Thông báo 234/TB-VPCP

Thông báo 234/TB-VPCP ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính và tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Thông báo 234/TB-VPCP ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng


VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 234/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2012

 

THÔNG BÁO

Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI CUỘC HỌP VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH, TÀI CHÍNH VÀ TÁI CƠ CẤU TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

Ngày 19 tháng 6 năm 2012, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính và tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Cùng dự có các Phó Thủ tướng: Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải; đại diện lãnh đạo các Bộ: Công thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội và Văn phòng Chính phủ; lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Sau khi nghe Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo cáo, các Phó Thủ tướng và lãnh đạo các cơ quan phát biểu ý kiến, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:

1. Trong những năm qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Tập đoàn) đã nỗ lực đầu tư, phát triển ngành điện khá đồng bộ từ phát điện đến truyền tải, phân phối, điều độ hệ thống, mua bán điện và các dịch vụ phụ trợ; cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ đời sống nhân dân; tích cực tham gia để đạt mục tiêu toàn xã hội tiết kiệm được khoảng 1% tổng điện năng tiêu thụ hàng năm; quyết liệt thực hiện giảm tổn thất điện năng có hiệu quả; chuẩn bị tốt để bảo đảm nhu cầu điện năng tăng trưởng bình quân hàng năm 13% đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2012 - 2015. Tuy nhiên, những năm gần đây do khủng hoảng kinh tế, để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, giá bán điện phải duy trì ở mức thấp hơn giá thành nên từ năm 2010 kết quả sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn bị lỗ, tình hình tài chính xấu, công nợ tăng cao. Ngoài những nguyên nhân khách quan, còn có nguyên nhân chủ quan về quản lý, điều hành mà Tập đoàn cần nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong việc kinh doanh viễn thông thua lỗ và một số lãnh đạo chủ chốt của Tập đoàn mất đoàn kết kéo dài đã làm ảnh hưởng xấu đến bản thân Tập đoàn và uy tín của doanh nghiệp nhà nước.

2. Để bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan có liên quan cần chú ý tập trung thực hiện những công việc sau:

a) Tập đoàn Điện lực Việt Nam:

- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đáp ứng nhu cầu điện năng tăng trưởng bình quân hàng năm 13%, đáp ứng cho yêu cầu tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế trong giai đoạn 2012 - 2015.

- Thực hiện điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường theo Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, sớm xây dựng, trình Chính phủ xem xét, quyết định về cơ cấu giá bán hợp lý đối với từng đối tượng khách hàng sử dụng điện theo nguyên tắc chỉ bù giá cho các hộ nghèo, vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn, giá bán cho các đối tượng khác phải bảo đảm kinh doanh điện có lãi.

- Bố trí vốn đầu tư cho phát triển lưới điện truyền tải đồng bộ với tiến độ xây dựng và đưa vào vận hành các nhà máy điện.

- Đẩy mạnh tham gia thực hiện tiết kiệm điện. Phấn đấu giảm tổn thất điện năng hơn nữa, từng bước đạt mức bình quân của các nước tiên tiến trong khu vực.

- Chỉ đạo siết chặt kỷ luật, kỷ cương lao động; tăng cường công tác quản lý, giám sát từ khâu thiết kế, thi công xây dựng đến vận hành các công trình điện bảo đảm tuyệt đối an toàn, ổn định. Chủ trì, phối hợp với các địa phương, các cơ quan liên quan kiểm tra lại công tác tái định cư, trồng bù rừng và an toàn hồ đập đối với tất cả các nhà máy thủy điện đã đưa vào vận hành; kiểm tra lại thiết kế và tình hình thi công để bảo đảm tính an toàn và đúng tiến độ của công trình, có phương án cụ thể để làm tốt công tác tái định cư, trồng bù rừng đối với các nhà máy thủy điện đang xây dựng.

- Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, giảm chi phí quản lý, tăng năng suất lao động và tinh giản biên chế.

b) Các Bộ, ngành:

- Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng các cơ quan liên quan theo chức năng hỗ trợ Tập đoàn Điện lực Việt Nam thu xếp vốn để bảo đảm thực hiện Quy hoạch điện VII.

- Bộ Công Thương;

+ Rà soát lại các dự án thủy điện trong cả nước, thẩm định để bảo đảm thực hiện tốt công tác tái định cư, bảo vệ môi trường, trồng rừng đầu nguồn và chống lũ, an toàn đập và hạ du; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt và công bố công khai;

+ Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị có liên quan khẩn trương hoàn thành các điều kiện cần thiết để đưa thị trường phát điện cạnh tranh đi vào hoạt động có hiệu quả;

+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng phương án phân bổ vào giá bán điện và tái cơ cấu khoản lỗ lũy kế và chênh lệch tỷ giá còn lại chưa tính hết vào giá điện của các năm từ 2011 về trước để Tập đoàn có nguồn vốn thanh toán các khoản nợ còn tồn đọng và tiến dần đến cân bằng được tài chính;

- Bộ Tài chính:

+ Thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh tăng vốn điều lệ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trên cơ sở kết quả đánh giá lại tài sản đã được Bộ Công Thương phê duyệt. Đề xuất phương án trích khấu hao đối với giá trị tài sản đánh giá lại này phù hợp với phương án tăng giá điện để bảo đảm không ảnh hưởng nhiều tới giá điện;

+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương xác định mức và nguồn vốn điều lệ cho các Tổng công ty phát điện mới thành lập;

+ Nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong đó có giải pháp xử lý khoản tiền điện Tập đoàn Điện lực Việt Nam do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

3. Về Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp thu ý kiến các cơ quan liên quan, hoàn chỉnh Đề án tái cơ cấu, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7 năm 2012. Trong đó, chú ý các vấn đề sau:

- Xác định lại ngành, nghề kinh doanh chính của Tập đoàn tập trung vào phát triển nguồn điện, lưới điện truyền tải, phân phối điện; duy trì lĩnh vực cơ khí điện và tư vấn xây dựng điện một cách hợp lý.

- Xây dựng lộ trình để đến năm 2015 hoàn thành việc thoái vốn, bảo đảm bảo toàn vốn đối với vốn đã đầu tư vào các lĩnh vực không liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính của Tập đoàn, đặc biệt là các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, ngân hàng.

- Việc thoái vốn tại các công ty cổ phần phát điện và bán hết cổ phần tại các Nhà máy điện có công suất lắp đặt dưới 500 MW cần cân nhắc cụ thể thời điểm bán, giá bán để có hiệu quả cao nhất và có đề án cụ thể đối với từng trường hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Nghiên cứu từng bước giao các Tổng công ty quản lý các Trường đào tạo bảo đảm nguyên tắc cơ sở đào tạo phải tự hạch toán, lấy thu bù chi.

- Đồng ý thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam trên cơ sở tiếp nhận lại Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Công ty Viễn thông Điện lực đã chuyển về Tập đoàn Viễn thông quân đội.

Văn phòng Chính phủ thông báo để Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan liên quan biết, thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
- Đảng ủy Khối doanh nghiệp TW;
- Các Bộ: Công thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - TBXH, Nội vụ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và PTDN;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý Thủ tướng, các Vụ: TH, KTTH, KTN, TKBT;
- Lưu: VT, ĐMDN (5).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Văn Trọng Lý

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 234/TB-VPCP

Loại văn bảnThông báo
Số hiệu234/TB-VPCP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành03/07/2012
Ngày hiệu lực03/07/2012
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Thương mại
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật12 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 234/TB-VPCP

Lược đồ Thông báo 234/TB-VPCP ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông báo 234/TB-VPCP ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
                Loại văn bảnThông báo
                Số hiệu234/TB-VPCP
                Cơ quan ban hànhVăn phòng Chính phủ
                Người kýVăn Trọng Lý
                Ngày ban hành03/07/2012
                Ngày hiệu lực03/07/2012
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Thương mại
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật12 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Thông báo 234/TB-VPCP ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

                          Lịch sử hiệu lực Thông báo 234/TB-VPCP ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

                          • 03/07/2012

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 03/07/2012

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực