Điều ước quốc tế 30/2012/TB-LPQT

Thông báo hiệu lực của Hiệp định bổ sung về giáo dục và giáo dục đại học trong khuôn khổ Hiệp định khung về hợp tác giữa Việt Nam và Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la

Nội dung toàn văn Thông báo hiệu lực Hiệp định bổ sung về giáo dục và giáo dục đại học


BỘ NGOẠI GIAO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 30/2012/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2012

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, theo thông báo đối ngoại của bên Việt Nam ngày 28 tháng 9 năm 2009 và thông báo đối ngoại của phía Vê-nê-xu-ê-la ngày 17 tháng 5 năm 2012, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

- Hiệp định bổ sung về giáo dục trong khuôn khổ Hiệp định khung về hợp tác giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la, ký tại Ca-ra-cat ngày 20 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 9 năm 2009.

- Hiệp định bổ sung về giáo dục đại học trong khuôn khổ Hiệp định khung về hợp tác giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la, ký tại Ca-ra-cat ngày 20 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 9 năm 2009.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi Bản sao 02 Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Lê Thị Tuyết Mai

 

HIỆP ĐỊNH

BỔ SUNG VỀ GIÁO DỤC TRONG KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ HỢP TÁC GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA BÔ-LI-VA VÊ-NÊ-XU-Ê-LA

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la sau đây gọi riêng là “Bên” và gọi chung là “các Bên”;

NHẬN THỨC được sự cần thiết tăng cường tình hữu nghị và quan hệ hợp tác vốn có giữa hai nước;

NHẬN THẤY rằng Hiệp định khung về hợp tác giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước cộng hòa Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la, ký ngày 31 tháng 7 năm 2006, ghi nhận tại Điều III khả năng ký kết Hiệp định bổ sung nhằm phát triển hợp tác chung có hiệu quả trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm;

NHẤN MẠNH tầm quan trọng của việc tổ chức, hỗ trợ và tăng cường hợp tác nhiều mặt trong lĩnh vực giáo dục;

KHẲNG ĐỊNH mong muốn của Chính phủ Vê-nê-xu-ê-la để đạt được các mục tiêu của hợp tác Nam - Nam, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục;

Nhất trí các điều khoản sau:

Điều 1

Các Bên cam kết thúc đẩy và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa các Bên, trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và có đi có lại, tuân thủ các quy định luật pháp của mỗi nước và các quy định tại Hiệp định bổ sung này.

Điều 2

Các Bên chỉ định cho các cơ quan có tên dưới đây là cơ quan thực hiện Hiệp định bổ sung này: đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền là Bộ Giáo dục và Đào tạo; và đối với nước Cộng hòa Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la, cơ quan có thẩm quyền là Bộ Giáo dục Chính quyền Nhân dân.

Các cơ quan nói trên có thể ủy quyền tổ chức thực hiện Hiệp định bổ sung này cho các cơ quan nhà nước khác của hai nước và các cơ quan này, thông qua các thỏa thuận cụ thể, có thể thiết lập các điều kiện của hoạt động hợp tác.

Điều 3

Để tăng cường các lĩnh vực hợp tác đã có, các Bên sẽ cùng thực hiện, trong lĩnh vực giáo dục, các hoạt động sau:

1. Trao đổi thông tin về hệ thống giáo dục của các Bên;

2. Trao đổi kinh nghiệm để sử dụng tốt nhất thế mạnh của các Bên nhằm đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng nền giáo dục có chất lượng cho mọi người.

3. Trao đổi kinh nghiệm và thông tin trong công tác chuẩn bị và đào tạo nghề cho giáo viên của cả hai nước;

4. Đưa nội dung giáo dục thủy lợi và công nghệ nông nghiệp vào các chương trình giáo dục nông thôn nhằm thúc đẩy ngành công-nông nghiệp phát triển;

5. Trao đổi kinh nghiệm thực hiện chính sách trong giáo dục môi trường, nhằm phát triển mối quan hệ con người và môi trường, thông qua việc phối hợp thực hiện các hoạt động giáo dục;

6. Thúc đẩy, phổ biến và thực hiện các chương trình, dự án giáo dục môi trường;

7. Trao đổi kinh nghiệm của các Bên trong việc triển khai và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực giáo dục; xây dựng các phần mềm giáo dục sử dụng mã nguồn mở;

8. Trao đổi kinh nghiệm về giáo dục và công nghệ cho người cần hỗ trợ đặc biệt về giáo dục;

9. Các vấn đề khác mà hai Bên cùng quan tâm.

Điều 4

Các Bên sẽ thúc đẩy xây dựng và thực hiện các hoạt động được đề cập đến trong Hiệp định bổ sung này bằng việc chuẩn bị các chương trình, dự án giáo dục giữa các cơ quan thực hiện và các đơn vị liên quan của các Bên được thống nhất qua đường ngoại giao. Giai đoạn đầu của hoạt động hợp tác được ghi trong Phụ lục của Hiệp định bổ sung này.

Mô hình nói trên sẽ xác định kế hoạch hành động cũng như thủ tục, nguồn lực, tài chính và các nội dung bổ sung khác theo sự nhất trí của các Bên.

Điều 5

1. Các Bên nhất trí thành lập một Nhóm công tác về giáo dục có nhiệm vụ điều hành, theo dõi và đánh giá Hiệp định bổ sung này. Nhóm công tác sẽ bao gồm đại diện của các cơ quan thực hiện và sẽ họp định kỳ và luân phiên tại Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam. Thời điểm và chương trình họp sẽ được các Bên thống nhất của bằng văn bản.

2. Nhóm công tác về giáo dục trực thuộc Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ, hoạt động tuân theo các điều khoản trong Hiệp định khung về hợp tác giữa Chính phủ nước Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la được ký tại Hà Nội vào ngày 31 tháng 7 năm 2006.

Điều 6

Về việc trao đổi đoàn, các Bên nhất trí các điều kiện về tài chính như sau:

1. Bên cử đoàn đi sẽ chịu chi phí đi lại quốc tế;

2. Bên tiếp nhận đoàn sẽ có trách nhiệm chi trả chi phí ở, ăn uống, đi lại nội địa, hỗ trợ y tế trong trường hợp khẩn cấp và tất cả các thủ tục quan trọng liên quan đến nhập và xuất cảnh tại lãnh thổ nước Bên kia.

Điều 7

Các bất đồng nảy sinh giữa các Bên trong việc giải thích và thực hiện Hiệp định bổ sung này sẽ được giải quyết hữu nghị bằng thương lượng trực tiếp giữa các Bên thông qua kênh ngoại giao.

Điều 8

Hiệp định bổ sung này có thể được sửa đổi trên nhất trí của các Bên. Những sửa đổi này sẽ có hiệu lực theo thủ tục quy định tại Điều 9 của Hiệp định bổ sung này. Sửa đổi này sẽ là một phần không thể tách rời của Hiệp định bổ sung.

Điều 9

1. Hiệp định bổ sung này sẽ có hiệu lực kể từ ngày nhận được thông báo cuối cùng của các Bên thông qua kênh ngoại giao về việc hoàn thành các thủ tục pháp lý để Hiệp định bổ sung có hiệu lực và sẽ có hiệu lực trong năm (05) năm, mặc nhiên gia hạn cho khoảng thời gian tương ứng trừ khi một trong các Bên thông báo cho Bên kia ý định không kéo dài Hiệp định bằng văn bản qua con đường ngoại giao ba (03) tháng trước khi hết hạn Hiệp định.

2. Phụ lục là một phần không tách rời của Hiệp định bổ sung này.

3. Một Bên có thể chấm dứt Hiệp định bổ sung này bằng cách thông báo cho Bên kia ý định chấm dứt bằng văn bản qua kênh ngoại giao. Tuyên bố chấm dứt Hiệp định bổ sung sẽ có hiệu lực sau sáu (06) tháng kể từ khi có xác nhận nhận được thông báo chấm dứt.

4. Việc chấm dứt Hiệp định bổ sung không ảnh hưởng đến việc thực hiện các chương trình, dự án đã được nhất trí và đang thực hiện, trừ khi các Bên có thỏa thuận khác.

Ký tại Ca-ra-cát, ngày 20/11/2008, được làm thành hai (02) bản, bằng tiếng Việt, tiếng Tây Ban Nha, và tiếng Anh, các văn bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có khác biệt về giải thích, bản tiếng Anh sẽ được dùng làm căn cứ.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THỨ TRƯỞNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




Phạm Vũ Luận

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA BÔ-LI-VA VÊ-NÊ-XU-Ê-LA
BỘ TRƯỞNG
BỘ GIÁO DỤC CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN




Héc-Tô Na-Va-Rô

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

HOẠT ĐỘNG

ĐỊA ĐIỂM

THỜI GIAN DỰ KIẾN

ĐƠN VỊ CHỊU TRÁCH NHIỆM

1. Họp 2 tháng một lần giữa Vụ đối ngoại, Bộ Giáo dục Chính quyền Nhân dân và Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela với mục đích triển khai các quan hệ trong lĩnh vực giáo dục.

Caracas, Vê-nê-xu-ê-la.

Hai tháng một lần, vào thời điểm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực.

Đối với Vê-nê-xu-ê-la:

Vụ đối ngoại, Bộ Giáo dục Chính quyền Nhân dân.

Đối với Việt Nam:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2. Thiết lập Ủy ban Kỹ thuật quốc gia với thành phần đại diện đứng đầu các đơn vị của Bộ Giáo dục Chính quyền Nhân dân để triển khai các chương trình và dự án về giáo dục giữa hai nước.

Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam.

Trong thời gian 3 tháng kể từ khi Hiệp định có hiệu lực

Đối với Vê-nê-xu-ê-la:

Vụ đối ngoại, Bộ Giáo dục Chính quyền Nhân dân.

Đối với Việt Nam:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

3. Trao đổi kỹ thuật viên và giảng viên của Venezuela và Việt Nam nhằm mục đích tăng cường hợp tác giáo dục.

Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam.

Theo khoảng thời gian 6 tháng kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, trước khi trao đổi thông tin về hệ thống giáo dục hai nước.

Đối với Vê-nê-xu-ê-la:

Vụ đối ngoại, Bộ Giáo dục Chính quyền Nhân dân.

Đối với Việt Nam:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

HIỆP ĐỊNH

BỔ SUNG VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ HỢP TÁC GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA BÔ-LI-VA VÊ-NÊ-XU-Ê-LA

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la sau đây gọi riêng là “Bên” và gọi chung là “các Bên”;

XEM XÉT việc các Bên mong muốn phát triển hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học cũng như tăng cường hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học;

XEM XÉT nhu cầu tăng cường chương trình hợp tác để tạo điều kiện cho việc trao đổi giáo dục trong các lĩnh vực được hai Bên quan tâm;

TRIỂN KHAI Điều III của Hiệp định khung về hợp tác giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hóa Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la được ký tại Hà Nội ngày 31 tháng Bảy năm 2006, về khả năng ký các Hiệp định bổ sung nhằm phát triển hợp tác hiệu quả và có đi có lại trong các lĩnh vực hai Bên quan tâm,

Đã nhất trí như sau:

Điều 1

Các Bên cam kết thúc đẩy và tăng cường hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục đại học, trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, có đi có lại và tuân thủ các luật pháp của mỗi nước và các quy định của Hiệp định bổ sung này.

Điều 2

Để đạt các mục tiêu đặt ra trong Hiệp định bổ sung này, các Bên sẽ thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực sau:

- Trao đổi các tài liệu cập nhật, các xuất bản và thông tin về hệ thống giáo dục của hai Bên nhằm mục đích tạo điều kiện cho các hoạt động trong Hiệp định bổ sung này;

- Cử giáo sư, nhà nghiên cứu tham gia hội nghị, hội thảo, diễn đàn được tổ chức ở hai nước;

- Trao đổi giảng viên nhằm mục đích chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực dầu khí, phát triển nông nghiệp bền vững, thủy sản, công nghiệp dệt may và các ngành được ưu tiên khác;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập cơ chế chuyển giao công nghệ thông qua các khóa học ngắn hạn trong các lĩnh vực ưu tiên;

- Khuyến khích việc học lịch sử của cả hai nước thông qua trao đổi giảng viên để phát triển nghiên cứu;

- Các hoạt động khác mà các Bên nhất trí trên cơ sở đồng thuận.

Điều 3

Các Bên sẽ thúc đẩy xây dựng và thực hiện các hoạt động được đề cập đến trong Hiệp định bổ sung này bằng việc chuẩn bị các chương trình, dự án giáo dục giữa các cơ quan thực hiện và các đơn vị liên quan của các Bên được thống nhất qua đường ngoại giao. Giai đoạn đầu của hoạt động hợp tác được ghi trong Phụ lục của Hiệp định bổ sung này.

Mô hình nói trên sẽ xác định kế hoạch hành động cũng như thủ tục, nguồn lực, tài chính và các nội dung bổ sung khác theo sự nhất trí của các Bên.

Điều 4

Việt Nam sẽ cử các chuyên gia tới Vê-nê-xu-ê-la giảng dạy và tham gia các diễn đàn có chủ đề liên quan đến phát triển xã hội, lịch sử mà có thể lồng ghép vào chương trình của các trường đại học Venezuela.

Điều 5

Bên Vê-nê-zu-ê-la sẽ dành cho Bên Việt Nam 10 suất học bổng đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ trong các ngành về dầu khí (khảo sát, khai thác dầu khí, lọc dầu) và các lĩnh vực ưu tiên khác.

Bên Việt Nam sẽ dành cho Bên Venezuela 05 suất học bổng đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, và tiến sĩ trong các lĩnh vực về phát triển nông nghiệp bền vững, công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản và các ngành công nghiệp dệt may.

Điều kiện trao đổi học bổng sẽ được hai Bên thống nhất và thực hiện theo các chương trình cụ thể.

Những quy định về tuyển chọn, thời gian thực hiện, cấu trúc môn học, thời gian học và chương trình học được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận hai Bên.

Điều 6

Việc công nhận ngành học, danh hiệu, bằng cấp trong giáo dục đại học nhằm mục đích chuyển tiếp học tập sẽ tuân theo quy định của các hiệp định và thỏa thuận cụ thể được ký kết giữa các Bên hoặc sẽ được ký kết cũng như các quy định của mỗi Bên. Việc thực tập nghề nghiệp được thực hiện theo khung luật pháp của mỗi Bên.

Điều 7

Các chi phí nảy sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động trong Hiệp định bổ sung này sẽ tuân thủ theo văn bản đã ký kết và tùy thuộc vào khả năng tài chính của các Bên

Điều 8

Những bất đồng nảy sinh trong việc giải thích Hiệp định bổ sung này được giải quyết bằng thương lượng trực tiếp trên tinh thần hữu nghị giữa các Bên bằng kênh ngoại giao.

Điều 9

Hiệp định bổ sung này có thể được sửa đổi trên nhất trí của các Bên. Những sửa đổi này sẽ có hiệu lực theo thủ tục quy định tại Điều 10, và là một phần không thể tách rời của Hiệp định bổ sung.

Điều 10

1. Hiệp định bổ sung này sẽ có hiệu lực kể từ ngày nhận được thông báo cuối cùng của các Bên thông qua kênh ngoại giao về việc hoàn thành các thủ tục pháp lý để Hiệp định bổ sung có hiệu lực và sẽ có hiệu lực trong năm (05) năm, mặc nhiên gia hạn cho khoảng thời gian tương ứng trừ khi một trong các Bên thông báo cho Bên kia ý định không kéo dài Hiệp định bằng văn bản qua con đường ngoại giao ba (03) tháng trước khi hết hạn Hiệp định.

2. Phụ lục là một phần không tách rời của Hiệp định bổ sung này.

3. Một Bên có thể chấm dứt Hiệp định bổ sung này bằng cách thông báo cho Bên kia ý định chấm dứt bằng văn bản qua kênh ngoại giao. Tuyên bố chấm dứt Hiệp định bổ sung sẽ có hiệu lực sau sáu (06) tháng kể từ khi có xác nhận nhận được thông báo chấm dứt.

4. Việc chấm dứt sẽ không ảnh hưởng đến việc thực hiện các chương trình đang triển khai hoặc các học bổng đã được nhất trí. Các chương trình đang được triển khai hoặc học bổng đã được nhất trí sẽ được thực hiện cho đến khi kết thúc như đã được thỏa thuận, trừ khi các Bên có sự thống nhất khác.

Làm tại Ca-ra-cát, ngày 20/11/2008, thành hai (02) bản gốc bằng tiếng Việt, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh, các văn bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, bản tiếng Anh sẽ được dùng làm cơ sở.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THỨ TRƯỞNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




Phạm Vũ Luận

THAY MẶT CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA BÔ-LI-VA VÊ-NÊ-XU-Ê-LA
BỘ TRƯỞNG
BỘ ĐẠI HỌC CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN




Lu-Ít A-Cu-Nha

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH

HOẠT ĐỘNG

ĐỊA ĐIỂM

THỜI GIAN DỰ KIẾN

ĐƠN VỊ CHỊU TRÁCH NHIỆM

1. Trao đổi các cơ sở đại học nhằm xem xét đề án “Trường đại học của nhân dân phía Nam”.

Hai bên xây dựng thông qua đường ngoại giao.

Tiếp xúc của các nhân viên kỹ thuật khi Hiệp định bổ sung có hiệu lực

Đối với Vê-nê-xu-ê-la:

Bộ Giáo dục Đại học Chính quyền Nhân dân.

For Vietnam:

Ministry of Education and Training

2. Chương trình cho trao đổi nhà nghiên cứu, sinh viên, giáo sư và công nhân.

Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam.

Hai bên xác định thông qua đường ngoại giao khi Hiệp định bổ sung có hiệu lực.

Đối với Vê-nê-xu-ê-la:

Bộ Giáo dục Đại học Chính quyền Nhân dân.

Đối với Việt Nam:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

3. Trao đổi học bổng.

Phía Vê-nê-zu-ê-la cấp cho Việt Nam 10 suất học bổng và phía Việt Nam cấp cho phía Vê-nê-zu-ê-la 5 suất học bổng để học tập.

Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam.

Hai bên xác định thông qua đường ngoại giao khi Hiệp định bổ sung có hiệu lực.

Đối với Vê-nê-xu-ê-la:

Bộ Giáo dục Đại học Chính quyền Nhân dân.

Đối với Việt Nam:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

4. Hợp tác Chính phủ về công tác giáo dục và hàn lâm, như là trao đổi thông tin giữa các cơ sở giáo dục và chính phủ trong mối quan hệ với hệ thống giáo dục nhằm mục đích thiết lập những chức danh hàn lâm hoặc chứng chỉ tương ứng cần thiết.

Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam.

Hai bên xác định thông qua đường ngoại giao khi Hiệp định bổ sung có hiệu lực.

Đối với Vê-nê-xu-ê-la:

Bộ Giáo dục Đại học Chính quyền Nhân dân.

Đối với Việt Nam:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

5. Tổ chức hội thảo và seminar cũng như thuyết trình theo quan tâm của cả hai bên.

Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam.

Hai bên xác định thông qua đường ngoại giao khi Hiệp định bổ sung có hiệu lực.

Đối với Vê-nê-xu-ê-la:

Bộ Giáo dục Đại học Chính quyền Nhân dân.

Đối với Việt Nam:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

6. Trao đổi thanh niên để học tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt.

Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam.

Hai bên xác định thông qua đường Hiệp định bổ sung khi văn bản có hiệu lực.

Đối với Vê-nê-xu-ê-la:

Bộ Giáo dục Đại học Chính quyền Nhân dân.

Đối với Việt Nam:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

7. Các vấn đề phối hợp về sách, tạp chí, báo song ngữ, đa ngữ để biết đến và chia sẻ kinh nghiệm về lý tưởng, lịch sử, học thuyết và các trụ cột lý tưởng.

Vê-nê-xu-ê-la và Việt Nam.

Hai bên xác định thông qua đường ngoại giao khi Hiệp định bổ sung có hiệu lực.

Đối với Vê-nê-xu-ê-la:

Bộ Giáo dục Đại học Chính quyền Nhân dân.

Đối với Việt Nam:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 30/2012/TB-LPQT

Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
Số hiệu30/2012/TB-LPQT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành20/11/2008
Ngày hiệu lực28/09/2009
Ngày công báo29/06/2012
Số công báoTừ số 407 đến số 408
Lĩnh vựcGiáo dục
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 30/2012/TB-LPQT

Lược đồ Thông báo hiệu lực Hiệp định bổ sung về giáo dục và giáo dục đại học


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông báo hiệu lực Hiệp định bổ sung về giáo dục và giáo dục đại học
                Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
                Số hiệu30/2012/TB-LPQT
                Cơ quan ban hànhChính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la
                Người kýPhạm Vũ Luận, Lu-Ít A- Cu-Nha
                Ngày ban hành20/11/2008
                Ngày hiệu lực28/09/2009
                Ngày công báo29/06/2012
                Số công báoTừ số 407 đến số 408
                Lĩnh vựcGiáo dục
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Thông báo hiệu lực Hiệp định bổ sung về giáo dục và giáo dục đại học

                          Lịch sử hiệu lực Thông báo hiệu lực Hiệp định bổ sung về giáo dục và giáo dục đại học

                          • 20/11/2008

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 29/06/2012

                            Văn bản được đăng công báo

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 28/09/2009

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực