Nội dung toàn văn Thông báo 37/2017/TB-LPQT hiệu lực của Thỏa thuận về hợp tác giáo dục giữa Việt Nam Hung-ga-ri
BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2017/TB-LPQT | Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2017 |
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Thỏa thuận về hợp tác giáo dục giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Hung-ga-ri, ký tại Hà Nội ngày 04 tháng 3 năm 2013, có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 01 năm 2016.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Thỏa thuận theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
THỎA THUẬN
VỀ HỢP TÁC GIÁO DỤC GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC HUNG-GA-RI
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hung-ga-ri, sau đây gọi tắt là “Hai Bên”;
nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị hiện có giữa hai nước, mở rộng các mối liên hệ của nhân dân hai nước, và phát triển hợp tác trên cơ sở cùng có lợi trong lĩnh vực giáo dục giữa Hai Bên,
tin tưởng vào tầm quan trọng của giáo dục là phương tiện nâng cao kiến thức về phong tục và văn hóa của các nước chúng ta;
thừa nhận lợi ích của hai nước có thể đạt được từ việc củng cố hợp tác song phương phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và pháp luật của mỗi quốc gia, đã thỏa thuận như sau:
Điều 1
Hai Bên khuyến khích trao đổi các chuyến thăm quan, học tập và nghiên cứu của các cán bộ quản lý giáo dục đại học, giảng viên và các nhà khoa học và thúc đẩy các hoạt động học thuật tại mỗi quốc gia trong các lĩnh vực cùng quan tâm.
Hai Bên thúc đẩy hợp tác trực tiếp giữa các cơ sở giáo dục đại học và tăng cường các nỗ lực chung về phát triển các chương trình đào tạo cùng cấp bằng và đào tạo chung.
Điều 2
Hai Bên thúc đẩy và khuyến khích các quan hệ khoa học trực tiếp giữa các cơ sở giáo dục nghiên cứu khoa học và khuyến khích trao đổi các nhà nghiên cứu và các chuyên gia.
Điều 3
Hai Bên trao đổi chuyên môn và kiến thức trong lĩnh vực khoa học, phương pháp giáo dục và quản lý giữa các cơ sở giáo dục đại học và các viện và trung tâm nghiên cứu khoa học. Hai Bên cùng hợp tác trong lĩnh vực sư phạm, điều trị và giáo dục đặc biệt và thúc đẩy các cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa các cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
Điều 4
Hai Bên tăng cường cơ hội để đào tạo các công dân của Bên kia trong các cơ sở giáo dục đại học ở cả hai nước, chủ yếu tập trung vào trình độ đại học, sau đại học và đào tạo giảng viên.
Điều 5
Hai Bên đẩy mạnh hợp tác giảng dạy giữa các cơ sở giáo dục đại học ở cả hai nước và trao đổi thông tin nhằm mục đích công nhận lẫn nhau việc tương đương văn bằng, chứng chỉ đào tạo của các trường phổ thông và bằng tốt nghiệp đại học, và sau đại học.
Điều 6
Hai Bên trao đổi thông tin và dữ liệu về hệ thống giáo dục của mình, và khuyến khích sự tham gia của các chuyên gia trong các hội thảo, các bài giảng, hội nghị chuyên đề trong các lĩnh vực được xác định trên cơ sở vì lợi ích chung của hai nước. Hai Bên cũng sẽ khuyến khích việc trao đổi đoàn trong lĩnh vực khoa học.
Điều 7
Hai Bên sẽ khuyến khích việc tổ chức tuần/những ngày giáo dục tại các cơ sở giáo dục của mỗi nước, bao gồm việc giảng bài, tổ chức các hội thảo, triển lãm sách, hội chợ và các hình thức khác để giới thiệu những thành tựu của cả hai nước.
Điều 8
Hai Bên khuyến khích việc trao đổi sách, tài liệu quảng cáo, tạp chí, tài liệu, phim ảnh và các tài liệu khác liên quan đến các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học ở cả hai nước.
Điều 9
Hai Bên khuyến khích việc tham gia của phía Bên kia vào các hội nghị, hội thảo hội nghị chuyên đề về giáo dục, hội thảo khoa học và văn hóa cấp địa phương và quốc tế và sẽ thông báo cho nhau về những sự kiện này trước một khoảng thời gian cần thiết.
Điều 10
Hai Bên khuyến khích việc thực hiện các chương trình bồi dưỡng phương pháp giảng dạy và nghiệp vụ sư phạm cần thiết cho việc giảng dạy tiếng Việt Nam trên lãnh thổ của Hung-ga-ri và việc giảng dạy tiếng Hung-ga-ri trên lãnh thổ Việt Nam, cũng như việc dịch và xuất bản các tài liệu giảng dạy tương ứng.
Điều 11
Hai Bên khuyến khích xây dựng các thỏa thuận đặc biệt về hợp tác giữa các cơ sở giáo dục có liên quan của hai nước.
Điều 12
Thỏa thuận này không làm ảnh hưởng đến các cam kết của Hung-ga-ri với tư cách là thành viên trong Liên minh châu Âu. Do đó, các quy định của thỏa thuận này không được hiểu là nó sẽ bãi bỏ, sửa đổi hoặc có bất kỳ ảnh hưởng nào khác đến các cam kết của Hung-ga-ri được bắt nguồn từ các hiệp ước tạo nên cơ sở của Liên minh châu Âu, cũng như những cam kết có nguồn gốc từ luật pháp cơ bản và phụ thuộc của Liên minh châu Âu.
Điều 13
Mọi bất đồng phát sinh giữa Hai Bên liên quan đến việc giải thích và thực hiện Thỏa thuận này sẽ được giải quyết thông qua thương lượng hoặc đàm phán giữa các cơ quan đại diện có thẩm quyền của Hai Bên.
Hai Bên thỏa thuận bất cứ khi nào cần thiết sẽ tổ chức tham vấn giữa các cơ quan đại diện có thẩm quyền của Hai Bên để ký các chương trình thực hiện, dự báo các biện pháp và các dự án cụ thể nhằm thực hiện Thỏa thuận này và, nếu cần, xác định các điều khoản về tài chính và các điều khoản tổ chức để tổ chức các sự kiện do bản Thỏa thuận này và các Chương trình thực hiện xác định.
Các điều khoản tham vấn và danh sách các cơ quan có thẩm quyền phải được sự đồng ý của Hai Bên thông qua kênh ngoại giao.
Điều 14
Thỏa thuận này có hiệu lực kể từ ngày thứ 30 từ khi nhận được thông báo bằng văn bản của Bên cuối cùng thông qua đường ngoại giao rằng các thủ tục pháp lý cần thiết trong nước để thi hành hiệu lực của Bản Thỏa thuận này đã được hoàn tất.
Thỏa thuận này có hiệu lực trong năm (05) năm, và sẽ được tự động gia hạn thêm năm (05) năm, trừ khi một trong Hai Bên thông báo bằng văn bản ý định chấm dứt Thỏa thuận này trước sáu tháng thông qua kênh ngoại giao. Trong trường hợp như vậy, Thỏa thuận sẽ chấm dứt hiệu lực sau sáu (06) tháng kể từ ngày nhận được thông báo đó.
Trong trường hợp chấm dứt Thỏa thuận này, các quy định của nó sẽ tiếp tục được thực hiện đối với các chương trình và dự án đang triển khai cho đến khi chúng được hoàn thành.
Để làm bằng, những người ký tên dưới đây, được ủy quyền bởi Chính phủ của nước họ, đã ký bản Thỏa thuận này.
Làm tại ............ngày .............. năm 2013 thành hai bộ gốc, mỗi bộ gồm một bản tiếng Hung-ga-ri, một bản tiếng Việt và một bản tiếng Anh, tất cả các văn bản có giá trị ngang nhau. Trong trường hợp có sự khác nhau về việc giải thích, bản tiếng Anh sẽ được ưu tiên áp dụng.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ | THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
AGREEMENT
BETWEEN THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM AND THE GOVERNMENT OF HUNGARY ON EDUCATIONAL CO-OPERATION
The Government of the Socialist Republic of Viet Nam and the Government of Hungary, hereinafter referred to as "the Parties";
in order to enhance the bonds of friendship existing between their two countries, to widen the links binding their people, to develop co-operation in educational domains,
believing in the importance of education as a mean of enhancing the knowledge about our countries’ customs and culture;
recognizing the benefits each of the two countries may gain as a result of consolidating bilateral co-operation in accordance with the basic principles of international laws and regulations applied in each country, have agreed on the following:
Article 1
The Parties will encourage exchange of visits and study trips of higher education officials, faculty members and scholars and will promote the academic work in each other’s countries in fields of common interest.
The Parties will promote direct cooperation between their higher education institutions and enhance mutual efforts on developing joint degree programmes and common trainings.
Article 2
The Parties will promote and encourage direct scientific relations between educational, scientific research establishments and the exchange of researchers and experts.
Article 3
The Parties will exchange expertise and knowledge in the scientific, methodological and administrative fields between higher education institutions and scientific research institutions and centers. The Parties will co-operate in the field of pedagogy, therapy and special education and promote direct contacts between their pedagogical professional services.
Article 4
The Parties will increase opportunities for training of the nationals of the other Party in higher education institutions in both countries notably on postgraduate and academic levels and in teacher training.
Article 5
The Parties will promote academic co-operation between higher education institutions in both countries and exchange of information in the field of establishing equivalences between school certificates and diplomas, graduate and postgraduate academic degrees for purposes of mutual recognition of these degrees.
Article 6
The Parties will exchange information and data on their respective educational systems, and encourage participation of experts in workshops, lectures, symposia in domains defined on a mutual basis. The Parties will also encourage the exchange of delegations in scientific fields.
Article 7
The Parties will encourage the organization of educational weeks and days in educational and cultural institutions of each country. These will include the giving of lectures and the holding of seminars, book exhibitions and fairs, other forms of presenting the achievements of both countries.
Article 8
The Parties will encourage the exchange of books, brochures, periodicals, documents, films and other materials and sources of information related to educational, scientific research activities in both countries.
Article 9
The Parties will encourage participation in local and international educational conferences, seminars, symposia, scientific workshops, and will inform one another about such events a sufficient period of time in advance of their start.
Article 10
The Parties will encourage the realization of methodological and pedagogical programmes necessary for the acquisition of the Vietnamese language on the territory of Hungary and the Hungarian language on the territory of Viet Nam, and the translation and publication of the corresponding educational and methodological literature.
Article 11
The Parties will encourage elaborating special agreements on co-operation between involved educational institutions of the two countries.
Article 12
Commitments originating from the membership of Hungary in the European Union are not affected by the present Agreement. As a consequence of this, provisions of the present Agreement will not be interpreted in a way that it would annul, amend or have any other effect on the commitments of Hungary originating especially from the treaties forming the basis of the European Union, as well as those commitments originating from the primary and secondary legislation of the European Union.
Article 13
Any disputes between the two Parties arising from the interpretation and implementation of this Agreement will be settled through consultation or negotiation between the authorized representatives of the Parties.
The Parties will agree whenever necessary to hold consultations between the authorized representatives of the Parties to sign the executive programs, foreseeing the concrete measures and projects for the fulfilment of this Agreement and defining, where it is possible, the financial and other organizational terms in order to carry out events, provided by this Agreement and executive programs.
The terms of consultations and the list of authorized representatives will be agreed by the Parties through diplomatic channel.
Article 14
This Agreement will enter into force on the thirtieth day after the receipt of the latter written notification by the Parties through diplomatic channels confirming the completion of their respective internal procedures required for the entry into force of this Agreement.
This Agreement is valid for five years, and will be renewed automatically for five years. The Agreement may be terminated by either of the Parties in written form, through diplomatic channels. In this case, the Agreement expires six months after receiving the notification about its termination.
In the event this Agreement is terminated, its provisions will continue to be implemented with respect to existing programmes and projects until they are completed.
In witness thereof, the undersigned, being duly authorized by their respective Government, have signed this Agreement.
Done in…………………………..on…………………………2013 in two originals, each in the Vietnamese, Hungarian and English languages, all texts being equally authentic. In case of divergence of interpretation, the English text will prevail.
On behalf of the Government of Socialist Republic of Viet Nam | On behalf of the Government of |