Nội dung toàn văn Thể lệ 01-TC-NĐ thi hành điều lệ thuế lợi tức doanh nghiệp
BỘ TÀI CHÍNH | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 01-TC-NĐ | Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 1956 |
THỂ LỆ CHI TIẾT ĐỂ THI HÀNH ĐIỀU LỆ THUẾ LỢI TỨC DOANH NGHIỆP
MỤC I. – NGUYÊN TẮC CHUNG
Điều 1. – Bản thể lệ chi tiết này ấn định theo điều 24 điều lệ thuế lợi tức doanh nghiệp.
Điều 2. – Tất cả các kinh doanh có mục đích kiếm lời trên nước Việt nam dân chủ cộng hòa đều phải nộp thuế lợi tức doanh nghiệp theo như điều lệ thuế lợi tức doanh nghiệp và bản thể lệ chi tiết này như quy định.
Những kinh doanh nộp thuế theo điều lệ thuế doanh nghiệp phải nộp thuế lợi tức từ doanh nghiệp.
Những kinh doanh được miễn thuế doanh nghiệp vì đã nộp thuế hàng hóa, sát sinh, thuế kinh doanh nghệ thuật cũng phải nộp thuế lợi tức doanh nghiệp.
Những người cho thuê nhà, đất ở các thành phố và thị trấn nhỏ cũng phải nộp thuế lợi tức doanh nghiệp.
Điều 3. – Nông dân ngoài công việc cày cấy, lợi dụng lúc nhàn rỗi làm thêm nghề thủ công, tự mình lao động không thuê nhân công thì số thu về nghề thủ công được miễn thuế lợi tức doanh nghiệp.
MỤC II. – CÁCH LÀM KẾ TOÁN VÀ KHAI BÁO
Điều 4. – Năm kinh doanh phải tính từ ngày 1 tháng Giêng đến ngày 31 tháng Chạp dương lịch. Hết một năm kinh doanh thì phải kết toán sổ sách để tính lỗ lãi.
Điều 5. – Nguyên tắc kế toán kinh doanh là phải ghi sổ theo dõi chế độ “ghi sổ ngay lúc mua bán” (tức là mọi sự việc mua bán trả tiền ngay hay mua bán chịu đều phải vào sổ ngay, để dùng vào căn cứ tính thuế).
Trường hợp kinh doanh nhỏ có thể áp dụng chế độ “ghi sổ lúc thanh toán” (tức là ghi vào sổ những sự việc mua bán tiền ngay, còn đối với các sự việc chịu thì lúc nào thanh toán tiền mới phải vào sổ). Người kinh doanh muốn giữ sổ theo chế độ này phải được cơ quan Thuế cho phép trước.
Mọi đơn vị kinh doanh chỉ được áp dụng một trong hai lối ghi sổ nói trên, không được áp dụng một lúc cả hai lối ghi sổ.
Điều 6.- Các kinh doanh phải lấy đồng bạc Việt nam làm đơn vị ghi sổ.
Điều 7. – Mỗi khi mua bán, người kinh doanh phải lấy chứng từ hoặc cấp chứng từ (như khi mua hàng thì phải lấy hóa đơn, khi bán hàng thì phải cấp hóa đơn).
Những hóa đơn mua hàng, cuống hóa đơn và những chứng từ mua bán đều phải giữ theo từng loại và theo thứ tự ngày tháng.
Điều 8. - Người kinh doanh phải lập ít nhất hai loại sổ chính là sổ nhật ký và sổ cái.
Những người đã được cơ quan Thuế cho phép thì dược dùng một loại sổ kế toán đơn giản.
Những kinh doanh rất nhỏ, thực sự là không có khả năng giữ sổ sách thì sau khi cơ quan Thuế đã kiểm tra và cho phép, được miễn giữ sổ sách, nhưng phải giữ những chứng từ mua hàng để cơ quan Thuế tiện theo dõi.
Điều 9. – Sổ sách kế toán và các chứng từ mua bán phải giữ ít nhất thời hạn 3 năm.
Điều 10. – Tài khoản vãng lai mở trong sổ để ghi tất cả công việc giao dịch với một khách hàng cần ghi rõ địa chỉ của khách hàng đó.
Tài khoản về tiền hay hàng hóa hoặc vật tư khác, cần ghi rõ tên từng món hay từng loại, số lượng và giá cả.
Điều 11. – Các nhà công nghiệp được phép làm thêm việc biên chế hộ cho người khác phải ghi vào sổ riêng phần biên chế hộ để tiện phân biệt với phần chế tạo cho mình. Về phần biên chế hộ phải ghi rõ tên, họ, chỗ ở của người thuê làm, ngày giao hàng, loại hàng, số lượng hàng, chi phí về biên chế, tiền công.v..v…
Điều 12. – Người kinh doanh bất luận là bị lỗ hay có lãi, trong thời hạn một tháng sau khi hết một năm kinh doanh (tức là đến ngày 31 tháng Giêng năm sau là thời hạn cuối cùng) phải lập các bản kê khai quy định dưới đây (mẫu đính kèm) nộp cho cơ quan Thuế địa phương:
1- Tờ khai báo Thuế lợi tức
2- Bảng lỗ lãi.
3- Bảng đối chiếu tổng kê tài sản.
4.- Bảng chi tiết hàng còn lại, nguyên liệu còn lại đầu kỳ và cuối kỳ.
5- Bảng chi tiết phí tổn kinh doanh.
Ngành công nghiệp chế tạo phải lập thêm bảng chi tiết riêng về giá thành hàng bán ra (tức giá thành hàng chế tạo).
Điều 13. – Đối với những kinh doanh mà chế độ kế toán chưa đủ đảm bảo, không thể kết toán lỗ lãi một cách chính xác được thì phải lập các bản kê khai dưới đây:
1- Tờ khai báo Thuế lợi tức.
2- Bảng chi tiết hàng còn lại (hoặc nguyên liệu còn lại) cuối kỳ.
3- Bảng chi tiết phí tổn kinh doanh trung bình mỗi tháng.
Điều 14. – Các phân sở, chi cục Thuế vụ có thể căn cứ vào tình hình địa phương mà thêm, bớt số lượng và nội dung các bản kê khai kể trong điều 12 và 13 trên đây, nhưng sau khi thêm bớt phải báo cho sở Thuế trung ương biết.
Điều 15. - Đối với công thương gia ngoại Kiều, những bản kê khai và giấy tờ đính theo nếu làm bằng tiếng ngoại quốc thì phải dịch ra tiếng Việt nam và kèm theo bản nguyên văn.
Điều 16. - Trước khi cải tổ, hợp nhất, chuyển nhượng, ngừng hoạt động hay tuyên bố thanh toán, các nhà kinh doanh phải báo cáo với cơ quan Thuế và làm kết toán lỗ lãi về thời gian đã thực tế kinh doanh.
Trong trường hợp ngừng hoạt động hoặc bị đóng cửa thì trong hạn 10 ngày kể từ ngày thôi kinh doanh, phải lập các bản kê khai như đã quy định và nộp thuế ngay, không được viện bất cứ lý do gì để lui đến cuối năm.
Điều 17. – Các kinh doanh nhỏ đã nộp thuế lợi tức gộp với thuế doanh nghiệp từng tháng, không phải lập các bản kê khai đã quy định ở các điều 12 và 13 trên.
MỤC III. – CÁCH TÍNH THUẾ
Điều 18. – Công thức tính thuế lợi tức doanh nghiệp như sau:
1 – Ngành buôn bán:
a) Tổng số tiền bán hàng – (tiền bán hàng bị trả lại + tiền giảm vào giá bán) = doanh thu bán hàng.
b) Trị giá hàng còn lại đầu kỳ + [tổng số tiền mua hàng trong kỳ đó – (tiền hàng đem trả + tiền giảm vào giá mua) + phí tổn mua hàng] - trị giá hàng còn lại cuối kỳ = giá thành bán ra.
c) Doanh thu bán hàng – giá thành bán ra = nguyên lãi.
d) Nguyên lãi – (phí tổn bán hàng + phí tổn quản lý + phí tổn tài vụ) = thực lãi.
e) Thực lãi + các lợi tức phụ thuộc – các khoản thiệt hại được trừ = thực lãi chịu thuế.
f) Thực lãi chịu thuế x thuế suất (tính theo luỹ tiến từng phần) = thuế phải nộp.
2 – Ngành chế tạo:
a) (Trị giá nguyên liệu còn lại đầu kỳ + số tiền mua nguyên liệu trong kỳ đó – trih giá nguyên liệu còn lại cuối kỳ) + lương công nhân trực tiếp chế tạo + phí tổn chế tạo = giá thành chế tạo.
b) Trị giá hàng chế tạo dở dang còn lại đầu kỳ + giá thành chế tạo - trị giá hàng chế tạo dở dang còn lại cuối kỳ = giá thành hàng chế tạo đã làm xong trong kỳ đó.
c) Trị giá hàng chế tạo đã làm xong còn lại đầu kỳ + giá thành hàng chế tạo đã làm xong trong kỳ đó - trị giá hàng chế tạo đã làm xong còn lại cuối kỳ = giá thành hàng bán ra.
d) Doanh thu bán hàng – giá thành bán ra = nguyên lãi.
e) Nguyên lãi – (phí tổn bán hàng + phí tổn quản lý + phí tổn tài vụ) = thực lãi.
f) Thực lãi + các lợi tức phụ thuộc – các khoản thiệt hại được trừ = thực lãi chịu thuế.
g) Thực lãi chịu thuế x thuế suất (tính theo luỹ tiến từng phần) = thuế phải nộp.
3 – Ngành thu ích:
a) Doanh thu về thu ích – giá thành kinh doanh + phí tổn quản lý + phí tổn tài vụ) = thực lãi.
b) Thực lãi + các lợi tức phụ thuộc – các khoản thiệt hại được trừ = thực lãi chịu thuế.
c) Thuế lãi chịu thuế x thuế suất (tính theo luỹ tiến từng phần) = thuế phải nộp.
GIẢI THÍCH TỪ KHOẢN 1 ĐẾN KHOẢN 3
a) Hàng bị trả lại tức là hàng sau khi bán ra vì phẩm chất hàng, giá cả và không hợp điều kiện đặt hàng, hoặc vì khách hàng mua hàng nhầm lẫn, hoặc vì hàng hư hỏng mà bị trả lại.
Khi mua hàng nếu cũng vì những nguyên nhân trên mà phải trả lại thì gọi là hàng đem trả lại.
Những hàng bị trả lại (hay bên trả lại) phải ghi đúng số, loại và giá bán (hoặc giá mua) kèm theo chứng từ hợp lệ.
b) Hàng còn lại đầu kỳ tức là hàng và nguyên liệu còn lại sau khi kiểm điểm hàng và nguyên liệu cuối năm đánh thuế.
c) Tiền giảm vào giá bán là tiền bớt cho khách hàng trong những trường hợp sau đây: khi bán hàng phải tính giảm giá cho khách hàng hoặc theo tập quán, bỏ các số lẻ không tính v.v ..
Khi mua hàng nếu cũng gặp những trường hợp như trên thì gọi là tiền giảm vào giá mua.
d) Phí tổn mua hàng gồm có tiền cước; tiền bảo hiểm trong khi vận chuyển đi đường; tiền đóng bao hàng; dỡ hàng; tiền chi tiêu để ăn đường; tiền cho mối lái trong việc mua hàng; tiền thuế phải đóng khi mua hàng (như thuế nhập khẩu) được trừ vào lợi tức chịu thuế cũng ghi vào khoản này.
e) Phí tổn bán hàng gồm có tiền lương của các người bán hàng; tiền quảng cáo; tiền hoa hồng về việc bán hàng (nếu có).
f) Phí tổn quản lý gồm có tiền lương của các người làm việc quản lý, coi kho, kế toán, văn phòng; tiền cải thiện sinh hoạt cho người làm; tiền văn phòng phẩm; tiền bưu điện; tiền bảo hiểm; tiền thuê nhà; tiền sữa chữa lung tung; tiền khấu trừ hao mòn; tiền đóng cho nghiệp đoàn; các khoản tạp phí. Các tiền thuế đã đóng trong công việc kinh doanh như thuế doanh nghiệp; sát sinh, kinh doanh nghệ thuật; thổ trạch môn bài được trừ vào lợi tức chịu thuế, cũng ghi vào khoản này.
g) Phí tổn tài vụ là tiền trả lãi về số vốn đi vay, tiền nợ khê đọng, phí tổn chuyển tiền, gửi tiền, hối đoái.
h) Lợi tức phụ thuộc là những lợi tức không do việc kinh doanh chính thức đem lại như tiền lãi về vốn cho vay, về cho thuê lại nhà, lãi về bán những tài sản cố định không dùng nữa.
i) Các khoản thiệt hại chỉ được trừ trong những trường hợp sau đây:
- Thiệt hại về tài sản cố định bán ra ( kể cả tiền khấu hao được trừ rồi) mà không thu lại được đủ vốn.
- Thiệt hại về tai nạn bất ngờ như nước lụt, lửa cháy, gió bão mà không được Công ty bảo hiểm bồi thường.
k) Lương công nhân trực tiếp chế tạo là tiền lương của các công nhân trực tiếp vận dụng máy móc, dụng cụ trong quá trình chế tạo.
l) Phí tổn chế tạo gồm tiền lương các công nhân gián tiếp phục vụ trong việc chế tạo; tiền nước, điện, than; tiền mua vật liệu linh tinh; tiền sữa chữa máy móc dụng cụ; tiền khấu hao các máy móc dụng cụ ấy; tiền bảo hiểm trong việc chế tạo; tiền đóng gói, in nhãn hiệu; tiền cước. Tiền thuế hàng hoá được trừ vào lợi tức chịu thuế cũng ghi vào khoản này.
m) Trường hợp kinh doanh thu ích thì giá thành là tiền vốn trực tiếp chi ra trong công việc kinh doanh (như hàng giặt quần áo hay hiệu nhuộm trả lương công nhân giặt quần áo và tiền mua xà phòng, thuốc nhuộm, tiền nước, điện, than)
Điều 19. - Những khoản dưới đây không được ghi vào khoản phí tổn hay thiệt hại để trừ vào lợi tức chịu thuế:
1 - Tiền lãi về số vốn bỏ ra kinh doanh;
2 - Tiền chi tiêu riêng của người chủ kinh doanh, người có cổ phần và cha mẹ vợ con của các người ấy.
3 - Tiền l ư ơng của người chủ kinh doanh, người có cổ phần và cha mẹ vợ con của các người ấy.
Nhưng nếu hoạt động của những người trên đây được cơ quan Thuế xét là cân thiết cho công việc kinh doanh thì sẽ được tính vào phí tổn kinh doanh một số sinh hoạt phí nhất định.
4 – Các khoản chi để mở mang, thay đổi, sữa chữa hay đổi mới nhà cửa, xe cộ, thuyền bè, máy móc, công cụ, khí cụ và các đồ trang bị khác để làm tăng thêm giá trị hay tăng thêm hiệu suất hơn trước.
5 - Những khoản thiệt hại khác ngoài ngành hoặc ngoài nghề mình đang kinh doanh.
6 - Những thiệt hại vì tai nạn bất ngờ như nước, lụt, lửa cháy, gió bão đã được Công ty bảo hiểm bồi thường.
7 - Tiền lỗ về kinh doanh năm trước.
8 - Tiền thuế lợi tức doanh nghiệp, tiền phạt vì phạm pháp về thuế, tiền phạt vì nộp thuế chậm.
9 - Tiền lương trả cho công nhân quá mức tiêu chuẩn chung của các đồng nghiệp.
10 - Tiền trợ cấp cho các người làm công nếu xét không hợp lý.
11- Những khoản mà cơ quan Thuế xét không cần thiết cho công việc kinh doanh hay nhiều quá sự cần thiết.
Điều 20. – Khai các khoản chi về phí tổn phải có chứng từ hợp lệ hay có chứng cứ cụ thể.
Điều 21. - Những người vừa buôn ngồi vừa buôn chuyến phải cộng gộp lợi tức buôn ngồi với lợi tức buôn chuyến để chịu thuế. Tiền thuế buôn chuyến đã nộp trước sẽ được tính vào khoản phí tổn.
Điều 22. - Trường hợp kinh doanh hai ngành trở lên thì phải cộng gộp lợi tức của các ngành kinh doanh lại để tính thuế. Tuy nhiên để đơn giản việc thu thuế, trường hợp kinh doanh nhiều ngành mà có kinh doanh nhỏ đựơc cơ quan Thuế cho nộp Thuế lợi tức theo chế độ hàng tháng gộp với Thuế doanh nghiệp, thì phần lợi tức của kinh doanh nhỏ này cuối năm không phải cộng với lợi tức của ngành khác để tính lại thuế nữa.
Điều 23. - Trường hợp kinh doanh 2 ngành trở lên thuộc hai thuế biểu khác nhau thì nói chung áp dụng thuế biểu thương nghiệp.
Đặc biệt những trường hợp sau đây sẽ được chiếu rõ và được áp dụng thuế biểu công nghiệp.
1 – Trường hợp số doanh thu thuộc ngành chịu thuế biểu thương nghiệp chỉ chiếm dưới 10% tổng số doanh thu.
2 – Trường hợp số doanh thu thuộc ngành thuế thương biểu thương nghiệp chiếm dưới 1/3 tổng số doanh thu và đã chuyển kinh doanh từ các ngành đó sang một ngành công nghiệp, vận tải, kiến trúc, có cơ quan quản lý công thương cho phép trước.
MỤC IV. - TRỊ GIÁ TÀI SẢN
Điều 24. - Trị giá các tài sản của một đơn vị kinh doanh phải lấy nguyên giá làm tiêu chuẩn.
Điều 25. - Trị giá hàng và nguyên liệu còn lại cuối kỳ sẽ lấy số lượng và nguyên giá hàng (hay nguyên liệu) còn lại đầu kỳ và số lượng và nguyên giá hàng (hay nguyên liệu) các lần mua vào trong kỳ đó mà tính theo phương pháp “định giá trung bình”
Trị giá hàng chế tạo đã làm xong và các sản phẩm phụ còn laij cuối kỳ sẽ lấy số lượng và giá thành hàng còn lại đầu kỳ và số lượng giá thành hàng các lần chế tạo trong kỳ đó mà tính theo phương pháp “định giá trung bình”.
Trị giá các sản phẩm khác phụ không có giá thành chế tạo sẽ lấy giá mua của thị trường làm tiêu chuẩn.
Trị giá hàng đang chế tạo dở dang sẽ lấy giá thành trong giai đoạn còn dở dang đó làm tiêu chuẩn.
Trị giá hàng đương chuyển vận sẽ lấy giá mua cộng thêm các phí tổn chuyển vận cần thiết.
Điều 26. – Nguyên giá hàng hóa, nguyên liệu vật liệu là giá mua hàng cộng thêm các phí tổn chuyển vận cần thiết đến chỗ bán hàng hoặc nơi sử dụng.
Nguyên giá hàng chế tạo tức là giá thành của các đơn vị chế tạo.
Nguyên giá tài sản cố định tức là giá thành lúc mua hoặc lúc xây dựng cộng thêm các phí tổn từ khi thiết kế cho đến khi sử dụng được.
Điều 27. – Khi kiểm điểm những hàng còn lại như: hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, hàng chế tạo đã làm xong, hàng chế tạo dở dang và các sản phẩm phụ, nếu gặp lúc hàng bị hư hỏng hay biến chất thì sẽ được cơ quan Thuế ước lượng giảm bớt trị giá.
Nếu có trường hợp thiếu hụt hoặc phải huỷ bỏ thì phải có chứng cớ xác thực mới được trừ bớt vào trị giá.
Điều 28. - Những chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu cũng có trị giá theo nguyên giá lúc mua.
Điều 29. - Những khoản nợ khê đọng trong những trường hợp dưới đây, nếu có chứng cớ xác thực thì được tính vào phí tổn tài vụ, nhưng phải báo cáo với cơ quan Thuế.
1 - Trường hợp người mắc nợ vỡ nợ, trốn tránh, bị xét xử hay vì những nguyên nhân khác mà không thể thu lại được một phần hay toàn bộ số nợ.
2 - Trường hợp số nợ đã để quá 2 năm, nhiều lần đốc thúc mà vẫn không thu được tiền gốc hay tiền lãi.
Những khoản nợ khê đọng nói trên, nếu về sau thu hồi lại được một phần hay toàn bộ số tiền thì nhận được về năm nào phải ghi vào lợi tức phụ thuộc của năm ấy.
Điều 30. - Tiền phí tổn trả trước (như trồng trước tiền thuê nhà...) và các vật liệu tiêu hao (như văn phòng phẩm, củi, than...) nếu chưa dùng hết thì sẽ trị giá phần còn lại căn cứ vào phần đã tiêu dùng rồi xem chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng số tiền hay vật liệu đó.
Tiền chi phí lúc khai trương sẽ trừ dần trong ba năm, mỗi năm 1/3.
Điều 31. - Trị giá tài sản cố định sẽ lấy giá lúc mua hoặc lúc xây dựng trừ tiền khấu hao đã tính.
Điều 32. - Tiền khấu hao về tài sản cố định sẽ căn cứ vào nguyên giá và thời gian (số năm) hợp lý để có thể dùng được tài sản đó mà tính theo phương pháp triết giảm bình quân hoặc phương pháp triết giảm theo định suất.
Đối với máy móc xe cộ thuyền bè cũng có thể tuỳ trường hợp mà tính theo thời gian sử dụng, số lượng sản xuất hoặc số cây số đã chạy.
Điều 33. - Nếu gặp khó khăn trong việc định nguyên giá của tài sản cố định và số năm có thể dùng được thì cơ quan Thuế sẽ mời các cơ quan có liên quan, các chuyên gia và các đại biểu công thương gia đến bình nghị quyết định.
Điều 34. – Trong quá trình sử dụng tài sản cố định nếu vì mở mang, thay đổi, sửa chữa, đổi mới hay vì lý do gì khác mà giá trị thực tế của tài sản tăng thêm hay giảm bớt, thì phải khấu hao căn cứ vào giá trị thực tế đó và căn cứ vào số năm còn được khấu hao hay số năm còn có thể sử dụng được.
Điều 35. – Khi tính tiền khấu hao tài sản cố định phải ước lượng trước “giá còn lại sau thời gian sử dụng” (nghĩa là ước lượng sau khi mở hết đã hết thời hạn sử dụng thì tài sản hư hỏng còn có thể bán được bao nhiêu).
Áp dụng phương châm triết giảm bình quân, phải “trừ giá còn lại” vào nguyên giá của tài sản để tính tiền khấu hao. Nếu tài sản không còn giá trị gì sau thời hạn sử dụng thì mới được lấy toàn bộ nguyên giá để tính tiền khấu hao.
Áp dụng phương pháp triết giảm theo định suất thì nguyên tắc là phải lấy 10 % nguyên giá làm giá còn lại.
Điều 36. – Sau thời hạn sử dụng, số tiền khấu hao đã trừ hết rồi nếu số tiền bán tài sản hư hỏng không bằng “giá còn lại” đã tính trước thì được ghi phần chênh lệch vào khoản thiệt hại để trừ vào lợi tức năm bán tài sản đi.
Nếu bán được cao hơn “giá còn lại” đã ước tính trước thì số tiền dôi ra sẽ ghi vào khoản lợi tức phụ thuộc của năm đó.
Thời hạn sử dụng chưa hết mà xảy ra việc bất thường, tài sản bị hư hỏng, có chứng cứ cụ thể, thì những số tiền được khấu hao chưa được trừ sẽ ghi vào khoản thiệt hại để trừ vào lợi tức năm xảy ra việc đó. Đồng thời tiền bán tài sản hư hỏng này cũng sẽ ghi vào khoản lợi tức phụ thuộc của năm đó.
Quá thời hạn sử dụng, số tiền khấu hao đã trừ hết rồi mà tài sản còn có thể sử dụng được thì không được tính tiền khấu hao nữa.
MỤC V.- THU THUẾ
Điều 37. - Người kinh doanh có chế độ kế toán minh bạch, đủ đảm bảo được dựa theo sổ sách và căn cứ vào điều lệ thuế và thể lệ chi tiết này mà khai báo. Cơ quan Thuế, sau khi xét lại các bản kê khai và kiểm tra sổ sách, sẽ tính số thuế phải nộp.
Điều 38.- Người kinh doanh không có đủ những điều kiện trên cũng tự khai báo như thể lệ chi tiết này quy định. Cơ quan Thuế sẽ căn cứ vào kết quả hiệp thương mà ấn định tỷ lệ thực lãi và số doanh thu để tính ra số lợi tức chịu thuế và số thuế phải nộp.
Trước khi hiệp thương, cơ quan Thuế phải căn cứ vào tính chất và quy mô các kinh doanh không giống nhau trong từng ngành mà phân ra từng loại. Trong mỗi loại phải chọn ra những hộ điển hình, có tính chất tiêu biểu để tiến hành điều tra tỉ mỉ, tìm ra số doanh thu xác thực và tỷ lệ lãi hợp lý của các hộ.
Điều 39. - Trường hợp thu thuế theo phương pháp hiệp thương, công thức sẽ như sau:
a) Số doanh thu x tỷ lệ thực lãi = thực lãi kinh doanh.
b) Thực lãi kinh doanh + tỷ lệ thực lãi = thực lãi kinh doanh
c) Thực lãi chịu thuế x thuế suất (tính theo luỹ tiến từng phần) = thuế phải nộp.
Số doanh thu nói trên là tổng số thu nhập, hoặc tổng số thu được về hoạt động thu ích, trong thời gian kinh doanh đã kê khai và được thương lượng thích hợp với hộ đó.
Tỷ lệ thực lãi là tỷ lệ lãi chung của cả ngành sau khi đã thương lượng và ấn định thích hợp với tỷ lệ của hộ đó.
Điều 40. - Phương pháp thương hiệp là một phương pháp dùng trong thời kỳ quá độ để thúc đẩy người kinh doanh cải tiến dần chế độ kế toán.
Người kinh doanh nào tự xét đã có đủ điều kiện cải tiến được rồi thì ngày đầu năm sẽ xin cơ quan Thuế xét để cho phép đổi phương pháp thu theo chế độ kiểm tra sổ sách.
Điều 41. – Cơ quan Thuế sau khi nhận được tờ khai của người chịu thuế theo như quy định của điều 12 và 13, sẽ căn cứ vào việc kiểm tra sổ sách hoặc phương pháp hiệp thương để xét số thuế phải nộp.
Điều 42. - Trường hợp thu theo chế độ kiểm tra sổ sách thì khi cần thiết, cơ quan Thuế có thể báo tin cho người chịu thuế tạm nộp trước một số tiền căn cứ vào tình hình kê khai trên, rồi cơ quan Thuế mới kiểm tra sổ sách và xét số thuế sau.
Điều 43. – Trường hợp thu theo phương pháp hiệp thương, cơ quan Thuế cũng có thể báo cho người chịu thuế tạm nộp trước, căn cứ vào tình hình kê khai và đối chiếu với số thuế của kỳ trước, rồi mới tiến hành hiệp thương sau.
Điều 44. - Người chịu thuế phải nộp xong tiền thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của cơ quan Thuế.
Điều 45. - Thuế lợi tức doanh nghiệp sẽ ước thu trước theo từng vụ trong 15 ngày đầu các tháng 4, tháng 7 và tháng 10 mỗi năm. Nếu vụ nào cơ quan Thuế chưa quy định tạm thu kịp thì có thể thu gộp vụ đó với vụ sau.
Số tạm thu của mỗi vụ sẽ do cơ quan Thuế ước tính, căn cứ vào số lợi tức của 3 tháng qua đồng thời căn cứ vào tình hình kinh doanh thay đổi mà đối chiếu vụ đó với vụ trước hoặc với cùng một vụ trong năm trước. Sau khi đã ước tính như trên sẽ hiệp thương để thu thuế.
Điều 46. – Sau khi cơ quan Thuế đã ấn định rõ thuế phải nộp (theo kiểm tra sổ sách hoặc hiệp thương) nếu có điều gì chưa đồng ý, người chịu thuế có quyền khiếu nại nhưng trong khi chờ đợi giải quyết, phải nộp 75% số thuế trong thời hạn đã quy định. Kể từ ngày đã ngày đã nộp thuế rồi, trong thời hạn 10 ngày, người chịu thuế phải làm đơn trình bày lý do và các bằng chứng để cơ quan Thuế hay Ban hiệp thương xét lại.
Cơ quan Thuế hay Ban hiệp thương thuế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn xin xét lại phải ra nghị quyết giải quyết. Sau đó người chịu thuế vẫn có quyền khiếu nại lên cơ quan Thuế cấp trên, nếu chưa đồng ý.
Điều 47. – Cơ quan xét đơn, nếu cần lấy thêm bằng chứng, tài liệu, giấy tờ thì có thể yêu cầu ngươì chịu thuế cung cấp. Để việc xét đơn được chính xác, kịp thời, người chịu thuế có nhiệm vụ cung cấp tài liệu trong thời hạn đó do cơ quan xét đơn ấn định và không được viện bất cứ một lý do gì để từ chối.
Điều 48. - Mỗi khi kiểm soát sổ sách giấy tờ kế toán và kho hàng của các nhà kinh doanh, nhân viên thuế có nhiệm vụ xuất trình giấy chứng minh do cơ quan Thuế cấp.
MỤC VI. - ĐIỀU KHOẢN PHỤ
Điều 49. - Người chịu thuế hàng hải nộp thuế, có thành tích giúp cơ quan Thuế sẽ được cơ quan Thuế đề nghị lên Ủy ban Hành chính cấp tương đương khen thưởng.
Người làm trái thể lệ, ẩn lậu man khai, làm giả sổ sách, giấy tờ bất kỳ ai cũng có quyền tố giác. Sau khi đã điều tra xác thực cơ quan Thuế sẽ xử phạt theo luật lệ và khen thưởng cho người tố giác từ 20 đến 30% số tiền phạt. Trong vòng 5 hôm sau khi đã thu số tiền phạt đó. Cơ quan Thuế phải báo cho người tố giác đến lĩnh thưởng.
Điều 50. – Làm trái các điều 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, và 17 của bản thể lệ chi tiết này sẽ bị phạt tiền có thể tới năm triệu đồng (5.000.000 đồng).
MỤC VII. - ĐIỀU KHOẢN PHỤ
Điều 51. - Quyền giải thích bản thể lệ chi tiết này thuộc Bộ Tài chính.
Điểu 52. - Bản thể lệ chi tiết này và bản điều lệ thuế lợi tức doanh nghiệp cùng thi hành một lúc.
| K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
PHỤ LỤC
1) “Phương pháp định giá trung bình”: Thí dụ: một hiệu buôn vải đầu năm 1954 còn lại 100 tấm nguyên giá là 150.000đ một tấm, ngày 1-3-54 mua 20 tấm giá 200.000đ một tấ, ngày 10-5-54 mua 5 tấm giá 180.000đ một tấm, ngày 15-12-54 mùa 3 tấm giá 220.000đ một tấm. Đến ngày 31-12-54 kết toán sổ sách còn lại 50 tấm.
Muốn trị giá số 50 tấm còn lại theo phương pháp “định giá trung bình” thì tính như sau:
- Tìm số lượng vải còn lại đầu năm và số lượng vải mua vào các lần trong năm: 100 tấm + 20 tấm + 50 tấm + 30 tấm = 200 tấm.
- Tìm nguyên giá vải còn lại đầu năm và và nguyên giá vải mua vào các lần trong năm:
(150.000đ x 100) + (200.000đ x 20) + (180.000 x 50) + (220.000đ x 30) = 34.600.000đ.
- Lấy số nguyên giá nói trên chia đều cho số lượng nói trên sẽ thành giá đơn vị của một tấm vải còn lại cuối năm tính theo phương pháp “định giá trung bình”:
Như vậy 50 tấn vải còn lại cuối năm trị giá là 173.000đ x 50 = 8.650.000đ.
Hàng còn lại cuối năm trước tính theo phương pháp “định giá trung bình) đem sang đầu năm sau thành nguyên giá hàng còn lại đầu kỳ.
2) Tài sản cố định: Danh từ tài sản cố định trái nghĩa với danh từ tài sản lưu động, tài sản lưu động gồm có tiền mặt hay những loại tài sản có thể chuyển thành tiền mặt (như hàng hóa) trong một thời gian ngắn. Trái lại tài sản cố định là những loại tài sản sử dụng lâu dài, không phải để bán đi và trong một thời gian ngắn không thể chuyển thành tiền mặt được. Tài sản cố định gồm có: đất đai nhà cửa, kiến trúc máy móc, dụng cụ, đồ đạc, xe cộ, thuyền bè.v.v…
3) Phương pháp triết giảm bình quân:Lâý nguyên giá đã trừ “giá còn lại” sau thời hạn sử dụng chia đều cho số năm sử dụng. Thí dụ: 1 cái máy nguyên giá 50 vạn đồng, có thể dùng được 10 năm, giá còn lại ước tính là 6 vạn đồng. Trong 10 năm sử dụng cái máy đó, mỗi năm được trừ tiền khấu hao như sau:
Tính theo phương pháp này, tiền khấu hao được trừ khấu hao đều ngang nhau. Theo ví dụ trên, tỷ lệ khấu hao được tính là 10%, tính vào 44 vạn (xem bảng tỷ lệ khấu hao đính theo, ở các cột ghi số 1).
4) Phương pháp triết giảm theo định suất: Mỗi năm áp dụng một tỷ lệ khấu hao nhất định đã tính sẵn (xem bảng tỷ lệ khấu hao đính theo, ở các cột ghi số 2) vào nguyên giá tài sản.
Năm đầu lấy tỷ lệ khấu hao nhân với toàn bộ nguyên giá.
Các năm sau lấy tỷ lệ khấu hao nhân với phần nguyên giá còn lại sau khi đã trừ tiền khấu hao trong các năm trước. Thí dụ: 1 cái máy nguyên giá 1triệu đồng có thể dùng được 5 năm, giá còn lại ước tính là 10% nguyên giá tức 10 vạn đồng, tỷ lê khấu hao đã tính sẵn là 36.9%.
- Năm đầu được trừ 1.000.000đ x 36.9% = 369.000đ.
Còn lại: 1.00.000đ – 369.000đ = 631.000đ.
- Năm thứ hai được trừ: 631.000 x 36.9% = 232.839đ
Còn lại: 631.000 – 232.839đ =398.161đ
- Năm thứ ba được trừ: 398.161đ x 36.9% = 146.921đ…
Tính theo phương pháp này, tìên khấu hao được trừ mỗi năm mỗi nhỏ đi, cuối cùng ngang với giá còn lại (theo thí dụ trên, hết năm thứ năm thì còn lại vừa vặn 10 vạn đồng là “giá còn lại” của máy như đã ước tính trước).
BẢNG HẠN ĐỊNH TỶ LỆ KHÁU TRỪ HAO MÒN CAO NHẤT VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
THỜI HẠN SỬ DỤNG | TỶ LỆ KHẤU TRỪ HAO MÒN CAO NHẤT | THỜI HẠN SỬ DỤNG | TỶ LỆ KHẤU TRỪ HAO MÒN CAO NHẤT | ||
Tính theo phương pháp bình quân (1) | Tính theo phương pháp định suất (2) | Tính theo phương pháp bình quân (1) | Tính theo phương pháp định suất (2) | ||
2 năm 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 8 – 9 – 10 – 11 – 12 – 13 – 14 – 15 – 16 – 17 – 18 – 19 – 20 – 21 – 22 – 23 – 25 – 24 – 26 – 27 – 28 – 29 – 30 – | 50 % 33,3 – 25 – 20 – 16,7 – 14,2 – 12,5 – 11,1 – 10 – 9,1 – 8,3 – 7,7 – 7,4 – 6,7 – 6,3 – 5,9 – 5,6 – 5,3 – 5 – 4,8 – 4,5 – 4,3 – 4,2 – 4 – 3,8 – 3,7 – 3,6 – 3,4 – 3,3 – | 68,4 % 53,6 – 43,8 – 36,9 – 31,9 – 28 – 25 – 22,6 – 20,6 – 18,9 – 17,5 – 16,2 – 15,2 – 14,2 – 13,4 – 12,7 – 12 – 11,4 – 10,9 – 10,4 – 9,9 – 9,5 – 9,1 – 8,8 – 8,5 – 8,2 – 7,9 – 7,6 – 7,4 – | 31 năm 32 – 33 – 34 – 35 – 36 – 37 – 38 – 39 – 40 – 41 – 42 – 43 – 44 – 45 – 46 – 47 – 48 – 49 – 50 – 51 – 52 – 53 – 54 – 55 – 56 – 57 – 58 – 59 – | 3,2 – 3,1 – 3 – 2,9 – 2,9 – 2,8 – 2,7 – 2,6 – 2,6 – 2,5 – 2,4 – 2,4 – 2,3 – 2,3 – 2,2 – 2,2 – 2,1 – 2,1 – 2 – 2 – 2 – 1,9 – 1,9 – 1,9 – 1,8 – 1,8 – 1,8 – 1,7 – 1,7 – | 7,2 – 6,9 – 6,7 – 6,5 – 6,4 – 6,2 – 6 – 5,9 – 5,7 – 5,6 – 5,5 – 5,3 – 5,2 – 5,1 – 5 – 4,9 – 4,8 – 4,7 – 4,6 – 4,5 – 4,4 – 4,3 – 4,2 – 4,2 – 4,1 – 4 – 4 – 3,9 – 3,8 – |
| Tiếp theo….. | 60 – | 1,7 – | 3,8 – |
(1) Tính vào nguyên giá đã trừ giá còn lại sau thời hạn sử dụng.
(2) Năm đầu tính vào toàn bộ nguyên giá. Các năm sau tính vào phần nguyên giá còn lại sau khi đã khấu trừ tiền khấu hao trong các năm trước.
BỘ TÀI CHÍNH SỞ THUẾ TRUNG ƯƠNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC | Mẫu số 1- LT/ST Khổ 22 x 28 |
TỜ KHAI
THUẾ LỢI TỨC DOANH NGHIỆP
Ngành |
|
Nghề |
|
Số người làm công |
|
Số vốn kinh doanh |
|
|
|
|
PHÂN LOẠI DOANH THU | Số doanh thu theo khai báo | Sau khi kiểm tra sổ hay hiệp thương khai thêm | CỘNG |
- Số doanh thu phải chịu thuế doanh nghiệp:.. - Doanh thu bán hàng ở nơi kinh doanh…..
- Doanh thu về bán hàng ở nơi khác:……..
- Doanh thu về thu ích…………………….
- Số doanh thu được miến thuế D, N (vì đã nộp thuế háng hóa, sát sinh, kinh doanh nghệ thuật):………………………………………...
- Số doanh thu về cho thuê nhà đất:…………
- Những số doanh thu khác: (như buôn chuyến):……………………………………. |
………………...
………………..
………………..
………………..
………………..
……………….. |
……………………
……………………
……………………
…………………
…………………..
…………………… |
………….
………….
………….
………….
………….
………….. |
TỔNG CỘNG:…………….. |
……………….. |
…………………… |
………….. |
1) Số nguyên lãi |
| 7) Thuế phải nộp |
|
2) Số phí tổn (kể cả sinh hoạt phí nếu được tính) |
| 8)Số thuế đã nộp trước |
|
3) Số thực lãi (khoản 1 trừ khoản 2) |
| 9) Số thuế còn phải nộp |
|
4) Lợi tức phụ thuộc |
| 10) Tỷ lệ nguyên lãi |
|
5) Các khoản thiệt hại được trừ |
| 11) Tỷ lệ phí tổn |
|
6) Thực lãi chịu thuế (cộng khoản 3 với 4 trừ khoản5) |
| 12)Tỷ lệ thực lãi |
|
PHÂN TÍCH SỐ TIỀN MUA HÀNG VÀ BÁN HÀNG TỪNG THÁNG
THỜI GIAN | SỐ TIỀN MUA HÀNG | SỐ TIỀN BÁN HÀNG | SỐ THU ÍCH |
Tháng 1 |
|
|
|
Tháng 2 |
|
|
|
Tháng 3 |
|
|
|
Tháng 4 |
|
|
|
Tháng 5 |
|
|
|
Tháng 6 |
|
|
|
Tháng 7 |
|
|
|
Tháng 8 |
|
|
|
Tháng 9 |
|
|
|
Tháng 10 |
|
|
|
Tháng 11 |
|
|
|
Tháng 12 |
|
|
|
TỔNGCỘNG |
|
|
|
Khai tại…….ngày…..tháng….năm 195…
KẾ TOÁN VIÊN CHỦ HIỆU HAY QUẢN LÝ
BỘ TÀI CHÍNH SỞ THUẾ TRUNG ƯƠNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC | Mẫu số 2 LT/ST Khổ 22x28 |
BẢNG LỖ LÃI
----------
Tên hiệu: địa chỉ:..................................
Thời gian kinh doanh từ ngày:..................................... đến ngày:.................................
TÊN CÁC KHOẢN | SỐ TIỀN | CHÚ THÍCH | |
Theo khai báo | Sau khi kiểm tra sổ | ||
1) Tổng số tiền bán hàng:……………. 2) Trừ: tiền bán hàng bị trả lại………. 3) Trừ: tiền giảm giá bán:…………… 4) Doanh thu bán hàng:……………… 5) Trị giá hàng còn lại đầu kỳ:………. 6) Cộng: tổng số tiền mua hàng kỳ này. 7)Trừ: tiền hàng đem trả lại:………….. 8) Trừ: tiền giảm giá mua:……………. 10) Trừ: trị giá hàng còn lại cuối kỳ:…. 11) Giá thành hàng bán ra:……………. 12) Nguyên lãi hàng không bán ra:…… (khoản 4 trừ khoản 11) | ………… …………. …………. …………. …………. …………. …………. …………. …………. …………. …………. | ………… ………… ………… ………… ………… ………... ………… ………... ………... ………... …………
| ……………. ……………. ……………. …………… ……………. ……………. …………… …………… ……………. …………… ……………. |
13) Doanh thu về thu ích:……………... 14) Giá thành kinh doanh:…………….. 15) Nguyên lãi về thu ích:…………….. (khoản 13 trừ khoản 14) | ................ ………… …………. | ………… ………… …………
| ……………. ……………. ……………. |
16) Tổng số doanh thu:……………….. (khoản 4 + khoản 13) 17) Tổng số giá thành:……………… (khoản 11 + khoản 14) 18) Tổng số nguyên lãi:………………. (khoản 12 + khoản 15) 19) Phí tổn bán hàng, quản lý, tài vụ:… 20) Thực lãi kinh doanh:……………… (khoản 18 trừ khoản 19) 21) Cộng: lợi tức phụ thuộc:………….. 22) Trừ: các khoản thiệt hại:………….. 23) Thực lãi kỳ này:………………… | ………….
………….
………….
…………. ………….
………… …………. …………. | …………
…………
…………
………… …………
………… ………… ………… | …………….
……………
…………….
……………. …………….
……………. …………… ……………. |
Khai tại……ngày…tháng…..năm 195..
KẾ TOÁN VIÊN CHỦ HIỆU HAY QUẢN LÝ
BỘ TÀI CHÍNH SỞ THUẾ TRUNG ƯƠNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC | Mẫu số 3 LT/ST |
BẢNG ĐỐI CHIẾU TỔNG KÊ TÀI SẢN
Ngày……tháng…..năm 195….
Tên hiệu:................................................. Địa chỉ:.........................................................
TÀI SẢN HIỆN CÓ | TÀI SẢN NỢ | ||
1. – Tài sản lưu động: |
1. - Tài sản nợ lưu động: | ||
Tiền trong quỹ……………. | ………đ | Tiền vay ngân hàng……….. | ……….đ |
Tiền gửi ngân hàng……….. | ……….. | Các món nợ phải chi………. | ……….. |
Các món nợ phải thu……... | ………… | Phí tổn phải trả……………. | ……….. |
Tiền phí tổn trả trước |
| Tiền của khách hàng………. | ……….. |
nhưng chưa tiêu dùng hết… | ………… | CỘNG…….. | ……….đ |
Tiền đặt hàng……………... | ………… |
|
|
Hàng còn lại……………… | ………… | 2. – Tài sản cố định: | |
Nguyên liệu còn lại………. | ………… | Tiền vay dài hạn…………. | ……….đ |
Vật liệu còn lại…………… | ………… | CỘNG…….. | ……….đ |
Hàng chế tạo dở dang còn lại………………………… |
………… |
|
|
Hàng chế tạo đã làm xong còn lại…………………….. |
………… | 3. – Trị giá thực: | |
CỘNG………. | ……….đ | Vốn…………………… | ……….đ |
2.- Tài sản cố định: | (3) Vốn dự trữ…………….. | ………. | |
Đất cát……………………. | ……….đ | (4) Tiền lãi các năm cũ còn lại đem sang……………… |
………. |
(1) Thiết bị về nhà cửa…… | ……….. | Thực lãi kỳ này…………… | ………. |
(2) Tiền khấu hao dự trữ về nhà cửa………………….. |
………… | CỘNG…………. | ……….đ |
(1) Thiết bị về máy móc….. | ………… |
|
|
(2) Tiền khấu hao dự trữ về máy móc…………………. |
………… |
|
|
(1) Thiết bị về dụng cụ….. | ………… |
|
|
(2) Tiền khấu hao dự trữ về dụng cụ…………………. |
………… |
|
|
(1) Thiết bị về xe cộ….. | ………… |
|
|
(2) Tiền khấu hao dự trữ về xe cộ…………………. |
……….. |
| |
CỘNG……… | ……….đ |
|
|
3.- Tài sản khác |
|
| |
Chi phí khai trương………. | ……….đ |
| |
Chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu)…………………….. |
………… |
|
|
CỘNG……….. | ……….đ |
| |
TỔNG CỘNG…………. | ……….đ | TỔNG CỘNG……. | …........đ |
Làm tại…………ngày…tháng….năm…
KẾ TOÁN VIÊN CHỦ HIỆU HAY QUẢN LÝ
(1) Ghi nguyên tắc lúc mua hay lúc xây dựng.
(2) Ghi tiền khấu hao tính lúc trước cho đến hết kỳ này.
(3) Trích tiền lãi để dành đập vào vốn phòng khi có thua lỗ hay hụt vốn.
(4) Tiền lãi còn lại chưa lấy ra hoặc chưa chia cho cổ phần.
BỘ TÀI CHÍNH SỞ THUẾ TRUNG ƯƠNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC | Mẫu số 4 LT/ST Khổ 22x 34 |
BẢNG CHI TIẾT VỀ HÀNG VÀ NGUYÊN LIỆU CÒN LẠI ĐẦU KỲ
Tên hiệu: ____________________________________ Địa chỉ: ______________________________
Thời gian kinh doanh từ ngày:______________________________ Đến ngày: __________________
TÊN HÀNG HAY NGUYÊN LIỆU (1) | Số lượng
(2) | Giá đơn vị (tính theo phương pháp định giá trung bình) (3) | Số tiền (cột 2 x cột 3)
(4) |
|
|
|
|
|
| Tổng cộng: |
|
(Xem mặt sau)
BẢNG CHI TIẾT VỀ HÀNG VÀ NGUYÊN LIỆU CÒN LẠI CUỐI KỲ
TÊN HÀNG HAY NGUYÊN LIỆU
(1) |
Số lượng
(2) | Giá đơn vị (tính theo phương pháp định giá trung bình) (3) | Số tiền (cột 2 x cột 3) |
|
|
|
|
|
| Tổng cộng: |
|
Khai tại______ngày__tháng____năm 195__
Kế toán viên Chủ hiệu hay quản lý
BỘ TÀI CHÍNH SỞ THUẾ TRUNG ƯƠNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC | Mẫu số 5 LT/ST Khổ 22x34 |
BẢNG CHI TIẾT PHÍ TỔN KINH DOANH
___________
Tên hiệu: ____________________________________ Địa chỉ: ______________________________
Thời gian kinh doanh từ ngày:______________________________ Đến ngày: __________________
TÊN TÀI KHOẢN | SỐ TIỀN | CHÚ THÍCH | |
Theo khai báo | Sau khi kiểm tra sổ | ||
TỔNG CỘNG PHÍ TỔN |
|
| (1) Phân tích ở mặt sau. |
Lương người bán hàng (1)………. Tiền quảng cáo…………………... Phí tổn Tiền hoa hồng bán hàng………… Bán hàng …………………………………. …………………………………. |
……….. ………. ……….. ………. ……….. |
………... ………... ……….. ……….. ……….. | |
CỘNG……………………. | ………... | ………… | |
Lương người làm (1)…………….. Tiền cải thiện sinh hoạt cho người làm………………………………. Tiền thuê nhà…………………….. Chi phí về điện nước…………….. Văn phòng phẩm………………… Phí tổn bảo hiểm………………… Phí tổn bưu điện…………………. Phí tổn Phí tổn sữa chữa………………… quản lý Tiền khấu hao……………………. Triết giảm về chi phí lúc khai trương Tiền đóng cho Nghiệp đoàn……… Tạp phí…………………………… Thuế doanh nghiệp. v.v…………… | ………..
……….. ……….. ……….. ……….. ……….. ……….. ……….. ……….. ………. ……….. ………. ……….. | …………
………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………… ………... ………… ………… ………… | |
CỘNG …………………. | ……….. | ………… | |
Tiền lãi số vốn đi vay…………….. Phí tổn Tiền nợ khê đọng………................. tài vụ Phí tổn về chuyển tiền, về hối đoái..
|
……….. ………. ………. |
…………. …………. ………… | |
CỘNG…………………… | ………. |
|
|
Khai tại…….ngày….tháng….năm…
Kế toán viên Chủ hiệu hay quản lý
PHÂN TÍCH
SỐ NGƯỜI LÀM CÔNG VÀ SỐ NGƯỜI TRONG GIA ĐÌNH THAM GIA KINH DOANH
Số thứ tự | Họ tên tuổi các người làm trong cửa hiệu | Liên hệ gia đình với người chủ hiệu | Làm những công việc cụ thể gì? | Tiền lương đã trả cho người làm công | Tiền sinh hoạt phí được trừ cha mẹ, vợ con tham gia kinh doanh |
|
|
|
|
|
|
BỘ TÀI CHÍNH SỞ THUẾ TRUNG ƯƠNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC | Mẫu số 6 LT/ST Khổ 22x34 |
BẢNG CHI TIẾT VỀ GIÁ THÀNH HÀNG CHẾ TẠO
___________
Tên hiệu: ____________________________________ Địa chỉ: ______________________________
Thời gian kinh doanh từ ngày:______________________________ Đến ngày: __________________
TÊN CÁC KHOẢN | SỐ TIỀN | CHÚ THÍCH | |
Theo khai báo | Sau khi kiểm tra sổ
| ||
1) Trị giá nguyên liệu còn lại đầu kỳ..................................... 2) Cộng: tổng số tiền mua nguyên liệu kỳ này……………. 3) Trừ: trị giá nguyên còn lại cuối kỳ……………………… 4) Trị giá nguyên liệu đem chế tạo kỳ này………………… 5) Lương công nhân trực tiếp chếtạo(1)…………………… 6) Lương công nhân gián tiếp phục vụ việc chế tạo1 PHÍ 7) Tiền mua vật liệu linh tinh………………………. 8) Chi phí về điện lực……………………………… TỔN 9) Sữa chữa máy móc nông cụ.................................. 10) Tiền khấu hao máy móc dụng cụ………………. CHẾ 11) Tiền bảo hiểm………………………………….. 12) Tiền đóng gói in nhãn hiệu…………………….. TẠO 13) Tiền cước………………….................................. 14) Tạp phí…………………….................................. 15) Thuế hàng hóa…………….................................. 16) Tiền chế biến ngoài xưởng…………………….. 17) …………………………….................................. 18) Cộng từ khoản 6 đến khoản 17…………………. 19) Giá thành hàng chế tạo kỳ này (khoản 4+5+8…………. 20) Cộng: trị giá hàng chế tạo dở dang còn lại đầukỳ……... 21) Trừ: trị giá hàng chế tạo dở dang còn lại cuối kỳ……... 22) Giá thành hàng chế tạo đã làm xong kỳ này…………… 23) Cộng: trị giá hàng chế tạo đã làm xong còn lại đầu kỳ. 24) Trừ: trị giá hàng chế tạo đã làm xong còn lại cuối kỳ.... 25) Giá thành hàng chế tạo bán ra………………………… |
………… ………… ………... ……….. ……….. ……….. ………… ………… ………… ………… ………… ……….. ………… ………… ………… ………… ………… ……….. ……….. ………… ………… ………… ………… ………… …………
| …………. …………. …………. ………… …………. …………. ………… …………. …………. ………… …………. ………… ………… …………. …………. ………… ………… …………. …………. ………….. ………….. ………….. ………….. …………. ………….
| (1) Đã phân tích ở mẫu số 5 LT/ST (mặt sau)
|
Khai tại ______ ngày____tháng____năm 195__
KẾ TOÁN VIÊN CHỦ HIỆU HAY QUẢN LÝ