Nội dung toàn văn Thông báo 175/TB-VPCP ý kiến kết luận Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh Tập đoàn Dệt may Việt Nam
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 175/2006/TB-VPCP | Hà nội, ngày 10 tháng 10 năm 2006 |
THÔNG BÁO
Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN SINH HÙNGVỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM
Ngày 26 tháng 9 năm 2006, tại Văn phòng Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng chủ trì cuộc họp để nghe lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và hướng phát triển của ngành Dệt may Việt Nam và của Tập đoàn Dệt may Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Sau khi nghe Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt báo cáo, ý kiến của lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng kết luận như sau:
1. Ngành dệt may có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Trong thời gian vừa qua, ngành đã có nhiều cố gắng đầu tư phát triển, mở rộng thị trường, thu hút nhiều lao động, có mức tăng trưởng cao, kim ngạch xuất khẩu lớn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tập đoàn Dệt may là doanh nghiệp chủ lực về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và xuất khẩu các sản phẩm dệt may chất lượng cao, thương hiệu uy tín, góp phần nâng vị thế ngành dệt may Việt trên thị trường trong và ngoài nước.
Trong thời gian tới, ngành dệt may còn nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển cao hơn nữa. Bộ Công nghiệp cần quan tâm củng cố ngành phát triển vững chắc.
Để đạt được mục tiêu kế hoạch từ nay đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 của toàn ngành và của Tập đoàn Dệt may Việt , cần tập trung giải quyết những vấn đề sau đây:
- Mục tiêu phát triển của Tập đoàn Dệt may Việt đã khá rõ, cần có bước đi thích hợp, vừa củng cố, vừa đầu tư phát triển bền vững, đúng hướng nhằm thực hiện được mục tiêu đề ra. Lãnh đạo Hiệp hội và Tập đoàn cần tổng kết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn ngành và của Tập đoàn trong những năm qua, đánh giá đúng thực trạng những điểm mạnh và điểm yếu hạn chế tốc độ tăng trưởng của toàn ngành và của Tập đoàn. Trên cơ sở đó, khẩn trương tổ chức lại sản xuất, tăng cường năng lực điều hành quản lý kinh doanh phù hợp yêu cầu phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tập trung tốt việc đào tạo lao động cho toàn ngành và cho Tập đoàn Dệt may đảm bảo đủ lao động đạt trình độ tay nghề, kỹ thuật cao, cán bộ quản lý điều hành doanh nghiệp giỏi, đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
- Đầu tư đổi mới và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, thiết bị hiện đại, công nghệ cao của thế giới để tạo thêm nhiều sản phẩm chủ lực có thương hiệu, chất lượng cao.
- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn cho đầu tư phát triển như thu hút mạnh vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, đẩy mạnh cổ phần hoá, huy động vốn thông qua thị trường vốn...
- Phát triển các vùng trồng cây bông tập trung đồng bộ với việc đầu tư thuỷ lợi, đảm bảo đạt năng suất, sản lượng ổn định nhằm giảm dần lượng bông nhập khẩu, tiến tới chủ động về nguyên liệu bông cho sản xuất kéo sợi và dệt nhuộm.
- Nhanh chóng phát triển công nghiệp sản xuất các phụ liệu may đáp ứng phần lớn phụ liệu cho sản xuất dệt may, góp phần tăng tỷ trọng nội địa hoá, tăng giá trị trong cơ cấu sản phẩm dệt may xuất khẩu, hạ giá thành sản phẩm, tạo thêm nhiều sản phẩm chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường ngoài nước, chiếm lĩnh thị trường trong nước, khẳng định được vị thế vững chắc của ngành dệt may Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.
- Xây dựng chương trình sản xuất vải cho may xuất khẩu; Tập đoàn Dệt may phải là lực lượng nòng cốt thực hiện Chương trình này.
2. Về những kiến nghị của Tập đoàn Dệt may Việt :
- Đồng ý Tập đoàn Dệt may Việt tìm tài trợ quốc tế, tư vấn xây dựng phương án cổ phần hóa toàn Tập đoàn vào năm 2008.
- Đồng ý Tập đoàn Dệt may Việt Nam lập phương án xếp hạng cho Công ty May Việt Tiến, Công ty Dệt Phong Phú và Công ty Dệt Hà Nội theo mô hình Tổng công ty 90.
- Đồng ý về nguyên tắc thành lập Học viện Dệt may Việt . Tập đoàn Dệt may Việt xây dựng đề án và làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét.
- Các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu hình thức hỗ trợ kinh phí cho các trường dạy nghề dệt may.
- Uỷ ban nhân dân các thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh xem xét hỗ trợ mặt bằng để Tập đoàn Dệt may Việt Nam đầu tư xây dựng 03 Trung tâm cung ứng nguyên liệu, phụ liệu tập trung.
- Về việc sử dụng nguồn vốn từ quỹ đất phục vụ công tác di dời các Công ty Dệt 8 tháng 3, Dệt kim Đông Xuân, Dệt Nam Định, Dệt lụa Nam Định, Dệt Á Đông và Dệt im Đông Phương ra xa trung tâm thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Nam Định: Tập đoàn Dệt may Việt Nam làm việc với các địa phương nêu trên xử lý phù hợp với quy định của Luật đất đai và quy hoạch của từng địa phương.
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam phối hợp Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam xem xét việc cho Tập đoàn được vay vốn xây dựng công trình xử lý nước thải ở 03 Khu công nghiệp hoàn tất dệt nhuộm tại Nam Định, Hoà Khánh, Nhơn Trạch.
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại và các cơ quan liên quan căn cứ các quy định của luật pháp, xem xét việc hỗ trợ kinh phí tham gia các tổ chức dệt may Quốc tế, kinh phí đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế, khuyến nông; xử lý các vấn đề cụ thể về thuế đối với ngành dệt may phù hợp với cam kết gia nhập WTO.
- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính xem xét việc hỗ trợ Tập đoàn Dệt may Việt Nam xây dựng phòng thí nghiệm quốc gia về sinh thái môi trường.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan biết, thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |