Thông tư 01/1998/TT-BVCSTE

Thông tư 01/1998/TT-BVCSTE hướng dẫn hoạt động của Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp thực hiện Chỉ thị 06/1998/CT-TTg về việc tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng sức lao động do Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư 01/1998/TT-BVCSTE hướng dẫn hoạt động Uỷ ban bảo vệ chăm sóc trẻ em các cấp chỉ thị 06/1998/CT-TTg


UỶ BAN BẢO VỆ VÀ CHĂM SÓC TRẺ EM VIỆT NAM
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/1998/TT-BVCSTE

Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 1998

 

THÔNG TƯ

CỦA UỶ BAN BẢO VỆ VÀ CHĂM SÓC TRẺ EM VIỆT NAM SỐ 01/1998/TT-BVCSTE NGÀY 7 THÁNG 3 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CỦA UỶ BAN BẢO VỆ VÀ CHĂM SÓC TRẺ EM CÁC CẤP THỰC HIỆN CHỈ THỊ 06/1998/CT-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ "VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ TRẺ EM, NGĂN NGỪA VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG TRẺ EM LANG THANG, TRẺ EM BỊ LẠM DỤNG SỨC LAO ĐỘNG".

Thực hiện Chỉ thị số 06/1998/CT-TTg ngày 31/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ "về việc tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng sức lao động" là một bộ phận trong chiến lược phòng chống sự xâm hại của các tệ nạn xã hội đối với trẻ em và Chương trình hành động bảo vệ đặc biệt trẻ em. Để đạt được yêu cầu, mục tiêu Chỉ thị đã đề ra, Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam hướng dẫn Uỷ ban Bảo vệ và chăn sóc trẻ em các cấp tổ chức các hoạt động phối hợp cùng với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội triển khai thực hiện tốt những nội dung sau đây:

I. CÁC HOẠT ĐỘNG Ở TRUNG ƯƠNG

1. Truyền thông - Vận động xã hội:

- Phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các Bộ: VHTT; Tư pháp; LĐTBXH; GD-ĐT xây dựng chiến lược truyền thông vận động xã hội về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em. Tổ chức hướng dẫn các Đài địa phương và các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền.

- Phối hợp tổ chức thực hiện để mở thêm các chuyên mục nhằm hướng dẫn, giáo dục kiến thức về luật pháp và chính sách, về tư pháp vị thành niên, đặc biệt khuyến khích mở rộng chuyên đề "Gia đình với công dân nhỏ tuổi", đề cao vai trò của gia đình và cộng đồng trong công tác và bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

- Tuyên truyền thường xuyên, định kỳ các điển hình tập thể, các gia đình, cá nhân có thành tích trong cuộc vận động "Toàn dân chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em", "Người lớn gương mẫu, trẻ em chăm ngoan", biểu dương những người yêu trẻ, những hình thức tổ chức hoạt động có hiệu quả giải quyết tốt việc dạy chữ, dạy nghề cho trẻ em thất học, trẻ em lang thang, vận động đưa trẻ em về gia đình, địa phương v. v... phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

- Biên soạn, in ấn tài liệu, phân tích, hướng dẫn giáo dục gia đình đề cao trách nhiệm, biết cách phòng ngừa và tự bảo vệ trẻ em, nhằm hạn chế việc các gia đình cho trẻ em đi lang thang, đi làm thuê kiếm sống ở các thành phố, thị trấn... phục vụ cho công tác truyền thông vận động xã hội tại địa phương.

- Phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể: Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam sơ kết rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng và mở rộng cuộc vận động "Người lớn gương mẫu - Trẻ em chăm ngoan" tạo thành phong trào toàn dân bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Riêng với Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam cần gắn với chương trình phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, chương trình xoá đói giảm nghèo, vay vốn sản xuất, cam kết không để con, em đi lang thang; với Trung ương Đoàn Thanh niên gắn với việc nâng cao chất lượng, mở rộng các phong trào hoạt động của Đội ở trường tiểu học và xây dựng trẻ em nòng cốt, tích cực trên địa bàn dân cư.

2. Khảo sát điều tra thực trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng sức lao động.

Chủ trì phối hợp với Bộ LĐTBXH, các viện, trung tâm nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch điều tra, đánh giá thực trạng tình hình trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng sức lao động trong cả nước.

3. Xây dựng đề xuất chính sách

- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và các Bộ, ngành hoàn thiện Chương trình hành động bảo vệ đặc biệt trẻ em, trình Thủ tướng Chính phủ (tháng 3 năm 1998) và xây dựng Pháp lệnh Bảo vệ đặc biệt trẻ em.

- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội nghiên cứu, xây dựng chính sách bảo vệ và giúp đỡ trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng sức lao động.

- Phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban Thể dục - Thể thao nghiên cứu, xây dựng chính sách, thể chế, tổ chức hoạt động nhằm nâng cao đời sống văn hoá tinh thần, phát triển thể chất lành mạnh cho trẻ em tại cộng đồng.

- Phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo nghiên cứu chế độ học phí, chính sách khuyến học và kế hoạch vận động hỗ trợ để mở rộng các lớp học linh hoạt thích hợp đối với học sinh nghèo, đối với vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo và những vùng khó khăn.

- Chủ trì phối hợp nghiên cứu xác định vai trò của gia đình, cộng đồng trong chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đề xuất các chính sách nhằm bảo vệ, giúp đỡ cần thiết để gia đình đảm đương được trách nhiệm trước xã hội. Hoàn thành tháng 10/1998.

4. Xây dựng các đề án, kế hoạch và tổ chức thí điểm các mô hình hoạt động nhằm ngăn ngừa, giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng sức lao động.

- Phối hợp với Bộ LĐTBXH xây dựng các đề án ngăn ngừa trẻ em lang thang và trẻ em bị lạm dụng sức lao động trong chương trình hành động bảo vệ đặc biệt trẻ em.

- Phối hợp với Bộ VHTT và Hội Đồng đội xây dựng các đề án về mô hình điểm văn hoá vui chơi cho trẻ em tại cộng đồng, về cơ sở tập luyện, vui chơi, bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ em. Chú ý ưu tiên cho các vùng khó khăn.

- Phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo xây dựng đề án giải quyết tình trạng lưu ban, bỏ học, thất học của trẻ em. Phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ cho trẻ em đường phố, trẻ em làm trái pháp luật trong các trường giáo dưỡng.

- Phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng đề án phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em làm trái pháp luật trong Chương trình phòng chống tội phạm trong thanh thiếu niên. Cùng với Bộ Giáo dục - Đào tạo và Uỷ ban Dân tộc miền núi xây dựng đề án giải quyết tình trạng trẻ em nghiện hút, bị lôi kéo vào việc mua bán, sử dụng các chất gây nghiện.

- Đúc kết rút kinh nghiệm, phổ biến nhân rộng một số mô hình trong công tác ngăn ngừa, giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng sức lao động như: Văn phòng tư vấn, Mái ấm, Lớp vừa học vừa làm, Giáo dục trẻ em chưa ngoan tại cộng đồng. Nhằm tạo ra một phong trào toàn dân bảo vệ đặc biệt trẻ em - xã hội hoá một bước công tác này. Bắt đầu khởi xướng trong tháng Hành động vì trẻ em.

5. Phát triển nhiều hình thức vận động cho Quỹ Bảo trợ trẻ em.

Các nguồn lực huy động được từ Quỹ Bảo trợ trẻ em năm 1998 ngoài mục tiêu ưu tiên về trẻ em khuyến tật, trẻ em bị chất độc mầu da cam...... cần chú ý hỗ trợ một cách tập trung vào các xã nghèo có nhiều trẻ em đi lang thang và chưa được đến trường

6. Hợp tác Quốc tế:

- Phối hợp với Bộ ngoại giao, các Bộ có liên quan xây dựng kế hoạch hợp tác nhằm trao đổi thông tin kinh nghiệm đào tạo cán bộ xã hội giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

- Cần có sự liên kết phối hợp với các tổ chức làm công tác trẻ em, các lực lượng vũ trang trong chương trình hợp tác giữa các quốc gia để kiểm soát việc di dân trong đó có trẻ em qua các đường biên giới, tăng cường công tác kiểm tra cửa khẩu....

- Phối hợp với Bộ Ngoại giao, Quỹ Bảo trợ trẻ em xây dựng đề án và tổ chức thực hiện kế hoạch vận động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế đa phương, song phương, phi chính phủ và các cá nhân nhằm hỗ trợ cho các mục tiêu trên; tài trợ cho các chương trình truyền thông, thực hiện các dự án; mở rộng công tác tư vấn, đào tạo cán bộ xã hội làm việc với trẻ em.

7. Công tác kiểm tra giám sát:

- Chủ động phối hợp với các ngành xây dựng cơ chế và có kế hoạch kiểm tra giám sát thường xuyên, định kỳ đối với công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, đặc biệt là kế hoạch hoạt động nhằm triển khai thực hiện Chỉ thị 06/1998/CT-TTg.

- Cùng với Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội quản lý, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Luật pháp, Chính sách đối với các nhà hàng dịch vụ, bãi đào đãi vàng, các cơ sở sản xuất có sử dụng lao động trẻ em để phát hiện và đề xuất xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG Ở CẤP TỈNH

1. Uỷ ban BVCSTE các tỉnh/thành phố (trọng tâm là các thành phố, các tỉnh có nhiều trẻ em bị xâm hại, có nhiều trẻ em ra đi và đến lang thang, nhiều trẻ em đang lao động kiếm sống)

- Chủ động phối hợp để tham mưu với Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ra quyết định chuyên đề về bảo vệ đặc biệt trẻ em và có kế hoạch thực hiện Chỉ thị 06/1998/CT-TTg; đưa vấn đề ngăn ngừa, giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại, trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng sức lao động trở thành một mục tiêu trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như xoá đói giảm nghèo, giúp nhau làm kinh tế gia đình, vấn đề dạy nghề cho học sinh cấp II không có điều kiện tiếp tục học lên. Ưu tiên dành nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương và vận động cho việc thực hiện kế hoạch này.

- Tham gia phối hợp với Sở Lao động - Thương binh - Xã hội và các ngành chức năng xây dựng kế hoạch điều tra khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tình hình trẻ em lang thang kiếm sống; tình hình sử dụng lao động trẻ em ở một số cơ sở sản xuất tập thể, dịch vụ tư nhân trong địa bàn.

- Chủ động phối hợp với Sở Lao động - Thương binh - Xã hội, Sở Công an và các Sở, Ban ngành, Đoàn thể... để tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình bảo vệ đặc biệt trẻ em của địa phương; các đề án, các mô hình: Lớp vừa học vừa làm, Lớp học tình thương, mái ấm, Văn phòng tư vấn, cho vay vốn phát triển kinh tế gia đình tại địa phương. Đề xuất các biện pháp bảo vệ và giúp đỡ cần thiết, tư vấn để những người nghèo, gia đình thiếu hoà thuận có thể đảm đương được trách nhiệm với con, em mình trước xã hội.

- Ở những thành phố lớn có nhiều trẻ em ra đi và đến kiếm sống như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tầu, Khánh Hoà, T.T Huế... cần tham mưu với UBND tỉnh, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp các biện pháp giải quyết từng bước có trọng tâm, trọng điểm nhằm hỗ trợ trước mắt và tạo điều kiện đưa trẻ về sinh sống, học nghề, học chữ tại địa phương.

2. Công tác truyền thông vận động xã hội

Tham gia phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng, các ngành chức năng như; VHTT, Tư pháp, LĐTBXH, GD - ĐT xây dựng kế hoạch truyền thông cụ thể của từng địa phương và theo hướng dẫn của TW về:

- Pháp luật, chính sách có liên quan dến trẻ em.

- Quyền và bổn phận của trẻ em.

- Trách nhiệm của các cấp, các ngành, đặc biệt gia đình và cộng đồng trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đặc biệt trẻ em có nguy cơ lang thang và trẻ em bị lạm dụng sức lao động.

- Phương pháp giáo dục con trong gia đình

- Tuyên truyền những tấm gương tiêu biểu về yêu trẻ, người lớn gương mẫu, trẻ em chăm ngoan, mô hình làm tốt việc ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng sức lao động có hiệu quả, phê phán các biểu hiện của gia đình lợi dụng con nhỏ, con bị tàn tật dẫn đi ăn xin. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cùng các thành viên của Mặt trận tổ chức triển khai cuộc vận động: toàn dân chăm sóc, bảo vệ trẻ em, phấn đấu hạn chế trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng sức lao động. Phát huy các hình thức hoạt động Câu lạc bộ, các cuộc thi về "Gia đình với công dân nhỏ tuổi" ở địa phương, đặc biệt là đưa các nội dung này vào tháng Hành động vì trẻ em nhằm tạo ra một phong trào toàn dân bảo vệ đặc biệt trẻ em. Phối hợp với Đoàn thành niên đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, vui chơi và xây dựng lực lượng nòng cốt tích cực của trẻ em.

3. Phát triển Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp, chủ động tổ chức huy động các nguồn lực trong và ngoài nước góp phần hỗ trợ các mục tiêu bức xúc đã đề ra trong chương trình bảo vệ đặc biệt của địa phương.

4. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các ngành các cấp trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và thực hiện Chỉ thị 06/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Phối hợp với các ngành chức năng xây dựng kế hoạch cụ thể thường xuyên thanh tra, kiểm tra các cơ sở chăm sóc trẻ em khó khăn, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng lao động trẻ em.

- Kiến nghị xử lý các vụ vi phạm Luật Lao động liên quan đến lao động chưa thành niên và các vụ xâm hại trẻ em nghiêm trọng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG Ở CẤP CƠ SỞ:

1. Phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục trao đổi kinh nghiệm về thực hiện pháp luật, hướng dẫn phương pháp nuôi dạy con, phương pháp tự bảo vệ, phòng ngừa trẻ em bị xâm hại đến từng gia đình, từng người dân nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc quản lý, giáo dục các thành viên trong gia đình, trong cộng đồng, đặc biệt là trẻ em gái, không để cho các cháu bỏ học đi lang thang hoặc đi làm thuê sớm.

- Phối hợp với mặt trận Tổ quốc tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt Câu lạc bộ, Hội thi gia đình, nhằm hưởng ứng cuộc vận động: "Toàn dân chăm sóc, bảo vệ trẻ em" và "Người lớn gương mẫu, trẻ em chăm ngoan", phấn đấu không có trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng sức lao động. Động viên, khen thưởng kịp thời các điển hình tập thể, gia đình và cá nhân.

2. Tham mưu để các cấp Uỷ, Hội đồng nhân dân có Quyết nghị về kế hoạch hành động bảo vệ đặc biệt trẻ em (trọng tâm: ở những cơ sở có vấn đề nổi cộm. Thông qua các trưởng thôn, trưởng bản, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên thường xuyên nắm tình hình trẻ em trong các gia đình có khó khăn về kinh tế, về hoàn cảnh xã hội để có biện pháp giúp đỡ cụ thể, kịp thời. Đối tượng gia đình có trẻ em khó khăn, có nguy cơ bị xâm hại cần được ưu tiên giải quyết thông qua các chương trình phụ nữ giúp nhau vay vốn làm kinh tế gia đình, đề nghị chính quyền xét cho vay vốn giải quyết việc làm, vốn xoá đói giảm nghèo vay vốn ngân hàng người nghèo nhằm phát triển sản xuất, được hưởng các chính sách xã hội và cam kết không để con bỏ học đi lang thang, không nghiện hút v.v... Quan tâm đời sống gia đình, kịp thời phát hiện và tiến hành các hoạt động khuyên giải, hoà giải cho các gia đình thiếu hoà thuận v.v... Đồng thời phối hợp với Hội đồng nông dân, Hội Làm vườn, Hội khoa học - kỹ thuật... giúp đỡ phổ biến kỹ thuật phát triển kinh tế gia đình, thực hiện đồng vốn được vay có hiệu quả, gắn với việc chăm sóc con em.

- Tiến hành các biện pháp giáo dục, phê phán các hành vi xâm hại trẻ em tại các địa bàn dân cư; nếu vi phạm nghiêm trọng cần có biện pháp xử lý theo pháp luật.

Uỷ ban Bản vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam yêu cầu Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em các tỉnh, thành phố dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các ngành chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung trên và báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị 06/1998/CT-TTg thường xuyên theo định kỳ tháng, quí, năm về Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam - 35 Trần Phú - Hà Nội.

 

Trần Thị Thanh Thanh

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 01/1998/TT-BVCSTE

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu01/1998/TT-BVCSTE
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành07/03/1998
Ngày hiệu lực22/03/1998
Ngày công báo10/05/1998
Số công báoSố 13
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 01/1998/TT-BVCSTE

Lược đồ Thông tư 01/1998/TT-BVCSTE hướng dẫn hoạt động Uỷ ban bảo vệ chăm sóc trẻ em các cấp chỉ thị 06/1998/CT-TTg


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị thay thế

          Văn bản hiện thời

          Thông tư 01/1998/TT-BVCSTE hướng dẫn hoạt động Uỷ ban bảo vệ chăm sóc trẻ em các cấp chỉ thị 06/1998/CT-TTg
          Loại văn bảnThông tư
          Số hiệu01/1998/TT-BVCSTE
          Cơ quan ban hànhUỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam
          Người kýTrần Thị Thanh Thanh
          Ngày ban hành07/03/1998
          Ngày hiệu lực22/03/1998
          Ngày công báo10/05/1998
          Số công báoSố 13
          Lĩnh vựcBộ máy hành chính
          Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
          Cập nhật16 năm trước

          Văn bản thay thế

            Văn bản được dẫn chiếu

              Văn bản hướng dẫn

                Văn bản được hợp nhất

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Thông tư 01/1998/TT-BVCSTE hướng dẫn hoạt động Uỷ ban bảo vệ chăm sóc trẻ em các cấp chỉ thị 06/1998/CT-TTg

                      Lịch sử hiệu lực Thông tư 01/1998/TT-BVCSTE hướng dẫn hoạt động Uỷ ban bảo vệ chăm sóc trẻ em các cấp chỉ thị 06/1998/CT-TTg

                      • 07/03/1998

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 10/05/1998

                        Văn bản được đăng công báo

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 22/03/1998

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực