Thông tư 01-NT

Thông tư 01-NT-1969 về việc cải tiến và tăng cường công tác tổ chức phân phối hàng hóa tiêu dùng cho đời sống cán bộ, công nhân viên, sinh viên, học sinh trong các Lâm trường và các Trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp do Bộ Nội thương ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư 01-NT cải tiến tổ chức phân phối hàng hóa tiêu dùng cán bộ công nhân viên sinh viên học sinh lâm trường đại học trung học chuyên nghiệp


BỘ NỘI THƯƠNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01-NT

Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 1969 

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC CẢI TIẾN VÀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC PHÂN PHỐI HÀNG HÓA TIÊU DÙNG CHO ĐỜI SỐNG CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN, SINH VIÊN, HỌC SINH TRONG CÁC LÂM TRƯỜNG VÀ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP

Thực hiện các Chỉ thị của Bộ số 392-NT ngày 21-2-1967 về việc tổ chức căng-tin phục vụ đời sống cán bộ, công nhân viên trong các lâm trường và Chỉ thị số 472-NT ngày 10-8-1967 về việc tăng cường công tác chỉ đạo phục vụ đời sống và học tập cho sinh viên, học sinh các trường đại học và trung học chuyên nghiệp, trong thời gian qua, mặc dầu gặp nhiều khó khăn về hàng hóa về hoàn cảnh sơ tán, phân tán của các đơn vị, nhưng ngành ta đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức phân phối hàng hóa cho các nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng thuộc các khu vực này. Việc chấp hành các chính sách, các chế độ, tiêu chuẩn phân phối có nhiều tiến bộ, đã góp phần ổn định đời sống cho cán bộ, công nhân viên, sinh viên học sinh trong các lâm trường, trường học.

Tuy vậy việc phân phối hàng hóa cho các lâm trường, trường học đang còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết tốt, chủ yếu do ngành ta chưa thực sự quan tâm giải quyết một cách đúng mức cho các nhu cầu tiêu dùng trong các lâm trường, trường học, nhất là đối với những đơn vị đóng xa mạng lưới mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán.

Qua tình hình ở các lâm trường, trường học hiện nay thì những thiếu sót của thương nghiệp thể hiện trên mấy mặt sau đây:

- Chưa tích cực hướng dẫn, giúp đỡ việc củng cố và tăng cường các tổ chức phân phối hàng hóa trong nội bộ các lâm trường, trường học; chưa tranh thủ phối hợp cùng các lâm trường, trường học tổ chức kiểm tra việc chấp hành các chính sách phân phối, quản lý thị trường, quản lý kinh tế - tài chính đối với các tổ chức phân phối và người tiêu dùng trong các đơn vị đó;

- Chưa kịp thời nghiên cứu đề xuất bổ sung những chế độ, quy định cần thiết về mặt hàng phân phối, về hoa hồng hoặc chiết khấu thương nghiệp v .v… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức phân phối nội bộ ở các lâm trường, trường học hoạt động được tốt.

Tình hình đó đã ảnh hưởng không tốt đến đời sống, đến học tập và công tác trong các lâm trường, trường học.

Để khắc phục tình trạng trên, làm cho công tác phân phối hàng tiêu dùng cho đời sống trong các lâm trường, trường học được ổn định thêm một bước, vừa qua Bộ đã cùng Tổng cục Lâm nghiệp và Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp bàn bạc nhất trí một số chủ trương biện pháp sau đây bổ sung các Chỉ thị số 392-NT và số 472-NT để các ty, sở thực hiện trong thời gian tới, chủ yếu là năm 1969.

I. VỀ CUNG CẤP HÀNG HÓA

- Hàng năm, các lâm trường, trường học căn cứ vào số lượng người tiêu thụ đã được đăng ký và xác nhận của cơ quan công an, lao động địa phương, và căn cứ vào mặt hàng mà các tổ chức phân phối nội bộ được đảm nhiệm phân phối hoặc chế biến để lập kế hoạch hàng hóa, phân chia ra từng quý, tháng cho từng loại hàng, ghi rõ nơi nhận hàng đã được cơ quan thương nghiệp quy định. Những bản kế hoạch đó của các trường thì nạp thẳng cho ty, sở thương nghiệp, của các lâm trường thì nạp cho các ty lâm nghiệp tổng hợp nhu cầu rồi gửi cho các ty thương nghiệp. Từng năm học, Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp, và hàng năm Tổng cục Lâm nghiệp cung cấp cho Bộ Nội thương những số liệu chính xác về số lượng cán bộ, công nhân viên, sinh viên, học sinh của mỗi trường (đối với ngành đại học và trung học chuyên nghiệp) và cán bộ, công nhân viên lâm nghiệp ở mỗi tỉnh có lâm trường (đối với ngành lâm nghiệp) và tham gia với Bộ Nội thương phân tổ kế hoạch cụ thể về một số mặt hàng thiết yếu cho đời sống của các đơn vị thuộc ngành mình.

Bộ Nội thương sẽ phân bổ kế hoạch cụ thể cho các ty, sở thương nghiệp và báo cho Tổng cục Lâm nghiệp và Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp biết số lượng những mặt hàng được duyệt, nơi nhận hàng và phương thức phân phối. Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp báo cho các trường, Tổng cục Lâm nghiệp báo cho các ty lâm nghiệp. Các ty lâm nghiệp cùng các ty thương nghiệp duyệt cho các lâm trường.

Căn cứ vào kế hoạch được duyệt, các tổ chức phân phối nội bộ trong lâm trường, trường học liên hệ với các ty, sở thương nghiệp và ký kết hợp đồng với các công ty cấp II mậu dịch quốc doanh.

- Các lâm trường, trường học đóng ở địa phương nào (kể cả các đơn vị ở Hà-nội sơ tán về các tỉnh) thì nhận hàng ở tỉnh đó. Nếu các trường sơ tán muốn nhận hàng ở Hà-nội và các lâm trường nếu do các tỉnh sở tại không cung cấp đủ tiêu chuẩn hoặc không có những loại hàng nào đó, thì có thể nhận hàng ở các tỉnh khác hoặc cấp I, sau khi đã bàn bạc nhất trí giữa các đơn vị có liên quan (các ty, sở thương nghiệp, các công ty cấp I) và được Bộ Nội thương đồng ý, với điều kiện các lâm trường và trường học phải tự túc về phương tiện vận chuyển, phí vận chuyển do ngành thương nghiệp đài thọ.

Phương thức giao nhận hàng hóa này phải được tiến hành trong một năm để tránh gây trở ngại cho việc lập kế hoạch giao nhận và đề phòng trùng lắp hoặc bỏ sót trong việc phân phối.

Trong việc cung cấp hàng hóa, cần chú ý một số mặt hàng cụ thể như sau:

Về công nghệ phẩm:

- Mặt hàng vải lụa: căn cứ vào nhu cầu của các đối tượng (về mặt hàng cụ thể và số lượng) việc tổ chức phân phối cần áp dụng một trong những hình thức hoặc kết hợp các hình thực như : mậu dịch quốc doanh cung cấp mẫu hàng (màu sắc, loại….) trước, rồi định ngày lưu động đến cùng các tổ chức phân phối nội bộ của các lâm trường, trường học tổ chức bán; hoặc các tổ chức đó mang phiếu đến cửa hàng mậu dịch quốc doanh mua hộ cho người tiêu dùng; không được giao vải, lụa cho các lâm trường, trường học về tự tổ chức bán .

- Các mặt hàng thiết yếu phân phối theo kế hoạch : căn cứ vào đối tượng và nhu cầu của mỗi trường học, mỗi lâm trường mà dành chỉ tiêu riêng để phân phối.

- Các mặt hàng có bán tự do ở các cửa hàng mậu dịch quốc doanh: các đơn vị tổ chức mua hộ, hoặc các cửa hàng cung cấp đều đặn theo yêu cầu của các đơn vị để phân phối bình thường cho người tiêu dùng.

Về thực phẩm:

Các chỉ tiêu mặt hàng và số lượng về thực phẩm tươi sống: các địa phương phải đảm bảo cung cấp đủ tiêu chuẩn. Nếu vì lý do nào đó không bảo đảm cung cấp cho các lâm trường, trường học, các ty, sở phải báo cáo cho Bộ biết rõ để có kế hoạch thay thế bằng các mặt hàng khác. Trường hợp thiếu thịt thì cấp thay bằng mỡ, thiếu đậu phụ thì cấp đỗ tương để làm các lâm trường, trường học chế biến v .v…

Những lâm trường, trường học xét có đủ điều kiện tự trồng rau, chăn nuôi thì các ty thương nghiệp phải cung cấp hạt giống, cây giống và con giống.

Cố gắng cung cấp thêm dụng cụ chứa đựng cho các đơn vị tổ chức chế biến dự trữ nước chấm, dưa, cà v .v…

Về chất đốt:

Căn cứ ồu chỉ tiêu chất đốt được Nhà nước phân bổ, các ty, sở thương nghiệp bàn bạc với cục vật liệu kiến thiết mở mạng lưới cung cấp cho các trường. Trường hợp gặp khó khăn không cấp được đủ và đều đặn, các ty, sở báo cáo  với Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố và bàn bạc với các trường tìm các biện pháp khắc phục.

Các ty, sở, và cục vật liệu kiến thiết cần phối hợp chặt chẽ với các trường có kế hoạch dự trữ chất đốt thường xuyên trong thời hạn ít nhất là một tháng cho các trường.

II. VỀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC PHÂN PHỐI TRONG NỘI BỘ CÁC LÂM TRƯỜNG, TRƯỜNG HỌC.

Các ty, sở thương nghiệp cần có kế hoạch và chỉ đạo các công ty mậu dịch quốc doanh quy hoạch cụ thể mạng lưới của mỗi ngành để cung cấp hàng hóa cho các lâm trường, trường học được thuận tiện, đồng thời phối hợp và giúp đỡ các ty lâm nghiệp, các lâm trường và các trường đại học và trung học chuyên nghiệp tiến hành củng cố và mở rộng các hình thức tổ chức phân phối trong nội bộ các lâm trường, trường học theo phương hướng cụ thể sau đây:

1. Những đơn vị chưa tổ chức căng-tin thì thành lập căng-tin với tinh thần tích cực và khẩn trương theo bản dự thảo điều lệ tạm thời tổ chức căng-tin do Bộ ban hành.

2. Những đơn vị đã tổ chức căng-tin thì tích cực củng cố, cần chú ý các mặt như sau:

- Đối với lâm trường, trường học phải củng cố và tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo của cấp ủy Đảng và thủ trưởng; phát huy vai trò làm chủ của quyền chúng tiêu dùng và tăng cường công tác kiểm tra giám sát của các đoàn thể quần chúng trong công  tác phân phối ở các đơn vị đó, phải chú ý nâng cao chất lượng quản lý kinh tế - tài chính của các căng-tin.

- Đối với ngành thương nghiệp: các ty sở cần phối hợp với các cấp lãnh đạo của ngành lâm nghiệp và các trường tổ chức kiểm tra việc chấp hành chính sách phân phối, chính sách quản lý thị trường trong các lâm trường, trường học, cần nghiên cứu để mở rộng mặt hàng, điều chỉnh hoa hồng cho phù hợp với tình hình đặc điểm của các lâm trường, trường học; định kỳ (hàng quý) cùng các lâm trường, trường học mở hội nghị khách hàng, tổ chức kiểm điểm việc cung ứng hàng hóa cho các căng-tin và sự hoạt động của căng-tin, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của các căng-tin.

3. Tổ chức thí điểm hợp tác xã tiêu thụ:

Bộ đã bàn bạc nhất trí với Tổng cục Lâm nghiệp và Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp chọn lâm trường Phúc Khánh thuộc tỉnh Vĩnh-phú và trường đại học kinh tế kế hoạch, trường đại học xây dựng tổ chức thí điểm hợp tác xã tiêu thụ.

Sau đó sẽ trình lên Hội đồng Chính phủ quyết định rồi mới triển khai.

Nhận được Thông tư này, các ty, sở thương nghiệp cần nghiên cứu trình bày với Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố để có kế hoạch cùng các ty lâm nghiệp, các lâm trường và các trường học tiến hành kiểm điểm việc tổ chức việc phân phối hàng hóa, việc chấp hành chính sách phân phối ở các lâm trường, trường học, bổ sung kế hoạch hàng hóa năm 1969 và tổ chức bàn bạc với các ngành có liên quan và các đơn vị trong ngành để thực hiện.

Ty thương nghiệp Vĩnh-phú với ty lâm nghiệp Vĩnh-phú và lâm trường Phúc-khánh, sở thương nghiệp Hà-nội, sở ăn uống phục vụ Hà-nội, ty thương nghiệp Hà-bắc cùng với trường Đại học kinh tế kế hoạch và trường đại học xây dựng bàn bạc phối hợp tiến hành thí điểm hợp tác xã tiêu thụ.

Việc củng cố và mở rộng căng-tin trong các lâm trường, trường học phải tiến hành tích cực, khẩn trương sau khi nhận được thông tin này.

Vụ kế hoạch, vụ tài vụ kế toán và vụ tổ chức kỹ thuật có trách nhiệm phối hợp với các vụ có liên quan của Tổng cục Lâm nghiệp và Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp xây dựng mặt hàng cụ thể và mức phí hợp lý cho căng-tin và hợp tác xã tiêu thụ.

Trong qua trình thực hiện, các địa phương kịp thời báo cáo những vấn đề khó khăn mắc mứu để bộ nghiên cứu giải quyết và rút kinh nghiệm bổ sung vào các bản dự thảo điều lệ. Bộ gửi kèm theo hai bản dự thảo điều lệ tạm thời về căng-tin và hợp tác xã tiêu thụ để các sở, ty cùng các lâm trường, trường học nghiên cứu thực hiện([1])

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI THƯƠNG
THỨ TRƯỞNG
 
 


Lê Đông

 

 

[1]Không đăng hai bản dự thảo điều lệ tạm thời

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 01-NT

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu01-NT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành02/01/1969
Ngày hiệu lực17/01/1969
Ngày công báo31/01/1969
Số công báoSố 1
Lĩnh vựcThương mại, Lao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Thông tư 01-NT cải tiến tổ chức phân phối hàng hóa tiêu dùng cán bộ công nhân viên sinh viên học sinh lâm trường đại học trung học chuyên nghiệp


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư 01-NT cải tiến tổ chức phân phối hàng hóa tiêu dùng cán bộ công nhân viên sinh viên học sinh lâm trường đại học trung học chuyên nghiệp
                Loại văn bảnThông tư
                Số hiệu01-NT
                Cơ quan ban hànhBộ Nội thương
                Người kýLê Đông
                Ngày ban hành02/01/1969
                Ngày hiệu lực17/01/1969
                Ngày công báo31/01/1969
                Số công báoSố 1
                Lĩnh vựcThương mại, Lao động - Tiền lương
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Thông tư 01-NT cải tiến tổ chức phân phối hàng hóa tiêu dùng cán bộ công nhân viên sinh viên học sinh lâm trường đại học trung học chuyên nghiệp

                            Lịch sử hiệu lực Thông tư 01-NT cải tiến tổ chức phân phối hàng hóa tiêu dùng cán bộ công nhân viên sinh viên học sinh lâm trường đại học trung học chuyên nghiệp

                            • 02/01/1969

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 31/01/1969

                              Văn bản được đăng công báo

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 17/01/1969

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực