Thông báo 239/TB-VPCP

Thông báo số 239/TB-VPCP về việc ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ ngày 15 tháng 12 năm 2005 do Văn phòng Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Thông báo 239/TB-VPCP ý kiến kết luận Thủ tướng Chính phủ cuộc họp Ban chỉ đạo Cải cách hành chính Chính phủ


VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 239/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2005 

 

THÔNG BÁO

Ý KIẾN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TẠI CUỘC HỌP BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ NGÀY 15 THÁNG 12 NĂM 2005 

Ngày 15 tháng 12 năm 2005, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ. Sau khi nghe Tổng Thư ký Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ trình bày Báo cáo tổng kết việc thực hiện giai đoạn I (2001-2005) Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính giai đoạn II (2006-2010), ý kiến phát biểu của đồng chí Nguyễn Khánh, đồng chí Đỗ Quốc Sam và ý kiến của các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận như sau:

1. Báo cáo tổng kết việc thực hiện giai đoạn I (2001-2005) Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính giai đoạn II (2006-2010) được chuẩn bị kỹ, nội dung tương đối sâu sắc và đầy đủ.

Tuy nhiên, Báo cáo tổng kết cần tiếp tục hoàn thiện để đánh giá đúng công cuộc cải cách hành chính 5 năm qua, chỉ rõ những kết quả đạt được, những yếu kém, khuyết điểm và nguyên nhân; đồng thời làm rõ những mục tiêu cụ thể mà cải cách hành chính cần phải đạt được trong 5 năm tới. Các nhận xét trong báo cáo cần cụ thể, chỉ rõ những bộ, ngành, địa phương năng động, có sáng kiến hay, thực hiện tích cực và có kết quả công tác cải cách hành chính, những bộ, ngành, địa phương chưa thực hiện tốt công tác này, ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm.

Trên cơ sở ý kiến tham gia của đồng chí Nguyễn Khánh, đồng chí Đỗ Quốc Sam, ý kiến của các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ, Ban Thư ký nghiên cứu, chỉnh lý Báo cáo để trình ra phiên họp Chính phủ tháng 12 năm 2005. Sau khi Chính phủ thảo luận và cho ý kiến, khẩn trương hoàn chỉnh Báo cáo tổng kết việc thực hiện giai đoạn I (2001-2005) và phương hướng, nhiệm vụ caải cách hành chính giai đoạn II (2006-2010) để Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc về cải cách hành chính trong quý I/2006.

2. Qua 5 năm triển khai công tác cải cách hành chính, có thể khẳng định rằng Chương trình tổng thể cải cách hànhc hính nhà nước giai đoạn 2001-2010 do Chính phủ đề ra là đúng đắn, cả về mục tiêu, nội dung và giải pháp. Cải cách hành chính đã từng bước đi vào chiều sâu, trở thành nhiệm vụ thường xuyên của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các huyện, quận trong cả nước.

Kết quả nổi bật của cải cách hành chính 5 năm qua là đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị - xã hội, phục vụ người dân và doanh nghiệp, góp phần phòng chống quan liêu, tham nhũng; bước đầu làm thay đổi quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân và doanh nghiệp; chức năng, nhiệm vụ, phương thức vận hành của bộ máy hành chính nhà nước có nhiều tiến bộ, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trước yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và yêu cầu hội nhập, cải cách hành chính vẫn còn chậm so với mục tiêu và yêu cầu đặt ra, cụ thể là:

- Chức năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước còn chồng chéo; còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong cơ chế, phương thức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước; chưa tách bạch được quản lý hành chính nhà nước với quản lý hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công; tổ chức bộ máy có xu hướng phình ra; phương thức hoạt động chậm được đổi mới;

- Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức còn thấp về tinh thần trách nhiệm, về kiến thức và năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành chính, ngoại ngữ, tin học; công tác đào tạo, bồi dưỡng chậm được đổi mới cả về nội dung và phương pháp;

- Chủ trương xã hội hóa các lĩnh vực: giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa xã hội, khoa học và thể dục thể thao triển khai còn chậm; cơ chế tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu chưa thật sự phù hợp; chức năng quản lý nhà nước dịch vụ công chậm được làm rõ.

Nguyên nhân của những yếu kém nêu trên là do chưa làm tốt công tác tư tưởng trong nội bộ hệ thống hành chính nhà nước, nhiều cán bộ lãnh đạo cơ quan chính quyền ở trung ương và địa phương chưa có nhận thức đúng đắn và ý thức trách nhiệm rõ rệt về cải cách hành chính. Cải cách hành chính chưa thực sự được coi là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ, các bộ ngành và địa phương hoạt động không mạnh và không sâu, có nơi còn hình thức, ít nghiên cứu, chậm tổng kết nhân rộng các sáng kiến cải cách hành chính ở cơ sở. Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cú ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa dành công sức cần thiết chỉ đạo quyết liệt công tác cải cách hành chính trong phạm vi trách nhiệm.

3. Nhiệm vụ đặt ra đối với công tác cải cách hành chính trong giai đoạn 2006-2010 là phải làm cho bộ máy hành chính thật sự gần dân, phục vụ dân tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, phải đạt cho được mục tiêu mà Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước 10 năm (2001-2010) đã đề ra. Nhiệm vụ cụ thể trong 5 năm tới của cải cách hành chính là:

Thứ nhất, xiết chặt kỷ cương hành chính nhà nước, thực hiện nghiêm quy chế làm việc và cơ chế thanh tra, kiểm tra công vụ. Kiên quyết xử lý và đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ công chức thoái hóa, biến chất, nhũng nhiễu dân, vô trách nhiệm.

Thứ hai, tiếp tục rà soát các cơ chế chính sách, thủ tục hành chính hiện hành để loại bỏ, sửa đổi những cơ chế, thủ tục không phù hợp gây cản trở đến sự làm ăn, sinh sống của người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi nhất cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư.

Thứ ba, tiếp tục điềuchỉnh chức năng của Chính phủ, các bộ và chính quyền các ấp theo yêu cầu quản trị tốt và phục vụ phát triển: hoàn thành việc phân cấp giữa trung ương và địa phương; định rõ chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước các cấp; phân rõ chức năng quản lý nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý sự nghiệp, dịch vụ công; định rõ chức năng, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu và chức năng, trách nhiệm quản lý nhà nước của cơ quan quản lý hành chính nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước.

Thứ tư, đổi mới công tác tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, kỷ luật công chức; hoàn thiện thể chế công vụ; xây dựng cơ cấu, chuẩn hóa chức danh, tiêu chuẩn công chức hành chính, tăng cường mạnh việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, khả năng hành chính, ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ công chức, đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, hiện đại hóa nền hành chính và hội nhập quốc tế.

Thứ năm, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa trên các lĩnh vực: giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, khoa học, thể dục thể thao; thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công.

Thứ sáu, đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình Hiện đại hóa nền hành chính nhà nước, trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý của Chính phủ và chính quyền các cấp theo hướng nền hành chính điện tử (hay chính phủ điện tử); ưu tiên xây dựng trụ sở chính quyền cấp xã.

Để làm được những việc trên, phải đổi mới, tăng cường sự chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân địa phương.

Cải cách hành chính phải tiến hành đồng bộ trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị, gắn kết với cải cách kinh tế. Tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn mối quan hệ giữa Chính phủ với Đảng, với Quốc hội, với các cơ quan tư pháp.

Phải tạo ra chuyển biến rõ rệt về nhận thức và tư tưởng của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp về cải cách hành chính. Cải cách hành chính là nghĩa vụ, nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ quan hành chính. Ở đâu cải cách hành chính chậm, hiệu quả kém thì ở đó người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.

Trong chỉ đạo cải cách hành chính, phải dành công sức để tổ chức việc nghiên cứu các vấn đề mới về tổ chức và hoạt động quản lý hành chính, tổng kết từ thực tiễn các sáng kiến, kinh nghiệm cải cách hành chính tại các bộ, ngành và địa phương.

Kiện toàn Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ theo hướng tăng thẩm quyền của cơ quan này, tạo điều kiện thực tế để các thành viên Ban Chỉ đạo phát huy được trách nhiệm và khả năng giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thắng lợi nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2006-2010. Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra để nâng hiệu quaả hoạt động của các Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Ban Thư ký xây dựng Đề án điều chỉnh tổ chức và cải tiến cách lĩnh vực của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ, trình Ban Chỉ đạo và Thủ tướng Chính phủ vào quý I/2006./.

Nơi nhận:
- TTg, các Phó TTg (để báo cáo);
- Thành viên BCĐCCHC của Chính phủ;
- Đồng chí Nguyễn Khánh;
- Đồng chí Đỗ Quốc Sam;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- VPCP, BTCN, TBNC, các PCN, BNC, các vụ, cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: CCHC (5), VT (250)

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM



 
Đoàn Mạnh Giao

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 239/TB-VPCP

Loại văn bảnThông báo
Số hiệu239/TB-VPCP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành28/12/2005
Ngày hiệu lực28/12/2005
Ngày công báo06/01/2006
Số công báoTừ số 9 đến số 10
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Công nghệ thông tin
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 239/TB-VPCP

Lược đồ Thông báo 239/TB-VPCP ý kiến kết luận Thủ tướng Chính phủ cuộc họp Ban chỉ đạo Cải cách hành chính Chính phủ


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông báo 239/TB-VPCP ý kiến kết luận Thủ tướng Chính phủ cuộc họp Ban chỉ đạo Cải cách hành chính Chính phủ
                Loại văn bảnThông báo
                Số hiệu239/TB-VPCP
                Cơ quan ban hànhVăn phòng Chính phủ
                Người kýĐoàn Mạnh Giao
                Ngày ban hành28/12/2005
                Ngày hiệu lực28/12/2005
                Ngày công báo06/01/2006
                Số công báoTừ số 9 đến số 10
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Công nghệ thông tin
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Thông báo 239/TB-VPCP ý kiến kết luận Thủ tướng Chính phủ cuộc họp Ban chỉ đạo Cải cách hành chính Chính phủ

                            Lịch sử hiệu lực Thông báo 239/TB-VPCP ý kiến kết luận Thủ tướng Chính phủ cuộc họp Ban chỉ đạo Cải cách hành chính Chính phủ

                            • 28/12/2005

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 06/01/2006

                              Văn bản được đăng công báo

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 28/12/2005

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực