Điều ước quốc tế 25/2017/TB-LPQT

Thông báo 25/2017/TB-LPQT hiệu lực Nghị định thư về hợp tác đào tạo giữa Việt Nam - Lào do Bộ ngoại giao ban hành

Nội dung toàn văn Thông báo 25/2017/TB-LPQT Nghị định thư về hợp tác đào tạo giữa Việt Nam Lào


BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/2017/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2017

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Nghị định thư về hợp tác đào tạo giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, ký tại Viêng Chăn ngày 26 tháng 4 năm 2017, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 4 năm 2017.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Nghị định thư theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
Q. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ




Lê Thị Tuyết Mai

 

NGHỊ ĐỊNH THƯ

VỀ HỢP TÁC ĐÀO TẠO GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Căn cứ Thỏa thuận về Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2011 - 2020 ký ngày 09 tháng 4 năm 2011 tại Thủ đô Hà Nội, Việt Nam;

Căn cứ Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về Đề án “Nâng cao cht lượng và hiệu quả hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2020” ký ngày 22 tháng 4 năm 2011 tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào;

Căn cứ Hiệp định hợp tác song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2016 - 2020 ký ngày 27 tháng 12 năm 2015 tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào;

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (sau đây gọi là hai Bên) thỏa thuận như sau:

Điều 1. Nguyên tắc chung

1. Hai Bên giao Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục và Thể thao Lào phối hợp với các cơ quan liên quan tích cực triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2020” ký ngày 22 tháng 4 năm 2011 tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục và Thể thao Lào phối hợp thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 05/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực giúp Lào, chú ý đảm bảo khâu tuyển chọn đầu vào, tăng cường đôn đốc, kiểm tra, quản lý lưu học sinh Lào tại Việt Nam và lưu học sinh Việt Nam tại Lào; tăng cường giám sát và hàng năm đánh giá công tác quản lý, sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục và Thể thao Lào là cơ quan quản lý toàn diện lưu học sinh Lào, lưu học sinh Việt Nam và các loại hình đào tạo được quy định tại Nghị định thư này.

4. Nguyên tắc hợp tác: các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Nghị định thư này tuân th quy định pháp luật của mi nước và các điều ước quốc tế mà hai nước là thành viên.

Điều 2. Công tác tuyển chọn cán bộ, học sinh, sinh viên Lào sang đào tạo tại Việt Nam và cán bộ, học sinh, sinh viên Việt Nam sang đào tạo tại Lào.

1. Công tác tuyên chọn cán bộ, học sinh, sinh viên Lào sang đào tạo tại Việt Nam và cán bộ, học sinh, sinh viên Việt Nam sang đào tạo tại Lào được thực hiện theo Kế hoạch hợp tác hàng năm giữa Chính phủ hai nước và Kế hoạch hợp tác hàng năm giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục và Th thao Lào.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam tuyển chọn cán bộ, học sinh, sinh viên Việt Nam sang đào tạo tại Lào và Bộ Giáo dục và Th thao Lào tuyn chọn cán bộ, học sinh, sinh viên Lào sang đào tạo tại Việt Nam phải đảm bảo chất lượng và theo ch tiêu kế hoạch hợp tác hàng năm.

3. Hồ sơ của cán bộ, học sinh, sinh viên phải được lập thành 03 bộ (01 bộ bằng tiếng Lào và 02 bộ bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (đối với lưu học sinh Lào) và 01 bộ bằng tiếng Việt và 02 bộ bng tiếng Lào hoặc tiếng Anh (đối với lưu học sinh Việt Nam). Mỗi bộ hồ sơ được đựng trong túi giy theo mu quy định, bao gồm:

- Phiếu đăng ký dự tuyển học bổng của Chính phủ (theo mẫu);

- Sơ yếu lý lịch có dán ảnh 4x6 (ảnh chụp không quá 06 tháng);

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp, theo quy định của mi nước (không quá 6 tháng tính đến ngày làm hồ sơ);

- Bản sao hợp lệ giy khai sinh hoặc sổ hộ khu;

- Bản sao hợp lệ bng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương kèm theo bng điểm (đối với ứng viên đại học);

- Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp và bảng điểm đại học hoặc tương đương (đối với ứng viên học thạc sỹ);

- Bn sao hp lệ bng tốt nghiệp và bảng điểm thạc sỹ và đề cương nghiên cứu (đối với ứng viên nghiên cứu sinh).

4. Thời hạn chuyển danh sách và hồ sơ của cán bộ, học sinh, sinh viên được c đi đào tạo cho Bên tiếp nhận muộn nhất là 01 tháng trước ngày khai giảng khóa học.

5. Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Vụ Công tác sinh viên, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào là cơ quan hướng dẫn thủ tục nộp hồ sơ, tiếp nhận, kiểm tra tính xác thực của hồ sơ, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xét, duyệt hồ sơ và làm quyết định gửi về các cơ sở đào tạo theo chuyên ngành đã đăng ký.

Điều 3. Điều kiện về sức khỏe

1. Lưu học sinh Việt Nam sang học tập tại Lào và lưu học sinh Lào sang học tập tại Việt Nam phải có đ sức khỏe theo quy định.

2. Trước khi nhập học, lưu học sinh phải kiểm tra sức khỏe, nếu phát hiện lưu học sinh mc bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội, dương tính với chất ma túy, nữ sinh có thai, Bộ Giáo dục hai nước sẽ trao đi thông qua đường ngoại giao đ đưa lưu học sinh về nước theo điều kiện thực tế.

3. Trong thời gian học tập, lưu học sinh được hưởng chế độ bảo hiểm y tế và chăm sóc sức khỏe theo quy định hiện hành của Việt Nam và Lào.

Điều 4. Điều kiện về tuổi

1. Đại học: không quá 35 tuổi tính đến ngày làm hồ sơ.

2. Thạc sỹ: không quá 40 tuổi tính đến ngày làm hồ sơ.

3. Tiến sỹ: Không hạn chế tuổi đi với ng viên nghiên cứu ngành chính trị - hành chính và không quá 50 tui đi với các ngành khác tính đến ngày làm hồ sơ.

4. Các lớp bồi dưỡng, tập huấn ngn hạn không quy định tuổi.

Điều 5. Điều kiện học tập

1. Lưu học sinh Việt Nam sang học tập tại Lào phải học bng tiếng Lào, lưu học sinh Lào sang học tập tại Việt Nam phải học bng tiếng Việt. Trường hợp đặc biệt có thể đăng ký học bng tiếng nước ngoài tùy theo chương trình của nước tiếp nhận cho phép và phải được sự đng ý của nước cử đi học.

2. Các khóa đào tạo, bồi dưng ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Lào được học thông qua phiên dịch.

3. Lưu học sinh Lào học đại học, sau đại học các ngành nghệ thuật, kiến trúc, mỹ thuật, xiếc và thể thao tại Việt Nam đều phải qua kiểm tra năng khiếu do Bộ Giáo dục và Thể thao Lào tổ chức.

4. Cán bộ, sinh viên Lào được tuyển chọn sang học đại học và sau đại học tại Việt Nam, nếu chưa biết tiếng Việt phải học dự bị tiếng Việt tại Lào (04) bốn tháng trước khi sang Việt Nam học tiếng Việt nâng cao và dự bị đại học trong thời gian tối đa (01) một năm học. Chi phí học dự bị tiếng Việt tại Lào được hỗ trợ từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào hàng năm. Lưu học sinh Việt Nam được học dự bị tiếng Lào tại Lào (01) một năm học.

5. Sau khi hoàn thành chương trình học dự bị tiếng, lưu học sinh Lào phải tham dự kiểm tra trình độ tiếng Việt và lưu học sinh Việt Nam phải tham dự kiểm tra trình độ tiếng Lào, nếu đạt yêu cầu, lưu học sinh Lào được nhận Quyết định của Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam và lưu học sinh Việt Nam được nhận Quyết định của Bộ Giáo dục và Th thao Lào vào học chuyên ngành tại các cơ sở đào tạo của hai nước. Trong trường hợp không đt yêu cầu về trình độ tiếng Việt (đi với lưu học sinh Lào) và trình độ tiếng Lào (đi với lưu học sinh Việt Nam), lưu học sinh được phép học lại tối đa không quá 01 năm học (12 tháng) và phải tự chịu trách nhiệm về mọi chi phí phát sinh trong thời gian học lại tiếng Việt và tiếng Lào. Các cơ sở đào tạo chuyên ngành có th từ chối tiếp nhận những lưu học sinh yếu kém về trình độ tiếng Việt (đi với lưu học sinh Lào) và tiếng Lào (đối với lưu học sinh Việt Nam). Trong quá trình đào tạo chuyên ngành, các cơ sở đào tạo cần xây dựng chương trình đào tạo bổ sung kiến thức tiếng Việt chuyên ngành cho lưu học sinh Lào và kiến thức tiếng Lào chuyên ngành cho lưu học sinh Việt Nam.

6. Lưu học sinh Việt Nam và lưu học sinh Lào phải học tất cả các môn học theo chương trình đào tạo chung của các cơ sở đào tạo của hai nước (trừ môn học về giáo dục quốc phòng và an ninh).

7. Lưu học sinh học sau đại học được min thi đầu vào nhưng phải kiểm tra kiến thức cơ bản và học bổ sung kiến thức theo quy định.

8. Trong quá trình học chuyên môn, lưu học sinh được phép kéo dài thời gian học tập và được cp kinh phí thêm một năm (12 tháng) đi với hệ cao đng, đại học và và nghiên cứu sinh, 06 tháng đi với hệ đào tạo thạc sỹ. Nếu quá thời gian trên, lưu học sinh phải tự chịu trách nhiệm mọi chi phí phát sinh.

9. Lưu học sinh có nhiều thành tích trong học tập, tích cực hoạt động phong trào và có kết quả tốt nghiệp đạt loại khá trở lên, được ưu tiên xét chuyển tiếp học bậc cao hơn nếu được Bên cử đi học đng ý đưa vào chi tiêu kế hoạch đào tạo của năm tiếp theo.

Điều 6. Quyền lợi và nghĩa vụ của lưu học sinh

1. Tất c lưu học sinh Việt Nam học tập tại Lào và lưu học sinh Lào học tập tại Việt Nam có quyền như sau:

- Bình đẳng về học tập như đối với công dân nước sở tại;

- Tham gia mọi hoạt động hợp pháp theo quy định của nước sở tại;

- Lưu học sinh được hưởng mọi quyền lợi theo quy định hiện hành của nước sở tại;

2. Nghĩa vụ của lưu học sinh:

- Phải đăng ký trực tuyến (online) trên hệ thống quản lý của Bộ Giáo dục hai nước trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhập học.

- Tuân thủ pháp luật và phong tục tập quán của nước s tại;

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của cơ sở đào tạo;

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của ký túc xá và nơi cư trú;

- Góp phần tăng cường tình đoàn kết hu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào và tình hu nghị quốc tế.

Điều 7. Các đối tượng lưu học sinh

1. Lưu học sinh bao gồm tất cả các đối tượng được nhận học bổng toàn phần, bán phn hoặc tự túc hoàn toàn.

2. Học bổng bao gồm học bổng Hiệp định do ngân sách nhà nước cấp và học bổng ngoài Hiệp định do các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tài trợ theo thỏa thuận hoặc hợp đồng giữa các bên.

3. Lưu học sinh tự túc là lưu học sinh phải tự chịu trách nhiệm mọi chi phí trong suốt quá trình học tập.

4. Tất cả lưu học sinh Lào sang học tập tại Việt Nam bao gồm diện Hiệp định giữa Chính ph hai nước, hợp tác giữa các Bộ, ngành, địa phương, tài trợ của các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước và diện tự túc đu phải có Quyết định cử đi học của Bộ Giáo dục và Thể thao Lào.

Điều 8. Một số thỏa thuận khác

1. Hai Bên thống nhất đưa nội dung các sản phẩm của công trình lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục của hai nước.

2. Hai Bên tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ học tập và sinh hoạt của lưu học sinh phù hợp với khả năng ngân sách của mỗi Bên.

3. Hai Bên thống nhất tiếp tục cử giáo viên Việt Nam sang giảng dạy tiếng Việt cho cán bộ các Bộ, ngành và học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục của Lào. Phía Lào ch động phi hợp với phía Việt Nam trong việc đào tạo giáo viên dạy tiếng Việt để từng bước thay thế các giáo viên Việt Nam.

4. Hai Bên tiếp tục thực hiện chương trình thí điểm dạy song ngữ Lào - Việt tại Trường Song ngữ Nguyn Du, Thủ đô Viêng Chăn và sau đó trin khai tại các trường phổ thông của Lào có nhu cầu và đủ điều kiện thực hiện.

5. Hai Bên đồng ý coi môn tiếng Việt là môn ngoại ngữ tự chọn, được công nhận trong hệ thống giáo dục ph thông của Lào và được đánh giá, ghi điểm vào học bạ của học sinh.

6. Hai Bên đồng ý tạo điều kiện thuận lợi cho con em người gốc Việt Nam định cư Lào có đủ điều kiện sang học tập tại Việt Nam như đi với học sinh Lào.

Điều 9. Điều khoản cuối cùng

1. Nghị định thư hợp tác này có hiệu lực trong thời hạn 05 năm kể từ ngày ký. Nghị định thư có thể được sửa đổi, bổ sung theo sự thỏa thuận giữa hai Bên. Văn bản sửa đổi, bổ sung là một phn không tách rời của Nghị định thư.

2. Trong trường hợp Nghị định thư hết hiệu lực, các hoạt động hợp tác đang được triển khai trong khuôn khổ Nghị định thư vẫn tiếp tục được diễn ra cho đến khi các hoạt động này kết thúc.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có những vướng mắc, bất đồng phát sinh, hai Bên thống nht gii quyết thông qua thương lượng trên tinh thn hữu nghị và hợp tác.

4. Mi Bên có thể thông báo ý định về việc chấm dứt hiệu lực của Nghị định thư bằng cách thông báo cho Bên kia bng văn bản qua đường ngoại giao trước 06 (sáu) tháng.

5. Làm tại Th đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân ch nhân dân Lào, ngày 26 tháng 4 năm 2017, thành 02 bản gốc, mỗi bản bng tiếng Việt và tiếng Lào, các văn bản có giá trị pháp lý như nhau./.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM




Bùi Văn Ga
Thứ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO




Koong Sỷ SENGMANY
Thứ trưởng
Bộ Giáo dục và Thể thao

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 25/2017/TB-LPQT

Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
Số hiệu25/2017/TB-LPQT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành26/04/2017
Ngày hiệu lực26/04/2017
Ngày công báo19/07/2017
Số công báoTừ số 497 đến số 498
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Giáo dục
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 25/2017/TB-LPQT

Lược đồ Thông báo 25/2017/TB-LPQT Nghị định thư về hợp tác đào tạo giữa Việt Nam Lào


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông báo 25/2017/TB-LPQT Nghị định thư về hợp tác đào tạo giữa Việt Nam Lào
                Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
                Số hiệu25/2017/TB-LPQT
                Cơ quan ban hànhChính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào
                Người kýBùi Văn Ga, Koong Sỷ SENGMANY
                Ngày ban hành26/04/2017
                Ngày hiệu lực26/04/2017
                Ngày công báo19/07/2017
                Số công báoTừ số 497 đến số 498
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Giáo dục
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Thông báo 25/2017/TB-LPQT Nghị định thư về hợp tác đào tạo giữa Việt Nam Lào

                          Lịch sử hiệu lực Thông báo 25/2017/TB-LPQT Nghị định thư về hợp tác đào tạo giữa Việt Nam Lào

                          • 26/04/2017

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 19/07/2017

                            Văn bản được đăng công báo

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 26/04/2017

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực