Điều ước quốc tế 103/2004/LPQT

Thỏa thuận số 103/2004/LPQT về thực hiện Dự án "Phát huy di sản bảo tàng Việt Nam" giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp

Nội dung toàn văn Thỏa thuận thực hiện Dự án Phát huy di sản bảo tàng Việt Nam giữa Việt Nam Pháp 2004


VIỆN KHOA HỌC VIỆT NAM
******

 

Số: 103/2004/LPQT

Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2004 

 

Thỏa thuận tài chính giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp để thực hiện Dự án "Phát huy di sản bảo tàng Việt Nam" có hiệu lực từ ngày 07 tháng 10 năm 2004./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Hoàng Anh

 

QUỸ ĐOÀN KẾT ƯU TIÊN

THỎA THUẬN TÀI CHÍNH SỐ: 2004-23 GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN "PHÁT HUY DI SẢN BẢO TÀNG VIỆT NAM”.

Lời nói đầu

Thỏa thuận tài chính này bao gồm Các điều khoản riêng và Các điều khoản chung hợp thành văn bản tham chiếu của dự án. Thỏa thuận được lập làm bốn bản chính, hai bản bằng tiếng Pháp và hai bản bằng tiếng Việt; tất cả đều. có giá trị như nhau. Thỏa thuận bao gồm  trang được đánh số từ 2 đến 12.

CÁC ĐIỀU KHOẢN RIÊNG

Một bên là:

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sau đây gọi tắt là phía Việt Nam

Và một bên là:

Chính phủ nước Cộng hòa Pháp, sau đây gọi tắt là phía Pháp

Cùng thỏa thuận như sau:

Phần 1:

MỤC TIÊU CỦA THỎA THUẬN

Điều 1. Bản Thỏa thuận này nhầm mục đích dành cho phía Việt Nam sự hỗ trợ tài chính của phía Pháp, dưới dạng viện trợ không hoàn lại để thực hiện dự án được hai phía chấp thuận và xác định như tên gọi tại Điều 2 dưới đây:

Trên cơ sở định giá nhu cầu do phía Việt Nam cung cấp, khoản hỗ trợ tài chính của phía Pháp từ ủy ban các dự án Quỹ Đoàn kết ư­u tiên được xác định là 1.670.000 euro.

Điều 2. Xác định dự án

Số dự án: 2004-23

Ngày ủy ban các dự án của phía Pháp phê chuẩn: 2 tháng 7 năm 2004

Ngày Bộ trưởng đặc trách về Hợp tác và Pháp ngữ phê chuẩn: 21 tháng 7 năm 2004 

Ngày Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn: 23 tháng 9 năm 2004

Tên gọi: Phát huy di sản bảo tàng Việt Nam

Trị giá: 1.670.000 Euro.

Phần 2:

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT

Điều 3. Bối cảnh của dự án

Việt Nam có một hệ thống bảo tàng rộng lớn với hơn 120 bảo tàng trên cả nước, bảo tồn gần 2 triệu hiện vật với trên 900 bộ sưu tập khác nhau. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, các bảo tàng ngày càng chiếm vị trí quan trọng hơn trong đời sống văn hóa vì đó là nơi lưu giữ bản sắc và giới thiệu di sản văn hóa phong phú của dân tộc.

Phần lớn được đặt trong các tòa nhà có giá trị lớn về mặt kiến trúc như Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh (trước kia là Bảo tàng Blanchard de la Brosse), Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng (trước kia là Bảo tàng Parmentier) và Bảo tàng Đắc Lắc (trước kia là tòa Biệt điện của vua Bảo Đại), các bảo tàng Việt Nam giới thiệu những bộ sưu tập vô cùng giá trị về mặt lịch sử và nghệ thuật.

Đó là nơi phát huy bản sắc dân tộc và ý thức công dân, vì vậy các cấp hữu quan của Việt Nam đặc biệt đề cao vai trò giáo dục và xã hội của bảo tàng. Được đông đảo sinh viên và học sinh đến thăm, thiết chế này đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong việc giáo dục về lịch sử và văn hóa Việt Nam.

Vào thời điểm mở cửa kinh tế hiện nay của Việt Nam, các bảo tàng ngày càng đón tiếp nhiều du khách nước ngoài và trở thành những điểm du lịch quan trọng có khả năng đem lại các lợi ích kinh tế.

Tuy nhiên, điều kiện bảo tồn và trưng bày cần phải được cải thiện, bởi vì trong những năm qua, phần lớn các bảo tàng vẫn chưa được hiện đại hóa do thiếu kinh phí và ít được tiếp cận những kiến thức về bảo tàng học hiện đại. Mặt khác, do ch­ưa có một chính sách thu hút công chúng rõ nét, nên chất lượng đón tiếp và phục vụ khách tham quan chưa được tốt, các sản phẩm quảng bá chưa thật hấp dẫn, làm hạn chế sự phát triển của các bảo tàng. Chính vì vậy, cần phải tiến hành hiện đại hóa các bảo tàng để nâng cao chất lượng bảo tồn và trưng bày các bộ sưu tập hiện vật hết sức phong phú tại đây gia tăng sức hấp dẫn của các bảo tàng và đáp ứng tất hơn nhu cầu của các đối tượng khách tham quan vốn ngày càng đa dạng, và để các bảo tàng được quốc tế công nhận.

Trong tình hình ấy, dự án "Phát huy di sản bảo tàng Việt Nam" nhằm mục đích cải thiện trưng bày hiện vật và nâng cao trình độ cán bộ và kỹ thuật viên cho năm bảo tàng Việt Nam (Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tại Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Đắc Lắc).

Các Bảo tàng này trực thuộc các cơ quan chủ quản khác nhau: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một bảo tàng quốc gia trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam; các bảo tàng khác trực thuộc ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Đắc Lắc.

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giao cho Viện Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện dự án này.

Điều 4. Miêu tả dự án

Dự án này bao gồm ba hợp phần cơ bản:

Hỗ trợ thực hiện

Đào tạo

Quản lý dự án

Hợp phần 1: Hỗ trợ thực hiện

Trong khuôn khổ hợp phần này, dự án sẽ hỗ trợ cho năm bảo tàng thụ hưởng của Việt Nam thực hiện các dự án nâng cấp trưng bày, bằng cách thiết lập những cơ sở để hình thành một phong cách bảo tàng học hiện đại theo chuẩn quốc tế.

Hỗ trợ này được thể hiện qua các nghiên cứu, các chuyến công tác thẩm định và tư vấn, việc hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật và trưng bày, nhằm giúp phía Việt Nam tu bổ hiện vật, thiết kế và thực hiện các phòng trưng bày về mặt bảo tàng học cũng như kiến trúc.

Ngoài ra, dự án cũng hỗ trợ tài chính cho công tác sưu tập bổ sung hay hình thành nguồn tư liệu thông qua việc sao chép các tư liệu hiện được lưu trữ tại Pháp và thực hiện 8 bộ phim dân tộc học.

Hợp phần 2: Đào tạo

Hoạt động đào tạo gắn liền với những hỗ trợ thực hiện thuộc hợp phần 1 và hên quan đến ba lĩnh vực:

- Bảo tàng học (quan niệm bảo tàng học và thiết kế trưng bày, thực hiện trưng bày, tu bổ phục chế, kỹ thuật bày trí hiện vật, hệ thống thông tin về hiện vật, và chiếu sáng).

- Nghiên cứu hiện vật, nghiên cứu điền dã và tư liệu.

- Thông tin, chính sách thu hút công chúng, tạo tác các sản phẩm phụ.

Ngoài ra, một số hoạt động chuyên biệt sẽ diễn ra tại Pháp: tổ chức cho các lãnh đạo bảo tàng Việt Nam viếng thăm và làm việc tại các bảo tàng Pháp, đào tạo về kỹ thuật số hóa tư liệu và tin học hóa các bộ sưu tập.

Hợp phần 3: Quản lý dự án

Công tác thông tin nội bộ và quảng bá sẽ được tiến hành trong suốt dự án, để đảm bảo tốt việc điều phối các đối tác đồng thời tạo tiếng vang cho những thành tựu của dự án trong giới khoa học và công chúng rộng rãi.

Công tác triển khai và theo dõi dự án sẽ được giao cho một ban điều hành. Ban này đặt dưới quyền của một Trợ lý Kỹ thuật Pháp được tuyển dụng và trả lương từ nguồn kinh phí của dự án; ngoài ra, ban được hưởng một khoản kinh phí để hoạt động và mua trang thiết bị.

Dự án sẽ được đánh giá thông qua hai đợt công tác của các chuyên gia độc lập vào giữa và cuối dự án, và ủy ban chỉ đạo Pháp - Việt.

Phần 3:

CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ TÀI CHÍNH

Điều 5. Khung tài chính của dự án

5.1. Đóng góp từ phía Pháp

Viện trợ trị giá 1 670 000 euro do phía Pháp cấp theo quyết định nêu tại Điều 2 và dùng để thanh toán cho cấc chi phí sau (tính bằng nghìn euro):

Loại chi phí

 

 

 

 

TP1

TP2

TP3

Tổng số

1. Đầu tư bất động sản

P

 

 

 

 

S

E

2.1 Trang bị kỹ thuật

P

138 500

293 500

 

 

138 500

293 500

S

E

2.2 Đầu tư khác

bao gồm phương tiện vận chuyển

P

 

 

 

 

S

E

3. Chuyển giao tài chính

P

 

 

 

 

S

E

4. Vật phẩm đồ tiêu dùng

P

29 000

 

2 000

31 000

S

E

5.1 Nghiên cứu

P

115 000

 

 

115 000

S

E

5.2 Hỗ trợ kỹ thuật

P

 

 

293 500

293 500

S

E

5.3 Đào tạo

P

13 000

441 500

 

454 500

S

E

5.4 Các dịch vụ bên ngoài khác

P

 

 

63 500

63 500

S

E

5.5 Các chuyến công tác ngắn ngày

P

99 500

 

47 500

50 000

147 000

50 000

S

E

6. Nhân lực tại chỗ

P

 

 

 

 

S

E

7. Các khoản khác

P

 

 

 

 

S

E

8. Chi phí phát sinh

P

36 000

23 500

24 000

83 500

S

E

Tổng số theo thành phần thực hiện

P

431 000

293 500

465 000

430 500

50 000

1 326 500

343 500

S

E

Tổng số theo từng hợp phần

 

724 500

465 000

480 500

1 670 000

P: Nguồn vốn do Đại sứ quán Pháp tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam triển khai.

S: Nguồn vốn do các cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao Pháp triển khai.

E: Nguồn vốn do Chính Phủ Việt Nam triển khai.

5.2. Đóng góp từ phía Việt Nam

Phía Việt Nam cam kết sẽ cung cấp một văn phòng cho Trợ lý Kỹ thuật Pháp và trợ lý Việt Nam tại Hà Nội (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) và một văn phòng cho điều phối viên Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh bảo tàng Lịch sử Việt Nam), với những trang bị cần thiết (bàn làm việc, ghế, tủ). Chi phí thông tin liên lạc (bằng điện thoại/fax, Internet) và văn phòng phẩm cũng sẽ do phía Việt Nam đảm nhận.

Phía Việt Nam sẽ tuyển dụng, với sự đồng ý của phía Pháp, hai trợ lý người Việt để cộng tác với Trợ lý Kỹ thuật Pháp trong việc triển khai dự án.

Phía Việt Nam cam kết sẽ hình thành và trả lương cho các nhóm kỹ thuật sẽ phải phối hợp công tác một cách chặt chẽ với những chuyên gia Pháp trong khuôn khổ dự án.

Phía Việt Nam cung đảm bảo nguồn kinh phí cần thiết để thực hiện hoàn chỉnh những phòng trưng bày được chọn làm kiểu mẫu về mặt bảo tàng học hiện đại (xây dựng cơ bản, thì công hạ tầng kỹ thuật, thực hiện những trang bị trưng bày. . .) .

Điều 6. Quy định về thuế và hải quan

Theo những quy định hiện hành tại Việt Nam áp dụng cho các dự án viện trợ không hoàn lại, hàng hóa và thiết bi nhập khẩu hoặc mua trong nước để thực thi dự án sẽ được miễn tất cả các loại thuế.

Điều 7. Phương thức thực hiện

7. 1. Phương thức triến khai các hoạt động

Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam là cơ quan do phía Pháp chỉ định để triển khai các hoạt động của dự án. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam là cơ quan do phía Việt Nam chỉ định để triển khai các hoạt động của dự án. Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam cùng với Viện Khoa học Xã hội Việt Nam sẽ cùng phối hợp thực hiện các hoạt động của dự án nêu tại Điều 2 trên đây theo đúng những cam kết trong bản Thỏa thuận tài chính (gồm Các điều khoản riêng và Các điều khoản chung) và phù hợp với văn kiện dự án đã được các cấp có thẩm quyền của hai phía phê duyệt.

7.2. Phương thức triển khai về tài chính

Bộ Ngoại giao Pháp sẽ chịu trách nhiệm triển khai khoản tài trợ của Pháp theo quyết định nêu tại Điều 2 theo ph­ương thức dưới đây:

Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam (Bộ phận Hợp tác và Hoạt động Văn hóa) phụ trách triển khai khoản tiền 1 326 500 euro tương ứng với các mục 2.1, 4, 5. 1, 5.2, 5.3, 5.4, 5.5, 8 của bản dự thảo ngân sách đã nêu trong Điều 5. 1 trên đây.

Các Phòng ban của Bộ Ngoại giao Pháp phụ trách triển khai khoản tiền 343 500 euro t­ương ứng với các mục 2.1, 5.5 của bản dự thảo ngân sách đã nêu trong Điều 5.1 trên đây.

Viện Khoa học Xã hội Việt Nam do Chính phủ Việt Nam chỉ định sẽ giám sát việc triển khai những đóng góp tài chính cho dự án của phía Việt Nam như đã nêu trong Điều 5.2 trên đây.

Tình hình thực hiện những cam kết của mỗi bên sẽ được báo cáo tổng hợp tại mỗi kỳ họp của ủy ban chỉ đạo dự án. Ngoài ra, theo yêu cầu của một trong hai phía, tình hình thực hiện tại từng thời điểm cũng sẽ được thông báo cụ thể.

7.3. Theo dõi và đánh giá dự án

Một ủy ban chỉ đạo sẽ được hình thành ủy ban sẽ đánh giá dự án trên cơ sở những tài liệu theo dõi do ban điều hành cung cấp.

Ủy ban bao gồm:

- Đại diện Đại sứ quán Pháp: Đại sứ Pháp, Tham tán Hợp tác và Hoạt động Văn hóa, Tùy viên Hợp tác và Hoạt động Văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh

- Đại diện các Phòng ban tại Bộ Ngoại giao Pháp: Vụ trưởng Hợp tác khoa học, đại học và nghiên cứu (CID/SUR) hay người đại diện (SUR/RSA) Đại diện các cơ quan chức năng của Việt Nam: Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Cục trưởng Cục Di sản của Bộ Văn hóa Thông tin, đại diện các Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đắc Lắc

Ngoài ra, tùy theo nhu cầu và nguồn kinh phí sẵn có, các chuyên gia tham gia dự án có thể được mời dự các cuộc họp của ủy ban chỉ đạo: Trợ lý Kỹ thuật Pháp, điều phối viên người Việt, giám đốc của các bảo tàng Việt Nam, các chuyên gia Pháp.

Ủy ban được đặt dưới sự chỉ đạo của hai đồng chủ tịch là Đại sứ Pháp và Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Ủy ban sẽ nhóm họp một lần vào thời điểm khởi động dự án, rồi sau đó sẽ họp mỗi năm một lần trong quá trình triển khai dự án. Nếu cần, ủy ban có thể họp bất thường theo yêu cầu của một trong hai phía.

ủy ban có nhiệm vụ đảm bảo việc tôn trọng các điều khoản trong Thỏa thuận tài chính được những đại diện của hai chính phủ ký kết, đồng thời đánh giá và định hướng công tác triển khai dự án theo như những mục tiêu đã đề ra.

Tại mỗi kỳ họp của ủy ban chỉ đạo, một biên bản sẽ được soạn thảo và được hai đồng chủ tịch cùng ký kết sau khi toàn bộ thành viên của ủy ban thông qua. Biên bản này sẽ là cơ sở cho công tác của ban điều hành dự án cũng như của các nhóm kỹ thuật Việt Nam.

Ngoài công việc của ủy ban chỉ đạo, trong cơ chế đánh giá dự án còn có các chuyến công tác đánh giá của các chuyên gia độc lập vào thời điểm giữa và cuối dự án.

Theo sự thỏa thuận của hai phía, các phương tiện truyền thông sẽ được sử dụng để phát huy kết quả của dự án.

Điều 8. Điều kiện triển khai

8.1. Điều kiện tiên quyết để ký Thỏa thuận tài chính

Dự án được cấp có thẩm quyền của hai phía phê duyệt, phù hợp với luật pháp của hai phía.

8.2. Điều kiện giải ngân

Phía Việt Nam cung cấp hai phòng làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cho ban điều hành dự án. Phía Việt Nam lập các nhóm kỹ thuật tham gia các dự án hiện đại hóa trưng bày.

8.3. Điều kiện dẫn đến việc tạm ngưng dự án trong quá trình thực hiện

Việc triển khai dự án sẽ bị tạm ngưng nếu như ủy ban chỉ đạo không nhóm họp hoặc nếu có bất kỳ thay đổi nào đối với mục đích của dự án

Dự án dựa trên một số l­ượng lớn các chuyến công tác nhằm mục đích thẩm định, hỗ trợ quan niệm bảo tàng và trưng bày, đào tạo về nghiên cứu hiện vật, nghiên cứu điền dã và nghiệp vụ tư liệu. Ngoài ra, các chuyến công tác tư vấn cũng sẽ được triển khai. Các hợp đồng công tác sẽ được ký kết, trong đó xác định rõ, đối với mỗi đối tượng thực hiện công tác những mục tiêu đề ra (chẳng hạn như những kết quả nghiên cứu mong đợi, số lượng người được đào tạo...) và những khoản kinh phí thực hiện (số lượng vé máy bay được chi trả, công tác phí, thù lao) .

Nếu như các tổ chức được chọn để thực hiện các chuyến công tác nêu trên không làm đúng những mục tiêu đã được ghi trong Thỏa ước, thì việc triển khai dự án có thể sẽ bị tạm ngưng.

Điều 9. Thanh toán

Việc thanh toán các khoản chi từ quyết định tại Điều 2 sẽ do Bộ phận Ngân quỹ Chung cho Nước ngoài của Bộ Ngoại giao Pháp thực hiện theo chỉ thị của các cơ quan chức năng được nêu tại Điều 7.2.

Phần 4:

NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 10. (điều cuối) Thời hạn hiệu lực và thời hạn kết thúc Thỏa thuận

Thỏa thuận có hiệu lực kể từ ngày ký.

Thời hạn dự kiến thực hiện dự án được ấn định là 36 tháng, kể từ ngày ký kết Thỏa thuận tài chính này.

Sẽ không có bất cứ cam kết dù dưới hình thức nào được thực hiện sau thời hạn trên, cũng là thời hạn cuối cùng của việc đưa ra các lệnh chi.

Quá thời hạn trên, Thỏa thuận sẽ được coi như kết thúc, trừ trường hợp hai phía đồng ý gia hạn bản Thỏa thuận này thông qua trao đổi thư giữa Đại sứ quán Pháp và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam.

Thỏa thuận sẽ có thể được kết thúc nếu như hai bên đều nhận thấy không thể thực hiện dự án như đã mô tả tại Điều 4 của Các điều khoản riêng trong Thỏa thuận này, thể hiện bằng trao đổi thư giữa Đại sứ quán Pháp và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Khi kết thúc Thỏa thuận, một bản báo cáo về việc thực thi kỹ thuật và tài chính của dự án sẽ được soạn thảo với sự thống nhất của cả hai phía.

Những khoản kinh phí do phía Pháp tài trợ không được sử dụng hết sẽ được chuyển vào ngân sách của Bộ Ngoại giao Pháp.

Thỏa thuận này được làm tại Hà Nội ngày 07 tháng 10 năm 2004 thành 2 bản, mỗi bản đều được viết bằng tiếng Việt và tiếng Pháp, cả hai bản có giá trị như nhau./.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA PHÁP
TỔNG VỤ TRƯỞNG TỔNG VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ PHÁT TRIỂN TẠI BỘ NGOẠI GIAO
 



Ông Claude Blanchemaison

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHỦ TỊCH VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
 



Giáo Sư Đỗ Hoài Nam

 

CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Phần 1:

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Những quy định trong Các điều khoản chung này nhằm mục đích xác định các thể thức thực hiện dự án nêu trong bản Thỏa thuận Tài chính và các thể thức triển khai. Các quy định này được bổ sung bởi Các điều khoản riêng của Thỏa thuận Tài chính.

Phần 2:

CÁC PHƯƠNG THỨC KỸ THUẬT, HÀNH CHÍNH VÀ TÀI CHÍNH

Điều 2. Các quy định về kỹ thuật, tài chính của dự án được xác định trong các điều khoản riêng chỉ có thể được sửa đổi với sự thỏa thuận của hai phía. Tùy theo mức độ sửa đổi, thỏa thuận sửa đổi này sẽ được thể hiện bằng văn bản sửa đổi bổ sung hoặc trao đổi thư.

Điều 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ủy quyền, tuyên bố đã biết đầy đủ về các chi phí phụ trong hoặc sau khi đã hoàn thành dự án nêu trong phần đầu tiên của Các điều khoản riêng của Thỏa thuận này và cam kết sẽ áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo đảm việc thanh toán các chi phí này trên cơ sở nguồn lực của mình.

Điều 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ủy quyền, sẽ chịu trách nhiệm giải quyết những vướng mắc nẩy sinh từ phía Việt Nam, dù dưới hình thức nào trong quá trình thực hiện Dự án

Đặc biệt là, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ủy quyền, sẽ chịu trách nhiệm về tất cả các loại tổn thất có thể xảy ra trong quá trình thi công xây dựng và sẽ chịu mọi chi phí về bồi thường giải phóng mặt bằng có thể có theo các quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam.

Điều 5. Trước khi triển khai Thỏa thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ủy quyền, sẽ xác định các bộ ngành chức năng và viên chức nhà nước được chỉ định theo dõi hoặc tham gia thực hiện dự án với Đại sứ quán Pháp, được chỉ định thay mặt Chính phủ Pháp.

Điều 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ủy quyền, cho phép các chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật nắm giữ các vị trí có thể được dự kiến trong phần hai của Các điều khoản riêng, được tham gia triển khai dự án dưới sự đồng chỉ đạo của cơ quan do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ định làm đại diện và Đại sứ quán Pháp.

Việc chỉ định những chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật này phải được sự nhất trí trước của các cơ quan đại diện hai Chính phủ.

Trong khuôn khổ triển khai dự án, trách nhiệm quản lý nguồn ngân sách nhà nước của Pháp có thể sẽ được giao cho một số chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật dó Đại sứ quán Pháp bổ nhiệm. Trong trường hợp này, với sự đồng ý của cơ quan đại diện cho Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những chuyên viên được giao trách nhiệm quản lý như vừa nêu sẽ được đặt dưới sự chỉ đạo của Đại sứ quán Pháp.

Điều 7. Hai bên ưu tiên sử đụng các trang thiết bị và vật tư cần thiết cho việc thực hiện dự án cũng như các giấy phép, văn bằng có nguồn gốc từ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc một nước thuộc Liên minh Châu âu, trừ trường hợp ngoại lệ được sự chấp thuận trước của các cơ quan đại diện do hai Chính phủ chỉ định.

Điều 8. Không một công ty Pháp nào sẽ bị tước quyền được tham gia đấu giá, đấu thầu hoặc tư vấn, trừ khi có sự thống nhất của các cơ  quan  đại diện do hai Chính phủ chỉ định.

Việc tham gia cạnh tranh sẽ được đảm bảo công khai và bình đẳng về mọi điều kiện./.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 103/2004/LPQT

Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
Số hiệu103/2004/LPQT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành07/10/2004
Ngày hiệu lực07/10/2004
Ngày công báo28/02/2005
Số công báoSố 21
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Tài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 103/2004/LPQT

Lược đồ Thỏa thuận thực hiện Dự án Phát huy di sản bảo tàng Việt Nam giữa Việt Nam Pháp 2004


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thỏa thuận thực hiện Dự án Phát huy di sản bảo tàng Việt Nam giữa Việt Nam Pháp 2004
                Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
                Số hiệu103/2004/LPQT
                Cơ quan ban hànhViện khoa học Việt Nam
                Người kýĐỗ Hoài Nam
                Ngày ban hành07/10/2004
                Ngày hiệu lực07/10/2004
                Ngày công báo28/02/2005
                Số công báoSố 21
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Tài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Thỏa thuận thực hiện Dự án Phát huy di sản bảo tàng Việt Nam giữa Việt Nam Pháp 2004

                            Lịch sử hiệu lực Thỏa thuận thực hiện Dự án Phát huy di sản bảo tàng Việt Nam giữa Việt Nam Pháp 2004

                            • 07/10/2004

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 28/02/2005

                              Văn bản được đăng công báo

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 07/10/2004

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực