Thông báo 347/TB-BGDĐT

Thông báo 347/TB-BGDĐT kết luận Hội nghị liên tịch giữa lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp về công tác pháp chế ngành giáo dục tại cuộc họp ngày 25/5/2010 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Nội dung toàn văn Thông báo 347/TB-BGDĐT kết luận Hội nghị liên tịch giữa lãnh đạo Bộ Giáo dục


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 347/TB-BGDĐT

Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2010

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN HỘI NGHỊ LIÊN TỊCH GIỮA LÃNH ĐẠO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÀ BỘ TƯ PHÁP VỀ CÔNG TÁC PHÁP CHẾ NGÀNH GIÁO DỤC TẠI CUỘC HỌP NGÀY 25/5/2010

Ngày 25 tháng 5 năm 2010, tại trụ sở cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo số 49, Đại Cồ Việt, Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính và Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý cùng chủ trì Hội nghị liên tịch giữa hai Bộ về Công tác pháp chế ngành giáo dục. Tham dự hội nghị về phía Bộ Tư pháp có đại diện lãnh đạo các đơn vị Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Các vấn đề chung về pháp luật, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Văn phòng, Học viện Tư pháp, Tạp chí dân chủ pháp luật; Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Văn phòng, Báo Giáo dục thời đại, Tạp chí giáo dục.

Sau khi nghe Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Giáo dục và Đào tạo Chu Hồng Thanh báo cáo công tác pháp chế ngành Giáo dục giai đoạn 2005-2010 và dự kiến phối hợp công tác giữa hai Bộ; các đại biểu tham dự hội nghị tập trung thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến cụ thể; Thứ trưởng Nguyễn Đức Chính và Thứ trưởng Trần Quang Quý kết luận cuộc họp như sau:

1. Bộ Tư pháp ủng hộ Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc đề nghị Chính phủ trình Quốc hội tiếp tục xây dựng và ban hành Luật Nhà giáo và Luật Giáo dục đại học, trình Quốc hội khóa XIII.

2. Vấn đề thẩm quyền quản lý nhà nước và sự chồng chéo trong văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến lĩnh vực giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Bộ Tư pháp chủ động đề xuất những nội dung cụ thể cần sửa đổi, bổ sung hoàn thiện để các cơ quan có thẩm quyền có căn cứ xem xét, quyết định.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là phối hợp với Văn phòng Chính phủ, từ xây dựng kế hoạch đề cương dự thảo lần đầu và quá trình soạn thảo thẩm định để có ý kiến thống nhất, bảo đảm chất lượng và đẩy nhanh tiến độ soạn thảo văn bản.

4. Bộ Tư pháp thống nhất sẽ ủng hộ các hoạt động tư pháp của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sẽ trình Chính phủ đưa Luật Giáo dục đại học và Luật Nhà giáo vào Chương trình xây dựng luật Quốc hội khóa XIII.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng kinh phí riêng cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật từ ngân sách nhà nước và các dự án, đề án khác. Bố trí kinh phí thực hiện Đề án nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường theo Quyết định số 1928/QĐ-TTg

Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ do Bộ Tư pháp là cơ quan thường trực có kế hoạch thường xuyên chỉ đạo, phối hợp trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Xây dựng Thông tư liên tịch về phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường tạo hành lang pháp lý về cơ chế phối hợp công tác giữa hai Bộ về công tác PBGDPL trong nhà trường.

6. Bộ Tư pháp sớm ban hành quy định cụ thể và hướng dẫn Nghị định 24/2009/NĐ-CP thống nhất quy định về hình thức văn bản là Thông tư của Bộ trưởng.

7. Tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và duy trì gặp mặt định kỳ giữa lãnh đạo hai Bộ nhằm nâng cao chất lượng giao ban pháp chế Bộ, ngành hàng năm, triển khai thực hiện có chất lượng kế hoạch soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật trong năm, tăng cường sự phối kết hợp về công tác pháp chế giữa hai Bộ.

8. Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp và Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo có sự trao đổi, gặp gỡ chỉ đạo thực hiện tốt quan hệ phối hợp công tác giữa hai Bộ.

Trên đây là kết luận về Hội nghị liên tịch giữa lãnh đạo Bộ Giáo dục và Lãnh đạo Bộ Tư pháp về công tác pháp chế ngành giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo để các đơn vị có liên quan biết và triển khai thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để b/c);
- Bộ Tư pháp (để phối hợp);
- Các đơn vị liên quan (để thực hiện);
- Lưu VT, Vụ PC.

TL. BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG




Phạm Mạnh Hùng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 347/TB-BGDĐT

Loại văn bảnThông báo
Số hiệu347/TB-BGDĐT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành23/06/2010
Ngày hiệu lực23/06/2010
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiáo dục
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật14 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 347/TB-BGDĐT

Lược đồ Thông báo 347/TB-BGDĐT kết luận Hội nghị liên tịch giữa lãnh đạo Bộ Giáo dục


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông báo 347/TB-BGDĐT kết luận Hội nghị liên tịch giữa lãnh đạo Bộ Giáo dục
                Loại văn bảnThông báo
                Số hiệu347/TB-BGDĐT
                Cơ quan ban hànhBộ Giáo dục và Đào tạo
                Người kýPhạm Mạnh Hùng
                Ngày ban hành23/06/2010
                Ngày hiệu lực23/06/2010
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcGiáo dục
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật14 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Thông báo 347/TB-BGDĐT kết luận Hội nghị liên tịch giữa lãnh đạo Bộ Giáo dục

                      Lịch sử hiệu lực Thông báo 347/TB-BGDĐT kết luận Hội nghị liên tịch giữa lãnh đạo Bộ Giáo dục

                      • 23/06/2010

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 23/06/2010

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực