Nội dung toàn văn Thoả thuận thành lập Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam - Pa-ki-xtan giữa Việt Nam Pa-ki-xtan 2002
THÕA THUẬN
CỦA BỘ NGOẠI GIAO SỐ 46/LPQT NGÀY 28 THÁNG 6 NĂM 2002 GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ HỒI GIÁO PA-KI-XTAN VỀ VIỆC THÀNH LẬP UỶ BAN LIÊN CHÍNH PHỦ VIỆT NAM - PA-KI-XTAN
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Hồi giáo Pa-ki-xtan (sau đây gọi là "Các bên").
Ghi sâu mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước và nhân dân hai nước;
Mong muốn tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ hữu nghị đó trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và đôi bên cùng có lợi; và,
Nhận thấy những lợi ích mà hai nước sẽ có được từ sự hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn;
Đã thoả thuận như sau:
Điều 1. Một Uỷ ban Liên Chính phủ (sau đâu gọi là "Uỷ ban"), bao gồm đại diện cùng cấp của hai nước do mỗi Bên cử ra, sẽ được thành lập, và hoạt động theo cách thức sau:
1. Các cuộc họp thông thường của Uỷ ban sẽ diễn ra luân phiên ở mỗi nước ít nhất là 2 năm 1 lần, tuỳ theo điều kiện của hai Bên; và,
2. Tuy nhiên, các cuộc họp bất thường của các nhóm làm việc hoặc các nhóm chuyên gia đặc biệt của Uỷ ban có thể sẽ được sắp xếp tại địa điểm và thời gian mà hai Bên yêu cầu.
Điều 2. Uỷ ban sẽ có các chức năng như sau:
1. Duy trì sự liện hệ giữa hai nước về kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật và các lĩnh vực có liên quan;
2. Trao đổi thông tin về các vấn đề liên quan tới nền kinh tế của hai nước;
3. Kiểm điểm lại những tiến bộ trong hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật và đề xuất các biện pháp nhằm củng cố sự hợp tác đó; và,
4. Đưa ra các kiến nghị và đệ trình các đề xuất tới các Chính phủ nhằm kết hợp nỗ lực trong việc nâng cao lợi ích kinh tế cho cả hai nước thông qua hợp tác song phương.
Điều 3. Uỷ ban:
1. Sẽ đưa ra lịch trình và xác định các thủ tục thực hiện công việc của mình;
2. Có thể thành lập phân Ban và các nhóm làm việc nhằm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do các Bên thoả thuận; và
3. Sẽ thông qua biên bản các cuộc họp của phân ban và các nhóm làm việc.
Điều 4. Các quyết định và đề xuất do Uỷ ban đưa ra trong các lĩnh vực như nêu trong Điều 2 của Thoả thuận này, sẽ có hiệu lực sau khi hai Bên trao đổi văn bản xác nhận rằng các cơ quan có thẩm quyền hai nước đã thông qua.
Điều 5. Tất cả các tranh chấp liên quan tới việc giải thích hoặc thực hiện Thoả thuận này sẽ được giải quyết thông qua đàm phán song phương.
Điều 6. Thoả thuận này sẽ có hiệu lực cho khoảng thời gian 5 năm và sẽ được tự động gia hạn với thời gian tương ứng. Mỗi bên có thể chấm dứt Thoả thuận này tại bất kỳ thời điểm nào, sau khi thời hạn 5 năm đầu tiên đã chấm dứt, bằng cách thông báo cho Bên kia bằng văn bản sáu tháng trước khi hết hạn Thoả thuận ý định của mình muốn chấm dứt Thoả thuận này.
Điều 7. Thoả thuận này sẽ có hiệu lực từ ngày ký.
Làm và ký tại Islamabad vào ngay 18 tháng 4 năm 2002 thành hai bản gốc bằng tiếng Việt và tiếng Anh, hai bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự bất đồng, bản tiếng Anh sẽ là quyết định.
Lê Công Phụng (Đã ký) | Nawid Ahsan (Đã ký) |