Thông tư 05/2003/TT-NHNN

Thông tư 05/2003/TT-NHNN hướng dẫn xử lý nợ tồn đọng của doanh nghiệp nhà nước tại các Ngân hàng thương mại nhà nước theo Nghị định 69/2002/NĐ-CP do Ngân hàng Nhà nước ban hành

Thông tư 05/2003/TT-NHNN hướng dẫn xử lý nợ tồn đọng doanh nghiệp nhà nước tại ngân hàng thương mại nhà nước theo Nghị định 69/2002/NĐ-CP đã được thay thế bởi Quyết định 2538/QĐ-NHNN bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật 2015 và được áp dụng kể từ ngày 10/12/2015.

Nội dung toàn văn Thông tư 05/2003/TT-NHNN hướng dẫn xử lý nợ tồn đọng doanh nghiệp nhà nước tại ngân hàng thương mại nhà nước theo Nghị định 69/2002/NĐ-CP


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 69/2002/NĐ-CP">05/2003/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 24 tháng 2 năm 2003

 

THÔNG TƯ

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 69/2002/NĐ-CP">05/2003/TT-NHNN NGÀY 24 THÁNG 02 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN XỬ LÝ NỢ TỒN ĐỌNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 69/2002/NĐ-CP NGÀY 12/7/2002 CỦA CHÍNH PHỦ

Để triển khai thực hiện Điều 12, Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/07/2002 của Chính phủ "về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp Nhà nước"; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện xử lý nợ tồn đọng của doanh nghiệp Nhà nước tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước như sau:

I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG

1. Đối tượng áp dụng:

Doanh nghiệp Nhà nước có nợ tồn đọng tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước đang hoạt động theo quy định tại Điều 1 của Luật Doanh nghiệp Nhà nước (gọi tắt là doanh nghiệp đang hoạt động).

Doanh nghiệp Nhà nước có nợ tồn đọng tại các Ngân hàng Thương mại Nhà nước đang thực hiện các thủ tục chuyển đổi (được đưa vào danh mục cổ phần hoá, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê hoặc chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (gọi tắt là doanh nghiệp chuyển đổi).

2. Phạm vi xử lý

- Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động: Phạm vi xử lý là các khoản nợ đã lên lưới thanh toán giai đoạn I, giai đoạn II còn tồn đọng tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước đến 31/12/2000 và đến nay còn tồn đọng chưa được xử lý.

- Đối với các doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện chuyển đổi: Phạm vi xử lý là các khoản nợ tồn đọng tại các Ngân hàng Thương mại Nhà nước đến thời điểm chuyển đổi doanh nghiệp.

3. Nợ tồn đọng:

- Nợ tồn đọng của các doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động được hiểu là các khoản nợ phải trả các Ngân hàng Thương mại Nhà nước đã lên lưới thanh toán nợ giai đoạn I, giai đoạn II đã quá thời hạn thanh toán đến 31/12/2000, doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp xử lý nợ, như đối chiếu xác nhận nhưng chưa thanh toán được và đến nay vẫn còn tồn đọng. Các khoản nợ tồn đọng phát sinh sau ngày 31/12/2000, các doanh nghiệp Nhà nước phải tự thanh toán.

- Nợ tồn đọng của các doanh nghiệp Nhà nước đang thực hiện chuyển đổi được hiểu là các khoản nợ phải trả các Ngân hàng Thương mại Nhà nước đã quá thời hạn thanh toán nhưng đến thời điểm chuyển đổi vẫn chưa thanh toán được và đến nay vẫn còn tồn đọng. Các khoản nợ tồn đọng phát sinh sau thời điểm chuyển đổi, các doanh nghiệp Nhà nước phải tự thanh toán.

II. NGUYÊN TẮC XỬ LÝ

1. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động có nợ tồn đọng tại Ngân hàng thương mại Nhà nước đã lên lưới thanh toán nợ, có xác nhận của Ban Thanh toán nợ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng kinh doanh thua lỗ được phân loại và xử lý như sau:

1.1. Đối với doanh nghiệp thua lỗ liên tục không thể khắc phục được phải giải thể, phá sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Việc xử lý nợ tồn đọng được thực hiện theo các quy định của pháp luật về giải thể, phá sản; Nếu các khoản nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo, việc xử lý nợ được thực hiện theo Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xử lý nợ tồn đọng của các Ngân hàng thương mại và văn bản hướng dẫn số 174/NHNN-TD ngày 21/02/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

1.2. Đối với các doanh nghiệp thua lỗ đã tổ chức lại sản xuất, có khả năng phát triển xử lý như sau:

a. Doanh nghiệp có nợ vay Ngân hàng Thương mại Nhà nước đã được khoanh nợ thì được xoá nợ lãi vay chưa trả Ngân hàng và xem xét kéo dài thời hạn khoanh nợ.

b. Doanh nghiệp có nợ vay Ngân hàng Thương mại Nhà nước đã lên lưới thanh toán nợ, nếu do nguyên nhân khách quan nhưng chưa được khoanh nợ thì được xoá nợ lãi vay chưa trả Ngân hàng và khoanh nợ gốc.

c. Về thời hạn kéo dài khoanh nợ và khoanh nợ tại tiết a, b nêu trên do các Ngân hàng Thương mại Nhà nước xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khắc phục khó khăn hoàn trả được nợ vay Ngân hàng nhưng tối đa không quá 5 năm.

2. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đang thực hiện các thủ tục chuyển đổi:

2.1. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước có quyết định thực hiện chuyển đổi nhưng gặp khó khăn không cân đối được nguồn để thanh toán các khoản nợ quá hạn thì Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Nhà nước xem xét, quyết định cho doanh nghiệp được giãn, khoanh các khoản nợ quá hạn có đến thời điểm quyết định thực hiện chuyển đổi trong thời hạn từ 03 đến 05 năm. Trường hợp các doanh nghiệp này bị lỗ, không có khả năng thanh toán thì được xoá nợ lãi vay chưa trả Ngân hàng với mức không vượt quá số lỗ còn lại.

2.2. Đối với các doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục cổ phần hoá, giao, bán thì ngoài biện pháp khoanh nợ, xoá nợ lãi nêu tại điểm 2.1 nói trên, các Ngân hàng Thương mại Nhà nước chủ động phối hợp với doanh nghiệp và các tổ chức có chức năng mua bán nợ và tài sản tồn đọng để xử lý phần nợ gốc quá hạn còn lại theo hướng:

a. Bán nợ theo quy định tại tiết 2.2.4, điểm 2, khoản 1, Mục B Thông tư số 69/2002/NĐ-CP">85/2002/TT-BTC ngày 26/09/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/07/2002 của Chính phủ về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp Nhà nước; hoặc

b. Chuyển nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp và được chuyển nhượng phần vốn góp này. Trong trường hợp này ngân hàng thương mại phải dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ tương ứng với phần nợ đã chuyển thành vốn góp vào doanh nghiệp và phải bảo đảm tỷ lệ vốn góp theo quy định tại Quyết định số 492/2000/QĐ-NHNN5 ngày 28/11/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng.

3. Khoản lãi vay Ngân hàng không thu được trong các trường hợp quy định tại khoản 1, điểm 1.2, tiết a và khoản 2 nêu trên, các Ngân hàng Thương mại Nhà nước xử lý như sau:

- Trường hợp Ngân hàng thương mại Nhà nước đã hạch toán khoản lãi cho vay đối với khoản nợ tồn đọng này vào thu nhập của các năm trước thì sử dụng nguồn dự phòng rủi ro để bù đắp, nếu thiếu thì hạch toán vào chi phí năm xử lý.

- Trường hợp khoản lãi cho vay đối với khoản nợ tồn đọng này Ngân hàng thương mại Nhà nước không hạch toán vào thu nhập hàng năm mà dự thu theo dõi ngoài bảng thì xử lý xoá số dự thu đó ở tài sản ngoài bảng.

Khoản chênh lệch thiệt hại do bán nợ tồn đọng, các Ngân hàng Thương mại Nhà nước sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp. Trường hợp dự phòng rủi ro không đủ để bù đắp thì Ngân hàng Thương mại Nhà nước được hạch toán phần còn thiếu vào chi phí.

III. HỒ SƠ PHÁP LÝ XỬ LÝ NỢ:

1. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động có nợ tồn đọng tại Ngân hàng Thương mại Nhà nước đã lên lưới thanh toán nợ:

1.1. Đối với doanh nghiệp thua lỗ liên tục không thể khắc phục được phải giải thể, phá sản: Việc xử lý nợ thực hiện theo quy định của Pháp luật về giải thể, phá sản.

1.2. Đối với các doanh nghiệp thua lỗ đã tổ chức lại sản xuất:

- Công văn đề nghị xử lý nợ của doanh nghiệp vay vốn

- Các báo cáo tài chính, biên bản kiểm tra báo cáo tài chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nếu có (bản sao).

- Phương án sản xuất kinh doanh, phương án trả nợ Ngân hàng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Biên bản đối chiếu nợ (gốc và lãi) có chữ ký và đóng dấu của Ngân hàng cho vay, doanh nghiệp vay; Trường hợp cơ quan cấp trên của doanh nghiệp bảo lãnh cho doanh nghiệp vay thì cần có chữ ký, đóng dấu của cơ quan quản lý cấp trên của doanh nghiệp.

- Bản sao khế ước vay vốn hoặc giấy tờ chứng minh doanh nghiệp còn nợ Ngân hàng do ngân hàng trực tiếp cho vay, bảo lãnh hay thanh toán sao y, ký tên và đóng dấu, rút số dư đến thời điểm xử lý.

2. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đang chuyển đổi:

- Công văn đề nghị xử lý nợ của doanh nghiệp vay vốn

- Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc chuyền đổi doanh nghiệp Nhà nước (bản sao)

- Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp trước khi chuyển đổi của Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp (bản sao).

- Các báo cáo tài chính, biên bản kiểm tra báo cáo tài chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nếu có (bản sao).

- Hồ sơ, tài liệu chứng minh việc không cân đối được nguồn để thanh toán các khoản nợ quá hạn (bản sao).

- Biên bản xác định nguyên nhân không trả được nợ và đề nghị xử lý nợ (ghi rõ hình thức đề nghị xử lý nợ và trách nhiệm của các bên) có xác nhận của Ngân hàng cho vay và cơ quan quản lý cấp trên của doanh nghiệp.

- Bản sao khế ước vay vốn hoặc giấy tờ chứng minh doanh nghiệp còn nợ Ngân hàng do ngân hàng trực tiếp cho vay, bảo lãnh hay thanh toán sao y, ký tên và đóng dấu, rút số dư đến thời điểm xử lý.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở phạm vi, đối tượng của Thông tư này, các Ngân hàng thương mại Nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trong hệ thống lập hồ sơ, hướng dẫn các khách hàng lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ đảm bảo đúng quy định.

2. Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Nhà nước tổ chức kiểm tra, chịu trách nhiệm tính hợp pháp, hợp lý hồ sơ của các khoản nợ đề nghị xử lý, chủ động xem xét, xử lý các khoản nợ tồn đọng theo đúng các quy định tại Thông tư này; Đồng thời, tổng hợp, báo cáo kết quả xử lý về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Những khoản nợ tồn đọng phải xử lý theo Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xử lý nợ tồn đọng của các Ngân hàng thương mại và văn bản hướng dẫn số 174/NHNN-TD ngày 21/02/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng thương mại tổng hợp báo cáo Ngân hàng Nhà nước và chỉ thực hiện xử lý nợ khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và thông báo của Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính Ngân hàng Thương mại.

4. Căn cứ tình hình thực tế, Ngân hàng Nhà nước thành lập đoàn công tác kiểm tra việc xử lý nợ tồn đọng của doanh nghiệp Nhà nước tại các Ngân hàng Thương mại Nhà nước.

Thông tư nay có hiệu lực kể từ ngày ký. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc báo cáo về Ngân hàng Nhà nước Trung ương để được xem xét, giải quyết.

 

Trần Minh Tuấn

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 05/2003/TT-NHNN

Loại văn bản Thông tư
Số hiệu 05/2003/TT-NHNN
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 24/02/2003
Ngày hiệu lực 24/02/2003
Ngày công báo 25/03/2003
Số công báo Số 17
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 10/12/2015
Cập nhật 7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 05/2003/TT-NHNN

Lược đồ Thông tư 05/2003/TT-NHNN hướng dẫn xử lý nợ tồn đọng doanh nghiệp nhà nước tại ngân hàng thương mại nhà nước theo Nghị định 69/2002/NĐ-CP


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Thông tư 05/2003/TT-NHNN hướng dẫn xử lý nợ tồn đọng doanh nghiệp nhà nước tại ngân hàng thương mại nhà nước theo Nghị định 69/2002/NĐ-CP
Loại văn bản Thông tư
Số hiệu 05/2003/TT-NHNN
Cơ quan ban hành Ngân hàng Nhà nước
Người ký Trần Minh Tuấn
Ngày ban hành 24/02/2003
Ngày hiệu lực 24/02/2003
Ngày công báo 25/03/2003
Số công báo Số 17
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 10/12/2015
Cập nhật 7 năm trước

Văn bản được dẫn chiếu

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản được căn cứ

Văn bản hợp nhất

Văn bản gốc Thông tư 05/2003/TT-NHNN hướng dẫn xử lý nợ tồn đọng doanh nghiệp nhà nước tại ngân hàng thương mại nhà nước theo Nghị định 69/2002/NĐ-CP

Lịch sử hiệu lực Thông tư 05/2003/TT-NHNN hướng dẫn xử lý nợ tồn đọng doanh nghiệp nhà nước tại ngân hàng thương mại nhà nước theo Nghị định 69/2002/NĐ-CP