Thông báo 221/TB-VPCP

Thông báo 221/TB-VPCP ý kiến kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị trực tuyến triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Thông báo 221/TB-VPCP kết luận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 221/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2010

 

THÔNG BÁO

Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

Ngày 6 tháng 8 năm 2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Tham dự Hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, ngành, Thường trực tỉnh Ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Hội người cao tuổi Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội và Văn phòng Chính phủ.

Sau khi nghe lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo nội dung cơ bản và kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Bộ Xây dựng báo cáo Kế hoạch triển khai và hướng dẫn lập, phê duyệt và quản lý đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo nội dung cơ bản về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, ý kiến của các đại biểu tham dự, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến kết luận như sau:

1. Trong một thời gian ngắn, hầu hết các chương trình đề án chủ yếu triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các Bộ, ngành hướng dẫn triển khai thực hiện; cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã chủ động xây dựng Chương trình kế hoạch hành động, nỗ lực triển khai phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; đã xuất hiện một số mô hình tốt thể hiện sự sáng tạo của nhân dân, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp là bài học kinh nghiệm cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.

2. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 là một trong nội dung, nhiệm vụ quan trọng để triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây là chương trình tổng hợp có nội dung toàn diện, bao gồm kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của hơn 70% dân số đang sống ở nông thôn và phải triển khai thực hiện trong một thời gian dài (sau năm 2020). Các Bộ, ngành, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội từ Trung ương đến địa phương phải quán triệt xây dựng nông thôn mới là một trong nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của các cấp, các ngành và một nội dung quan trọng trong Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2015 để huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia, trong đó, cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, người dân đóng vai trò chủ thể cùng với các tổ chức chính trị xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới.

3. Để triển khai có kết quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải được đi trước một bước để làm cơ sở cho việc phê duyệt các chương trình, đề án đầu tư.

a) Quy hoạch xây dựng nông thôn cấp xã phải do xã làm là chính có sự chỉ đạo, hỗ trợ giúp đỡ của huyện, tỉnh và đơn vị tư vấn. Người dân phải được tham gia ngay từ đầu, cán bộ xã, thôn, bản phải chủ động đề xuất cùng với sự hỗ trợ của huyện, tỉnh và đơn vị tư vấn khi lập quy hoạch.

b) Nội dung quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải thể hiện rõ các nội dung chính: quy hoạch không gian bố trí sử dụng đất, sản xuất, hạ tầng kinh tế, xã hội, khu dân cư. Trên cơ sở hiện trạng để điều chỉnh, bổ sung, xây dựng quy hoạch phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng, miền, phong tục tập quán mỗi dân tộc và Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, tiêu chuẩn, quy chuẩn của các ngành; đồng thời phải phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, kết nối với quy hoạch vùng, ngành, đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài.

c) Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung, hướng dẫn, hỗ trợ các xã xây dựng quy hoạch nông thôn mới để đến hết năm 2011 cơ bản hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cả nước. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã sau khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phải công khai rộng rãi trong cộng đồng dân cư; đồng thời tăng cường sự giám sát của người dân trong triển khai thực hiện.

d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cân đối bố trí nguồn vốn từ ngân sách (trung ương và địa phương) cho việc lập quy hoạch nông thôn mới.

4. Tỉnh ủy, thành Ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới cụ thể hóa tiêu chí nông thôn mới cho phù hợp với điều kiện của địa phương; đồng thời rà soát đánh giá hiện trạng đạt được của từng tiêu chí so với Bộ tiêu chí quốc gia (19 tiêu chí) để xác định mục tiêu xã, huyện đạt nông thôn mới toàn diện và số xã đạt những tiêu chí quan trọng của tỉnh, thành phố; phấn đấu đến năm 2015 cả nước có 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới và năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới.

a) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn các xã xây dựng đề án xây dựng nông thôn mới trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Nội dung đề án phải xác định được mục tiêu, nội dung của 19 tiêu chí nông thôn mới, kế hoạch và giải pháp cụ thể triển khai, trong đó, xác định cụ thể tiêu chí nào hoàn thành vào năm 2015 triển khai thực hiện trước, chỉ tiêu còn lại hoàn thành vào năm 2020 để phân bổ nguồn lực hợp lý.

b) Huy động tổng hợp các nguồn lực (gồm vốn của nhà nước hỗ trợ hiện có của các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu, đóng góp của người dân, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong ngoài nước, nguồn hợp pháp khác và nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình) theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó dân làm là chính.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cân đối bố trí nguồn vốn từ ngân sách hàng năm (bao gồm cả ngân sách Trung ương và địa phương) cho Chương trình theo nguyên tắc: 23% từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu và 17% trực tiếp cho chương trình này.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm ban hành văn bản hướng dẫn Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để thu hút các doanh nghiệp đầu tư.

Phải đặc biệt coi trọng nguồn vốn tín dụng (bao gồm tín dụng nhà nước và tín dụng thương mại) để cùng nguồn vốn ngân sách cho đầu tư hạ tầng kinh tế, xã hội, phát triển sản xuất, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân.

c) Thực hiện phân cấp đầu tư cho cấp xã, đồng thời phải tăng cường vai trò thanh tra kiểm tra giám sát của người dân, cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn, trước hết là vai trò của Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi.

d) Tập trung đào tạo nguồn nhân lực (bao gồm đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu lao động, cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới) theo các nội dung được quy định tại Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 1 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông và Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Trong năm 2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành có liên quan triển khai ngay việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ chủ chốt và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã.

5. Về kiến nghị của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Về sửa đổi bổ sung Luật Đất đai năm 2003: Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sớm hoàn thành Dự án đúng kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ giao, trình Chính phủ để trình Quốc hội.

b) Về bố trí nguồn vốn từ ngân sách năm 2011: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng dự toán kế hoạch thu chi ngân sách năm 2011, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ, trong đó có nội dung chi cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

c) Các Bộ, ngành sớm ban hành hướng dẫn các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành thuộc lĩnh vực có liên quan đến nội dung nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan biết, thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
- Hội Người cao tuổi Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, ĐP, KGVX, TKBT, NC, TH;
- Lưu: VT, KTN (3).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Văn Trọng Lý

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 221/TB-VPCP

Loại văn bảnThông báo
Số hiệu221/TB-VPCP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành20/08/2010
Ngày hiệu lực20/08/2010
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật14 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 221/TB-VPCP

Lược đồ Thông báo 221/TB-VPCP kết luận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông báo 221/TB-VPCP kết luận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
                Loại văn bảnThông báo
                Số hiệu221/TB-VPCP
                Cơ quan ban hànhVăn phòng Chính phủ
                Người kýVăn Trọng Lý
                Ngày ban hành20/08/2010
                Ngày hiệu lực20/08/2010
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật14 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Thông báo 221/TB-VPCP kết luận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

                      Lịch sử hiệu lực Thông báo 221/TB-VPCP kết luận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

                      • 20/08/2010

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 20/08/2010

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực