Điều ước quốc tế 14/2014/TB-LPQT

Thông báo hiệu lực của Hiệp định Dự án "Quản lý nguồn nước tổng hợp và phát triển đô thị trong mối liên hệ với biến đổi khí hậu tại tỉnh Bình Thuận" giữa Việt Nam - Bỉ

Nội dung toàn văn Thông báo hiệu lực Hiệp định Quản lý nguồn nước phát triển đô thị biến đổi khí hậu Bình Thuận Việt Nam Bỉ


BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2014/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2014

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định tại Khoản 3, Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Hiệp định cụ thể giữa Chính phnước Cộng hòa xã hội chnghĩa Việt Nam và Chính phVương quốc Bỉ cho Dự án "Quản lý nguồn nước tổng hợp và phát trin đô thị trong mi liên hệ với biến đổi khí hậu tại tnh Bình Thuận", ký tại Hà Nội ngày 20 tháng 6 năm 2013, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2013.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bn sao Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Ngự

 

HIỆP ĐỊNH CỤ THỂ

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ VƯƠNG QUỐC BỈ CHO DỰ ÁN "QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC TỔNG HỢP VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH BÌNH THUẬN"

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sau đây gọi tt là "Việt Nam" và Chính phủ Vương quốc Bỉ, sau đây gọi tắt là "Vương quốc B"

Sau đây được gọi tt là "Các bên"

· Căn cứ vào «Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế, Công nghiệp và Kỹ thuật giữa Chính phủ Vương quốc Bỉ và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chnghĩa Việt Nam» được ký kết tại Hà Nội ngày 11/10/1977;

· Căn cứ vào Biên bản đã được thông qua của kỳ họp thứ sáu Ủy ban hỗn hợp về Hp tác Phát triển giữa Việt Nam và Vương quốc Bỉ diễn ra tại Hà Nội ngày 21/6/2011.

ĐÃ THỎA THUẬN NHƯ SAU:

Điều 1. Mục tiêu của Hiệp định cụ thể

Hiệp định cụ thnày quy định những cam kết về mặt thể chế, hành chính và ngân sách được hai Bên nhất trí trong việc thực hiện dự án "Quản lý ngun nước tổng hợp và phát triển đô thị trong mối liên hệ với biến đổi khí hậu tại tnh Bình Thuận", sau đây gọi tắt là "Dự án".

Mục tiêu chung của Dự án là đóng góp vào sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Thuận.

Mục tiêu cụ thể của Dự án là hỗ trợ xây dựng năng lực thể chế tại tnh Bình Thuận trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước và phát triển đô thị trong mối liên hệ với biến đi khí hậu.

Dự án này cùng với hai dự án tương tự tại tỉnh Hà Tĩnh và Ninh Thuận và Ban Hỗ trợ Kỹ thuật (sau đây gi tắt là "TSU") ở cấp trung ương (Bộ Kế hoạch và Đu tư) sẽ tạo thành một Chương tnh chung "Quản lý Nguồn Nước và Phát triển Đô thị trong mối liên hệ với Biến đổi Khí hậu".

Dự án được mô tả chi tiết trong Hồ sơ Kỹ thuật và Tài chính, sau đây gọi tắt là HSKT&TC được đính kèm và là một phần không tách rời của Hiệp định cụ thể này.

Điều 2. Trách nhiệm của các bên

2.1. Việt Nam chỉ định:

2.1.1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau đây gọi tt là "Bộ KHĐT", là cơ quan chịu trách nhiệm giám sát chung việc thực hiện Hiệp định cụ thể này;

2.1.2. Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh nh Thuận cơ quan chịu trách nhiệm phần đóng góp tài chính của Việt Nam, điều phối và thực hiện Dự án theo phương thức như được nêu tại chương 5 của HSKT&TC.

2.2. Vương quốc Bỉ chỉ định:

2.2.1. Tổng Vụ Hp tác Phát triển trực thuộc Bộ Ngoại giao, Ngoại thương và Hp tác Phát triển Vương quốc B, sau đây gọi tt là "DGD", là cơ quan chịu trách nhiệm phần đóng góp của Vương quốc Bcho Dự án. DGD có đại diện là Giám đốc Văn phòng Hợp tác Phát triển thuộc Đại sứ quán Vương quốc Bỉ tại Hà Nội;

2.2.2. Cơ quan Phát triển Bỉ - một công ty luật công hoạt động với mục đích xã hội, sau đây gọi tắt là "BTC", là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện, điều phi và theo dõi Dự án. BTC có đại diện là Đại diện thường trú tại Hà Nội.

Điều 3. Đóng góp tài chính của các bên

Vương quốc Bỉ cam kết đóng góp vào Dự án số tiền viện trợ là 5.200.000 (năm triệu hai trăm ngàn) ơ-rô.

Việt Nam cam kết đóng góp vào Dự án số tiền là 800.000 (tám trăm ngàn) ơ-rô.

Chi tiết phần đóng góp của các Bên và việc sử dụng được mô tả trong HSKT&TC.

Điều 4. Đóng góp và nghĩa vụ của Việt Nam

Việt Nam sẽ áp dụng tất ccác biện pháp thể chế, hành chính và ngân sách cần thiết để thực hiện tốt và thuận lợi Dự án cũng như để đảm bảo tính bền vững của các kết qucủa dự án.

Theo đó, Việt Nam sẽ:

· Cho phép tiếp cận các tài liệu và sử dụng các dữ liệu cần thiết phục vụ cho việc thực hiện các hoạt động của dự án;

· Cho phép dự án mở các tài khoản ngân hàng cần thiết như được nêu trong HSKT&TC;

· Giữ các trang thiết bị được mua bng các nguồn vốn của dự án tại dự án và đm bảo việc sử dụng và bo dưỡng phù hợp;

· Áp dụng quy chế miễn trừ và đặc quyền cho các chuyên gia nước ngoài làm việc cho dự án theo Quyết định số 119/2009/QĐ-TTg ngày 01/10/2009 của Thủ tướng Chính phvề việc ban hành Quy chế chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án ODA;

· Cung cấp các hỗ trợ thông thường để các chuyên gia nước ngoài của TSU được nêu tại điều 1 hoàn thành nhiệm vụ thực hiện dự án;

· Bnhiệm các cán bộ nhà nước có năng lực vào các vị trí công tác và trả lương, phụ cấp cho họ như được mô tả trong HSKT&TC;

· Cung cấp văn phòng làm việc phù hợp cùng một strang thiết bị cần thiết cho toàn bộ nhân viên dự án;

· Đóng góp vào chi phí hoạt động và bảo trì của dự án như được mô t trong HSKT&TC;

· Chịu trách nhiệm quản lý về mặt tài chính và kỹ thuật nguồn vốn nhận được như là hỗ trợ tài chính để thực hiện dự án như được nêu trong HSKT&TC.

Điều 5. Đóng góp và nghĩa vụ của Vương quốc Bỉ

Vương quốc Bỉ sgóp phần vào thực hiện tốt và thuận lợi Dự án thông qua cung cấp các đầu vào như được nêu chi tiết trong HSKT&TC.

Theo đó, BTC sẽ:

· Chịu trách nhiệm quản lý vmặt tài chính và kỹ thuật các dòng ngân sách của phía Bỉ;

· Chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động kiểm toán và đánh giá độc lập như được mô t trong HSKT&TC;

· Trả lương, bo hiểm xã hội, chi phí đi lại và chỗ ở cho các chuyên gia nước ngoài và gia đình (khi cần thiết và nếu có);

· Trả lương tổng, công tác phí và các khoản chi phí khác liên quan tới việc thực hiện nhim vụ của nhân viên hợp đồng làm việc cho Dự án do BTC tuyển dụng như được nêu trong HSKT&TC theo Hướng dẫn của Liên Hp Quốc - Liên minh châu Âu về chi phí địa phương trong hợp tác phát triển với Việt Nam - Phiên bn 2012, do các cơ quan Liên Hợp Quốc, Đại squán các nước thành viên EU và Phái đoàn Ủy ban Châu Âu tại Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đu tư Việt Nam ban hành, hoặc các văn bản thay thế;

· Đảm bảo chuyển tiền kịp thời vào các tài khoản của Dự án cho việc thực hiện tốt Dự án, sau khi kiểm tra thấy các điều kiện trước khi chuyển tiền đã được hoàn tt;

· Cung cấp dịch vụ và trang thiết bị như được nêu trong HSKT&TC;

Điều 6. Qun lý, Chđạo và Giám sát Dự án

Theo Cam kết Hà Nội về Hiệu quả Viện trợ, hai bên sẽ cùng nhau làm việc trên tinh thần nâng cao trách nhim giải trình và minh bạch.

6.1. UBND tnh Bình Thuận sẽ thành lập một Ban Điều phối Dự án (BĐPDA) đặt tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. BĐPĐA sẽ chịu trách nhiệm điều phối, qun lý và thực hiện các hoạt động của Dự án có phối hợp với các sở ngành liên quan của tỉnh và TSU (được nêu tại điu 1). UBND tỉnh Bình Thuận sẽ đảm bảo rng BĐPDA này hoạt động đầy đủ trong suốt thời gian ca Dự án, với số lượng nhân viên tối thiểu như được nêu trong HSKT&TC. Thành phần và trách nhiệm của BĐPDA được nêu chi tiết trong HSKT&TC.

6.2. Hai bên nhất trí thành lập Ban Chỉ đạo Dự án (BCĐDA) chịu trách nhiệm hướng dẫn và điều hành Dự án về mặt tchức, kỹ thuật và tài chính. Thành phần, số lần họp, quyền hạn và trách nhiệm của BCĐDA được nêu trong HSKT&TC.

6.3. Căn cứ vào đánh giá tình hình và tiến độ thực hiện dự án, BCĐDA có thể điều chỉnh HSKT&TC nhưng không làm thay đi mục tiêu cụ thể của Dự án (điều 1), tổng ngân sách (như được xác định tại điều 3 của Hiệp định cụ thể và trong HSKT&TC) hoặc thời hạn của Hiệp định cụ thnày (điều 12.1). Những điều chnh này, nếu cần, sẽ được thực hiện thông qua trao đổi công hàm ngoại giao như được quy định tại điều 12.2.

6.4. Một bn sao báo cáo tiến độ và biên bản đã được thông qua của các cuộc họp BCĐDA sẽ được gửi cho Giám đốc Văn phòng Hp tác Phát triển thuộc Đại sứ quán Bỉ tại Hà Nội.

Điều 7. Cơ Chế điều phối

7.1. UBND tnh nh Thuận, thông qua BĐPDA, sẽ đảm bảo một sự phối hợp tốt giữa các sở ngành liên quan ca tỉnh đối với tất cả các hoạt động ca Dự án.

7.2. Để đảm bảo một sự liên kết chung giữa ba tnh, BĐPDA sẽ bảo đảm việc trao đổi thông tin hiệu quvới các BĐPDA của Hà Tĩnh và Ninh Thuận. Chi tiết về cơ chế điu phối được nêu trong HSKT&TC.

7.3. Ban Hỗ trợ Kỹ thuật (TSU), được đề cập tại điều 1, sẽ hỗ trợ chuẩn bị và điều phối các kế hoạch công tác của ba tỉnh và sẽ cử chuyên gia kỹ thuật tới làm việc tại địa bàn như được nêu chi tiết trong HSKT&TC.

Điều 8. Sở hữu các kết quả của Dự án và trao đi thông tin

8.1. Tt ccác tài liệu và số liệu thu được từ các hoạt động của Dự án là tài sản của hai Chính phủ và sẽ được ghi rõ nguồn gốc của hai bên.

8.2. Mỗi bên sẽ chuyển cho bên kia tất cả các thông tin phù hợp giúp thực hiện Dự án hiệu quả và thuận lợi.

Điều 9. Các loại thuế và thuế nhập khẩu

9.1. Phần đóng góp của Vương quốc Bsẽ không được sử dụng đchi trả các loại thuế, thuế hải quan, thuế nhập khẩu hay các loại phí khác liên quan đến thuế (bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với các cung ứng hay thiết bị, lao động và dịch vụ.

9.2. Chính phủ Việt Nam miễn trừ các loại thuế hải quan đối với các hàng hóa, thiết bị và dịch vụ được mua cho các dự án ODA viện trợ không hoàn lại theo đúng quy định hiện hành của Việt Nam. Các thủ tục hành chính về miễn trừ thuế hoặc hoàn thuế sẽ do phía Việt Nam đảm nhiệm.

Nếu có những khoản thuế phải trả theo luật và quy định của Việt Nam thì sẽ do phía Việt Nam chi tr.

Điều 10. Sử dụng ngân sách còn lại của Dự án

10.1. Ngân sách để thực hiện các hợp đồng đang tiếp diễn đã được ký kết trước khi Dự án kết thúc sẽ vẫn được tiếp tục duy trì cho tới khi tất toán xong như dự kiến trong hợp đồng.

10.2. Ngân sách còn lại trong phần đóng góp của Vương quốc Bỉ bao gồm ngân sách chưa được sử dụng do phía Bquản lý sẽ bị vô hiệu hóa vào lúc kết thúc Dự án.

10.3. Ngân sách còn lại trong phần đóng góp của Vương quốc Bỉ tại tài khoản ngân hàng địa phương được mở trong khuôn khthực hiện Dự án này sẽ được xem xét và quyết định đầu tư vào một trong các lĩnh vực ưu tiên dựa trên cơ sở nhất trí ca các bên ký Hiệp định.

Điều 11. Báo cáo, kiểm soát và đánh giá

11.1. Tất ccác thủ tục liên quan đến báo cáo hành chính và hoạt động cũng như báo cáo tài chính và kế toán được mô tả trong HSKT&TC và tuân theo các quy định của Việt Nam.

11.2. Mỗi bên có thể tiến hành đánh giá độc lập hoặc chung vào bất kỳ thời điểm nào sau khi đã thông báo cho bên kia. Hai bên sẽ thông báo cho nhau các kết quả đánh giá và những kiến nghị về các hoạt động kiểm soát và đánh giá này.

Điều 12. Thời hạn, Chấm dứt, Sửa đổi và Tranh chấp

12.1. Hiệp định cụ thể này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký kết và duy trì hiệu lực trong vòng 84 tháng. Thời hạn của Dự án dự kiến là 72 tháng kể từ ngày ký kết Hiệp định cụ thể này.

12.2. Các điều khoản của Hiệp định cụ thể này có thể được sửa đổi với sự đồng ý của hai bên, thông qua trao đổi Công hàm ngoại giao.

12.3. Các tranh chấp liên quan đến việc áp dụng và diễn giải Hiệp định cụ thể này sẽ được giải quyết thông qua đàm phán giữa hai bên.

12.4. Các bên có thchấm dt Hiệp định cụ thể này thông qua đường ngoại giao và thông báo bng văn bản trước 3 tháng.

Điều 13. Các địa ch

Các thông báo liên quan đến Hiệp định này mà cụ thể hơn là các thông báo liên quan đến việc sa đổi hay diễn giải Hiệp định này sẽ được thực hiện thông qua đường ngoại giao tới các địa chỉ sau.

Phía Bỉ, gửi về:

Đại sứ quán Bỉ

Tầng 9, 49 Hai Bà Trưng

Hà Nội – Việt Nam

 

Phía Việt Nam, gửi về:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

6B Hoàng Diệu

Hà Nội - Việt Nam

Bộ Ngoại giao

1 Tôn Thất Đàm

Hà Nội - Việt Nam

 

Các thông báo và thư từ liên quan tới các vấn đề kỹ thuật trong việc thực hiện Dự án sẽ được gửi về:

Đại diện thường trú

Cơ quan Phát triển Bỉ (BTC)

Nhà F7, Coco village

14 Thụy Khuê

Hà Nội - Việt Nam

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận

4 Hải Thượng Lãn Ông

Thành phố Phan Thiết

Tỉnh Bình Thuận

 

Làm tại Hà Nội ngày 20/06/2013, thành 04 bản gốc có giá trị như nhau (02 bản tiếng Anh và 02 bản tiếng Việt). Trong trường hợp có sự khác biệt khi diễn giải Hiệp định này, bản tiếng Anh sẽ có giá trị hiệu lực.

Để làm bằng, các đại diện được ủy quyền của hai Chính phủ đã ký Hiệp định cụ thể này.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM



Cao Viết Sinh
THỨ TRƯỞNG
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
VƯƠNG QUỐC BỈ




Bruno Angelet
ĐẠI SỨ VƯƠNG QUỐC BỈ
TẠI VIỆT NAM

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 14/2014/TB-LPQT

Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
Số hiệu14/2014/TB-LPQT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành20/06/2013
Ngày hiệu lực20/06/2013
Ngày công báo10/03/2014
Số công báoTừ số 285 đến số 286
Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị, Tài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật12 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 14/2014/TB-LPQT

Lược đồ Thông báo hiệu lực Hiệp định Quản lý nguồn nước phát triển đô thị biến đổi khí hậu Bình Thuận Việt Nam Bỉ


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông báo hiệu lực Hiệp định Quản lý nguồn nước phát triển đô thị biến đổi khí hậu Bình Thuận Việt Nam Bỉ
                Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
                Số hiệu14/2014/TB-LPQT
                Cơ quan ban hànhChính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Vương quốc Bỉ
                Người kýCao Viết Sinh, Bruno Angelet
                Ngày ban hành20/06/2013
                Ngày hiệu lực20/06/2013
                Ngày công báo10/03/2014
                Số công báoTừ số 285 đến số 286
                Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị, Tài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật12 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Thông báo hiệu lực Hiệp định Quản lý nguồn nước phát triển đô thị biến đổi khí hậu Bình Thuận Việt Nam Bỉ

                          Lịch sử hiệu lực Thông báo hiệu lực Hiệp định Quản lý nguồn nước phát triển đô thị biến đổi khí hậu Bình Thuận Việt Nam Bỉ

                          • 20/06/2013

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 10/03/2014

                            Văn bản được đăng công báo

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 20/06/2013

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực