Thông báo 113/TB-VPCP

Thông báo 113/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc làm việc với Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch COVID-19; những vấn đề trọng tâm, nội dung cấp bách cần giải quyết và kiến nghị, đề xuất do Văn phòng Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Thông báo 113/TB-VPCP 2021 kết luận tại cuộc làm việc về công tác phòng chống dịch COVID19


VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 113/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2021

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHẠM MINH CHÍNH TẠI CUỘC LÀM VIỆC VỚI BỘ Y TẾ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19; NHỮNG VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỘI DUNG CẤP BÁCH CẦN GIẢI QUYẾT VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

Ngày 15 tháng 5 năm 2021, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì làm việc với Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch COVID-19; những vấn đề trọng tâm, nhng nội dung cấp bách, tồn đọng, những khó khăn cần tháo gvà kiến nghị, đề xuất cần giải quyết. Tham dự cuộc làm việc có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyn Thanh Long, Bộ trưng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn và đại diện lãnh đạo Bộ Y tế, Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo, ý kiến thảo luận của các đồng chí dự họp, ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kết luận như sau:

I. VCÔNG TÁC PHÒNG CHNG DỊCH COVID-19

Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương Bộ Y tế và toàn ngành trong thời gian qua đã tập trung, nlực triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đến nay, cơ bản chúng ta vẫn đang kiểm soát được dịch. Tuy nhiên, tình hình dịch vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, có thể bùng phát trong nước bất cứ lúc nào. Do đó, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương và kêu gọi mọi người dân tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, ngược lại cũng không hoang mang, lo sợ, hốt hong, mất bình tĩnh thiếu kiên trì và bản lĩnh dn đến xlý cực đoan, không phù hợp, kém hiu quả và xáo trộn trong cộng đồng, xã hội.

Bộ Y tế là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước về phòng chống dịch bệnh, là lực lượng chlực tuyến đầu trong phòng chng dịch COVID-19 cần tiếp tục quán triệt nghiêm quan điểm "Chng dịch như chống giặc", việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, tính mạng của nhân dân để tránh lây nhiễm COVID-19 lúc này là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, bảo đảm điều kiện tổ chức thành công bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ngày 23 tháng 5 năm 2021 là nhiệm vụ trọng tâm cấp bách.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế tập trung chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả các giải pháp trọng tâm sau:

1. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh việc thực hiện công tác phòng, chống dịch, bo đảm yêu cầu phòng dịch từ xa, từ sớm, từ khi chưa có dịch và kịp thời; nhanh chóng khắc phục ngay các bất cập, hạn chế, yếu kém, các “lỗ hổng” trong quy định và tổ chức thực hiện phòng, chng dịch, nhất là tại các bệnh viện, các khu công nghiệp và nơi tập trung đông người.

2. Khẩn trương rà soát, hoàn thiện thchế, cơ chế, chính sách phòng, chng dịch, nhất là cơ chế đầu tư, mua sắm, bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm và thuốc đáp ứng yêu cầu trong mọi tình huống.

3. Đẩy mạnh, đi mới công tác thông tin, tuyên truyền với các hình thức, cách thức phong phú, đa dạng, có phân tích, nhận định, đánh giá, so sánh một cách khoa học, thuyết phục về tình hình, kết quả, các biện pháp phòng, chng dịch bảo đảm kịp thời, công khai, phù hợp tình hình dịch bệnh từng thời đim, thời kỳ, không đtâm lý hoang mang, lo sợ trong nhân dân; mà phi thhiện tinh thần khiêm tốn, cầu thị đồng thời gii thích, kêu gọi, truyền cm hứng trong các tầng lớp nhân dân tự giác, ủng hộ và tích cực tham gia các biện pháp phòng, chng dịch theo quy định vì sức khỏe của chính mình, của cộng đồng và vì lợi ích của quốc gia, dân tộc.

4. Tiếp tục chtrương kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa phòng ngừa và tấn công dịch, trong đó tấn công là chính, chủ động thực hiện một số giải pháp như: Vn phải chủ động tích cực hơn nữa trong phòng dịch; Chủ động xét nghiệm trên diện rộng; nâng cao năng lực xét nghiệm, nhất là ở địa phương; Tăng cường ứng dụng công nghệ, công nghệ thông tin phục vụ phòng, chống dịch, trong đó, áp dụng bắt buộc một số giải pháp phục vụ mục tiêu truy vết, phát hiện nhanh nguồn bệnh, nguy cơ dịch bệnh theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chng dịch COVID-19 và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; Kiên quyết thực hiện có hiệu quchiến lược vắc xin, trong đó đy nhanh hơn nữa việc tiếp cận mua, nhập khẩu các nguồn vắc xin theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Nhận chuyn giao công nghệ, đy nhanh tốc độ nghiên cứu và sản xuất vắc xin trong nước.

5. Chủ động chuẩn bị, bảo đảm sn sàng các loại vật tư, trang thiết bị, hóa chất, sinh phẩm và các điều kiện vật chất khác cho mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, nhất là tại các địa phương, địa bàn, cơ sở có nguy cơ cao.

6. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp gia các bộ, ngành, địa phương; Gia các địa phương với địa phương; Kịp thời chia sẻ, nhân rộng các kinh nghiệm (trong đó có kinh nghiệm từ các đợt dịch trước đây), cách làm, cách tổ chức có hiệu quvà chi viện, hỗ trợ nhau thực hiện công tác phòng, chống dịch một cách chủ động.

7. Động viên, biu dương, khen thưởng kịp thời các tập th, cá nhân có thành tích; Kiểm điểm, xử lý kỷ luật, trách nhiệm, xử lý về hình sự kịp thời, nghiêm minh và công khai các trường hợp lơ là, chủ quan, thiếu trách nhiệm, vi phạm, gây hậu quả về phòng, chng dịch theo đúng quy định. Kêu gọi sự quan tâm, ủng hộ, hỗ trợ về tinh thần, vật chất, tài chính của cộng đồng, các doanh nghiệp và nhân dân đối với công tác phòng, chng dịch.

II. VỀ KẾT QUẢ CÔNG TÁC VÀ MỘT S NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA NGÀNH Y T

1. Trong thời gian vừa qua, mặc dù còn có rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực trong điều kiện của một nước còn nhiều khó khăn nhưng ngành y tế đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và cơ bản. Một số chỉ số về y tế, về sức khe xếp ngang bằng với những nước có thu nhập trung bình và trung bình cao trên thế giới, trong đó đáng kể đến là: xếp hạng 66 thế giới về chất lượng dịch vụ y tế; giá thuốc từ chđắt nhất đã giảm mạnh xuống thành thấp nhất khu vực; tỷ lệ thuốc kém chất lượng, thuốc giả thấp hơn mức trung bình của ASEAN.... Về phòng chống dịch, mặc dù còn diễn biến phức tạp, khó lường nhưng hiện tại Việt Nam đang được quốc tế đánh giá là một trong những nước phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả và là một trong số ít nước có kinh tế tăng trưởng; trong đó có sự đóng góp rất lớn của toàn ngành y tế.

Đạt được những kết quả tích cực nêu trên là do ngành y tế đã có nền tảng căn cơ, truyền thống lâu đời, được sự quan tâm, lãnh đạo của Đng, Nhà nước, sự vào cuộc của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sự đồng lòng, đóng góp, chung tay góp sức của nhân dân; Bộ Y tế đã bám sát tình hình thực tiễn, làm tốt chức năng, nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao, với vai trò của lực lượng chủ lực tuyến đầu, với sự đoàn kết nhất trí, nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên y tế, người lao động từ Trung ương đến cơ sở không ngại gian khó, thậm chí cả nguy hiểm đến tính mạng lao vào cuộc chiến phòng, chống dịch; với sự phối hợp chặt ch, hiệu quả với các cơ quan trung ương và địa phương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những nlực và kết quả to lớn của ngành y tế từ Trung ương đến cơ sở trong thời gian vừa qua.

Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, ngành y tế cũng còn không ít nhng tồn tại, hạn chế, yếu kém, khó khăn, vướng mắc cần thng thn chrõ, nhận biết và phải đi mặt đgiải quyết trong thời gian tới, trong đó lưu ý là: Khung khpháp lý, cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ; Chưa phát huy được hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý, chưa huy động được nhiều các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư, phát triển trong điều kiện ngân sách nhà nước cân đối cho ngành còn hạn hẹp, chưa đáp ứng yêu cầu; Chưa có một chiến lược tổng thể phát triển ngang tầm vai trò, vị thế của ngành trong sự nghiệp đổi mới của đất nước; hệ thống tổ chức, bộ máy và qun trị còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu về tinh gọn, hiệu lực và hiệu qutheo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị TW6 khóa XII và Nghị quyết số 19-NQ/TW; Chính sách đào tạo và tuyển dụng còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nơi có điều kiện khó khăn; Công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, mặc dù thời gian gần đây đã được cải thiện, nhưng có nơi, có lúc còn lơ là, chưa được coi trọng đúng mức; Vn còn hiện tượng sách nhiu, phiền hà, gây bức xúc trong xã hội. Việc triển khai mua vắc xin và một số trang thiết bị, vật tư sinh phm y tế đ phòng chống COVID-19 còn quá thận trọng, chậm so với yêu cầu và chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền.

2. Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với thách thức của biến đi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh ngày càng phức tạp mà hiện tại là đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp; Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít những thách thức vô cùng lớn. Trong nước, Đại hội Đảng lần thứ XIII đã ban hành Nghị quyết với những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của cả đất nước trong 10 đến 15 năm tới, trong đó có nhng mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của ngành y tế.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, khn trương xây dựng và triển khai thực hiện chương trình hành động của Bộ Y tế để quán triệt và tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đng toàn quốc lần thứ XIII, trong đó có các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của ngành y tế. Nhất là nhiệm vụ trọng tâm cấp bách lúc này là phòng chng đại dịch COVID-19 mà cụ thể là làm tốt vai trò nòng cốt trên tuyến đầu, bằng mọi biện pháp có thể và nhanh nhất, hiu quđể phối hợp với các bộ ngành, các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn và mua bằng được vắc xin, tổ chức tiêm chủng trên diện rộng sớm nhất có thể đphòng chống dịch COVID-19 hiệu quả cho toàn dân. Tổ chức thực hiện nghiêm, có hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW; Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng, hoạt động của toàn ngành y tế.

Hai là, thúc đẩy tiến độ hoàn thiện đsớm ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu qu02 văn bản luật rất quan trọng của ngành là Luật khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi và Luật bảo hiểm y tế sửa đổi. Phối hợp với các cơ quan liên quan để không ngừng hoàn thiện khung khpháp luật và các cơ chế, chính sách theo hướng: Ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn đphân cấp mạnh hơn đi đôi với tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm; Huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực vật chất và con người sẵn có, đồng thời huy động được các nguồn lực ngoài Nhà nước cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khe nhân dân.

Ba là, xây dựng chiến lược, kế hoạch tổng thể để đổi mới toàn diện, đồng bộ ngành y tế, trong đó lưu ý các cơ chế, chính sách phải được cập nhật để sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tế thay đổi ở trong nước và thế giới. Đó là: Các thách thức về an ninh phi truyền thống, trong đó đáng lưu ý là tốc độ, tần suất, hậu quả tăng nhanh của thiên tai, dịch bệnh; tình trạng ô nhiễm môi trường, không khí và nguồn nước tới mức báo động, xu hướng già hóa dân s đang din ra rất hiện hữu trong nước ...

Bốn là, coi trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đng viên trong ngành. Thực hiện nghiêm Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Hội nghị TW4 khóa XI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đng hiện nay; Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30 tháng 10 năm 2016 của Hội nghị TW4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nhng biu hiện “tự din biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đồng bộ với thực hiện các quy định nêu gương, với phương châm cấp trên thì phải nêu gương cho cấp dưới, người có chức vụ càng cao thì càng phải nêu gương; thực hiện lời dạy của Bác Hồ với ngành y “thầy thuốc như mẹ hiền”; phi lấy sức khỏe của người dân làm trung tâm phục vụ, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo kết quả; Kiên quyết thực hiện đồng bộ các giải pháp để khắc phục bằng được tình trạng tiêu cực, sách nhiu, gây phiền hà cho nhân dân. Công tác thi đua, khen thưởng phải kịp thời; kỷ luật phải nghiêm minh, đúng người, đúng việc.

Năm là, coi trọng hơn na công tác hợp tác quốc tế, thúc đy hoạt động nghiên cứu, chuyn giao, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số ngành y tế. Công tác đào tạo phải gắn với nhu cầu thực tế, phù hợp với yêu cầu về slượng và chất lượng cũng như những thay đổi rất nhanh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Công tác tuyển dụng phải căn cứ vào nhu cầu và phù hợp với vị trí việc làm, không để xảy ra tình trạng thừa thiếu cục bộ.

Sáu là, nhiệm vụ chính của ngành y tế là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân. Do đó, công tác thông tin, truyền thông cần được quan tâm, chỉ đạo và thực hiện tốt hơn để nhân dân hiểu, chia sẻ và ủng hộ ngành; Đồng thời, chủ động, tăng cường trách nhiệm giải trình khi xảy ra sự c, truyền cảm hứng về truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của dân tộc và đặc biệt là của ngành y.

3. Đối với các kiến nghị cụ thể: Đa số là nhng vấn đề quan trọng, thiết thực cần được các Bộ ngành, địa phương ủng hộ đBộ có thể làm tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao.

Thủ tướng Chính phủ cơ bản đồng tình với ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về: lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế; sự cần thiết sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí hiện có đtăng cường nguồn lực cho y tế dự phòng, y tế cơ sở; về tỷ lệ điều dưng trên giường bệnh đthực hiện chăm sóc toàn diện; chủ trương tháo gỡ khó khăn, đy nhanh tiến độ để sớm đưa 02 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở II vào sử dụng ...

Bộ Y tế chủ động làm việc với các cơ quan liên quan để thống nhất, giải quyết theo quy định; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trực tiếp xem xét, xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Y tế biết, thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Th tướng Phạm Minh Chính;
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam;
- Các Bộ: YT, NV, TC, KHĐT;
- VPCP: BTCN
, PCN Nguyn Sỹ Hiệp,
Trợ lý TTg, TGĐ Cng TTĐT,
Các Vụ, Cục: KTTH, PL, TCCV, QHQT,

NC, TKBT, TH;
- Lưu: VT, KGVX.LT

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Sỹ Hiệp

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 113/TB-VPCP

Loại văn bảnThông báo
Số hiệu113/TB-VPCP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành18/05/2021
Ngày hiệu lực18/05/2021
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật3 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 113/TB-VPCP

Lược đồ Thông báo 113/TB-VPCP 2021 kết luận tại cuộc làm việc về công tác phòng chống dịch COVID19


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông báo 113/TB-VPCP 2021 kết luận tại cuộc làm việc về công tác phòng chống dịch COVID19
                Loại văn bảnThông báo
                Số hiệu113/TB-VPCP
                Cơ quan ban hànhVăn phòng Chính phủ
                Người kýNguyễn Sỹ Hiệp
                Ngày ban hành18/05/2021
                Ngày hiệu lực18/05/2021
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật3 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Thông báo 113/TB-VPCP 2021 kết luận tại cuộc làm việc về công tác phòng chống dịch COVID19

                      Lịch sử hiệu lực Thông báo 113/TB-VPCP 2021 kết luận tại cuộc làm việc về công tác phòng chống dịch COVID19

                      • 18/05/2021

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 18/05/2021

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực