Thông tư 06/2006/TT-BNV

Thông tư 06/2006/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Quyết định 31/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006 - 2010 do Bộ Nội vụ ban hành

Nội dung toàn văn Thông tư 06/2006/TT-BNV đề án đào tạo bồi dưỡng Chủ tịch HĐND Chủ tịch UBND xã phường thị trấn giai đoạn 2006-2010 hướng dẫn Quyết định 31/2006/Qđ-TTg


BỘ NỘI VỤ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 06/2006/TT-BNV

Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2006 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 31/2006/QĐ-TTG NGÀY 06/02/2006 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

Căn cứ Điểm d, Khoản 1, Điều 2 Quyết định số 31/2006/QĐ-TTg ngày 06/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006 – 2010, Bộ Nội vụ hướng dẫn xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã) như sau:

I. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

A. TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ NỘI VỤ.

1. Trong năm 2006, Bộ Nội vụ chỉ đạo Học viện Hành chính Quốc gia:

1.1. Tổ chức xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

1.2. Mở các lớp thí điểm đào tạo bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ở 3 vùng miền: Đô thị, đồng bằng, miền núi và trung du, để rút kinh nghiệm và bổ sung, chỉnh sửa tài liệu.

1.3. Tổ chức tập huấn đội ngũ giảng viên cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện theo Điều 12 và 13, Mục 2, Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

3. Từ năm 2007 chuyển giao chương trình, tài liệu cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp tổ chức đào tạo bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo kế hoạch của địa phương.

4. Hàng năm Bộ Nội vụ tổ chức kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phối hợp cùng địa phương điều chỉnh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Quyết định số 31/2006/QĐ-TTg ngày 06/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

B. TRÁCH NHIỆM CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG:

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giai đoạn 2006 – 2010 của địa phương gửi Bộ Nội vụ và tổ chức triển khai thực hiện.

Để đảm bảo chương trình đào tạo có hiệu quả, phù hợp với đối tượng và đặc điểm thực tiễn quản lý của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tổ chức điều tra phân loại các đối tượng để xây dựng kế hoạch như sau:

1. Đánh giá thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giai đoạn 2006 – 2010, để lên kế hoạch mở lớp cụ thể:

1.1. Đối với các tỉnh đồng bằng và các thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch mở lớp đào tạo bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chưa đào tạo trung cấp, đại học hành chính (học 3 tháng) và đã qua đào tạo trung cấp, đại học hành chính (học 2 tháng) theo 2 chương trình:

- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn;

- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân xã vùng đồng bằng;

1.2. Đối với những tỉnh trung du, miền núi vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống xây dựng kế hoạch mở lớp đào tạo bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chưa đào tạo trung cấp, đại học hành chính (học 3 tháng) và đã qua đào tạo trung cấp, đại học hành chính (học 2 tháng) theo 2 chương trình:

- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn;

- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân xã ở vùng trung du, miền núi vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

2. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng: Các địa phương tổ chức đào tạo bồi dưỡng theo chương trình, tài liệu do Học viên Hành chính Quốc gia biên soạn gồm 3 loại chương trình, mỗi loại chương trình có chương trình riêng cho Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chưa qua đào tạo trung cấp, đại học hành chính (học 3 tháng) và đã qua đào tạo trung cấp, đại học hành chính (học 2 tháng) được Bộ Nội vụ phê duyệt ban hành; trong đó dành 20% quỹ thời gian để các địa phương bổ sung phần thực tiễn hoạt động quản lý của chính quyền cơ sở.

3. Địa điểm đào tạo bồi dưỡng: Căn cứ vào đặc điểm địa hình, giao thông của địa phương mình, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lựa chọn địa điểm để tổ chức các lớp theo các khu vực sao cho thuận tiện việc đi lại, ăn ở, sinh hoạt của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.

Đối với các tỉnh vùng đồng bằng có số lượng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân của các xã trung du miền núi và các tỉnh miền núi có số lượng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường, thị trấn quá ít không đủ để mở lớp, thì có thể liên hệ với các tỉnh liền kề để phối hợp mở lớp theo cụm tỉnh, hoặc báo cáo về Bộ Nội vụ để có kế hoạch triển khai tổ chức mở lớp.

4. Đội ngũ giáo viên: Để các khóa đào tạo bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đạt kết quả tốt, trên cơ sở kế hoạch mở lớp, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lựa chọn cử đủ số lượng giảng viên tham dự các lớp tập huấn theo các chương trình do Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức.

5. Kinh phí thực hiện: Từ năm 2007 trở đi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung ưu tiên kinh phí đào tạo cho các lớp đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; ngoài kinh phí theo chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng được Trung ương phân bổ, cân đối thêm nguồn ngân sách của địa phương theo quy định của Luật Ngân sách.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Quyết định số 31/2006/QĐ-TTg ngày 06/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này, chỉ đạo Sở Nội vụ làm đầu mối phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã của địa phương mình; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, kịp thời bổ sung, điều chỉnh kế hoạch cho sát với tình hình thực tế, yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương.

2. Việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, các địa phương căn cứ vào đặc điểm của từng loại hình đơn vị hành chính cơ sở (đô thị, đồng bằng, trung du miền núi) để phân loại đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng theo từng loại chương trình 2 tháng hoặc 3 tháng.

3. Hàng năm Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo về Bộ Nội vụ trước ngày 15 tháng 12 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiến độ, kết quả thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo;

2. Trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện nếu phát sinh khó khăn vướng mắc, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời phản ánh về Bộ Nội vụ để xem xét giải quyết./.

 

 

BỘ TRƯỞNG



 
Đỗ Quang Trung

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 06/2006/TT-BNV

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu06/2006/TT-BNV
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành08/08/2006
Ngày hiệu lực03/09/2006
Ngày công báo19/08/2006
Số công báoTừ số 61 đến số 62
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Giáo dục
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 06/2006/TT-BNV

Lược đồ Thông tư 06/2006/TT-BNV đề án đào tạo bồi dưỡng Chủ tịch HĐND Chủ tịch UBND xã phường thị trấn giai đoạn 2006-2010 hướng dẫn Quyết định 31/2006/Qđ-TTg


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị thay thế

          Văn bản hiện thời

          Thông tư 06/2006/TT-BNV đề án đào tạo bồi dưỡng Chủ tịch HĐND Chủ tịch UBND xã phường thị trấn giai đoạn 2006-2010 hướng dẫn Quyết định 31/2006/Qđ-TTg
          Loại văn bảnThông tư
          Số hiệu06/2006/TT-BNV
          Cơ quan ban hànhBộ Nội vụ
          Người kýĐỗ Quang Trung
          Ngày ban hành08/08/2006
          Ngày hiệu lực03/09/2006
          Ngày công báo19/08/2006
          Số công báoTừ số 61 đến số 62
          Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Giáo dục
          Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
          Cập nhật16 năm trước

          Văn bản thay thế

            Văn bản hướng dẫn

              Văn bản được hợp nhất

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Thông tư 06/2006/TT-BNV đề án đào tạo bồi dưỡng Chủ tịch HĐND Chủ tịch UBND xã phường thị trấn giai đoạn 2006-2010 hướng dẫn Quyết định 31/2006/Qđ-TTg

                    Lịch sử hiệu lực Thông tư 06/2006/TT-BNV đề án đào tạo bồi dưỡng Chủ tịch HĐND Chủ tịch UBND xã phường thị trấn giai đoạn 2006-2010 hướng dẫn Quyết định 31/2006/Qđ-TTg

                    • 08/08/2006

                      Văn bản được ban hành

                      Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                    • 19/08/2006

                      Văn bản được đăng công báo

                      Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                    • 03/09/2006

                      Văn bản có hiệu lực

                      Trạng thái: Có hiệu lực