Thông báo 179/TB-VPCP

Nội dung toàn văn Thông báo 179/TB-VPCP 2022 kết luận cuộc họp điều hành giá một số mặt hàng


VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 179/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2022

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ LÊ MINH KHÁI - TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH GIÁ TẠI CUỘC HỌP NGÀY 13 THÁNG 6 NĂM 2022 VỀ ĐIỀU HÀNH GIÁ MỘT SỐ NHÓM MẶT HÀNG

Ngày 13 tháng 6 năm 2022 tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã chủ trì cuộc họp về điều hành giá một số nhóm mặt hàng: Xăng dầu; vật liệu xây dựng; vật tư, nguyên liệu đầu vào của nông nghiệp; cước phí vận ti; y tế, giáo dục. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận ti, Xây dựng, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Thng kê, Văn phòng Chính phủ. Trên cơ sở báo cáo tng hợp của Bộ Tài chính và ý kiến tho luận của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá kết luận như sau:

1. Trong 5 tháng đầu năm 2022, trước bi cảnh áp lực lạm phát toàn cầu có xu hướng ngày càng gia tăng, nhất là tại khu vực Bắc Mỹ và châu Âu do nh hưởng bi xung đột Nga - Ukraine đã tác động đến chui cung ứng toàn cầu về lương thực, nguyên, nhiên, vật liệu chiến lược. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã chđạo các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp tích cực, hiệu quả, đồng bộ trong quản lý, điều hành để bình n giá nhằm kim soát lạm phát trong 5 tháng đầu năm; qua đó giúp mặt bng giá vẫn cơ bn được kiểm soát, so với cùng kỳ năm 2021, CPI bình quân 5 tháng đầu năm tăng 2,25%, lạm phát cơ bn 5 tháng đầu năm tăng 1,1%.

Trong thời gian tới, áp lực lạm phát có xu hướng tăng, giá nguyên, nhiên vật liệu đặc biệt là mặt hàng xăng dầu có nhiều biến động, tác động đến mặt bng giá nhiều mặt hàng trong đó có những mt hàng quan trọng, thiết yếu như xăng dầu, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, vận tải và một số nhóm dịch vụ như giáo dục, y tế... đặt ra những thách thức trong công tác quản lý điều hành giá từ nay đến cui năm gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi các bộ, ngành theo chức năng quản lý nhà nước cn tích cực đánh giá, nắm bắt tình hình, chuẩn bị các phương án, kịch bn dự báo để tham mưu cho Chính phủ. Thtướng Chính phủ đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế đ kim soát lạm phát theo mục tiêu đ ra.

2. Đ chđộng ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá trong 7 tháng còn lại của năm 2022, căn cứ các văn bản thông báo về các giải pháp cụ thể về công tác điều hành giá năm 2022 (văn bn s 882/VPCP-KTTH ngày 10 tháng 2 năm 2022, Thông báo số 65/TB-VPCP ngày 02 tháng 3 năm 2022, Thông báo s 81/TB-VPCP ngày 24 tháng 03 năm 2022), đnghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp, sát với tình hình thực tế, có kế hoạch chi tiết, giao nhiệm vụ cụ thcho các đơn vị chức năng thuộc hệ thống, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đgiữ ổn định mặt bằng giá thị trường, góp phần kim soát lạm phát theo mục tiêu. Cụ th:

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chvới chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhm kim soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Tiếp tục kiểm soát lạm phát cơ bn trong năm 2022 đtạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung.

- Bộ Ngoại giao phối hợp với các Bộ, ngành tiếp tục theo dõi sát tình hình kinh tế, lạm phát và các chính sách ứng phó của các nước, din biến giá ccác mặt hàng nhiên liệu, vật tư chiến lược để kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan chuyên môn.

- Bộ Tài chính chủ động phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công tác tng hợp, phân tích, dự báo, xây dựng trước các kịch bản cụ thể, chi tiết, sát với tình hình thực tế giúp cho công tác quản lý, điều hành của Chính phủ và các Bộ, ngành.

- y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước các mặt hàng theo thẩm quyền, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, có các biện pháp bình ổn giá phù hợp; chủ động kiểm tra yếu tố hình thành giá theo quy định tại Luật giá và theo thẩm quyền khi hàng hóa có biến động bất thường.

- Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Bộ, ngành tiếp tục chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, công khai minh bạch thông tin về giá đkiểm soát lạm phát kỳ vọng; hạn chế nhng thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng gây bt n thị trường.

3. Về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, Bộ Tài chính bám sát chỉ đạo tại Công văn số 3173/VPCP-PL thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh năm 2022 để hoàn thiện dự án Luật giá đm bảo tiến độ; các Bộ, ngành chđộng phối hợp chặt chvới Bộ Tài chính trong việc tham gia ý kiến cũng như triển khai xây dựng và sửa đổi, bổ sung các dự án Luật có liên quan (như Luật Đất đai, Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Vin thông sa đi...) đảm bảo đồng bộ, thng nhất của hệ thống văn bn quy phạm pháp luật.

4. Đối với các mặt hàng cụ thể

Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phối hp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh để chuẩn bị đầy đủ nguồn cung hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tạo thuận lợi cho quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ. Trong trường hợp có biến động lớn về giá, căn cứ quy định tại Luật giá để đề xuất và tổ chức triển khai các biện pháp bình ổn giá phù hợp. Cụ thể:

a) Đối với các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá trước mắt cần tính toán kphương án, đánh giá tác động đến mặt bng giá, mục tiêu kiểm soát lạm phát để có phương án điều hành cụ thể đbáo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá, Thủ tướng Chính phxem xét, quyết định.

b) Xăng dầu: Bộ Công thương chđộng điều hành để đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước không bị gián đoạn trên cơ sở đánh giá khả năng cung cấp từ nguồn sản xuất trong nước và nguồn nhập khẩu; theo dõi sát din biến giá thế giới để có phương án điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp, sử dụng linh hoạt Qu Bình n giá xăng dầu để hạn chế mức tăng giá xăng dầu trong nước trong các kỳ điều hành có biến động lớn. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sớm có báo cáo về kế hoạch cung ng xăng dầu của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn chuyển Bộ Công Thương làm căn cứ xây dựng phương án bảo đm nguồn cung xăng dầu cho Quý III và cuối năm 2022.

c) Cước phí vận tải: Bộ Giao thông vận tải tiếp tục tăng cường công tác kim tra, giám sát về việc kê khai, niêm yết giá và việc bán vé đúng giá niêm yết đối với các đơn vị kinh doanh vận ti; rà soát việc tăng giá phải phù hợp với diễn biến và cơ cu của chi phí xăng dầu trong chi phí vận tải.

d) Vật liệu xây dựng: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong quản lý hiệu qunguồn cung; không đ xy ra nh trạng găm gihàng, làm đứt gãy chui cung ứng. Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành, chđầu tư các dự án đầu tư xây dựng chđộng tng hợp danh mục vật liệu xây dựng theo yêu cầu kỹ thuật của công trình giao thông, đặc biệt là các vật liệu sử dụng làm đường cao tốc gửi các địa phương có cơ sở thực hiện xác định, công bố giá theo quy định. Các địa phương chú trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ công bố giá vật liệu xây dựng kịp thời theo quy định; phi hợp với các bộ, ngành đbảo đm lưu thông, nguồn cung vật liệu xây dựng.

đ) Vật tư nông nghiệp: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tăng cường kiểm tra, kiểm soát cht lượng và giá vật tư đu vào phục vụ sản xuất; phối hợp với Bộ Công Thương chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất phân bón duy trì, phát huy tối đa công suất đcung ứng nhanh, kịp thời phân bón ra thị trường; phục vụ nhu cầu trong nước. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi; phân bón.

c) Mặt hàng thịt lợn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chú trọng công tác bo đảm nguồn cung nhất là giai đoạn cuối năm; Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường kiểm soát các khâu trung gian, lưu thông trên thị trường.

g) Về giá dịch vụ khám chữa bệnh, giá dịch vụ giáo dục - đào tạo và giáo dục nghề nghiệp: Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, căn cứ quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ và theo chức năng nhiệm vụ được giao, chủ trì, đánh giá kỹ tác động, đề xuất phương án phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính, bảo đảm thận trọng, hạn chế tác động đến mặt bng giá và mục tiêu kiểm soát lạm phát.

h) Sách giáo khoa: Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu k pháp luật về giá để quản lý giá sách giáo khoa phù hợp với tình hình thực tế, có lộ trình điều chỉnh rõ ràng; tiếp tục tiếp nhận kê khai giá theo quy định pháp luật; các đơn vị xuất bản tiếp tục rà soát và triển khai các biện pháp tiết giảm chi phí nhm tiếp tục kim soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, chia sẻ với người tiêu dùng.

Văn phòng Chính phủ thông báo đcác Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các thành viên Ban Chỉ đạo và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ:
- Ban Kinh tế Trun
g ương;
- Ban Tu
n giáo Trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đ
ng;
- Văn phòng Quc hội;
-
Ủy ban Kinh tế của Quc hội;
-
Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội;
- Thành viên Ban Chỉ đạo điều hành giá;
- Các Bộ: TC, CT
, NG, CA, Y tế, GD&ĐT, GTVT, TT&TT, NN&PTNT, TN&MT, XD, KH&ĐT, LĐTB&XH, KH&ĐT;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- B
o him Xã hội Việt Nam;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- VPCP: BTCN
, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT, CN, NN, KGVX;
- Lưu: VT, KTTH (2).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM





Mai Th Thu Vân

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 179/TB-VPCP

Loại văn bảnThông báo
Số hiệu179/TB-VPCP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành22/06/2022
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhậtnăm ngoái
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 179/TB-VPCP

Lược đồ Thông báo 179/TB-VPCP 2022 kết luận cuộc họp điều hành giá một số mặt hàng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông báo 179/TB-VPCP 2022 kết luận cuộc họp điều hành giá một số mặt hàng
                Loại văn bảnThông báo
                Số hiệu179/TB-VPCP
                Cơ quan ban hànhVăn phòng Chính phủ
                Người kýMai Thị Thu Vân
                Ngày ban hành22/06/2022
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài chính nhà nước
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhậtnăm ngoái

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Thông báo 179/TB-VPCP 2022 kết luận cuộc họp điều hành giá một số mặt hàng

                            Lịch sử hiệu lực Thông báo 179/TB-VPCP 2022 kết luận cuộc họp điều hành giá một số mặt hàng

                            • 22/06/2022

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực