Thông báo 226/TB-VPCP

Thông báo 226/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng tại cuộc họp nghe báo cáo công tác 6 tháng đầu năm 2010 của Liên đoàn Luật sư Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Thông báo 226/TB-VPCP kết luận Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng


VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 226/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 23 tháng 08 năm 2010

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG TRƯƠNG VĨNH TRỌNG TẠI CUỘC HỌP NGHE BÁO CÁO CÔNG TÁC 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 CỦA LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM

Ngày 09 tháng 7 năm 2010, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã chủ trì cuộc họp để nghe Lãnh đạo Liên đoàn luật sư Việt Nam báo cáo công tác 6 tháng đầu năm 2010 của Liên đoàn. Tham dự họp có đại diện lãnh đạo các Bộ: Tư pháp, Tài chính, Xây dựng và Văn phòng Chính phủ.

Sau khi nghe Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam báo cáo, ý kiến của đại diện các cơ quan dự họp, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng kết luận như sau:

1. Nhất trí nội dung báo cáo 6 tháng đầu năm 2010 của Liên đoàn luật sư Việt Nam. Trong thời gian qua, Liên đoàn luật sư Việt Nam đã có nhiều cố gắng từng bước của cố tổ chức, hoàn thiện bộ máy, tích cực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của luật sư, xử lý kịp thời những sai phạm của một số luật sư; đồng thời biểu dương các luật sư của Liên đoàn tích cực tham gia vào việc rà soát thủ tục hành chính theo Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ. Sự hợp tác giữa Liên đoàn luật sư Việt Nam với Phòng công nghiệp – thương mại Việt Nam và các luật sư được tăng cường. Để tiếp tục nâng cao vị thế của Liên đoàn luật sư Việt Nam, trong thời gian tới, Liên đoàn cần phải lựa chọn những công việc cụ thể, trọng tâm, trọng điểm để triển khai có hiệu quả, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư, xây dựng Liên đoàn luật sư Việt Nam xứng đáng là ngôi nhà chung của giới luật sư Việt Nam.

2. Trong quá trình hoạt động, để hoàn thành tốt Việt Nam, Liên đoàn luật sư Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan, đặc biệt là Bộ Tư pháp, tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động luật sư. Việc Liên đoàn luật sư Việt Nam tham gia với tư cách là thành viên chính thức của Hiệp hội luật sư Châu Á Thái Bình Dương (Law ASIA) và chuẩn bị gia nhập Hiệp hội luật sư quốc tế (IBA) cần lấy ý kiến của Bộ Tư pháp.

3. Về Dự án thành lập Trường luật sư Việt Nam:

Thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị, Đảng và Nhà nước ta đang tập trung đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng hoạt động của Học viện tư pháp. Vì vậy, thời gian này, Liên đoàn luật sư Việt Nam chưa xây dựng Đề án thành lập Trường luật sư Việt Nam mà chỉ nên thành lập Trung tâm bồi dưỡng để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề cho giới luật sư, bảo đảm chất lượng và hiệu quả phát triển nguồn luật sư.

4. Về giải quyết kinh phí còn tồn đọng trong quá trình tổ chức Đại hội thành lập Liên đoàn luật sư Việt Nam:

Liên đoàn luật sư Việt Nam lập danh mục về những khoản chi phục vụ cho việc tổ chức Đại hội thành lập Liên đoàn luật sư Việt Nam và chịu trách nhiệm về những khoản chi đó, gửi Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính cho ý kiến và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

5. Về trụ sở của Liên đoàn luật sư Việt Nam:

Sau khi Liên đoàn luật sư Việt Nam bàn giao một phần trụ sở tại số 9 Hồ Xuân Hương, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, đề nghị Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ giải phóng mặt bằng theo đúng chế độ chính sách của nhà nước. Yêu cầu Liên đoàn luật sư Việt Nam phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền của thành phố Hà Nội lập phương án giải phóng mặt bằng để sớm tiếp nhận Trụ sở làm việc của Liên đoàn.

6. Về thành lập tổ chức Đảng của Liên đoàn luật sư Việt Nam:

Đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam báo cáo trực tiếp với đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng để xin ý kiến chỉ đạo về vấn đề này.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan, tổ chức có liên quan biết, thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- TTgCP, các PTTg (để báo cáo);
- Các Bộ: Tư pháp, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Xây dựng;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Ban Tổ chức Trung ương;
- UBND thành phố Hà Nội; LĐLSVN;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ: NC, TH, Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, PL (2)

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Kiều Đình Thụ

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 226/TB-VPCP

Loại văn bảnThông báo
Số hiệu226/TB-VPCP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành23/08/2010
Ngày hiệu lực23/08/2010
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật14 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 226/TB-VPCP

Lược đồ Thông báo 226/TB-VPCP kết luận Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông báo 226/TB-VPCP kết luận Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng
                Loại văn bảnThông báo
                Số hiệu226/TB-VPCP
                Cơ quan ban hànhVăn phòng Chính phủ
                Người kýKiều Đình Thụ
                Ngày ban hành23/08/2010
                Ngày hiệu lực23/08/2010
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật14 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Thông báo 226/TB-VPCP kết luận Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng

                            Lịch sử hiệu lực Thông báo 226/TB-VPCP kết luận Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng

                            • 23/08/2010

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 23/08/2010

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực