Thông tư 05-LĐ/TT

Thông tư 05-LĐ/TT-1971 hướng dẫn về chế độ nghỉ ngơi của công nhân, viên chức do Bộ Lao động ban hành

Thông tư 05-LĐ/TT hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi công nhân, viên chức đã được thay thế bởi Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật 2015 và được áp dụng kể từ ngày 30/09/2015.

Nội dung toàn văn Thông tư 05-LĐ/TT hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi công nhân, viên chức


BỘ LAO ĐỘNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 05-LĐ/TT

Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 1971 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ CHẾ ĐỘ NGHỈ NGƠI CỦA CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG

Để bố trí hợp lý thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, đảm bảo sức khoẻ cho công nhân, viên chức để sản xuất, công tác được lâu dài, Nghị định số 28-TTg ngày 28 tháng 01 năm 1959 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định những ngày lễ được nghỉ có lương, chế độ nghỉ hàng năm và chế độ nghỉ phép vì việc riêng của công nhân, viên chức.

Liên Bộ Nội vụ - Lao động và Bộ Lao động đã ra nhiều văn bản hướng dẫn việc thi hành.

Lệ nghỉ hàng tuần của công nhân, viên chức cũng đã quy định tại Thông tư số 05-LĐ/TT ngày 09 tháng 05 năm 1955 của Bộ Lao động.

Để các xí nghiệp, cơ quan áp dụng đúng đắn chế độ nghỉ ngơi của công nhân, viên chức, trong thông tư này Bộ Lao động tổng hợp các quy định hướng dẫn nói trên, có sửa đổi, bổ sung một số điểm cho phù hợp với tình hình mới.

I. NGHỈ HÀNG TUẦN

Nguyên tắc chung là cứ 6 ngày làm việc thì công nhân, viên chức được nghỉ 1 ngày. Ngày nghỉ hàng tuần là ngày chủ nhật hoặc một ngày khác trong tuần.

Trưòng hợp sản xuất theo ca, hoặc do tính chất sản xuất, công tác, điều kiện thời tiết, thời vụ khẩn trương hoặc do trưòng hợp đột xuất phải phân bổ lại số giờ và số ngày làm việc trong tuần, trong tháng cho thích hợp thì tính chung phải bảo đảm đủ số giờ làm việc và số ngày nghỉ hàng tuần theo chế độ.

II. NHỮNG NGÀY LỄ ĐƯỢC NGHỈ CÓ LƯƠNG

1. Số ngày lễ được nghỉ:

- Nguyên đán âm lịch: 2 ngày rưỡi (nửa ngày cuối năm, mồng 1 và mồng 2 tết).

- Nguyên đán dương lịch: 1 ngày (1 tháng 1 dương lịch).

- Ngày sinh Đức Phật Thích ca: 1 ngày (8 tháng 4 âm lịch)

- Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày (1 tháng 5 dương lịch)

- Ngày Quốc khánh: 1 ngày (2 tháng 9 dương lịch)

- Ngày Thiên Chúa giáng sinh: 1 ngày (25 tháng 12 dương lịch)

2. Ngày lễ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần:

Ngày lễ được nghỉ có lương là những ngày lễ trùng vào các ngày làm việc. Trả lương cho những ngày ấy là để bảo đảm mức thu nhập bình thường của công nhân, viên chức.

Vì vậy, nếu ngày lễ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì không có nghỉ bù và không hưởng thêm lương (trừ người hưởng lương ngày thì không được nghỉ bù nhưng được lĩnh một ngày lương trong ngày lễ đó).

3. Trường hợp đặc biệt phải làm việc trong các ngày lễ:

Do yêu cầu công tác và sản xuất đặc biệt cần thiết mà phải làm việc trong ngày lễ thì sau ngày lễ phải bố trí cho nghỉ bù. Nếu không bố trí ngày nghỉ bù được, thì ngoài số lương vẫn lĩnh, công nhân, viên chức sẽ được thanh toán thêm 1 ngày lương (kể cả phụ cấp khu vực nếu có). Những người hưởng lương theo sản phẩm thì ngoài lương theo sản phẩm ngày hôm đó, được trả thêm một ngày lương theo cấp bậc.

Ngày lễ tính từ sau 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau (từc là 0 giờ đến 24 giờ đêm của ngày lễ). Nếu gặp ngày lễ, người nào phải làm việc trong những giờ này sẽ được thanh toán theo cách thức trên.

III. NGHỈ HÀNG NĂM

1. Điều kiện nghỉ hàng năm:

Thông tư số 28-TTg ngày 28 tháng 01 năm 1959 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định điều kiện để được nghỉ hàng năm là công nhân, viên chức phải làm việc liên tục trong một năm.

Được coi là liên tục công tác thời gian sau đây:

- Thời gian được xí nghiệp, cơ quan cử đi học văn hoá, chính trị, chuyên môn;

- Ngày đi học, tham gia lao động sản xuất (do xí nghiệp, cơ quan cử đi);

- Ngày nghỉ về việc riêng theo chế độ;

- Ngày nghỉ được hưởng chế độ lương ngừng việc;

- Thời gian nghỉ vì tai nạn lao động, nghỉ đẻ 60 ngày hay 75 ngày, ngày con ốm mẹ phải nghỉ theo chế độ;

- Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc bị bắt để chờ toà xét xử, nhưng sau được miễn tố hoặc tha bổng và trở lại làm việc.

Lấy tháng vào làm việc của mỗi người làm mốc để tính nghỉ hàng năm, khi nào đủ một năm liên tục công tác thì sẽ được hưởng chế độ nghỉ hàng năm.

Đối với trưòng hợp nghỉ không đúng nguyên tắc (không được sự đồng ý của xí nghiệp, cơ quan) thì không coi là liên tục công tác. Nếu nghỉ không đúng nguyên tắc, xét ra lỗi nhẹ thì nghỉ ngày nào sẽ bị trừ vào ngày nghỉ hàng năm ngày ấy. Trường hợp có lỗi nặng bị thi hành kỷ luật (do nghỉ vô nguyên tắc mà gây trở ngại lớn đến sản xuất, công tác) thì năm đó có thể không được hưởng chế độ nghỉ hàng năm nữa.

Ngoài ra, nếu tổng số ngày nghỉ ốm trong năm đó cộng lại quá 3 tháng thì không được hưởng chế độ nghỉ hàng năm.

2. Số ngày nghỉ hàng năm:

Ngày nghỉ hàng năm có hai mức: 10 ngày và 12 ngày lao động có lương. Ngày lao động là ngày thường lệ phải làm việc. Vì vậy trong thời gian nghỉ hàng năm, nếu gặp những ngày nghỉ hàng tuần và ngày lễ thì được tính gộp vào để nghỉ thêm.

3. Trưòng hợp được nghỉ 12 ngày lao động có lương:

Được hưởng chế độ nghỉ hàng năm 12 ngày lao động có lương:

a) Những người làm việc ở những địa phương được hưởng khoản phụ cấp khu vực loại đặc biệt, khu vực loại 1 và khu vực loại 2;

b) Những người làm công việc đặc biệt có hại đến sức khoẻ như:

- Thường xuyên tiếp xúc với bụi độc, chất có hơi độc, chất phóng xạ, hoặc chất để làm cho cơ thể bị nhiễm trùng;

- Làm việc trong điều kiện vật lý không bình thường, như ở nới có sức ép không khí cao, nóng quá, lạnh quá…;

- Thường xuyên làm việc trong buồng tối;

- Thường xuyên làm việc ở nơi có tiếng động liên tiếp quá mạnh làm đinh tai nhức óc, ảnh hưởng nhiều đến thần kinh thính giác;

- Trực tiếp sử dụng các loại máy cầm tay làm cho cơ thể liên tiếp bị rung chuyển mạnh;

- Làm việc khó khăn, nặng nhọc đặc biệt, phải len lõi ở nơi rừng sâu, núi cao, phải chịu đựng những thiếu thốn về mặt sinh hoạt tinh thần, vật chất, phải gắng sức nhiều như công nhân thăm dò địa chất, công nhân lâm khẩn.

4. Cách tính ngày nghỉ hàng năm:

a) Trong trường hợp chuyển hẳn công tác; công nhân, viên chức từ khu vực khác chuyển hẳn đến làm việc ở khu vực đặc biệt, khu vực 1 và khu vực 2, hoặc từ công tác bình thường điều động hẳn sang công tác đặc biệt có hại đến sức khoẻ thì không phân biệt thời gian công tác ở nơi mới nhiều hay ít mà tính cả nơi cũ và nơi mới làm việc nếu đủ một năm liên tục công tác thì đều được nghỉ 12 ngày lao động có lương; ngược lại nếu từ khu vực đặc biệt, khu vực 1 và khu vực 2 chuyển hẳn về công tác ở khu vực khác hoặc từ công tác đặc biệt hại đến sức khoẻ chuyển đến công tác bình thường thì căn cứ vào thời gian làm việc ở nơi nào lâu nhất mà xét cho nghỉ 10 ngày hay 12 ngày lao động có lương;

b) Trong trưòng hợp không làm thường xuyên cả năm: đối với công nhân, viên chức tuy có liên tục 12 tháng lao động nhưng không thường xuyên làm công việc đặc biệt có hại sức khoẻ, nghĩa là một năm chỉ làm công việc đó trong một thời gian rồi lại phân công làm công việc bình thưòng thì được hưởng lệ nghỉ hàng năm như sau:

- Nếu làm công việc đặc biệt có hại sức khoẻ dưới 6 tháng còn những tháng khác làm công việc bình thường thì chỉ được hưởng lệ nghỉ 10 ngày lao động có lương;

- Nếu làm công việc đặc biệt có hại sức khoẻ từ 6 tháng trở lên, còn những tháng khác làm công việc bình thường thì được hưởng chế độ nghỉ 12 ngày lao động có lương.

5. Trưòng hợp được tính cho nghỉ thêm:

Nhân dịp nghỉ hàng năm, nếu công nhân, viên chức làm việc xa gia đình cần kết hợp về thăm nhà thì mỗi người sẽ tự thu xếp việc đi lại, nghỉ ngơi trong phạm vi số ngày được phép. Riêng đối với trưòng hợp đặc biệt do đường sá xa xôi, phương tiện đi lại khó khăn, nếu tổng số ngày đi và về mất trên 2 ngày thì kể từ ngày thứ 3 trở đi sẽ do thủ trưởng cơ quan xét tính cho nghỉ thêm, những ngày cho nghỉ thêm được trả đủ lương.

Đối với công nhân, viên chức hưởng lương công nhật thì những ngày được nghỉ thêm được trả lương như trong những ngày làm việc.

6. Quyền lợi về nghỉ hàng năm:

Những người được hưởng chế độ nghỉ hàng năm đã đủ điều kiện để nghỉ mà chưa được nghỉ đã thôi việc (xin về sản xuất, v.v… ) hoặc chết sẽ được thanh toán gọn trả bằng tiền về những ngày được quyền nghỉ hoặc thanh toán cho người được thừa kế do pháp luật đã quy định. Ví dụ: ông A đã liên tục làm việc đủ 12 tháng trong năm 1969, đủ điều kiện đến năm 1970 hưởng chế độ nghỉ hàng năm là 10 ngày nhưng chưa đến lượt đi nghỉ, đến tháng 6 năm 1970 ông A xin thôi việc về sản xuất, như vậy ông A sẽ được thanh toán 15 ngày lương (10 ngày về quyền lợi nghỉ năm 1970 vì năm 1969 đã làm việc liên tục đủ 12 tháng và 5 ngày về thời gian lao động 6 tháng trong năm 1970 đáng lẽ để tính và cho nghỉ về năm 1971, nhưng vì ông A thôi việc nên phải thanh toán).

Công nhân, viên chức nhân dịp nghỉ hàng năm về thăm gia đình hoặc đến một nơi nào để nghỉ ngơi thì được thanh toán tiền tầu xe, thuyền. Nếu gặp những đoạn đường không có tầu, xe, thuyền mà phải đi bộ, đi xe đạp tư hoặc dùng những phương tiện vận chuyển khác thì được một khoản phụ cấp (thay vào tiền tầu xe) ấn định là 0đ03 một kilômét. Nếu quãng đường đi nghỉ hàng năm từ 10km trở xuống thì không có phụ cấp tiền tầu xe.

Khoản chi về tiền tầu xe cho công nhân, viên chức đi nghỉ, hàng năm do xí nghiệp, cơ quan thanh toán, căn cứ vào giấy nghỉ hàng năm có chứng nhận của địa phương nơi đến, kèm theo vé tầu xe (nếu đi tầu, xe có phát vé) và ghi vào mục “Phúc lợi tập thể” của mục lục ngân sách.

Trừ trưòng hợp đã lĩnh lương trước vào đầu tháng còn những trưòng hợp chưa đến kỳ lĩnh lương thì những người đến lượt đi nghỉ hàng năm sẽ được ứng trước tiền lương, tiền tàu xe đi và về trước khi nghỉ (kể cả lương trong những ngày đã làm việc, lương của số ngày nghỉ hàng năm và số ngày được xét nghỉ thêm).

Đối với công nhân, viên chức là ngoại kiều, nếu nghỉ hàng năm ở Việt Nam thì cũng hưởng chế độ chung như đối với công nhân, viên chức người Việt Nam. Trưòng hợp được về nước nghỉ phép thăm quê hương thì thi hành thông tư số 54-TTg ngày 03 tháng 06 năm 1964 của Thủ tướng Chính phủ.

Việc nghỉ hàng năm chủ yếu là bố trí nghỉ trọn làm một lần; nhưng cũng có những trưòng hợp cần thiết do công nhân, viên chức đề nghị thì xí nghiệp, cơ quan xét có thể để nghỉ làm hai lần , nhưng khi đi nghỉ lần thứ hai sẽ không được thanh toán tiền tầu xe và không được tính những ngày nghỉ thêm về đi đường.

7. Tổ chức nghỉ:

Bảo đảm kế hoạch sản xuất, chương trình công tác là do thủ trưởng xí nghiệp, cơ quan chịu trách nhiệm. Việc bố trí lịch đi nghỉ cho công nhân, viên chức sẽ do xí nghiệp, cơ quan nghiên cứu, quyết định. Vì thế, tuy đã đủ điều kiện được hưởng chế độ nghỉ hàng năm rồi, về thời gian đi nghỉ, công nhân, viên chức có thể phải làm việc đến tháng thứ 16, 17… mới đến lượt đi nghỉ và cũng chỉ nghỉ theo số ngày thường lệ đã quy định.

Giám đốc xí nghiệp hoặc thủ trưởng cơ quan cùng với công đoàn cần có dự kiến sớm từ đầu năm và báo cho đương sự biết trước càng sớm càng tốt, ít nhất là trước 15 ngày.

Tinh thần của chế độ nghỉ hàng năm là để bồi dưỡng sức khoẻ cho công nhân, viên chức sau một năm lao động mệt nhọc. Vì vậy các xí nghiệp, cơ quan có trách nhiệm bố trí mọi người đủ điều kiện được nghỉ hàng năm đều luân phiên nhau để nghỉ, năm nào giải quyết xong năm ấy, tránh để dồn sang năm sau, và nói chung không đặt vấn đề thanh toán tiền thay cho những ngày được nghỉ.

IV. NGHỈ PHÉP VÌ VIỆC RIÊNG

Công nhân, viên chức gặp trường hợp cha mẹ, vợ hay chồng, con chết thì xí nghiệp, cơ quan sẽ tuỳ hoàn cảnh của mỗi người xét và cho phép nghỉ từ 1 đến 3 ngày có lương (cha, mẹ, con ở đây chỉ cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hay chồng, cha mẹ nuôi đã nuôi dưỡng đương sự từ nhỏ đến lớn, con đẻ hay con nuôi mà đương sự có nuôi nấng thực sự). Trưòng hợp đường sá xa xôi, phương tiện đi lại khó khăn thì những ngày đi và về có thể xét cho nghỉ thêm và trả đủ lương. Nếu đi quá số ngày đã cho phép không có lý do chính đáng và không được cơ quan có thẩm quyền chứng thực thì nghỉ quá ngày nào không có lương ngày ấy. Các trưòng hợp nghỉ vì việc riêng đều không được cấp tiền tầu xe.

V. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG THI HÀNH

Những quy định ở trên về nghỉ hàng tuần, những ngày lễ được nghỉ có lương, nghỉ hàng năm, nghỉ phép vì việc riêng áp dụng chung cho công nhân, viên chức làm việc lâu dài ở cơ quan chính, dân, Đảng từ cấp huyện trở lên, các doanh nghiệp, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường…

Những người học nghề (không có chế độ nghỉ hè), tập sự, sau một năm lao động liên tục, cũng được hưởng chế độ nghỉ hàng năm. Riêng người học nghề có hại đến sức khoẻ và người học nghề dưới 18 tuổi được nghỉ hàng năm 12 ngày.

Công nhân, nhân viên tạm thời tuyển dụng theo hình thức hợp đồng, nếu làm việc liên tục từ 3 tháng trở lên, được hưởng chế độ nghỉ ngày lễ có lương, nghỉ phép vì việc riêng và làm việc liên tục đủ một năm cũng được hưởng chế độ nghỉ hàng năm.

Đối với các giáo viên ở các trường và công nhân, viên chức được cử đi học đã hưởng chế độ nghỉ hè thì không thi hành lệ nghỉ hàng năm nói trong thông tư này.

Thông tư này thay thế cho các văn bản sau đây:

- Thông tư số 05-LĐ/TT ngày 09 tháng 03 năm 1955 của Bộ Lao động về thời gian làm việc tại xí nghiệp Chính phủ và công trường (mục II, điểm G về ngày nghỉ);

- Thông tư số 12-LĐ/TT ngày 12 tháng 05 năm 1958 của Bộ Lao động hướng dẫn thi hành chế độ tiền lương và bổ sung các chế độ lao động của công nhân, cán bộ, nhân viên các công trường kiến thiết cơ bản (mục VII, điểm 2 và 3 về ngày nghỉ hàng tuần và ngày nghỉ lễ);

- Công văn số 895-LĐ/BH ngày 10 tháng 07 năm 1959 của Bộ Lao động giải thích về chế độ nghỉ hàng năm và việc riêng;

- Thông tư số 14-LĐ/TT ngày 09 tháng 06 năm 1960 của Bộ Lao động hướng dẫn thêm việc thi hành lệ nghỉ những ngày lễ chính thức, nghỉ hàng năm và nghỉ phép vì việc riêng trong khu vực sản xuất.

- Thông tư số 08-LĐ/TT ngày 04 tháng 03 năm 1961 của Bộ Lao động bổ sung việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 28-TTg ngày 28 tháng 01 năm 1959 của Thủ tướng Chính phủ về nghỉ hàng năm;

- Công văn số 717 ngày 18 tháng 05 năm 1964 của Bộ Lao động về chế độ nghỉ 12 ngày cho những nghề có độc hại sức khoẻ.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
 
 


Nguyễn Hữu Khiếu

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 05-LĐ/TT

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu05-LĐ/TT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành06/05/1971
Ngày hiệu lực21/05/1971
Ngày công báo15/05/1971
Số công báoSố 7
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 30/09/2015
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Thông tư 05-LĐ/TT hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi công nhân, viên chức


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản hiện thời

              Thông tư 05-LĐ/TT hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi công nhân, viên chức
              Loại văn bảnThông tư
              Số hiệu05-LĐ/TT
              Cơ quan ban hànhBộ Lao động
              Người kýNguyễn Hữu Khiếu
              Ngày ban hành06/05/1971
              Ngày hiệu lực21/05/1971
              Ngày công báo15/05/1971
              Số công báoSố 7
              Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 30/09/2015
              Cập nhật7 năm trước

              Văn bản được dẫn chiếu

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản được căn cứ

                      Văn bản hợp nhất

                        Văn bản gốc Thông tư 05-LĐ/TT hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi công nhân, viên chức

                        Lịch sử hiệu lực Thông tư 05-LĐ/TT hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi công nhân, viên chức