Thông báo 0500/TM-DM

Thông báo 0500/TM-DM về việc hướng dẫn về việc tổ chức kiểm tra liên ngành năng lực sản xuất hàng may mặc của thương nhân do Bộ Thương mại ban hành

Thông báo 0500/TM-DM hướng dẫn tổ chức kiểm tra liên ngành năng lực sản xuất hàng may mặc thương nhân đã được thay thế bởi Thông báo 0577/TM-DM hướng dẫn tổ chức kiểm tra liên ngành năng lực sản xuất hàng may mặc thương nhân và được áp dụng kể từ ngày 20/05/2005.

Nội dung toàn văn Thông báo 0500/TM-DM hướng dẫn tổ chức kiểm tra liên ngành năng lực sản xuất hàng may mặc thương nhân


BỘ THƯƠNG MẠI
********

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 0500/TM-DM

 

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2005

 

 

THÔNG BÁO

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 0500/TM-DM NGÀY 29 THÁNG 4 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC TỔ CHỨC KIỂM TRA LIÊN NGÀNH NĂNG LỰC SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC CỦA THƯƠNG NHÂN

Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2004/TTLT/BTM/BCN ngày 28/7/2004 của Liên Bộ Thương mại - Bộ Công nghiệp hướng dẫn việc giao và thực hiện hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ năm 2005;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2005/TTLT/BTM/BCN ngày 01/4/2005 bổ sung Thông tư Liên tịch số 04/2004/TTLT/BTM/BCN;
Bộ Thương mại hướng dẫn việc tổ chức kiểm tra liên ngành năng lực sản xuất hàng may mặc của thương nhân như sau:

1. Tổ chức bộ máy Đoàn kiểm tra liên ngành sẽ do Sở Thương mại/Thương mại Du lịch (sau đây gọi tắt là Sở Thương mại) làm đầu mối tổ chức và tiến hành kiểm tra. Lãnh đạo liên Sở Thương mại - Sở Công nghiệp ra quyết định thành lập một Ban Kiểm tra liên ngành kiêm nhiệm, trong đó mỗi cơ quan dưới đây sẽ có ít nhất 02 thành viên (có thể thay thế nhau) để tham gia trong các Đoàn kiểm tra liên ngành, cụ thể:

- Sở Thương mại: Trưởng đoàn là Lãnh đạo Sở Thương mại,

- Sở Công nghiệp,

- Sở Khoa học - Công nghệ, và/hoặc,

- Bộ phận phụ trách lĩnh vực công nghiệp của Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện.

2. Nguyên tắc kiểm tra và xử lý các tình huống cụ thể:

Trưởng đoàn có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về mục đích, yêu cầu, nội dung kiểm tra của Đoàn với phụ trách cơ sở sản xuất của thương nhân (sau đây gọi tắt là đại diện thương nhân) và cung cấp các văn bản để chứng minh về tính hợp pháp của Đoàn trong việc tiến hành kiểm tra.

Trong trường hợp Đoàn đến kiểm tra nhưng cơ sở sản xuất của thương nhân không có hoặc đóng cửa, Đoàn cần liên hệ với thương nhân thông qua địa chỉ và số điện thoại giao dịch yêu cầu bố trí cán bộ tiếp tại nơi Đoàn đến để hợp tác trong công tác kiểm tra.

Trong trường hợp thương nhân từ chối không hợp tác với Đoàn trong công tác kiểm tra (không tiếp; không dẫn xuống các kho, xưởng; không mở cửa kho, xưởng...) hoặc không liên lạc được với thương nhân, Đoàn cần lập biên bản ghi lại tình hình thực tế theo Mẫu số 2.

3. Nội dung kiểm tra:

Trách nhiệm của Đoàn kiểm tra liên ngành:

- Trưởng Đoàn cử 01 thành viên lập biên bản (lập thành 03 bản gốc) và các thành viên khác trong Đoàn có trách nhiệm xác định toàn bộ số lượng, chủng loại, tình trạng hoạt động chung của máy móc và cập nhập vào biên bản kiểm tra đối với từng thương nhân theo Mẫu số 1. Giao cho đại diện thương nhân 01 bản.

Trong trường hợp đại diện thương nhân từ chối ký xác nhận vào biên bản trên, Đoàn lập biên bản ghi lại tình hình thực tế theo Mẫu số 2 (lập thành 02 bản gốc).

- Xây dựng báo cáo năng lực thực tế của thương nhân về máy móc, thiết bị sản xuất hàng dệt may xuất khẩu. Trưởng Đoàn sẽ có trách nhiệm ký gửi báo cáo và chịu trách nhiệm về kết quả báo cáo kiểm tra.

- Lưu tại Sở 01 bộ biên bản gốc và gửi báo cáo trên cùng 01 bộ biên bản gốc bằng đường chuyển phát nhanh về Bộ Thương mại (Ban Điều hành Hạn ngạch Dệt may).

Trách nhiệm của đại diện thương nhân:

- Cung cấp toàn bộ hồ sơ gốc về quản lý máy móc, thiết bị của thương nhân và đưa Đoàn kiểm tra trực tiếp tại tất cả các kho, xưởng.

- Ký xác nhận vào biên bản kiểm tra về số lượng, chủng loại và tình trạng chung của máy móc hiện có.

4. Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra: khi có văn bản đề nghị của Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp, Ban Kiểm tra liờn ngành nêu trên sẽ chủ động tổ chức Đoàn một cách nhanh chóng trong số thành viên của Ban để đi kiểm tra kịp thời doanh nghiệp, có báo cáo gửi về Bộ Thương mại (Ban Điều hành Hạn ngạch Dệt may) chậm nhất sau 02 ngày sau khi kết thúc công tác kiểm tra.

 

Lê Danh Vĩnh

(Đã ký)

 

Mẫu số 1

BIÊN BẢN KIỂM KÊ MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA THƯƠNG NHÂN

PHỤC VỤ CHO SẢN XUẤT GIA CÔNG HÀNG DỆT MAY

......................., ngày .......... tháng năm 2005

Tên thương nhân: .......................................................

Địa chỉ cơ sở sản xuất: ................................................

Tổng số lượng thiết bị đã khai báo: ..........................

 

STT

Loại

thiết

bị

Số lượng thiết bị thực tế kiểm tra

Chứng từ mua bán thiết bị

Năm sản xuất

Xuất xứ thiết bị/Hãng sản xuất

Tóm lược tình trạng thiết bị

Đang sản xuất

Đã lắp đặt, chuẩn bị đưa vào sản xuất

Trong kho, chưa lắp, chờ sửa chữa, bảo dưỡng

1

Máy may thẳng

 

 

 

 

 

 

 

2

Máy chuyên dùng

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Vắt sổ

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Máy 2 kim

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Máy thùa khuyết

 

 

 

 

 

 

 

2.4

Máy vắt gấu

 

 

 

 

 

 

 

2.5

Loại khác

 

 

 

 

 

 

 

3

Máy cắt

 

 

 

 

 

 

 

4

Máy là hơi

 

 

 

 

 

 

 

5

Thiết bị khác (nếu có thì ghi rõ loại gì)

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng số thiết bị không tính thiết bị khác (mục 5): ................... chiếc.

- Tổng số thiết bị tính cả thiết bị khác: ................... chiếc.

- Số dây chuyền sản xuất: ...................

- Công suất từng dây chuyền: ...................

- Tổng công suất: ...................

(Đơn vị tính: sản phẩm/đơn vị thời gian)

- Đánh giá chung về tình trạng thiết bị: …………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

và số thiết bị này có năng lực để sản xuất được các chủng loại sản phẩm: ……………

 

Xác nhận của đại diện thương nhân

 

 

 

Người lập biểu

Trưởng Đoàn kiểm tra

 

 

Mẫu số 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

....................., ngày ....... tháng năm 2005

BIÊN BẢN

Về việc .............................................................................................

(Ví dụ: - không tiến hành kiểm tra được năng lực thương nhân về máy móc, thiết bị hoặc

- đại diện thương nhân từ chối ký công nhận năng lực thực tế về máy móc, thiết bị đã được Đoàn kiểm tra xác định)

Hôm nay, Đoàn kiểm tra gồm:

1. Ông/Bà........................................................., Trưởng Đoàn

2. Ông/Bà........................................................., .....................

3. Ông/Bà........................................................., .....................

4. Ông/Bà........................................................., .....................

5. Ông/Bà........................................................., .....................

đã đến cơ sở sản xuất của ........................................................ (ghi tên thương nhân) tại ..............................................................................

Nội dung sự việc: ...............................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

(Ví dụ: không tiến hành kiểm tra được năng lực máy móc, thiết bị của Thương nhân phục vụ cho sản xuất, gia công hàng dệt may xuất khẩu hoặc đại diện thương nhân đã từ chối ký thừa nhận tình trạng và số lượng máy móc, thiết bị đã được Đoàn kiểm tra xác định thực tế tại các kho, xưởng)

Lý do..................................................................................................

Biên bản được lập vào hồi:..........h, ngày ........ tháng năm 2005

tại .................................................................................................................

Người lập biên bản
(Ký tên)

 

Ký xác nhận của đồng chí thành viên trong Đoàn
(Ký tên)

 

Trưởng Đoàn kiểm tra
(Ký tên)

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 0500/TM-DM

Loại văn bảnThông báo
Số hiệu0500/TM-DM
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/04/2005
Ngày hiệu lực29/04/2005
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại, Xuất nhập khẩu
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 20/05/2005
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 0500/TM-DM

Lược đồ Thông báo 0500/TM-DM hướng dẫn tổ chức kiểm tra liên ngành năng lực sản xuất hàng may mặc thương nhân


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông báo 0500/TM-DM hướng dẫn tổ chức kiểm tra liên ngành năng lực sản xuất hàng may mặc thương nhân
                Loại văn bảnThông báo
                Số hiệu0500/TM-DM
                Cơ quan ban hànhBộ Thương mại
                Người kýLê Danh Vĩnh
                Ngày ban hành29/04/2005
                Ngày hiệu lực29/04/2005
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại, Xuất nhập khẩu
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 20/05/2005
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Thông báo 0500/TM-DM hướng dẫn tổ chức kiểm tra liên ngành năng lực sản xuất hàng may mặc thương nhân

                      Lịch sử hiệu lực Thông báo 0500/TM-DM hướng dẫn tổ chức kiểm tra liên ngành năng lực sản xuất hàng may mặc thương nhân