Thông báo 30/TB-VPCP

Thông báo 30/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với Tập đoàn Kinh tế, Tổng Công ty đặc biệt do Văn phòng Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Thông báo 30/TB-VPCP Chính phủ làm việc Tập đoàn Kinh tế, Tổng Công ty đặc biệt


VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 30/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2011

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TẠI HỘI NGHỊ THƯỜNG TRỰC CHÍNH PHỦ LÀM VIỆC VỚI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ, TỔNG CÔNG TY ĐẶC BIỆT

Ngày 15 tháng 02 năm 2011, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Phó Thủ tướng: Nguyễn Sinh Hùng, Hoàng Trung Hải đã làm việc với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty đặc biệt, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các ngân hàng thương mại nhà nước về triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2011. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Văn phòng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp; Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương. Sau khi nghe báo cáo của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về tình hình năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2011 của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty 91; báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 đối với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty 91; ý kiến phát biểu của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty đặc biệt; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận như sau:

Năm 2010, trong điều kiện kinh tế thế giới và trong nước còn tiếp tục khó khăn, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty đặc biệt, hệ thống ngân hàng đã có nhiều cố gắng vượt qua thách thức, khó khăn, tiếp tục phát triển sản xuất, đổi mới quản lý, bảo toàn vốn nhà nước, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch, làm tốt vai trò nòng cốt của doanh nghiệp nhà nước, góp phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng GDP khá cao của đất nước; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, giải quyết việc làm; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự chính trị xã hội. Thủ tướng Chính phủ biểu dương, đánh giá cao những nỗ lực, phấn đấu và kết quả đạt được của tập đoàn, tổng công ty nhà nước đặc biệt. Tuy nhiên, trong năm 2010, một số tập đoàn, tổng công ty và đơn vị thành viên hiệu quả hoạt động còn thấp, năng lực cạnh tranh chưa cao, tiến độ cổ phần hóa còn chậm, đổi mới quản trị doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Nhiệm vụ đặt ra cho năm 2011 là rất nặng nề, trong đó phải tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng cao hơn năm 2010 và bảo đảm an sinh xã hội. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2011 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước; đề ra các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ năm 2011.

Để góp phần thực hiện mục tiêu nhiệm vụ nêu trên, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cần thực hiện đồng bộ những giải pháp đã đề ra, trong đó tập trung thực hiện tốt những trọng tâm sau đây:

1. Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, phát huy vai trò nòng cốt, phải xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; tập trung chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp để đạt tăng trưởng bình quân ở mức 15%.

Rà soát lại các dự án đầu tư, dừng, hoãn, cắt giảm các dự án đầu tư chưa cần thiết, kém hiệu quả, kể cả các dự án đầu tư ra nước ngoài để tập trung vốn và đẩy nhanh tiến độ cho các dự án thuộc ngành, nghề kinh doanh chính mà sớm đem lại hiệu quả. Chú trọng các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ chi phí đầu vào, thực hiện các quy định về tiết kiệm, chống lãng phí; tổ chức sản xuất, kinh doanh hợp lý, nâng cao tính chuyên môn hóa và hợp tác hóa giữa các đơn vị thành viên để giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ. Khi đầu tư phải chú ý sử dụng công nghệ cao, công nghệ xanh, sạch, công nghệ tiết kiệm năng lượng.

2. Đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên, Công ty mẹ; giảm số lượng doanh nghiệp mà nhà nước giữ cổ phần chi phối, chỉ duy trì doanh nghiệp nhà nước trong những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Tái cơ cấu, sắp xếp lại các doanh nghiệp thành viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh. Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty tiếp tục rà soát ngành, nghề kinh doanh, điều chỉnh để tập trung vào ngành, nghề kinh doanh chính. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty xây dựng kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp giai đoạn 2011 - 2015, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2011.

3. Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, kiện toàn tổ chức quản lý; hoàn thành việc phê duyệt, ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động, Quy chế quản lý tài chính, quy chế quản lý nội bộ, tăng cường công tác kiểm soát nội bộ. Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, tâm huyết, có trách nhiệm, đoàn kết. Chăm lo công tác xây dựng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng và tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp. Chủ động đào tạo, lực chọn và bố trí cán bộ quản lý phù hợp cho mục tiêu dài hạn.

4. Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy tiếp tục thực hiện tái cơ cấu theo Kết luận của Bộ Chính trị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Ban chỉ đạo Tái cơ cấu Tập đoàn. Chủ động thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp thành viên theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; đàm phán, tái cơ cấu lại các khoản nợ; thu xếp nguồn vốn để thực hiện các dự án đóng tàu và công nghiệp phụ trợ; tìm kiếm để ký kết các hợp đồng đóng mới tàu; kiện toàn tổ chức quản lý, ổn định và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động. Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trong điều kiện và khả năng cho phép, hỗ trợ Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy thực hiện tái cơ cấu có hiệu quả.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Quy định của Chính phủ về cơ chế cho việc thực hiện tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4 năm 2011.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm hoàn thiện, trình Chính phủ về cơ chế quản lý của chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước theo hướng đẩy mạnh phân công, phân cấp tạo sự chủ động cho doanh nghiệp đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đánh giá thực trạng và nghiên cứu, hoàn thiện thể chế tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

6. Bộ Tài chính nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách cổ phần hóa nhằm đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

7. Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo thẩm quyền, nghiên cứu giải quyết các kiến nghị của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty đã nêu tại Hội nghị, trường hợp vượt quá thẩm quyền báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước biết, thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan nganh Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương;
- Văn phòng Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội;
- Ban Chỉ đạo ĐM&PTDN;
- Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT
các Vụ thuộc VPCP;
- Lưu: Văn thư, ĐMDN (5b). 270

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Phạm Viết Muôn

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 30/TB-VPCP

Loại văn bảnThông báo
Số hiệu30/TB-VPCP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành28/02/2011
Ngày hiệu lực28/02/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcDoanh nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật13 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 30/TB-VPCP

Lược đồ Thông báo 30/TB-VPCP Chính phủ làm việc Tập đoàn Kinh tế, Tổng Công ty đặc biệt


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông báo 30/TB-VPCP Chính phủ làm việc Tập đoàn Kinh tế, Tổng Công ty đặc biệt
                Loại văn bảnThông báo
                Số hiệu30/TB-VPCP
                Cơ quan ban hànhVăn phòng Chính phủ
                Người kýPhạm Viết Muôn
                Ngày ban hành28/02/2011
                Ngày hiệu lực28/02/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcDoanh nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật13 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Thông báo 30/TB-VPCP Chính phủ làm việc Tập đoàn Kinh tế, Tổng Công ty đặc biệt

                      Lịch sử hiệu lực Thông báo 30/TB-VPCP Chính phủ làm việc Tập đoàn Kinh tế, Tổng Công ty đặc biệt

                      • 28/02/2011

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 28/02/2011

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực