ thị đặc tính 2) ............................................................................................................

Phương pháp được dùng: trên động cơ/ trên băng thử bơm 2)

Sự phun sớm3) ................................................................................................................................

Đường cong phun sớm: .................................................................................................................

Điều chỉnh thời điểm phun sớm: .....................................................................................................

ống phun

Chiều dài: ..................................................................................................................................mm

Đường kính trong : ....................................................................................................................mm

Vòi phun

Dạng: ..............................................................................................................................................

Kiểu:.................................................................................................................................................

áp suất mở ................................................................ kPa3).................................................... hoặc

Đồ thị đặc tính 2) ..............................................................................................................................

Thiết bị điều khiển

Dạng: ..............................................................................................................................................

Kiểu:.................................................................................................................................................

Vận tốc tại đó bắt đầu ngắt ở chế độ toàn tải: ..........................................................................ph-1

Vận tốc không tải lớn nhất: ........................................................................................................ph-1

Vận tốc không tải: ......................................................................................................................ph-1

Hệ thống khởi động nguội

Dạng: ..............................................................................................................................................

Kiểu:................................................................................................................................................

Mô tả: ..............................................................................................................................................

8.1.4 Điều chỉnh van

Độ năng lớn nhất của các van và các góc mở và đóng so với các diểm chết: ..............................

.........................................................................................................................................................

Phạm vi chuẩn và/hoặc phạm vi chỉnh đặt 2)

8.1.5 Hệ thống xả

Mô tả ống xả: ..................................................................................................................................

Mô tả các bộ phận khác của thiết bị xả nếu phép thử được thực hiện với toàn bộ thiết bị xả do cơ sở chế tạo cung cấp, hoặc chỉ định áp suất ngược lớn nhất ở công suất lớn nhất do cơ sở chế tạo quy định 2): ................................................................................................................................

8.1.6 Hệ thống bôi trơn

Mô tả hệ thống: ...............................................................................................................................

Vị trí bình chứa dầu bôi trơn:...........................................................................................................

Hệ thống cung cấp (tuần hoà bằng bơm, hỗn hợp phun vào nhiên liệu v.v):

.........................................................................................................................................................

Bơm tuần hòan:

Dạng: ..............................................................................................................................................

Kiểu:.................................................................................................................................................

Hỗn hợp với nhiên liệu

Tỷ lê phần trăm: ..............................................................................................................................

Bộ làm mát dầu: có/không2)

Bản vẽ hoặc dạng: ............................................................... Kiểu:..................................................

8.1.7 Thiết bị điện

Máy phát/máy phát xoay chiều 2)

Đặc tính hoặc dạng: ............................................................ Kiểu:..................................................

8.2 Động cơ tia lửa (động cơ xăng) đặc tính chủ yếu 1)

8.2.1 Mô tả động cơ

Dạng: ..............................................................................................................................................

Kiểu:.................................................................................................................................................

Chu kỳ: bốn kỳ/hai kỳ 2)

Đường kính xy lanh.................................................................................................................. mm

Hành trình pittông: ................................................................................................................... mm

Số xy lanh: ......................................................................................................................................

Bố trí các xy lanh: ................................................. Thứ tự đánh lửa...............................................

Dung tích làm việc động cơ: ....................................................................................................... lít

Tỷ số nén 3) ....................................................................................................................................

Hệ thống làm mát

a) Bằng chất lỏng

Tính chất của chất lỏng: .................................................................................................................

Bơm tuần hoàn: có/không2)............................................................................................................

Đặc tính hoặc dạng: ............................................................. Kiểu:.................................................

Tỷ số truyền động: ..........................................................................................................................

Bộ ổn nhiệt: chỉnh đặt:.....................................................................................................................

Bộ tản nhiệt: hình vẽ hoặc dạng: .............................................. Kiểu:.............................................

Van an toàn:....................................................................................................................................

 Quạt: đặc tính hoặc dạng: .................................................... Kiểu:................................................

Hệ thống truyền động của quạt: .....................................................................................................

Tỷ số truyền động: ..........................................................................................................................

Nắp quạt: ........................................................................................................................................

b) Bằng không khí

Quạt: đặc tính hoặc dạng: ......................................................... Kiểu.............................................

Tỷ số truyền động: ..........................................................................................................................

ống dẫn không khí (sản phẩm tiêu chuẩn): .....................................................................................

Hệ thống điều chỉnh nhiệt độ:có/không 4)

Mô tả tóm tắt: ..................................................................................................................................

c) Nhiệt độ do cơ sở chế tạo quy định

Làm mát bằng chất lỏng

Nhiệt độ lớn nhất tại cửa ra:......................................................................................................... K

Làm mát bằng không khí

Điểm chuẩn (mô tả).........................................................................................................................

Nhiệt độ lớn nhất tại điểm chuẩn: ............................................................................................... K

Nhiệt độ lớn nhất của khí xả: ...................................................................................................... K

Nhiệt độ nhiên liệu: min .................................................. K max:.................................................K

Nhiệt độ dầu bôi trơn: ..................................................... Kmax...................................................K

 Thiết bị tăng áp: có /không 2)

Mô tả hệ thống: ..............................................................................................................................

Dạng: ..........................................................................Kiểu:............................................................

Hệ thống nén: Dạng: ........................................................Kiểu:......................................................

Hệ thống làm mát không khí nạp:

Dạng: ................................................................................Kiểu:.....................................................

Hệ thống nạp

Mô tả và sơ đồ các cửa nạp không khí và các thiết bị phụ của chúng (đệm giảm chấn, thiết bị nung nóng, các cửa nạp không khí phụ v.v): .................................................................................

.........................................................................................................................................................

ống nạp: ..................................................................... Mô tả:..........................................................

Bộ lọc không khí: ............................................................................................................................

Dạng: ..............................................................................Kiểu:........................................................

Bộ giảm thanh đường nạp: .............................................................................................................

Dạng: ............................................................................Kiểu:..........................................................

8.2.2 Thiết bị chống ô nhiễm phụ thêm (nếu có)

Mô tả và sơ đồ:...............................................................................................................................

8.2.3 Hệ thống cung cấp nhiên liệu

Sự cung cấp nhiên liệu: .................................................................................................................

Bởi bộ chế hòa khí 2) ...................................................... Số:.........................................................

Dạng: ..............................................................................................................................................

Kiểu:................................................................................................................................................

Điều chỉnh

Jiclo:......................................................

ống venturis:.......................................... đường cong của lượng cấp nhiên liệu được vẽ

Mức buồng phao:................................... hoặc đối với lưu lượng không khí và chỉnh đặt theo

Khối lượng phao:.................................... đường cong này 2)

Van kim:.................................................

Van tiết lưu (bướu ga) điều khiển tay/tự động 2)

Chỉnh đặt độ đóng kín 3). ................................................................................................................

hoặc đồ thị đặc tính 2) .....................................................................................................................

Phun nhiên liệu 2)

Dạng: .............................................................................................................................................

Kiểu:................................................................................................................................................

Mô tả (chung): ................................................................................................................................

Hiệu chuẩn .....................................................................kPa3).......................................................

Hoặc đồ thị đặc tính 2)....................................................................................................................

8.2.4 Điều chỉnh van

Độ nâng lớn nhất của các và các góc mở và đóng so với các điểm chết:......................................

.........................................................................................................................................................

Phạm vi chuẩn và/hoặc phạm vi chỉnh đặt 2)

8.2.5 Hệ thống đánh lửa

Bộ phân phối đánh lửa

Cảm biến: có/không 2)

Chiến lược: chỉ muộn hoặc sớm/muộn 2)

Dạng: ..............................................................................................................................................

Kiểu:................................................................................................................................................

Đường cong đánh lửa sớm 3)

Điều chỉnh thời điểm đánh lửa 3)

Khe hở tiếp điểm 3) và góc dừng 2) ............................................................................................ độ

Buji

Dạng: ..............................................................................................................................................

Kiểu:.................................................................................................................................................

Chỉnh đặt khe hở phóng điện:.........................................................................................................

Cuộn dây đánh lửa

Dạng: ..............................................................................................................................................

Kiểu:.................................................................................................................................................

Tự đánh lửa

Dạng: ..............................................................................................................................................

Kiểu:................................................................................................................................................

Thiết bị triệt nhiễu vô tuyến

Dạng: ..............................................................................................................................................

Kiểu:.................................................................................................................................................

8.2.6 Hệ thống xả

Mô tả và sơ đồ:................................................................................................................................

8.2.7 Hệ thống bôi trơn

Mô tả hệ thống

Vị trí bình chứa dầu bôi trơn:..........................................................................................................

Hệ thống cung cấp (tuần hòan bằng bơm, phun vào cửa vào, hỗn hợp với nhiên liệu v.v ............

.........................................................................................................................................................

Bơm tuần hoàn 2)

Dạng: ..............................................................................................................................................

Kiểu:................................................................................................................................................

Hỗn hợp với nhiên liệu 2)

Tỷ lệ phần trăm:

Bộ làm mát dầu: có/không2)

Bảng vẽ hoặc dạng: ..................................................................... Kiểu:..........................................

8.2.8 Thiết bị điện

Máy phát/máy phát xoay chiều2)

Đặc tính hoặc dạng: ........................................................ Kiểu:......................................................

8.2.9 Các thiết bị phụ khác được lắp với động cơ (đánh số và mô tả tóm tắt nếu cần): .......

.........................................................................................................................................................

8.3 Các điều kiện thử để đo công suất hữu ích của động cơ

Tên thương phẩm hoặc nhãn động cơ: ..........................................................................................

Kiểu và số liệu động cơ: .................................................................................................................

Các điều kiện thử

Áp suất đo được ở công suất lớn nhất ...........................................................................................

Áp suất khí áp trong ................................................................................................................. kPa

Áp suất hơi nước ..................................................................................................................... kPa

Áp suất ngược trên đường xả:.................................................................................................. kPa

Vị trí của điểm đo áp suất ngược trên đường xả: ...........................................................................

Độ giảm áp đường rạp............................................................................................................... Pa

áp suất tuyệt đối trong đường ống nạp: .................................................................................... Pa

Nhiệt độ đo được ở công suất lớn nhất

a) của không khí nạp: ................................................................................................................. K

b) tại cửa ra bộ làm mát trung gian của động cơ: ....................................................................... K

c) của chất lỏng làm mát

- tại cửa ra của chất lỏng làm mát động cơ: ............................................................................. K2)

- tại điểm chuẩn trong trường hợp làm mát không khí: ............................................................. K2)

d) của dầu bôi trơn: ..................................................................................................................... K

tại điểm đo: .....................................................................................................................................

e) của nhiên liệu

- tại cửa vào bộ chế hòa khí/cửa vào hệ thống phun nhiên liệu2): .............................................. K

- trong khí cụ đo lưu lượng nhiên liệu: ........................................................................................ K

Đặc tính của động lực kế

Dạng: ...................................................................... Mẫu:...............................................................

Kiểu:.................................................................................................................................................

Công suất:.......................................................................................................................................

Đặc tính của khói kế

Dạng: ....................................................................... Mẫu:.............................................................

Kiểu:................................................................................................................................................

Khí cụ đo lưu lượng nhiên liệu: trọng lực/thể tích 2)

Nhiên liệu

Đối với động cơ tia lửa (động cơ xăng) làm việc với nhiên liệu lỏng

Dạng và kiểu: .................................................................................................................................

Đặc tính kỹ thuật: ...........................................................................................................................

Số ôctan nghiên cứu (RON): ................................................................. (phù hợp với ISO 5164)5)

Số ôctan động cơ (MON):....................................................................... (phù hợp với ISO 5163)5)

Tỷ lệ phần trăm và kiểu bão hòa oxy: .............................................................................................

Tỷ trọng:............................................................................ g/cm3 ở 288K (phù hợp với ISO 3675)5

Năng suất toả nhiệt giới hạn dưới đo được:...............................kJ/kg (phù hợp với ASTM D240)2)

Năng suất toả nhiệt hoặc giới hạn được ước lượng: ................kJ/kg (phù hợp với ASTM D240)2)

Đối với động cơ tia lửa làm việc với nhiên liệu khí

Dạng: ..............................................................................................................................................

Đặc tính kỹ thuật: ............................................................................................................................

Áp suất dự trữ:.......................................................................................................................... kPa

Áp suất sử dụng: .......................................................................................................................kPa

Năng suất tỏa nhiệt giới hạn dưới: ........................................................................................ kJ/kg

Đối với động cơ nén cháy làm việc với nhiên liệu khí

Hệ thống cấp: khí: ..........................................................................................................................

Đặc tính kỹ thuật của khí sử dụng:..................................................................................................

Tỷ lệ dầu nhiên liệu/khí:...................................................................................................................

Năng suất tỏa nhiệt giới hạn dưới: ........................................................................................ kJ/kg

Đối với động cơ nén cháy (động cơ điezen) làm việc với nhiên liệu lỏng

Dạng: ..............................................................................................................................................

Đặc tính kỹ thuật của nhiên liệu sử dụng: .......................................................................................

Chỉ số xêtan: ......................................................................................... (phù hợp với ISO 5165)5)

Độ nhớt: ........................................................................... mm2/s ở 400C(phù hợp với ISO 3104)5)

Tỷ trọng:............................................................................ g/cm3 ở 288K (phù hợp với ISO 3675)5)

Năng suất toả nhiệt giới hạn dưới, đo được:.................... kJ/kg (phù hợp với ASTM D240)2) hoặc

Năng suất toả nhiệt hoặc giới hạn được ước lượng: ............... kJ/kg (phù hợp với ASTM 3338)2)

Dầu bôi trơn

Dạng: ..............................................................................................................................................

Đặc tính kỹ thuật: ............................................................................................................................

Độ nhớt SAE: ..................................................................................................................................

______________________

1) Trong trường hợp động cơ và hệ thống khác với bình thường, cơ sở chế tạo phải cung cấp

những đặc tính khác thường đó.

2) Gạch bỏ những nội dung không thích hợp

3) Quy định dung sai

4) 1ph - 1 = 1vg/ph

5) Tiêu chuẩn ASTM

 

8.4 Trình bày các kết quả là hàm số của vận tốc động cơ 1)

Vận tốc động cơ ph-1

Kết quả

 

 

Mô men xoắn đo được N.m

 

 

Công suất đo được, kW

 

 

Lưu lượng nhiên liệu đo được2), g/s

 

 

Độ khói đo được,m-1

 

 

áp suất khí áp, kPa

 

 

áp suất hơi nước, kPa

 

 

Nhiệt độ không khí nạp, K

 

 

Công suất bổ sung thêm cho các thiết bị

phụ (xe, 8.1.8 và 8.2.9), kW

No.1

 

 

No.2

 

 

No.3

 

 

Hệ số điều chỉnh công suất

 

 

Lưu lượng nhiên liệu điều chỉnh2) ,g/s

 

 

Công suất phanh điều chỉnh, kW (có/không3) quạt)

 

 

Công suất quạt (bỏ đi nếu không lắp quạt)

 

 

Công suất hữu ích, kW

 

 

Momen xoắn hữu ích, Nm

 

 

Suất tiêu thụ nhiên liệu, g/(kW.h)4)

 

 

Hệ số điều chỉnh độ khói

 

 

 

 

 

Độ khói điều chỉnh, m-1

 

 

Nhiệt độ chất lỏng làm mát ở cửa ra, K

 

 

Nhiệt độ dầu bôi trơn tại điểm đo, K

 

 

Nhiệt độ nhiên liệu ở cửa vào bơm phun,K

 

 

Nhiệt độ không khí sau bộ làm mát không khí nạp,K3)

 

 

áp suất sau thiết bị tăng áp, kPa3)

 

 

áp suất sau bộ làm mát không khí, kPa

 

 

Chú thích

1) Các đường cong đặc tính của công suất hữu ích và mômen xoắn hữu ích của suất tiêu thụ nhien liệu và độ khói của khí xả phải được vẽ như là một hàm số của vận tốc động cơ.

2) Đối với các động cơ tia lửa lưu lượng nhiên liệu chỉnh là lưu lượng nhiên liệu đo được nhân với

hệ số điều chỉnh công suất. Khái niệm lưu lượng nhiên liệu điều chỉnh chỉ dùng cho mục đích tính toán. Đối với các động cơ nén cháy, lưu lượng nhiên liệu điều chỉnh bằng lưu lượngnhiên liệu đo đuợc, trừ các động cơ có công suất không đổi (xem6.3c)

3) Bỏ đi nếu không áp dụng

4) Được tính với công suất hữu ích điều chỉnh và lưu lượng nhiên liệu điều chỉnh

9 Đánh giá tính năng làm việc của động cơ

9.1 Chỉ định chất lượng

Khi tính năng làm việc của một động cơ (đường cong công suất, momen xoắn và suất tiêu thụ nhiên liệu) được xác định phù hợp với tiêu chuẩn này thì tính năng trên phải được ghi kèm theo cụm từ "phù hợp với TCVN 6446:1998 (iSO 1585)"

9.2 Ghi ký hiệu

9.2.1 Công suất hữu ích được công bố và vận tốc (phạm vi vận tốc) tương ứng cùa động cơ.

Công suất hữu ích được công bố và vận tốc (phạm vi vận tốc ) tương ứng của động cơ là công suất và vận tốc động cơ mà cơ sở chế tạo đã chỉ định trong tài liệu bán hàng của họ đối với một kiểu động cơ.

Chất lượng được công bố của "công suất hữu ích và vận tốc (phạm vi vận tốc) của động cơ" được dùng theo cụm từ "ISO".

Ví dụ:

Công suất hữu ích ISO.................................kW ở..............................................................ph-1 phù hợp với TCVN 6446:1998 (ISO 1585)

9.2.2 Momen xoắn hữu ích được công bố và vận tốc (phạm vi vận tốc) tương ứng của động cơ

Momen xoắn hữu ích được công bố và vận tốc (phạm vi vận tốc) tương ứng của động cơ là momen và vận tốc động cơ mà cơ sở chế tạo đã chỉ định trong tài liệu bán hàng của họ đối với một kiểu động cơ.

Chất lượng công bố của "momen xoắn hữu ích và vận tốc (phạm vi vận tốc) của động cơ" được kèm theo từ "ISO"".

Momen xoắn hữu ích ISO.................................N.m ở........................................................ph-1 phù hợp với TCVN 6446:1998 (ISO 1585)

9.2.3 Suất tiêu thụ nhiên liệu được công bố và vận tốc (phạm vi vận tốc) tương ứng của động cơ.

Suất tiêu thụ nhiên liệu được công bố và vận tốc (phạm vi vận tốc) tương ứng của động cơ là suất tiêu thụ nhiên liệu và vận tốc của động cơ mà cơ sở chế tạo đã quy định trong tài liệu bán hàng của họ đối với một kiểu động cơ.

Chất lượng được công bố của "suất tiêu thụ nhiên liệu và vận tốc (phạm vi vận tốc) của động cơ" được kèm theo từ "ISO".

Ví dụ:

Suất tiêu thụ nhiên liệu ISO..............................g/(kW.h) ở.................................................ph-1 phù hợp với TCVN 6446:1998 (ISO 1585)

9.3 Dung sai

9.3.1 Các giá trị được công bố

9.3.1.1 Công suất

9.3.1.1.1 Vận tốc động cơ ứng với công suất lớn nhất được công bố, Np. ít nhất tại một vận tốc ở trong khoảng np = ±2%, công suất điều chỉnh không được nhỏ hơn (100 - a)% (xem hình 2) của công suất được công bố 1). Không ở vận tốc nào của động cơ công suất điều chỉnh được lớn hơn (100 + a)% (xem hình 2) của công suất được công bố 1), 2).

Trong mọi trường hợp, công suất điều chỉnh không được sai lệch so với công suất được công bố ở một vận tốc đã cho của động cơ lớn hơn d%1).

9.3.1.2 Phạm vi vận tốc động cơ ứng với công suất lớn nhất được công bố, (np1 - np2).

Trong phạm vi vận tốc động cơ (np1 + 2%) đến (np2 - 2%), công suất điều chỉnh không đuợc nhỏ hơn (100 - a)% (xem hình 3) của công suất được công bố 1).

Không ở vận tốc nào của động cơ, công suất điều chỉnh được lớn hơn (100 + a)% (xem hình 3) của công suất được công bố 1),2).

________________

1) Xem 9.3.1.4

Trong mọi trường hợp, công suất điều chỉnh không được sai lệch so với công suất được công bố ở một vận tốc đã cho của động cơ lớn hơn d%1).

9.3.1.2 Momen xoắn

9.3.1.2.1 Vận tốc động cơ ứng với momen xoắn lớn nhất được công bố, nT

ít nhất tại một vận tốc ở trong khoảng nT ±2%, momen xoắn điều chỉnh không được nhỏ hơn (100-b) % (xem hình 4) của momen xoắn lớn nhất được công bố 1).

Hình 2 - đồ thị công suất lớn nhất của động cơ được công bố - một vận tốc động cơ

 

_____________________________________

2) Trong trường hợp thông thường, ở gần trị số vận tốc động cơ ứng với công suất lớn nhất được công bố, các phép đo phải được tiến hành từng nấc có giá trị không nhỏ hơn 3% vận tốc động cơ ứng với công suất lớn nhất được công bố hoặc 3% vận tốc nhất của động cơ np2 ứng với công suất thích hợp

Hình 3 - Đồ thị công suất lớn nhất của động cơ được công bố - phạm vi vận tốc động cơ

Hình 4 - Đồ thị momen xoắn lớn nhất được công bố - một vận tốc động cơ

Không ở vận tốc nào của động cơ, momen xoắn điều chỉnh được lớn hơn (100 + b) % (xem hình 4) của momen xoắn lớn nhất được công bố 1)3)

Trong mọi trường hợp, momen xoắn điều chỉnh không được sai lệch so với momen xoắn được công bố ở một vận tốc đã cho của động cơ lớn hơn d%1).

9.3.1.2.2 Phạm vi vận tốc động cơ tương ứng với momen xoắn lớn nhất được công bố, (nT1 - nT2).

Trong phạm vi vận tốc động cơ (nT1 + 2%) đến (nT2 - 2%), momen xoắn điều chỉnh không đuợc nhỏ hơn (100 - b)% (xem hình 5) của momen xoắn lớn nhất được công bố 1).

 

_____________________

1) Xem 9.3.1.

3) Trong trường hợp bình thường, ở gần trị số vận tốc động cơ ứng với momen xoắn lớn nhất được công bố các phép đo phải được tiến hành từng nấc có giá trị không nhỏ hơn 3% vận tốc động cơ ứng với momen xoắn lớn nhất được công bố hoặc 3% vận tốc lớn nhất của động cơ np2 ứng với momen xoắn thích hợp.

 

Không ở vận tốc nào của động cơ, momen xoắn điều chỉnh được lớn hơn (100 + b)% (xem hình 5) của momen xoắn lớn nhất được công bố 1),2).

Trong mọi trường hợp, momen xoắn điều chỉnh không được sai lệch so với momen xoắn được công bố ở một vận tốc đã cho của động cơ lớn hơn d%1).

Hình 5 - Đồ thị momen xoắn lớn nhất được công bố - phạm vi vận tốc động cơ

9.3.1.3 Suất tiêu thụ nhiên liệu

Suất tiêu thụ nhiên liệu được công bố ở một vận tốc (phạm vi vận tốc) đã công bố của động cơ được công nhận để kiểm tra lại nếu suất tiêu thụ nhiên liệu tính được trong quá trình thử không lớn hơn c% suất tiêu thụ nhiên liệu được công bố 1).

9.3.1.4 Trị số dung sai

Trị số dung sai được cho trong bảng 3

Bảng 3 - Trị số dung sai

 

a

b

c

d

Kiểm tra lại các trị số được công bố

2%

4%

2%

4%

Thử sự phù hợp của sản xuất1)

5%

6%

4%

6%

1) Đối với thử sự phù hợp của sản xuất, nhiệt độ nhiên liệu cho động cơ đánh lửa và động cơ nén cháy có thể mở rộng tới ± 5K

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính TCVN TCVN6446:1998

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN6446:1998
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoCòn hiệu lực
Lĩnh vựcGiao thông
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN TCVN6446:1998

Lược đồ Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6446:1998 (ISO 1585 : 1992) về phương tiện giao thông đường bộ -quy tắc thử động cơ - công suất hữu ích do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6446:1998 (ISO 1585 : 1992) về phương tiện giao thông đường bộ -quy tắc thử động cơ - công suất hữu ích do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
                Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
                Số hiệuTCVN6446:1998
                Cơ quan ban hànhBộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
                Người ký***
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoCòn hiệu lực
                Lĩnh vựcGiao thông
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6446:1998 (ISO 1585 : 1992) về phương tiện giao thông đường bộ -quy tắc thử động cơ - công suất hữu ích do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

                            Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6446:1998 (ISO 1585 : 1992) về phương tiện giao thông đường bộ -quy tắc thử động cơ - công suất hữu ích do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành