Điều ước quốc tế 31/2014/TB-LPQT

Thông báo hiệu lực của Thỏa thuận bổ sung về khuôn khổ hợp tác Ôt-xtrây-li-a - Mekong NGO giữa Việt Nam và Ôt-xtrây-li-a

Nội dung toàn văn Thông báo hiệu lực Thỏa thuận bổ sung khuôn khổ hợp tác Ôt-xtrây-li-a - Mekong NGO


BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 31/2014/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2014

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định tại Khoản 3, Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Thỏa thuận bổ sung giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ôt-xtrây-li-a về khuôn khổ hợp tác Ôt-xtrây-li-a - Mekong NGO, ký tại Hà Nội ngày 25 tháng 3 năm 2014, có hiệu lực k từ ngày 25 tháng 3 năm 2014.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên.

 



TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Ngự

 

THỎA THUẬN BỔ SUNG

GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHÍNH PHỦ ÔXTRÂYLIA VKHUÔN KH HỢP TÁC ÔXTRÂYLIA - MEKONG NGO

1. TNG QUAN

1.1 Thỏa thuận Bổ sung này (Thỏa thuận) th hiện sự nhất trí của Chính phủ Ôxtrâylia (GOA) và Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (GOV) (Các bên) về những cam kết và đóng góp của Chính phủ hai nước liên quan tới Khuôn khổ Hợp tác Ôxtrâylia -Mekong NGO (sau đây gọi là AMNEP), được xây dựng theo Điều 5 của Thỏa thuận về Hợp tác phát triển giữa Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ôxtrâylia có hiệu lực từ ngày 27 tháng 5 năm 1993 (MOU). AMNEP có mục tiêu hỗ trợ và tạo điều kiện thay đi đ xây dựng sự hợp tác DFAT-NGO ngày càng phù hợp, hữu ích, hiệu quả và bền vững, đóng góp tích cực vào sự phát triển của khu vực trong đó có Việt Nam.

1.2 Thỏa thuận này được ký kết trên cơ sở và là đối tượng điều chỉnh của các điều khoản trong Thỏa thuận về Hợp tác phát triển giữa Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ôxtrâylia cùng với các Phụ lục của Thỏa thuận.

2. MỤC ĐÍCH

AMNEP sẽ trợ giúp nhân viên chương trình của DFAT trong khu vực về mặt kỹ thuật và hành chính nhằm cải thiện chất lượng chương trình có sự tham gia của NGO. AMNEP cũng sẽ hỗ trợ quan hệ đi tác cht chẽ hơn giữa DFAT và NGOs.

3. ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

Đơn vị thực hiện AMNEP sẽ là:

Về phía Chính phủ Việt Nam:      Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Về phía Chính phủ Ôxtrâylia:      Bộ Ngoại giao và Thương mại Ôxtrâylia (DFAT).

4. THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG

4.1. Các Bên dự kiến AMNEP sẽ được thực hiện trong năm năm. Thỏa thuận Bổ sung này áp dụng cho giai đoạn đu của AMNEP và có thể được gia hạn sau khi được đánh giá theo cơ chế đã được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Ôxtrâylia phê duyệt và phụ thuộc vào việc phê duyệt ngân sách hàng năm của Quốc hội Ôxtrâylia.

4.2. Một Bên có thể thông báo cho Bên kia về việc ngừng tham gia hoặc hỗ trợ cho AMNEP theo quy định tại phn 15.2.

5. ĐỊNH NGHĨA

Trong THỎA THUẬN này:

(a) " Hoạt động AMNEP": nghĩa là bất kỳ Hoạt động nào được xây dựng liên quan tới bất kỳ cấu phần nào của AMNEP, được mô tả trong PHỤ LỤC 1 của Thỏa thuận này;

(b) “Điều phi viên DFAT”: nghĩa là nhân viên DFAT làm việc tại Hà Nội, quản lý AMNEP và chịu trách nhiệm trước Tham tán Công sứ Mekong và Vùng.

(c) “Nhà thầu Quản lý”: nghĩa là một nhà thầu được DFAT chỉ định thay mặt chính phủ Ôxtrâylia thiết lập một đơn vị hỗ trợ hành chính để cung cấp hỗ trợ hậu cn và hành chính cho AMNEP.

(d) “Đơn vị Hỗ trợ Hành chính” (ASU): nghĩa là đại diện của nhà thầu tại Hà Nội, Việt Nam thực hiện cung cp hỗ trợ về chính sách, kỹ thuật và hành chính dưới khuôn khổ của AMNEP.

(e) “Nhân sự ASU”: nghĩa là nhân sự có kỹ năng hoặc kiến thức cụ thể do Nhà thầu Quản lý thuê để làm việc tại, hoặc thay mặt cho, ASU.

(f) “Nhân sự TA”: nghĩa là những cố vấn kỹ thuật được thuê từ bên ngoài hoặc từ các NGO để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho AMNEP.

(g) “Dịch vụ AMNEP”: nghĩa là các dịch vụ hỗ trợ hoạt động phát triển ở cấp ngành giúp đạt được các Mục tiêu Chiến lược Quốc gia.

6. QUẢN LÝ

DFAT sẽ chịu trách nhiệm thực hiện AMNEP và quản lý hợp đng với sự hỗ trợ của ASU khi cn thiết.

7. ĐÓNG GÓP

Đóng góp của Chính phủ Ôxtrâylia và Chính phủ Việt Nam được nêu chi tiết trong Phụ lục 2 và 3 của Thỏa thuận này. Phụ lục 4 của Thỏa thuận quy định chi tiết trách nhiệm chính của Nhà thầu Quản lý. Việc phân bổ phần đóng góp của Ôxtrâylia sẽ phụ thuộc vào sự phê chun ngân sách hàng năm của Quốc hội Ôxtrâylia.

8. TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH

Tham tán Công s Mekong và Vùng của DFAT chịu trách nhiệm chung về AMNEP và những hoạt động có NGO tham gia do AMNEP hỗ trợ. Điều phối viên DFAT, làm việc tại Hà Nội, chịu trách nhiệm trước Tham tán Công sứ Mekong và Vùng về mọi cấu phần của AMNEP.

9. BÁO CÁO VÀ ĐÁNH GIÁ

Nhà thầu Quản lý sẽ cung cấp dịch vụ giám sát và quản lý chương trình AMNEP, dưới sự chỉ đạo của Điều phối viên DFAT, bao gồm việc xây dựng Kế hoạch Quản lý Chất lượng, báo cáo định kỳ và báo cáo kết thúc. Ngoài ra rà soát giữa kỳ và/hoặc đánh giá sẽ được tiến hành để đánh giá tiến độ AMNEP và hiệu quả của ASU.

10. SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Cho dù có bất kỳ quy định nào khác trong Thỏa thuận Bổ sung này, toàn bộ quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Hoạt động này thuộc sở hữu của Chính phủ Ôxtrâylia sẽ vẫn thuộc quyền sở hữu của Chính phủ Ôxtrâylia.

11. GIẢI QUYẾT TRANH CHP

Thỏa thuận Bổ sung này chỉ là văn bản ghi nhận ý định của các Bên mà không cấu thành hoặc tạo ra (và không có ý định tạo ra) quyền hoặc nghĩa vụ theo pháp luật quốc gia và quốc tế, cũng như không làm phát sinh bất kỳ thủ tục pháp lý nào và cũng không được xem là cấu thành hoặc tạo ra bất kỳ quyền hay nghĩa vụ có hiệu lực pháp lý nào (dù rõ ràng hay ngụ ý). Vì vậy, mọi tranh chấp, tranh cãi hoặc yêu cầu phát sinh từ việc giải thích hoặc áp dụng Thỏa thuận Bổ sung này sẽ không thuộc thẩm quyền của tòa án hay trọng tài, mà sẽ được giải quyết thông qua hòa giải và thương lượng và đó là phương thức duy nhất để giải quyết hòa bình tranh chp, tranh cãi hay yêu cầu đó.

12. CHỐNG THAM NHŨNG

Phù hợp với cam kết của cả hai Bên về quản trị, trách nhiệm và minh bạch, từng Bên bảo lưu quyền điều tra, trực tiếp hoặc thông qua đại lý, mọi cáo buộc về tham nhũng, gian dối, cu kết hoặc ép buộc liên quan đến Hoạt động này.

13. CAM KẾT NGĂN CHẶN TÀI TRỢ KHỦNG BỐ

13.1 Cả hai Bên cam kết tham gia cuộc chiến quốc tế chng lại khủng bố và đặc biệt là tài trợ khủng bố theo quy định của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc (UNSC) về khủng bố, bao gồm Nghị quyết UNSC 1373 (2001), 1267 (1999) và các ngh quyết liên quan.

13.2. Cả hai Bên khẳng định lại cam kết tuân thủ các nguyên tc của Công ước Quốc tế về Ngăn chặn Tài trợ Khủng bố (New York, ngày 9 tháng 12 năm 1999).

13.3. Các bên sẽ hợp tác để đảm bảo rằng không có bất kỳ khoản tiền nào của Chương trình này được dùng, trực tiếp hay gián tiếp, để hỗ trợ cho các cá nhân hoặc tổ chức có liên quan tới khủng bố.

13.4. Trong thi hạn của Thỏa thuận Bổ sung này, nếu một Bên phát hiện một tổ chức hoặc cá nhân tham gia Hoạt động có liên quan tới khủng bố, Bên đó phải thông báo ngay cho Bên kia.

14. SỬA ĐỔI

Thỏa thuận này có thể được sửa đổi bởi cả hai Chính phủ vào bất kỳ thời điểm nào thông qua thỏa thuận bằng văn bản.

15. BT ĐẦU VÀ THỜI HẠN

15.1. Thỏa thuận này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký.

15.2.  Đóng góp của Ôxtrâylia vào AMNEP và mọi cam kết được đưa ra trong Thỏa thuận này sẽ tiếp tục có hiệu lực cho đến khi bị chm dứt bởi một Chính phủ, sau khi đã gửi thông báo trước 2 tháng cho Chính phủ kia.

Các PHỤ LỤC của Thỏa thuận này làm thành một phần không thể tách rời của Thỏa thuận này.

Ký tại Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2014, bằng tiếng Anh và tiếng Việt, mỗi th tiếng 02 bản, và có giá trị pháp lý như nhau.

 

ĐẠI DIỆN CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM




Nguyễn Thế Phương
Thứ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

ĐẠI DIỆN CHÍNH PHỦ
 ÔXTRÂYLIA




Michael Wilson
Tham tán Công sứ, Mekong và Khu vực
Bộ Ngoại giao v
à Thương mại Ôxtrâylia (DFAT)

 

PHỤ LỤC 1

MÔ TẢ AMNEP

Khuôn khổ Hợp tác Ôxtrâylia-NGO Khu vực Mekong

Tóm tắt Tổng hợp

Mục tiêu và các hoạt động

AMNEP là một cơ chế hỗ trợ mục tiêu hiệu quả viện trợ của Ôxtrâylia ở khu vực Mekong. Đặc biệt khuôn khổ này có mục tiêu là cải tiến phương thức hợp tác giữa DFAT và các tổ chức phi chính phủ (NGOs) trong những lĩnh vực mà hai bên có thể chia sẻ mục tiêu phát triển chung.

AMNEP được hình thành sau một loạt các nghiên cứu do DFAT tiến hành và các cuộc tham vấn về hợp tác với NGOs tại khu vực Mekong và những hỗ trợ khung hợp tác xã hội dân sự của DFAT. AMNEP không phải là chương trình hỗ trợ NGO truyền thống.

AMNEP được thiết kế để đóng góp vào hiệu quả viện trợ bằng cách tăng cường chất lượng của các dự án NGOs trong những lĩnh vực mà DFAT tham gia ở khu vực.

Về cơ bản AMNEP sẽ trợ giúp nhân viên của DFAT program trong khu vực về mặt kỹ thuật và hành chính nhằm cải thiện chất lượng chương trình có sự tham gia của NGO. AMNEP cũng sẽ hỗ trợ quan hệ đối tác chặt chẽ hơn giữa DFAT và NGOs bao gồm việc thiết lập các cơ chế cho phép NGOs đưa bng chứng và kinh nghiệm chương trình vào:

- Đối thoại chính sách,

- Chiến lược chương trình (đặc biệt chiến lược thực hiện),

- Thiết kế chương trình,

- Thực hiện chương trình.

AMNEP sẽ hỗ trợ bằng nhiều cách, đó là

1. Tư vn kỹ thuật để tăng cường vai trò của NGOs trong thiết kế chất lượng và hoạt động;

- Ví dụ: tư vấn liên quan đến các vấn đề về rủi ro và gian lận; về việc NGO nên tham gia vào khâu nào trong toàn bộ quy trình thiết kế; hỗ trợ kỹ thuật cho đoàn thiết kế (bao gm: hội thảo thiết kế, tư vấn về tiêu chuẩn thiết kế, đi thoại với đối tác, xây dựng chiến lược tăng cường năng lực cho đối tác NGO, góp ý vào điều khoản tham chiếu và thỏa thuận hợp tác); góp ý vào tài liệu thiết kế và chiến lược; và tư vấn cho quy trình đánh giá và phản hồi có sự tham gia của NGOs.

2. Chỉ dẫn về các thực tiễn tốt trong công tác giám sát, đánh giá chương trình và chia sẻ bài học kinh nghiệm;

- Ví dụ: xây dựng chỉ dẫn thực tin tốt về (giám sát và đánh giá (M&E), và hỗ trợ xây dựng khung M&E phù hợp cho quan hệ đối tác với NGO; tham gia vào các sự kiện M&E như các cuộc rà soát, giám sát và các hội thảo tổng kết; cung cấp các hỗ trợ hành chính cho các quy trình M&E và chia sẻ bài học kinh nghiệm của AMNEP và M&E.

3. Điều phi quá trình tuyển chọn NGO hỗ trợ tinh giản và tiêu chuẩn hóa các quy trình này;

- dụ: tư vấn thiết kế quy trình tuyn chọn; hỗ trợ kỹ thuật cho việc: soạn thảo tiêu chuẩn phù hợp, tiêu chí lựa chọn và điều khoản tham chiếu (TORs), tham gia vào ban hỗ trợ kỹ thuật, chuẩn bị mẫu thỏa thuận tài trợ; hỗ trợ hành chính cho quá trình tuyển chọn và hợp đồng.

4. Tạo cơ hội mới cho DFAT và NGOs thảo luận các vấn đề chương trình, ngành và vùng;

- Ví dụ: tư vấn về thiết kế, tham vấn với NGOs quốc tế và địa phương, hỗ trợ tổ chức tư vấn, thu xếp các cuộc thảo luận và sự kiện để chia s kinh nghiệm

Giai đoạn đầu AMNEP sẽ tập trung và các nhu cầu hỗ trợ của chương trình Việt Nam, Lào và Campuchia, và Chương trình Nguồn nước sông Mekong, và khi được yêu cầu sẽ mở rộng dịch vụ sang Myanmar. AMNEP sẽ triển khai vào giữa năm 2013, tùy thuộc vào thời gian bắt đầu của Điều phối viên AMNEP và việc thành lập văn phòng Đơn vị Hỗ trợ Hành chính (ASU).

Khung thi gian và ngân sách d kiến

AMNEP sẽ được thực hiện trong 5 năm nhưng có thể được kéo dài thêm 2 hoặc 5 năm. Các chương trình của DFAT sẽ tiếp tục tạo cơ hội tài trợ cho NGOs từ ngân sách song phương của mỗi chương trình quốc gia. Các dịch vụ hỗ trợ của AMNEP sẽ được tài trợ từ nguồn ngân sách của văn phòng vùng Mekong đóng tại Hà nội. Ngân sách dự kiến cho AMNEP là khoảng $15 triệu đô Úc trong 5 năm.

Cơ chế vn hành và quản lý

ASU sẽ được thuê để cung cấp dịch vụ hỗ trợ dưới sự chỉ đạo của Điều phối AMNEP DFAT[1]. Thông qua ASU, nhân viên chương trình của DFAT sẽ có thể tiếp cận các chuyên gia về chất lượng và hiệu quả công việc cũng như các dịch vụ thầu và hậu cần khi chương trình của họ có NGO tham gia thực hiện.

Các dịch vụ này sẽ được hỗ trợ bởi một loạt các sự kiện/tọa đàm để tăng cường chia sẻ kiến thức và đối thoại chương trình, ngành và vùng với đối tác NGO.

Cơ chế quản lý được nêu rõ trong Phụ lục 1. Tóm lại, chiến lược, phạm vi và cơ chế vận hành của AMNEP sẽ do Nhóm Tham vấn DFAT-NGO chỉ dẫn. Sự vận hành của AMNEP sẽ do Điều phối viên AMNEP làm tại văn phòng vùng Mekong quản lý. Đơn vị Hỗ trợ Hành chính sẽ giúp Điều phối viên trong việc cung cấp nguồn tư vấn kỹ thuật, tiến hành thầu và quản lý sự kiện. ASU sẽ thành lập một Nhóm Nguồn lực Chất lượng Chương trình (PQRG) để bảo đảm rằng văn phòng DFAT tại địa phương có thể tiếp cận các chuyên gia kỹ thuật khi có nhu cầu.

 

CÁC YẾU TỐ THUỘC VỀ CHỨC NĂNG CỦA AMNEP

Hình 2 cho thấy, AMNEP sẽ chịu sự điều hành của nhân viên DFAT trong vai trò Điều phối viên AMNEP, chịu trách nhiệm trước Cố vấn Bộ trưởng Mekong và Vùng (Hà Nội). Điều phối viên làm việc tại Hà Nội và được hỗ trợ bởi Đơn vị Hỗ trợ Hành chính (ASU). ASU sẽ có một nhà thầu quản lý và cung cấp dịch vụ hậu cần và hành chính, dưới sự giám sát của Điều phối viên, kể cả cho hoạt đng của Nhóm Nguồn lực Chất lượng Chương trình (PQRG). PQRG là một nhóm các chuyên gia sẵn có theo yêu cầu trong suốt thời hạn AMNEP đ hỗ trợ DFAT và NGO tăng cường chất lượng hợp tác và hoạt động. Nhóm Tham vn là một cơ chế cho phép định hướng của các chương trình DFAT Mekong và đi tác NGO tác động tới việc ra quyết định liên quan tới AMNEP và hoạt động của AMNEP. Điều phi viên sẽ chịu trách nhiệm trước cố vấn Bộ trưởng Mekong và Vùng về mọi cấu phn AMNEP.

Bảng 1: Cấu phần của AMNEP và vai trò

Điều phối viên



Nhân viên DEAT làm việc tại Hà Nội giám sát đơn vị hỗ trợ hành chính, bao gồm quản lý và thực hiện hợp đồng định hướng chiến lược và quản lý quan hệ

 

 

Nhóm Nguồn lực Chất lượng Chương trình (PQRG)



Một nhóm cố vấn kỹ thuật hỗ trợ việc tổ chức thực hiện các hoạt động DFAT-NGO trong khu vực Mekong, bao gồm hỗ trợ kỹ thuật theo yêu cầu về thiết kế, giám sát, đánh giá và đào tạo, đối thoại chiến lược và các quy trình hợp tác. ASU phụ trách việc tiếp cận thành viên PQRG

 

Đơn vị Hỗ trợ Hành chính (ASU)



Thực hiện nhiệm vụ hành chính và hậu cần hằng ngày để hỗ trợ hoạt động AMNEP và giảm chi phí hoạt động cho DFAT và NGO, bao gồm hỗ trợ lựa chọn NGO, giao kết hợp đồng, kiểm tra đủ điều kiện, đối thoại ngành, đối thoại vùng, thư ký có nhóm tham vấn, xây dựng và huy động các nguồn lực PQRG

 

Nhóm tham vấn AMNEP

Đưa quan điểm của người thụ hưởng AMNEP (kể cả NGO và địa phương) vào các quyết định về quản lý và định hướng chiến lược AMNEP.

 

PHỤ LỤC 2

ĐÓNG GÓP CỦA CHÍNH PHỦ ÔXTRÂYLIA

Chính phủ Ôxtrâylia sẽ chịu các chi phí dưới đây, được coi là phần đóng góp vào AMNEP:

1. Nguồn lực tài chính và nhân sự cho AMNEP

2. Lựa chọn Nhà thầu Quản lý để thiết lập Đơn vị Hỗ trợ Hành chính

3. Điều phối và quản lý toàn bộ chương trình

4. Hỗ trợ trong nước bao gồm xây dựng và quản lý các chiến lược ngành và hp           tác với NGO; chỉ đạo chương trình tăng cường sự tham gia và chất lượng chương trình DFAT-NGO.

5. Đạt được hỗ trợ cho chương trình từ các đối tác là tổ chức Ôxtrâylia.

6. Đánh giá hiệu qu tham gia của NGO thông qua các quy trình chất lượng của DFAT.

7. Thảo luận với đại diện Chính phủ Việt Nam khi có yêu cầu.

 

PHỤ LỤC 3

ĐÓNG GÓP CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM

Trong AMNEP, Chính phủ Việt Nam sẽ:

1. H trợ tạo thuận lợi trong các thủ tục hành chính và/hoặc những phê duyệt cn thiết cho việc thành lập và hoạt động của văn phòng ASU tại Việt Nam.

2. Miễn thuế hải quan và các loại thuế đối với nhân viên nước ngoài của ASU (nếu có) và tài sản cá nhân của họ, trừ ô tô và xe máy, được mang vào Việt Nam trong vòng sáu tháng kể từ lần nhập cảnh đầu tiên theo tiêu chuẩn áp dụng cho chuyên gia ODA.

3. Miễn thuế thu nhập cho nhân viên nước ngoài của ASU đối với thu nhập nhận được từ AMNEP.

4. Tạo thuận lợi cho nhân viên nước ngoài của ASU (nếu có) và những người phụ thuộc của họ nhập cnh vào Việt Nam và miễn các loại giy phép và/hoặc các yêu cu cấp phép về lao động, theo tiêu chuẩn áp dụng cho chuyên gia ODA.

5. Miễn thuế hải quan, thuế (bao gồm cả thuế VAT), phí và lệ phí đối với vật dụng, thiết bị, phương tiện giao thông của văn phòng ASU và các dịch vụ quản lý, tư vn và hỗ trợ kỹ thuật dùng cho hoạt động AMNEP theo các tiêu chun áp dụng cho dự án ODA.

6. Tham gia và đóng góp ý kiến cho đại diện Chính phủ Ôxtrâylia khi có yêu cầu.

 

PHỤ LỤC 4

TRÁCH NHIỆM CHÍNH CỦA NHÀ THẦU QUẢN LÝ

Trong AMNEP, Nhà thầu Quản lý sẽ:

1. Thành lập và duy trì một văn phòng ASU tại Việt Nam, bao gồm tuyển dụng/triển khai nhân sự, cung cấp vật dụng, thiết bị và phương tiện giao thông cho văn phòng.

2. Cung cấp bảo hiểm cho nhân viên ASU trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ trong khuôn khổ AMNEP.

3. Hỗ trợ liên tục, cho cả trụ sở chính, để ASU có thể quản lý và điều hành mọi nguồn lực AMNEP và văn phòng như đã thống nhất.

4. H trợ kỹ thuật, hậu cần và hành chính thông qua ASU, theo chỉ đạo của Điều phối viên DFAT, để cung cấp dịch vụ hiệu quả cho AMNEP.

5. Cung cấp dịch vụ giám sát và quản lý chương trình AMNEP, bao gồm báo cáo, thu thập thông tin, lập tài liệu và phổ biến các kết quả giám sát, đánh giá và nghiên cứu thông qua AMNEP.          

6. Truyền thông về các hoạt động AMNEP thông qua ASU nếu có yêu cầu, bao gồm thiết kế và duy trì một trang mạng, theo ch dẫn của Điều phi viên DFAT.

7. Hỗ trợ việc tham gia của DFAT-NGO trong khuôn khổ AMNEP thông qua các cơ hội liên quan mà Nhà thầu Quản lý có thể có.



[1] Quyết định lựa chọn và quản lý hợp đồng vẫn thuộc chức năng của nhân viên quản lý chương trình DFAT.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 31/2014/TB-LPQT

Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
Số hiệu31/2014/TB-LPQT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành25/03/2014
Ngày hiệu lực25/03/2014
Ngày công báo25/05/2014
Số công báoTừ số 527 đến số 528
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật10 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 31/2014/TB-LPQT

Lược đồ Thông báo hiệu lực Thỏa thuận bổ sung khuôn khổ hợp tác Ôt-xtrây-li-a - Mekong NGO


Văn bản liên quan ngôn ngữ

    Văn bản sửa đổi, bổ sung

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản được hướng dẫn

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Thông báo hiệu lực Thỏa thuận bổ sung khuôn khổ hợp tác Ôt-xtrây-li-a - Mekong NGO
              Loại văn bảnĐiều ước quốc tế
              Số hiệu31/2014/TB-LPQT
              Cơ quan ban hànhChính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Ôxtrâylia
              Người kýNguyễn Thế Phương, Michael Wilson
              Ngày ban hành25/03/2014
              Ngày hiệu lực25/03/2014
              Ngày công báo25/05/2014
              Số công báoTừ số 527 đến số 528
              Lĩnh vựcLĩnh vực khác
              Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
              Cập nhật10 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản được căn cứ

                      Văn bản hợp nhất

                        Văn bản gốc Thông báo hiệu lực Thỏa thuận bổ sung khuôn khổ hợp tác Ôt-xtrây-li-a - Mekong NGO

                        Lịch sử hiệu lực Thông báo hiệu lực Thỏa thuận bổ sung khuôn khổ hợp tác Ôt-xtrây-li-a - Mekong NGO

                        • 25/03/2014

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 25/05/2014

                          Văn bản được đăng công báo

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 25/03/2014

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực